Xuất phát từ những lập luậnnày, tác giả đã lựa chọn và quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.. Ý NGHĨA KHO
Trang 1MỞ ĐẦU
1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kể từ khi các lý thuyết nổi tiếng của Modigliani và Miller (1958) được ra đời, hai
ông đã kết luận rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào sẽ không có tác động gì đếngiá trị doanh nghiệp
Chúng ta tin và tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng kết luận này của Modigliani vàMiller được nghiên cứu dựa trên những giả định của thị trường vốn hiệu quả và hoànhảo Nhưng không ai khẳng định rằng mô hình của họ là một diễn đạt chính xác của cái
gọi là thế giới thực Và chúng ta lại nghĩ đến một chiều hướng khác: liệu rằng trên thực
tế cấu trúc vốn có đặt thành vấn đề hay không (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007)
Thế rồi những nghiên cứu sâu hơn, xa hơn, thực tiễn hơn tiếp theo sau đó theodòng thời gian đã dần khám phá ra rằng những rào cản thị trường đôi khi cũng có khảnăng tác động một phần nào đó đến giá trị doanh nghiệp Và cấu trúc vốn chính là mộttrong những chuyên đề quan trọng của lý thuyết tài chính doanh nghiệp nói chung
(Çağlayan và Şak, 2010)
Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy thường bị giới hạn và rẽ vào các tranhluận trong các lĩnh vực phi tài chính Thêm vào đó, các nghiên cứu về cấu trúc vốntrong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam lại càng khan hiếm hơn Có lẽ lý
do hạn chế một phần là do tính chất đặc biệt của định chế tài chính trung gian này với
chức năng là kinh doanh tiền tệ – huy động vốn rồi đem cho vay Ngoài ra, bản chất các
khoản nợ của những ngân hàng có vẻ mang tính khá khác biệt so với những tổ chức phi
tài chính (Çağlayan và Şak, 2010) Thật vậy, các ngân hàng thương mại sử dụng đại bộ
phận vốn từ nguồn huy động của khách hàng Và ta có thể nhận định rằng chưa có mộtloại hình doanh nghiệp nào sử dụng tỷ số nợ trên vốn cao như các ngân hàng (NguyễnMinh Kiều, 2009) Đồng thời, những khó khăn phức tạp thường xuyên thay đổi của cácquy định pháp lý đối với các ngân hàng luôn hiện hữu Chính vì những lý lẽ đó mà các
ngân hàng (và các tổ chức tài chính nói chung) đã bị loại trừ ra khỏi mẫu nghiên cứu thực nghiệm trong các chuyên đề về cấu trúc vốn (Octavia và Brown, 2008).
Trang 2Nhưng xét về bản chất, vai trò của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của cácngân hàng cũng quan trọng không kém phần so với các tổ chức phi ngân hàng Với chứcnăng là trung gian tài chính, ngân hàng được xem như là nhịp cầu nối hết sức quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: phần lớn các quan hệ tín dụng được tập
trung thông qua ngân hàng; và đối với các doanh nghiệp thì nguồn tín dụng do các ngân
hàng cung cấp đã trở nên phổ biến, cấp thiết, và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn,đóng vai trò to lớn hơn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành
phần kinh tế trong xã hội Song song đó, Diamond và Rajan (2000) cũng đã tìm thấy
chứng cứ thực nghiệm chứng tỏ rằng cấu trúc vốn ngân hàng có tác động đến mức độ ổnđịnh cũng như khả năng đảm bảo tính thanh khoản và hiệu quả tín dụng của ngành ngânhàng nói riêng và cả thị trường tài chính nói chung
Như vậy, bài toán các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng, đặc biệt làcác ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ là một vấn đề nan giải và cấp thiết chocác nhà lãnh đạo và quản trị ngân hàng mà đáp án sau cùng còn có thể giúp ích, hỗ trợrất nhiều cho các chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội Xuất phát từ những lập luậnnày, tác giả đã lựa chọn và quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố tác
động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khám phá các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại ViệtNam
- Kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố này và cấu trúc vốn của các ngân hàngthương mại Việt Nam
- Tiến hành nhận định về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn củacác ngân hàng thương mại Việt Nam Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các hàm ý chính sách
về quản lý cấu trúc vốn và các giải pháp để xây dựng cấu trúc vốn cho các ngânhàng thương mại Việt Nam
Trang 33 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn củacác ngân hàng thương mại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng thương mại ViệtNam, dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước
và các báo cáo kiểm toán của các ngân hàng thương mại này trong thời kỳ nghiêncứu là 07 năm, từ năm 2006 đến năm 2012
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp thống
kê, hệ thống hóa dữ liệu và so sánh các dữ liệu được thu thập
- Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá, kiểm định cấu trúc vốn và các nhân tố
tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam (trên cơ sở kế
thừa và chọn lọc kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước).
- Sử dụng các chương trình phần mềm như Eviews 7.0 và Microsoft Office Excel để
hỗ trợ việc tính toán và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận, đề tài hệ thống, phân tích những nhân tố tác động và kiểm địnhchiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn ngân hàng thông qua việc kếthừa, tổng hợp và chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu thực nghiệmtrên thế giới và trong nước
Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đãđược đề cập trong phần cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện của hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiêncứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng Đồng thời, đề tài cũng
đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tài chính – ngân hàng trong việc lựa chọncấu trúc vốn của tổ chức Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo và quản trị ngân hàng cũng có
Trang 4cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn và có thể trả lời được câu hỏi: liệu rằng có hay
không có những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng và tầm quan trọng của chúng như thế nào; lẽ dĩ nhiên, từ đó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao năng lực
quản trị, làm chuyên nghiệp hóa, lành mạnh hóa cấu trúc vốn của các ngân hàng thươngmại Việt Nam
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 04 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam và các nhân tố tác động
đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3: Nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 4: Kết luận và đề xuất về xây dựng cấu trúc vốn cho các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Trang 5
- -CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn (Capital Structure)
Trong khi các lý thuyết học thuật ngày càng phát triển nhanh chóng, đa hình đadạng, muôn màu muôn vẻ thì các nghiên cứu thực nghiệm lại có vẻ như đang ngày cànggiẫm chân tại chỗ Và Rajan và Zingales (1995) đã nêu ra một câu hỏi cho vấn đề nhức
nhối: Chúng ta đã biết những gì về cấu trúc vốn? Thật không may làm sao! Brounen và cộng sự (2005) đã kết luận rằng: Từ những cuộc nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến
hành, có vẻ như những điều mà chúng ta biết chỉ là một phần bề nổi bên trên nào đó của tảng băng cấu trúc vốn mà thôi
Xét về mặt học thuật, cấu trúc vốn (Capital Structure) được hiểu như là một
thuật ngữ nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanhnghiệp có thể sử dụng cho việc mua sắm tài sản, phương tiện vật chất hữu hình và hỗtrợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh1 Hơn nữa, cấu trúc vốn còn được định nghĩachính là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn
cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp(Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007)
Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, Brounen và cộng sự (2005) đã khẳng định
rằng: cấu trúc vốn đề cập đến phương thức mà một công ty hay doanh nghiệp nào đó tài
trợ cho nguồn huy động thông qua việc kết hợp các loại vốn ngắn hạn và dài hạn (bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ và chứng khoán lai2)
Bên cạnh đó, một số lý thuyết học thuật trong những năm gần đây cũng cho rằng
cấu trúc vốn còn được hiểu như là thành phần đòn bẩy tài chính hoặc “cơ cấu” (structure) nợ phải trả của doanh nghiệp và giải thích cho những biến động về tỷ lệ nợ
trên toàn công ty (Çağlayan và Şak, 2010) Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây
1 Stockbiz Learning Center (2011)
2 Chứng khoán lai là dạng trung gian giữa chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ (Bách khoa toàn
thư mở, 2013)
Trang 6(nghiên cứu của Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), v.v…) đã sử dụng
biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng (biến phụ thuộc) là biến đòn bẩy tài chính.
Về mặt học thuật, đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là khái niệm được hiểu
là có liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực tài trợ (vay nợ) Nó thể hiện mức độ các
khoản nợ trong cơ cấu nguồn vốn Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết
định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay Hiện tượng này chỉ diễn ra khinhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp tăng cao trong khi nguồn vốn chủ sở hữu đãkhông đủ khả năng đảm bảo tài trợ Thông thường, các doanh nghiệp nói chung và ngânhàng nói riêng chỉ sử dụng đòn bẩy khi có thể tin tưởng rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sảncao hơn lãi suất đi vay.3
Thêm vào đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có hai tác động Thứ nhất, doanhnghiệp phải tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh để trang trải chi phí tài chính cố định
(lãi vay và vốn gốc) Thứ hai, khi doanh thu đã đạt đến điểm hòa vốn thì lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng ứng với mỗi phần thu nhập từ hoạt động tăngthêm này Đây cũng chính là lợi ích và kỳ vọng của các doanh nghiệp khi lựa chọn sửdụng đòn bẩy tài chính trong cái bánh huy động vốn của mình
Như vậy, tựu trung lại, nghiên cứu về cấu trúc vốn chính là chúng ta đi sâunghiên cứu về phương thức lựa chọn tỷ lệ phù hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu với mụctiêu là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Hay nói một cách chính xác hơn thì việc đixác định cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại
(hiện hữu trên thế giới và cả Việt Nam) nói riêng là đi xác định mức độ đòn bẩy tài
chính phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn huy động Lẽ dĩ nhiên, biến “đòn bẩy tài chính” (LEV) cũng chính là biến phụ thuộc được lựa chọn trong mô hình nghiên cứu “các
nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được đề
cập trong đề tài này
1.1.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)
Cấu trúc vốn tối ưu là một thuật ngữ chỉ về cấu trúc vốn mà trong đó cơ cấu nợ
trên vốn chủ sở hữu tồn tại dưới dạng “tốt nhất” cho một công ty, khi mà chi phí sử
dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt được lớn nhất.4
3 Bộ tài chính – Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2009)
4 Investopedia US – A Division of Value Click Inc (2013)
Trang 7Một cách lý tưởng, cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi
và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanhnghiệp Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng
giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp (và, vì vậy, giá trị của doanh nghiệp) được tối
đa hóa Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối
ưu (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007)
Về mặt lý thuyết, khoản vay nợ thường cung cấp chi phí vốn thấp nhất Tuynhiên, khi doanh nghiệp càng vay thêm nhiều nợ thì các chi phí phát sinh và rủi ro cũngdần tăng theo Khi đó, cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như là một sự cân bằng lý tưởnggiữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm làm giảm chi phí sử dụng vốn một cách tối thiểu chocác tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng hay công ty
Ngoài ra, tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng cần được xem xétkhi kiểm định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và hướng đến cấu trúc vốn tối ưu Nócung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn, rõ ràng hơn không chỉ về các rủi ro bên ngoài màcòn về các rủi ro tiềm ẩn bên trong
Chính vì vậy, xác định cấu trúc vốn tối ưu là một vấn đề đang được đặt ra khôngchỉ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn cho các nhà quản trị trong lĩnhvực tài chính ngân hàng
1.1.3 Khái niệm ngân hàng thương mại (Commercial Bank)
Thật rõ ràng, ngân hàng thương mại được xem như là một định chế tài chính
trung gian, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ – huy động vốn rồi đem cho vay Và không có gì nghi ngờ khi ta nói rằng ngân hàng chính là nhịp cầu nối giúp lưu chuyển
nguồn vốn từ những người thừa vốn đến những người thiếu vốn trong nền kinh tế.
Đầu tiên, ngân hàng thương mại được hiểu như là những cơ sở mà nghề nghiệp
thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác (hoặc dưới các
hình thức khác) và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết
khấu, tín dụng và tài chính (Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941)
Kế tiếp, theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 24/05/1990 của Việt Nam đã nêu rõ:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và
Trang 8chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó
để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Ngoài ra, theo luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại đượchiểu như là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác (theo đúng quy định) nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, qua các khái niệm cơ bản, ta có thể đúc kết lại một số đặc trưng chủyếu về ngân hàng thương mại như sau (Trần Huy Hoàng, 2011):
Thứ nhất, ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp Thật vậy, ngân
hàng thương mại tồn tại mang theo những đặc trưng vốn có của doanh nghiệp: mục đích
để nó ra đời là vì kinh doanh, hoạt động là vì lợi nhuận Thêm vào đó, nó cũng có cơ
cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp hiện hữu, cũng tự chủ về tài chính và cũngphải có nghĩa vụ đóng thuế cho Ngân sách Nhà nước Hơn nữa, cấu trúc vốn của cácngân hàng thương mại cũng mang đôi nét tương đồng như các doanh nghiệp khác
Thứ hai, tuy mang màu sắc là một loại hình doanh nghiệp nhưng ngân hàng
thương mại lại có một sắc thái riêng – “một doanh nghiệp đặc biệt” Trên thực tế, rõ
ràng là nét đặc biệt của ngân hàng thể hiện ở lĩnh vực kinh doanh là tiền tệ, tín dụng vàdịch vụ ngân hàng Cũng là một doanh nghiệp nhưng nguồn vốn chủ yếu mà các ngânhàng sử dụng trong kinh doanh lại là vốn huy động từ bên ngoài, trong khi vốn riêng cócủa ngân hàng thì lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động Thêm vào
đó, trong tổng tài sản của ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ lệ không lớn, mà chủ
yếu là tài sản vô hình Và một điểm vô cùng quan trọng là hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại chịu sự chi phối rất lớn bởi Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Chính vì những lý lẽ đó mà dường như ngân hàng thương mại hiện hữu như
là một hình thức doanh nghiệp đặc biệt và thường được loại ra khỏi mẫu nghiên cứu củacác công trình thực nghiệm về cấu trúc vốn của các công ty phi tài chính
Thứ ba, ngân hàng thương mại còn được xem như là một kênh trung gian tàichính khá năng động Quả thực, nó đóng vai trò như là một tổ chức trung gian với chứcnăng tập trung, huy động các nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời, và rồi chuyển chúng đếnnhững nơi thiếu và cần vốn Thật vô cùng thú vị! Nó đã biến những nguồn vốn riêng
Trang 9nhỏ, rải rác khắp mọi nơi, khắp mọi chủ thể khác nhau thành những nguồn vốn chunglớn và đáp ứng được những mục tiêu dài hạn lâu bền trong tương lai.
Tóm lại, một cách tổng quát, ta có thể khẳng định rằng: ngân hàng thương mại
nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng chính là nhịp cầu nối, là những chiếc xe trung chuyển giúp chuyên chở và trao đổi những luồng tiền khác nhau giữa các chủ thể (tưởng chừng như không thể nào giao dịch được) đến với nhau, và rồi đáp ứng nhu cầu của nhau trong nền kinh tế Vô hình trung, ngân hàng thương mại đã trở
thành một mắc xích quan trọng không thể nào thiếu được trong sợi dây kết nối vận hànhvòng quay sản xuất hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế
1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn (Capital Structure Theories)
1.2.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM)
Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài nghiên cứu Modigliani và Miller
vào năm 1958 (được gọi tắt là học thuyết MM) Trong công trình khoa học của mình, hai ông đã đi tìm hiểu xem liệu rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn có tác động đến giá trị
doanh nghiệp hay không; và liệu rằng chi phí vốn tăng hay giảm khi doanh nghiệp tăng hay giảm việc đi vay nợ.
Trái với quan điểm truyền thống, với một tập hợp giới hạn các giả định đơn giảnhóa rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính, hai ông đã khẳng định rằng giá trị doanhnghiệp chỉ tùy thuộc vào các quyết định đầu tư Song song đó, hai ông còn dựng lên một
bức tranh tổng quan: vấn đề lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không có liên quan gì
đến giá trị doanh nghiệp Nói một cách học thuật, lý thuyết của hai ông đã chỉ ra một
chiều hướng: Nếu thị trường vốn được đặt trong một không gian lý tưởng và hoàn hảo
thì các doanh nghiệp sẽ có rủi ro kinh doanh giống nhau và tỷ suất sinh lời mong đợi hàng năm giống nhau (bất chấp những lát bánh trong cấu trúc vốn được phân chia như thế nào đi chăng nữa)
Như vậy, trong thị trường vốn hoàn hảo, rõ ràng là Modigliani và Miller đãkhẳng định rằng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp không chịu tác động bởi việc lựachọn cấu trúc vốn Hay nói đúng hơn, tổng giá trị của doanh nghiệp không thể thay đổibằng cách phân chia các dòng tiền tài trợ thành các dòng khác nhau Lý lẽ dường như có
Trang 10vẻ đúng trong phương thức lập luận của hai ông là không có sự thay đổi chi phí sử dụng
vốn tương đồng với sự thay đổi trong tài trợ bằng nợ và vốn cổ phần Một cách tổng
quát, hiệu ứng tổng thể đã làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp không thuyên
giảm gì cả (cho dù ta có cố gắng lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào đi chăng nữa)
vốn có liên quan đến giá trị doanh nghiệp Nghĩa là, một khi doanh nghiệp sử dụng nợ
càng cao thì giá trị doanh nghiệp sẽ càng tăng – và rồi mức độ gia tăng đạt đến ngưỡng tối đa khi nguồn vốn doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay.5
1.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Theory)
Lý thuyết chi phí đại diện được nghiên cứu bởi Jensen và Meckling vào năm
1976 (thường viết tắt là J-M), xem xét lại mô hình MM với giả định các quyết định đầu
tư độc lập với cấu trúc vốn Qua đó, lý thuyết này đề cập đến vấn đề cấu trúc vốn khôngchỉ bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài mà còn có thể xuất phát từ nội bộ doanhnghiệp Trong bài nghiên cứu của mình, hai tác giả đã nêu ra vấn đề xung đột lợi ích
giữa cổ đông (chủ doanh nghiệp), nhà quản lý và chủ nợ.
Đầu tiên, khi lợi ích của cổ đông và người đại diện – những nhà quản lý được
thuê để điều hành doanh nghiệp – không giống nhau, xung đột với nhau thì doanh
nghiệp sẽ phải gánh chịu những loại chi phí phát sinh khác như là: chi phí ký kết hợp
đồng với người đại diện, chi phí giám sát hành vi của người đại diện, chi phí tiền thưởng và những hình thức khuyến khích để tạo động lực cho người đại diện, v.v…Tất
cả những loại chi phí này đều mang chung một tên gọi là “chi phí đại diện” (Eisenhardt,
2006)
Như vậy, lý thuyết chi phí đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một
bên là người chủ quyết định công việc và một bên là nhà quản lý – người đại diện thực
hiện các công việc Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để người đại diện làm việc vì lợi ích tối ưu cho người chủ Theo đó, Jensen và Meckling (1976) đã kết luận rằng trong một
5 Nguyễn Thị Thu Hà (2010)
Trang 11thị trường thông tin không hoàn hảo (phát sinh tình trạng bất cân xứng thông tin) sẽ dẫn đến hai vấn đề về đại diện: một là, sự lựa chọn bất lợi (là trường hợp chủ doanh nghiệp
không thể biết chắc chắn liệu rằng nhà quản lý được thuê điều hành doanh nghiệp có
đủ khả năng để đảm nhận tốt công việc hay không, và liệu rằng số tiền bỏ ra để thuê người đại diện có xứng đáng hay không); hai là, mối nguy đạo đức (là trường hợp chủ doanh nghiệp không chắc chắn liệu người đại diện có phát huy khả năng tối ưu khi đảm nhận công việc hay không; hay là họ sẽ đưa ra các quyết định mạo hiểm và rủi ro để tối
đa hóa giá trị riêng của chính họ)
Đồng thời, lý thuyết chi phí đại diện cũng đã đề cập đến những xung đột lợi íchgiữa cổ đông và nhà quản lý với chủ nợ Thật vậy, xung đột này thường xảy ra trong các
dự án đầu tư tối ưu Thông thường thì tỷ suất sinh lời mà các chủ nợ được hưởng sẽ xácđịnh theo lãi suất thỏa thuận ban đầu Tuy nhiên, khoản lời mà các cổ đông nhận đượclại là bất định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuối kỳ Điều hiển nhiên là khidoanh nghiệp xảy ra các khó khăn dẫn đến kiệt quệ tài chính, các cổ đông và nhà quản
lý sẽ có xu hướng lao vào thực hiện các trò chơi nhằm tối đa hóa giá trị lợi ích riêng củamình mà phần thiệt sẽ rơi vào các chủ nợ Theo xu hướng đó, doanh nghiệp càng vaynhiều nợ thì sự hấp dẫn của các trò chơi sẽ càng lớn Vì thế, khi các nhà cho vay nhậnthức được các trò chơi sẽ mang đến rất nhiều thiệt hại, họ sẽ tìm cách tự lập bức tườngphòng chắn bảo vệ mình bằng cách yêu cầu các điều kiện ràng buộc khắc khe hơn, tốnnhiều chi phí hơn cho việc giám sát (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007)
Như vậy, một cách tổng quát, lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling
(1976) đã nêu bật quan điểm: những vấn đề phát sinh trong nội bộ tổ chức cũng có tác
động rất lớn đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng Hơn nữa, hai ông còn khẳng định: nghiên cứu cấu trúc vốn chính là nhận diện và kiểm soát các loại chi phí đại diện để có thể quản trị doanh nghiệp tốt hơn.
1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory)
Tám năm sau lý thuyết nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) về chi phí đạidiện, vào năm 1984, Myers và Majluf cũng đã khởi đầu cho công trình nghiên cứuthuyết trật tự phân hạng về việc lựa chọn cấu trúc vốn
Trang 12Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu với thông tin bất cân xứng – “một cụm từ
dùng để chỉ rằng các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty mình hơn là các nhà đầu tư từ bên ngoài” (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007,
trang 394) Quả thực, thông tin bất cân xứng tác động đến việc lựa chọn giữa tài trợ nội
bộ và tài trợ từ bên ngoài, giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cổphần Điều này đưa đến một trật tự phân hạng trong lý thuyết tài chính Theo trật tự này,
các doanh nghiệp sẽ ưu tiên tài trợ dự án đầu tư bằng nguồn vốn nội bộ (chủ yếu là lợi
nhuận tái đầu tư); rồi mới đến phát hành nợ mới; và xếp hạng sau cùng là phát hành vốn
cổ phần Lẽ dĩ nhiên, phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu có thể chuyển tảinhiều thông tin không thuận lợi hơn là việc phát hành nợ mới Do vậy, phát hành vốn cổphần thường là phương án sau cùng khi mà doanh nghiệp đã tận dụng tối đa khả năngvay nợ của mình
Ngoài ra, mô hình trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) còn dựa trên
điều kiện giả định là các nhà quản lý và các nhà đầu tư đầy lý trí Thật vậy, nếu các
nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được tài trợ thông qua kênh nội bộ thì họ không cầnphải bán các loại chứng khoán vốn cổ phần Theo đó, họ sẽ có thể tránh được hoàn toàn
các chi phí phát hành, vấn đề làm loãng quyền kiểm soát và các rắc rối về thông tin (nếu
có) Bên cạnh đó, các tác giả này trong nghiên cứu của mình còn nhận định rằng: dường như trên thực tế sẽ khó có được một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp.
Hơn nữa, lý thuyết trật tự phân hạng của hai ông cũng đã giải thích nguyên nhântại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lời nhất thường tài trợ đầu tư bằng chứngkhoán nợ ít hơn Không phải vì họ có các tỷ lệ nợ mục tiêu thấp mà bởi vì họ không cầntiền từ các nguồn tài chính bên ngoài Trái ngược lại, các doanh nghiệp có khả năngsinh lợi ít hơn thì thường ưa chọn kênh phát hành chứng khoán nợ Vì bởi lẽ họ đã
không có đủ các nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho các dự án đầu tư (và cũng bởi vì tài trợ
nợ được xếp hạng thứ nhất trong các nguồn vốn được huy động từ bên ngoài) Nhìn
chung, lý thuyết này đã tương đối giải thích được cách thức lựa chọn một cách hiệu quảnhất để tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ cho tài chính (Drobetz và Fix, 2003)
Như vậy, một cách tổng quan, lý thuyết trật tự phân hạng có các hàm ý sau đây(Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007):
Trang 13 Một là, các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn.
Hai là, các doanh nghiệp điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu
theo các cơ hội đầu tư; đồng thời tránh các thay đổi đột xuất trong cổ tức
Ba là, luôn hiện hữu các dao động không thể dự đoán trước trong khả năng sinh
lời và các cơ hội đầu tư Nghĩa là, dòng tiền phát sinh nội bộ đôi khi lớn hơn các chi tiêuvốn, nhưng đôi khi lại nhỏ hơn Nếu lớn hơn, doanh nghiệp sẽ thanh toán hết nợ hay
đầu tư vào chứng khoán thị trường (marketable securities) Tuy nhiên, nếu nhỏ hơn,
doanh nghiệp sẽ phải rút bớt số dư tiền mặt của mình hoặc đôi khi bán đi các chứngkhoán thị trường
Và cuối cùng, nếu cần đến nguồn tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ phát
hành chứng khoán an toàn nhất trước Nghĩa là, trật tự phân hạng lúc này của họ sẽ bắt
đầu với nợ, rồi mới đến các chứng khoán ghép (như trái phiếu chuyển đổi), và phát
hành chứng khoán vốn cổ phần sẽ là giải pháp sau cùng cho phương án tài trợ tài chính
1.2.4 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory)
Như đã được nêu trong công trình nghiên cứu của Myers (1984), lý thuyết đánhđổi cấu trúc vốn giả định rằng các doanh nghiệp lựa chọn một tỷ lệ hợp lý để có đượccấu trúc vốn tối ưu Hơn nữa, lý thuyết đánh đổi này của cấu trúc vốn còn thừa nhận
thêm một khía cạnh: các tỷ lệ nợ mục tiêu có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp Dựa
trên cơ sở đó, quyết định về cơ cấu nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp sẽ được xemxét dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính (Octavia
và Brown, 2008)
Thật vậy, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã cho rằng các doanh nghiệp cần phảicân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đạt được từ tấm chắn thuế và chi phí rủi ro tiềm ẩn trongcác trường hợp kiệt quệ tài chính Theo lý thuyết này, cấu trúc vốn tối ưu đạt được khigiá trị hiện tại biên của tấm chắn thuế do vay nợ thêm vừa đủ bù trừ cho gia tăng tronggiá trị hiện tại biên của chi phí kiệt quệ (Bradley và cộng sự, 1984) Song song đó, lý
thuyết cũng đã nêu bật quan điểm: các công ty có tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu
nhập chịu thuế để được khấu trừ nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao; trái ngược lại, các công
ty không sinh lợi có các tài sản vô hình nhiều rủi ro nên dựa chủ yếu vào tài trợ vốn cổ phần Hơn nữa, các doanh nghiệp có gánh nặng nợ vay quá nhiều không thể trả bằng
Trang 14tiền mặt thì nên phát hành cổ phần hay bán bớt tài sản doanh nghiệp hoặc huy độngthêm nguồn nhằm tái cân đối cấu trúc vốn (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Như vậy, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã chỉ ra rằng với mỗi phần trăm tỷ lệ
nợ tăng thêm sẽ phát sinh hai vấn đề: một là lợi ích tấm chắn thuế gia tăng, và hai là
chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng (Çağlayan và Şak, 2010) Đến một lúc nào đó,
khi mà với mỗi tỷ lệ nợ tăng thêm này, hiện giá lợi ích đạt được từ tấm chắn thuế khôngthể nào bù đắp được hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính thì việc vay thêm nợ sẽ không
còn khả năng mang lại lợi ích (thậm chí còn có thể phát sinh thêm nhiều rủi ro cho các
doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính) (Hình 1.1) Chính vì điều này, các doanh
nghiệp luôn tìm cách tối đa hóa giá trị của mình dựa trên thang đo cân bằng giữa lợi íchđạt được và cái giá phải trả để nhằm xác định xem liệu rằng nên lựa chọn bao nhiêu nợ
Trang 15và bao nhiêu vốn cổ phần trong cái bánh huy động (với mục tiêu đạt được cấu trúc vốn
toàn bằng nợ là vì nguyên nhân sau: bên cạnh sự hiện hữu lợi ích từ tấm chắn thuế mà
các khoản nợ mang lại thì việc sử dụng phương thức tài trợ này cũng phát sinh nhiều chi phí (nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính – bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của nguy cơ phá sản – mà bản chất thủy chung chính là do việc vay nợ đã vượt từ ngưỡng hợp lý đến ngưỡng bất hợp lý, từ điểm khả thi đến điểm bất khả thi)
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm (Literature Review)
1.3.1 Nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005)
Công trình nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) bàn luận về “Các nhân tố
tác động đến cấu trúc vốn – Bằng chứng từ quốc gia Libya”
Một cách tổng quan, bài báo này đã cung cấp thêm bằng chứng về lý thuyết cấutrúc vốn liên quan đến các quốc gia đang phát triển Kết quả hồi quy OLS đã chỉ ra rằng
cả lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết chi phí đại diện đều thích hợp cho cáccông ty tại quốc gia Libya Trong khi đó, bài nghiên cứu lại có rất ít bằng chứng để hỗ
trợ cho lý thuyết thông tin bất cân xứng (The Asymmetric Information Theory) Hơn
nữa, các tác giả cũng khẳng định việc thiếu một thị trường vốn thứ cấp có thể ảnhhưởng đến chi phí đại diện của các công ty tại quốc gia Libya
Trước tiên, thời gian của mẫu quan sát trong bài nghiên cứu này là 5 năm (từ
năm 1995 đến năm 1999) Các tác giả đã sử dụng bảng dữ liệu chéo với 257 trường hợp
cho 55 công ty (bao gồm 32 công ty cổ phần và 23 công ty trách nhiệm hữu hạn) Mẫu
nghiên cứu này bao gồm cả các công ty có sức khỏe tài chính tốt lẫn những công tyđang gặp khó khăn về tài chính Lý do các tác giả chọn mẫu như vậy là nhằm mục đíchtránh đi những hành vi thiên vị trong việc phân tích về khả năng duy trì tài chính và xác
Trang 16suất phá sản (có thể có phát sinh) Lẽ dĩ nhiên, những vấn đề này cũng có tác động đáng
kể đến các quyết định về tài chính của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, khá tương đồng với Bevan và Danbolt (2002) và Michaelas (1998),
nghiên cứu này cũng đã phân chia tổng nợ thành hai nguồn: một là nợ dài hạn, và hai là
nợ ngắn hạn Do đó, 3 biến phụ thuộc cần kiểm định là: đòn bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản), đòn bẩy tài chính ngắn hạn (tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản), đòn
bẩy tài chính dài hạn (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản).
Bảng 1.1: Kết quả hồi quy OLS trong nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005)
BIẾN ĐỘC LẬP ĐÒN BẨY TÀI
CHÍNH
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH DÀI HẠN
ROE Tỷ suất lợi nhuận 3.705*** 3.813*** -0.108
***biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1%
Nguồn: Nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005)
Đồng thời, trong bài nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra 4 biến đại diện làm biến
độc lập là: Tỷ suất lợi nhuận (ROE), Tăng trưởng (Growth), Tài sản hữu hình (Tangibility), và Quy mô (Size) để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Sau cùng, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra chiều hướng tác động của các biến này
Trang 17Libya Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở dữ liệu (đặc biệt là những nguồn dữ liệu tốt) có thể
tạo nên rào cản chính trong bài nghiên cứu khi phân tích về cấu trúc vốn ở Libya Chính
vì thế, cần có nhiều nghiên cứu xa thêm, sâu thêm với những nguồn dữ liệu phong phúhơn, đa dạng hơn để kiểm định lại các nhân tố này; đồng thời bổ sung thêm sự thiếu hụt
các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại nước Libya (mà
bài nghiên cứu vẫn còn chưa đề cập đến).
1.3.2 Nghiên cứu của Gropp và Heider (2009)
Công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kiểm định các nhân tố tác
động đến cấu trúc vốn ngân hàng của các nước phát triển bằng cách sử dụng những dữ liệu đãthu thập được từ 200 ngân hàng lớn tại đất nước Hoa Kỳ và Châu Âu trong khoảng thời gian kể
từ năm 1991 đến mốc thời điểm cuối là năm 2004
Bảng 1.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp và Heider (2009)
BIẾN ĐỘC LẬP
CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN Tất cả
các ngân hàng
Các ngân hàng tại Hoa Kỳ
Các ngân hàng tại Châu Âu
Market-to-book
Ratio
Tỷ số giá trị thị trường so
Nguồn: Nghiên cứu của Gropp và Heider (2009)
Các tác giả đã nghiên cứu những tác động của 6 biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị
trường so với giá trị sổ sách (Market-to-book ratio), Lợi nhuận (Profits), Quy mô (Size), Tài sản thế chấp (Collateral), Cổ tức (Dividends), và Rủi ro (Risk) Đồng thời, các tác
giả cũng đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng là biến Đòn bẩy tài chính
Biến phụ thuộc này được tính theo hai cách: một là giá trị sổ sách (Book Leverage) và hai là giá trị thị trường (Market Leverage).
Công trình nghiên cứu này đã khám phá ra rằng hầu hết các ngân hàng dườngnhư đã lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của họ theo cùng một cách tương tự như các công
Trang 18ty Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cũng đã chứng minh cho
quan điểm: thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của
các ngân hàng (tương đồng như các doanh nghiệp phi tài chính) Tóm lại, những chứng
cứ phát hiện của Gropp và Heider (2009) được thể hiện trong bảng 1.2 bên trên.
Bảng 1.3: Lý thuyết kỳ vọng và Kết quả thực nghiệm được đề cập đến trong nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010)
BIẾN ĐỘC LẬP
Lý thuyết đánh đối cấu trúc vốn
(The trade- off theory)
Lý thuyết trật tự phân hạng
(The pecking -order theory)
Lý thuyết chi phí đại diện
(The agenc y theory)
Các quốc gia phát triển
(Developed Countries)
Các quốc gia đang phát triển
(Developing Countries)
Profitability
+,-Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến Đòn bẩy tài chính Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến Đòn bẩy tài chính Dấu hỏi "?" thể hiện chưa có kết luận nào về kỳ vọng dấu của các biến từ nghiên cứu này
Nguồn: Nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010)
1.3.3 Nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010)
Công trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) đã tiến hành kiểm định về
cấu trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thựcnghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp
phân tích dữ liệu bảng Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng các
nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương tự nhau
Trang 19giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng có bằng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt Câu hỏi được đặt ra và công trình
nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ
Trong phần giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệthống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến đòn
bẩy tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off
Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory), và ba là Lý
thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory) thể hiện qua bảng 1.3.
Về thời gian nghiên cứu của mẫu dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân chia rahai giai đoạn thời gian khác nhau để khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác động đến cấu
trúc vốn của các ngân hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian sau cuộc khủng
hoảng tài chính (1992 – 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (2001 – 2007).
Bảng 1.4: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010)
-Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC
Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC
Nguồn: Nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010)
Kết quả cuối cùng, công trình nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về
các biến Quy mô (SIZE) và Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách (Market to book – MTB)
có mối quan hệ đồng biến với biến Đòn bẩy tài chính (Book Leverage – BL) Và trái ngược lại, hai biến Tài sản cố định (Tangibility – TANG) và Lợi nhuận (Profitability –
PROF) có mối quan hệ nghịch biến với biến Đòn bẩy tài chính ở riêng mỗi giai đoạn
khảo cứu (giai đoạn một là 1992-2000 và giai đoạn hai là 2001-2007) Bên cạnh đó, kết quả cũng có bằng chứng tương tự khi kiểm định chung cho cả hai giai đoạn (1992-2007) (được hệ thống lại trong bảng 1.4) Ngoài ra, thêm vào phần kết của nghiên cứu, các
Trang 20phân tích dữ liệu cũng cho thấy một số bằng chứng về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân
hạng (The Pecking-order Theory) trong mẫu nghiên cứu của các ngân hàng tại quốc gia
Thổ Nhĩ Kỳ
1.3.4 Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008)
Trong khi Gropp và Heider (2007) đã kiểm định thực nghiệm về cấu trúc vốn của
các ngân hàng tại những quốc gia phát triển (điển hình là Hoa Kỳ và Châu Âu), công
trình nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) lại thiên về chiều hướng kiểm định cácngân hàng của những quốc gia đang phát triển
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian là từnăm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005 Dữ liệu nghiên cứu được các tác giả thu thập
từ nhiều nguồn báo cáo tài chính khác nhau Sau khi loại trừ các ngân hàng không phùhợp và không đủ dữ liệu ra khỏi mẫu, kết quả cuối cùng, hai tác giả đã tổng hợp được
56 ngân hàng thương mại niêm yết từ 10 quốc gia đang phát triển (Cộng hòa Liên bang
Brazil, Ấn Độ, Jordan, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,
và Zimbabwe) trong khoảng thời gian 1996 – 2005
Đồng thời, hai tác giả đã tiến hành kiểm định xem liệu rằng các nhân tố tác động
đến cấu trúc vốn có phải là nhân tố quan trọng tại những nước đang phát triển hay không Kết quả là Octavia và Brown đã tìm thấy chứng cứ cho thấy tầm quan trọng và
khả năng giải thích của các biến độc lập tại các quốc gia này Ngoài ra, hai tác giả cũngkhám phá ra rằng kết quả giải thích của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn có vẻ như
có khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của biến đòn bẩy tài chính Thêmvào đó, chiều hướng tác động của các biến dường như không giống với sự tương quan
đã được kỳ vọng ban đầu Hơn nữa, nghiên cứu cũng kết luận rằng đâu đó có một sốbằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng ảnh hưởng khá quan trọng của các nhân
tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa thống kê).
Ngoài ra, trong kết quả thực nghiệm, Octavia và Brown (2008) còn khám phá rarằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển dường như đóng một vai tròquan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn cơcấu vốn so với các quốc gia phát triển
Trang 21Như vậy, trong khi Gropp và Heider (2007) không tìm thấy được chứng cứ nào
để biện minh cho sự khác biệt hoàn toàn giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của cácngân hàng tại những quốc gia phát triển, thì nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã
cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho luận điểm có sự khác biệt (với mẫu nghiên cứu là các
ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển).
Về ước lượng mô hình, các tác giả đã tiến hành kiểm định năm nhân tố: Quy mô
(Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB), Tài sản thế chấp (Coll), và Cổ tức (Div).
Qua kết quả nghiên cứu (bảng 1.5), Octavia và Brown (2008) đã tìm thấy chứng
cứ cho thấy biến Quy mô (Size) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá
trị sổ sách) Trái ngược lại, biến Lợi nhuận (Prof) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy
tài chính (theo giá trị sổ sách) Kết quả này khá tương đồng với chứng cứ thực nghiệm
của Gropp và Heider (2007)
Đòn bẩy tài chính
(Theo giá trị
thị trường)
Đòn bẩy tài chính
(Theo giá trị
sổ sách)
Đòn bẩy tài chính
(Theo giá trị thị trường)
Market-to-book
ratio
Tỷ số giá trị thịtrường so với giá trị
* biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 10%
**biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 5%
***biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1%
Nguồn: Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008)
Tuy nhiên, các biến Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) và biến
Cổ tức (Div) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách) Bên
Trang 22cạnh đó, biến Tài sản thế chấp (Coll) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách) Kết quả này lại có vẻ như đã trái ngược với nghiên cứu của Gropp
và Heider (2007)
Như vậy, một cách sơ khởi, nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã hỗ trợcho luận điểm: tại các quốc gia khác nhau, các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của các
ngân hàng theo chiều hướng có thể giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau (còn cần
xem xét đến những yếu tố ngoại sinh như tình hình kinh tế, chính trị đặc thù, v.v…của từng quốc gia cụ thể)
1.4 Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng
1.4.1 Nhân tố Lợi nhuận (Profitability)
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh Hay nóiđúng hơn, theo kinh tế học, lợi nhuận chính là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm sau
khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó (bao gồm cả chi phí cơ hội) (Mankiw,
2009) Trong các ngân hàng thương mại, lợi nhuận được hiểu như là phần lợi ích còn lạisau khi đã tất toán các khoản chi phí phát sinh
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều tìm kiếm lợi nhuận theo ba
phương pháp Đầu tiên, các ngân hàng thu lời từ việc kinh doanh tiền tệ: nhận tiền gửi
riêng lẻ, tổng hợp thành nguồn vốn lớn để đem cho vay Thứ hai, các ngân hàng cũng có
thể thu lợi nhuận trên các dự án đầu tư của họ Và một phần nhỏ lẻ sau cùng, các ngânhàng thương mại đôi khi cũng kiếm tiền thông qua kênh thu phí khách hàng
Về mặt học thuật, lý thuyết trật tự phân hạng trong cấu trúc vốn (Myers, 1984) đãlập luận rằng các doanh nghiệp thích tài trợ cho các dự án đầu tư mới từ nguồn lợinhuận giữ lại Họ chỉ tìm kiếm các nguồn vốn vay bên ngoài khi mà nguồn nội bộkhông còn đủ cho các kế hoạch sinh lời hấp dẫn của họ Như vậy, khi có sẵn các nguồnlợi nhuận giữ lại, ta sẽ kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và đòn bẩy tàichính Tương tự, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Rajan và Zingales (1995), Titman
và Wessels (1988) cũng đã xác nhận dấu kỳ vọng tương quan này
Do vậy, dựa trên nền tảng lý thuyết và kết quả thực nghiệm trước đây, nghiêncứu này sẽ kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính
Trang 231.4.2 Nhân tố Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời ROE phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay nói chínhxác hơn là nó thực hiện công việc đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.Trên thực tế, các nhà đầu tư tại các ngân hàng thương mại thường rất quan tâm đến chỉtiêu này vì nó phản ánh được khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ đã bỏ ra để đầu
tư vào chính ngân hàng họ kỳ vọng (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007)
Như ta đã biết, theo Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, các doanh nghiệp với tỷsuất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao sẽ chịu ít rủi ro hơn Có lẽ chính vì vậy mà họ đãchấp nhận một hạn mức đòn bẩy tài chính tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động
so với các doanh nghiệp khác Đồng thời, dường như họ cũng muốn gia tăng hiệu quả
sử dụng vốn tự có và rồi từ đó nâng cao hơn nữa tỷ suất sinh lời cho các chủ sở hữu.Ngoài ra, kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) cũng đãtìm thấy mối tương quan thuận giữa biến Tỷ suất lợi nhuận ROE và biến Đòn bẩy tàichính
Vì thế, dựa trên những lập luận trên, ta sẽ kỳ vọng Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE) có tác động tích cực đến Đòn bẩy tài chính (LEV).
1.4.3 Nhân tố Quy mô (Size)
Trước tiên, ta cần tìm hiểu khái niệm “quy mô” Trong từ điển tiếng Việt (Vĩnh Lộc và cộng sự, 2002) đã định nghĩa: quy mô là kích thước lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp
của một đối tượng nghiên cứu cụ thể Nó cũng có thể nói về mức độ tương đối của một
đối tượng nào đó lớn như thế nào, kích thước, tầm cỡ, hình dáng ra sao Như vậy, quy
mô ngân hàng được hiểu như là: dựa trên những đặc điểm chung cơ bản nào đó mà ta
quy các ngân hàng ra thành các cấp bậc, tầm vóc, trình độ, hay giá trị khác nhau
Để phân biệt các ngân hàng có quy mô khác nhau, ta thường dựa vào hai tiêu chí:
một là tiêu chí định tính và hai là tiêu chí định lượng Nhóm tiêu chí định tính dựa trên
những đặc trưng cơ bản của ngân hàng như trình độ chuyên môn hóa, năng lực quản lý,ứng dụng công nghệ hiện đại, v.v…Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bảnchất của các ngân hàng nhưng thường rất khó xác định rõ ràng trên thực tế Nhóm tiêu
chí định lượng có thể dựa vào các chỉ tiêu như: số lượng nhân sự, tổng giá trị tài sản,
giá trị vốn, doanh thu hay lợi nhuận mà ngân hàng đạt được trong kỳ nghiên cứu, v.v…
Trang 24Một cách tổng quát, quy mô ngân hàng chính là một lá chắn hữu hiệu và có tácđộng ngược với xác suất phá sản (Rajan và Zingales, 1995) Chính vì vậy, các ngân
hàng lớn hơn (vì nhu cầu đa dạng hóa) thường có khả năng vay nợ cao hơn để nhằm tối
đa hóa lợi ích mà tấm chắn thuế mang lại Thêm vào đó, Marsh (1982) cũng đã tìm thấychứng cứ thực nghiệm cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô lớn thường lựa chọn tàitrợ bằng nguồn nợ dài hạn Trái ngược lại, các ngân hàng có quy mô nhỏ thì thường ưathích nguồn vốn vay ngắn hạn hơn Lý lẽ vô cùng đơn giản, các ngân hàng có quy môlớn thường có dòng tiền khá ổn định nên xác suất phá sản của những ngân hàng này có
vẻ thấp hơn so với những ngân hàng có quy mô nhỏ
Ngoài ra, Fama (1985) đã lập luận rằng nội dung chuyển tải thông tin của ngânhàng nhỏ và lớn đôi khi cũng không giống nhau Các ngân hàng lớn với khả năng tiếpcận dễ dàng thị trường vốn nên thường có thể vay nợ với chi phí thấp hơn Rất nhiềunghiên cứu đã kết luận rằng quy mô ngân hàng có thể là một lời giải thích mạnh mẽ choviệc lựa chọn khác biệt về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giữa các doanh nghiệp(Michaelas và cộng sự, 1999) Chính bởi vì quy mô ngân hàng tỷ lệ nghịch với xác suấtphá sản nên những ngân hàng có quy mô lớn thường chiếm ưu thế hơn trong việc huyđộng nguồn vốn vay
Xét về chiều hướng tác động, mối tương quan thuận giữa quy mô và đòn bẩy tàichính đã được tìm thấy trong công trình nghiên cứu của Myers và Majluf (1984) để hỗtrợ cho lý thuyết thông tin bất cân xứng trong chuyên đề của các tác giả Hơn nữa, nhiềunghiên cứu sau đó cũng đã tìm thấy chứng cứ cho thấy có mối quan hệ đồng biến này:
Antoniou và cộng sự (2002), Buferna và cộng sự (2005), Octavia và Brown (2008), Gropp và Heider (2009), Çağlayan và Şak (2010)
Vì vậy, dựa trên nền tảng những nghiên cứu và kết quả thực nghiệm trước đây,quy mô ngân hàng trong bài nghiên cứu này được kỳ vọng là có tác động tích cực đếnđòn bẩy tài chính
1.4.4 Nhân tố Tài sản cố định (Fixed Assets)
Tài sản cố định là những tài sản được mua để sử dụng lâu dài và không có khả
năng chuyển đổi một cách nhanh chóng thành tiền mặt (chẳng hạn như đất đai, các tòa
nhà, các thiết bị, v.v…)6 Chúng là những tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất
6 Oxford University Press (2013)
Trang 25kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kỳ sản xuất Đối với các ngân
hàng, tài sản cố định là tất cả những tài sản của ngân hàng có giá trị lớn (hữu hình lẫn
vô hình), có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ
kinh doanh (chu kỳ kinh doanh có thể lớn hơn hoặc bằng một năm) Trên thực tế, khái
niệm tài sản cố định bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc cóthể không còn sử dụng nữa
Vào năm 2010, công trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak đã tìm thấy bằngchứng thực nghiệm cho thấy mối tương quan nghịch biến giữa tài sản cố định và đòn
bẩy tài chính (có ý nghĩa thống kê tại mức 1%) Các tác giả còn cho rằng kết quả này đã
hỗ trợ thêm cho lý thuyết chi phí đại diện và sự tồn tại mối quan hệ xung đột giữa chủ
nợ và các cổ đông Kết luận này cũng tương đồng với những bằng chứng thực nghiệmkhác với mẫu nghiên cứu là các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, những nghiên cứucho các quốc gia phát triển thì lại thể hiện mối quan hệ đồng biến
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều hoạt động trong cáclĩnh vực thương mại và dịch vụ khách hàng Từ đó kéo theo các ngân hàng thường yêucầu một tỷ lệ nợ cao hơn để tài trợ cho các nguồn vốn lưu động Hơn nữa, khác với cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngân hàng dường như ít dùng tài sản cố định đểđảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của mình Hàng năm, họ thường trích khấu hao các tài sản
cố định chỉ để mong muốn được hưởng những lợi ích từ tấm chắn thuế phi nợ mà thôi
Như vậy, mối tương quan nghịch biến giữa tài sản cố định và đòn bẩy tài chínhthì phù hợp hơn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam Vì thế, ta sẽ kỳ vọng biếntài sản cố định có tác động ngược chiều đến biến đòn bẩy tài chính trong nghiên cứunày
1.4.5 Nhân tố Tăng trưởng (Growth)
Tăng trưởng được hiểu như là một sự gia tăng hay quy mô biến đổi theo chiềuhướng tăng lên của một giá trị hay một đối tượng nghiên cứu nào đó trong một khoảngthời gian nhất định7 Một cách cụ thể, tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trong
nghiên cứu này được hiểu như là sự gia tăng của tổng tài sản năm nay so với năm
trước.
7 Bách khoa toàn thư mở (2013)
Trang 26Như ta đã biết, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết chi phí đại diện đã kếtluận rằng tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch biến với cấu trúc vốn.Thật vậy, hai lý thuyết này cho rằng khi doanh nghiệp tăng trưởng càng nhanh thì có xu
hướng sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính càng giảm đi (để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy
ra trong quá trình hoạt động kinh doanh)
Ngoài ra, theo Myers và Majluf (1984), tình trạng bất cân xứng thông tin đã làmgia tăng một gánh nặng chi phí phụ trội cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm nhữngnguồn vốn từ bên ngoài Trong trường hợp đi vay nợ, gánh nặng phụ trội được phản ánhthông qua tỷ suất sinh lời yêu cầu cao hơn từ các khoản vay Các doanh nghiệp có tốc
độ tăng trưởng cao thường nhận ra rằng việc đi vay nợ để tài trợ cho tăng trưởng là mộtgiải pháp vô cùng tốn kém Kết quả là, những doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng caothì thường không lựa chọn tài trợ nợ cho tăng trưởng ở vị trí đầu tiên
Tuy nhiên, Myers (1977) đã lập luận rằng vấn đề chi phí có thể giảm nhẹ mộtphần nếu nợ dài hạn được thay thế bằng nợ ngắn hạn Ông còn cho rằng tỷ lệ nợ ngắnhạn thực sự sẽ có tác động đồng biến đến tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp Bên cạnh
đó, Jensen và Meckling (1976) cũng kết luận: vấn đề chi phí đại diện sẽ không còn nếu
các doanh nghiệp phát hành thêm nợ chuyển đổi Điều này cho thấy rằng một lúc nào
đó tỷ lệ nợ chuyển đổi có thể có tác động đồng biến đến các cơ hội tăng trưởng.
Hơn nữa, Doanh và Pentley (1999) cũng đã tìm được bằng chứng cho thấy rằngcác doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng thường tìm kiếmcác khoản vay ngắn hạn hoặc những kênh huy động khác từ người thân, bạn bè, đồngnghiệp, v.v… để tổng hợp thành những nguồn vốn lớn tài trợ cho các hoạt động tăngtrưởng của họ
Vì vậy, dựa trên phương pháp xác định của các nghiên cứu thực nghiệm trước
đây (tăng trưởng của ngân hàng được đo lường bằng sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong
tổng tài sản), nhân tố tăng trưởng trong nghiên cứu này được kỳ vọng là có tương quan
thuận với đòn bẩy tài chính
1.4.6 Nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product)
là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
Trang 27phạm vi một lãnh thổ quốc gia được xét trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm) (Mankiw, 2009) Ngoài ra, theo Gropp và Heider (2009), tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội là phần trăm thay đổi hàng năm của sản phẩm trong nước Như vậy,GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùnglãnh thổ nào đó Nó cũng chính là thước đo cho tình trạng kinh tế của một quốc gia
Về cơ sở thực tiễn, trong giai đoạn đất nước có GDP tăng trưởng thì nguồn vốnlưu chuyển trong nền kinh tế khá nhiều, dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào.Đây dường như là những bước đệm thuận lợi cho các ngân hàng thương mại gia tăng
trong việc huy động vốn (nhất là thông qua kênh vay nợ) Hơn nữa, công trình nghiên
cứu của Gropp và Heider (2009) cũng đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan
hệ đồng biến giữa GDP và đòn bẩy tài chính (tại mức ý nghĩa 1%).
Dựa trên nền tảng lý luận và kết quả nghiên cứu trước đây, ta sẽ kỳ vọng biếnGDP có tác động thuận chiều đến biến đòn bẩy tài chính
1.4.7 Nhân tố Lạm phát (Inflation)
Thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên mức giá chung của nền kinh
tế theo thời gian Trong một nền kinh tế, lạm phát còn được hiểu như là sự mất mát giátrị thị trường hoặc vấn đề suy giảm sức mua của đồng tiền Hay nói đúng hơn, đây chính
là tình trạng lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi một quốc gia8 Nhưng nếu ta sosánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát lại là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệnày so với các loại tiền tệ khác
Như vậy, một cách tổng quát, tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách sosánh giá cả của một loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng
không thay đổi Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên (đồng nghĩa với sức mua
của đồng tiền giảm đi), với cùng một số tiền nhất định ban đầu, người ta chỉ có thể mua
được số lượng hàng hóa ít hơn so với kỳ trước
Xét về mối tương quan, nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kết luận rằnglạm phát có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính Tuy nhiên, thực tiễn Việt Nam lại
có vẻ như thiên về chiều hướng ngược lại: khi đất nước xảy ra tình trạng lạm phát thì
các ngân hàng khó có thể vay nợ từ các tầng lớp dân cư (có lẽ thay vì đem tiền nhàn rỗi
8 Bách khoa toàn thư mở (2013)
Trang 28đi gửi tiết kiệm ngân hàng, người dân dường như đã ưu tiên lựa chọn chi tiêu nhiều hơn một phần cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình).
Do vậy, giả thuyết nghiên cứu đưa ra ở đây là: biến lạm phát và biến đòn bẩy tài
chính kỳ vọng sẽ có mối tương quan ngược chiều
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhìn chung, qua chương 1, đề tài đã giới thiệu khái quát về các thuật ngữ: cấu
trúc vốn (trong đó biến đại diện là biến đòn bẩy tài chính), cấu trúc vốn tối ưu, và ngân hàng thương mại.
Đồng thời, ta cũng đã hình dung lại bức tranh tổng quan về các lý thuyết của cấu
trúc vốn như: Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM), Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory), Lý thuyết trật tự phân hạng (The
Pecking-order Theory), và Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory).
Kế tiếp, chương 1 trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn trên thế
giới như nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005), Gropp và Heider (2009), Çağlayan
và Şak (2010), Octavia và Brown (2008).
Ngoài ra, đề tài cũng đã phác thảo sơ bộ về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
ngân hàng như: Lợi nhuận (Profitability), Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return
On Equity), Quy mô (Size), Tài sản cố định (Fixed Assets), Tăng trưởng (Growth), Tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (Inflation); cũng như chiều hướng
tác động của chúng đã được thực nghiệm tại các quốc gia khác và được kỳ vọng trongnghiên cứu này
Qua nền tảng lý thuyết trên, chương kế tiếp ta sẽ tiến hành phân tích tổng quanngành ngân hàng Việt Nam và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàngthương mại Việt Nam
- -CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Trang 29VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Hòa mình vào dòng chảy của thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính
thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên hai mươi năm (kể từ đầu thập niên
1990 cho đến nay) Các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cung ứng vốn cho rất nhiều
các dự án đầu tư kinh doanh của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Thật vậy, vớivai trò là kênh dẫn vốn hữu ích từ người tiết kiệm đến người đi vay theo nguyên tắc thịtrường, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam về cơ bản thực chất là một hình thứchoạt động thương mại Tuy nhiên, đối tượng của nghiệp vụ thương mại này không phải
là hàng hóa vật chất thông thường mà là các tài sản tài chính: đó là sự tin tưởng, những
hợp đồng, những cam kết, những lời hứa được mang ra giao dịch trao đổi, v.v…(Trần
Huy Hoàng, 2011) Đồng thời, các ngân hàng cũng giúp thị trường tài chính tránh khỏiviệc ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng tích cực góp phần vào việc thăng bằng cungcầu, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả, v.v…
Trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vả, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã
không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi
nhánh ngày càng mở rộng,…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh cũng
có xu hướng ngày càng nâng cao hơn
Trang 30Hình 2.1: CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM Ở VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhìn vào hình 2.1, ta nhận thấy rằng số lượng các ngân hàng thương mại ViệtNam biến động thăng trầm qua các năm, có lúc tăng, có lúc giảm, nhưng có lúc đứng
yên không đổi (trong đó dao động mạnh nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần) Vào năm 1991, Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng thương mại (4 ngân hàng thương mại nhà
nước, 4 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng thương mại liên doanh, chưa có ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài) Tiếp theo những năm sau đó, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng được hình thành Đồng thời, luật NHNN và Luậtcác tổ chức tín dụng ra đời và thừa nhận nhiều loại hình sở hữu ngân hàng, giúp hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam “thay da đổi thịt” với sự gia tăng số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm (nhất là ngân hàng thương mại cổ phần: từ 4
NHTM cổ phần vào năm 1991 đã tăng lên đến 41 NHTM cổ phần vào năm 1993) Tuy
nhiên, trên thực tế hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
đang có xu hướng giảm đi Thật vậy, nếu như vào năm 1997 (thời điểm đánh dấu cuộc
khủng hoảng tài chính Đông Á nổ ra), có tới 51 ngân hàng thương mại cổ phần (ngưỡng điểm cao nhất trong toàn bộ quá trình phát triển) thì đến năm 2005 chỉ còn lại 37 và
đến cuối thời điểm năm 2012 là 34 ngân hàng thương mại cổ phần Điều đặc biệt đángchú ý là mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đã hoàn toàn biến mất Về
NHTM Nhà nước: khởi điểm là 4 ngân hàng vào năm 1991 và tăng lên đến 5 ngân
hàng vào năm 1997, sau đó duy trì ổn định số lượng này cho đến hiện nay Về NHTM
liên doanh: năm 1991 thành lập 1 NHTM liên doanh, đến năm 2010 là 5 NHTM liên
doanh, và 2012 đã giảm chỉ còn 4 NHTM liên doanh Riêng đối với NHTM 100% vốn
nước ngoài, loại hình này được ra đời ở Việt Nam vào năm 2008 với số lượng là 5 ngân
Trang 31hàng (ngưỡng điểm này được duy trì không đổi qua các năm sau đó và kéo dài như vậy
cho đến tận ngày hôm nay)
Song song đó, vấn đề các ngân hàng đua tranh nhau trong thời điểm ban đầucũng đã tạo ra rất nhiều hệ lụy Đó cũng chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến sự rađời của đề án tái cấu trúc các ngân hàng Tổng kết lại, đến thời điểm cuối năm 2012, cơ
cấu ngân hàng thương mại Việt Nam còn 48 ngân hàng (5 NHTM nhà nước, 34 NHTM
cổ phần, 4 NHTM liên doanh, và 5 NHTM 100% vốn nước ngoài).
Về nguyên tắc, việc gia tăng số lượng và yêu cầu tăng vốn điều lệ sẽ tạo điềukiện cho các ngân hàng đầu tư thêm về công nghệ, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, mởrộng thêm mạng lưới và quy mô hoạt động, từ đó kéo theo kỳ vọng về doanh thu và lợinhuận sẽ lớn hơn, góp phần cải thiện đáng kể độ sâu tài chính Tuy nhiên, vấn đề phátsinh ở đây là sự tăng trưởng về chất lượng hoạt động chưa tương xứng với tốc độ giatăng số lượng Hơn nữa, tăng vốn nhiều hơn không có nghĩa là sẽ an toàn hơn Mở rộngquy mô hoạt động cũng không đi đôi với việc sẽ kinh doanh hiệu quả hơn Đôi khi, ta có
thể nhận ra đâu đó rằng: việc duy trì quy mô nhỏ lại có vẻ sẽ bền vững hơn (như các mô
hình ngân hàng của Hoa Kỳ).9
Nhìn chung, dù rằng còn nhiều khiếm khuyết, nhưng sự xuất hiện của các ngânhàng nước ngoài song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến chongành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêngnhiều cơ hội cũng như thách thức trong tương lai Hơn nữa, sự lớn mạnh và thay đổinhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn với các tiêu chuẩnquốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực sự được hoàn thiện và dự báo sẽ trởthành những định chế tài chính không thể nào thiếu được trên sân chơi cộng hưởng toàncầu
2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động và rủi ro theo mô hình CAMEL
2.1.2.1 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – C)
Ta nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng Việt Nam đều
tăng dần lên qua các năm (Phụ lục 05 và 08) Vào năm 2006, các ngân hàng chỉ dừng
lại ở con số trung bình là 1,663,417 triệu đồng Đến năm 2012, vốn chủ sở hữu đã tăng
9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)
Trang 32lên đến 10,275,011 triệu đồng (bình quân vốn của các ngân hàng đã tăng gấp 6.18 lần
so với năm 2006).
Với đà tăng trưởng vốn chủ sở hữu trên, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng
Việt Nam cũng đã gia tăng vượt bậc (Phụ lục 05 và 08) Nếu vào năm 2006, tài sản của
các ngân hàng dừng lại ở ngưỡng 29,794,613 triệu đồng; thì đến năm 2012, tổng tài sản
đã vượt lên đến 127,573,371 triệu đồng (bình quân tài sản của các ngân hàng đã tăng
gấp 4.28 lần so với năm 2006).
Như vậy, từ năm 2006 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của cácngân hàng dường như cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản Cụ thể: tốc độtăng trưởng tổng tài sản từ năm 2006 đến năm 2012 đạt lần lượt qua mỗi năm là52.97%, 19.47%, 34.55%, 37.57%, 20.04%, 5.44% Trong khi đó, tốc độ tăng trưởngvốn chủ sở hữu tại các mốc thời gian tương ứng lần lượt là: 102.11%, 24.56%, 25.12%,40.15%, 21.86%, 14.82% Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng trong những năm gần
đây đã cố gắng gia tăng “bức tường an toàn” vốn chủ sở hữu của mình Tuy nhiên, với
hai chỉ tiêu trên, ta nhận thấy rằng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản của các ngân
hàng ở mức trung bình chỉ đạt khoảng 7.22% (cụ thể, qua từng năm như sau: năm 2006
là 5.58%; năm 2007 là 7.38%; năm 2008 là 7.69%; năm 2009 là 7.15%; năm 2010 là 7.29%; năm 2011 là 7.40%; năm 2012 là 8.05%) Xét về tốc độ, tỷ lệ này có vẻ như đã
tăng dần lên qua các năm, và năm 2012 là đạt ngưỡng cao nhất (8.05%) Nhưng dù vậy,
nhìn một cách tổng quát, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn
vốn của các ngân hàng (nhỏ hơn 9%) Điều này cho thấy rằng các ngân hàng vẫn chú
trọng tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình
Tổng quát lại, khả năng an toàn vốn của các ngân hàng luôn ở mức đảm bảo nhấtđịnh Tuy nhiên, trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn cần phải
gia tăng hơn nữa vốn điều lệ của mình (nhằm đảm bảo tối đa mức độ an toàn và hạn
chế tối thiểu những rủi ro không mong đợi phát sinh).
2.1.2.2 Chất lượng tài sản (Asset Quality – A)
Chất lượng tài sản ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận thu nhập trong tương lai,khả năng tái tạo đồng vốn cũng như những vấn đề về rủi ro tổn thất thiệt hại của các
Trang 33ngân hàng Xét về cả lý thuyết và thực tiễn, chỉ tiêu này chủ yếu được đánh giá thôngqua tỷ lệ nợ xấu Quả thực, tỷ lệ này có được kiểm soát tốt và chặt chẽ hay không chính
là biểu hiện rõ ràng cho hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
Đầu tiên, vào năm 2008, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính,
tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên Sau đó, đến năm 2010, tỷ lệ này có vẻ như dần hồiphục Tuy nhiên, đến giữa năm 2012, tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục gia tăng mạnh Như vậy,
dù nguyên do nào đi chăng nữa, tốc độ nợ xấu đã tăng một cách chóng mặt trong nhữngnăm gần đây Thật vậy, khởi điểm là năm 2008, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2.17%; năm 2009 là2.22%; năm 2010 là 2.14%; năm 2011 là 3.30%; đến cuối năm 2012, tỷ lệ này đã tăng
đột biến lên đến đỉnh cao 6% (Phụ lục 13).
Cụ thể hóa thực trạng, nếu nhìn lại kết quả hoạt động trong năm 2012, ta nhậnthấy rằng hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều duy trì tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an
toàn (khoảng dưới 3%) (Phụ lục 14) Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn xuất hiện những ngân
hàng có nợ xấu tăng lên rất cao: điển hình là Agribank với nợ xấu chiếm 5.80% và ngân
hàng SHB với nợ xấu chiếm đến 8.53% trên tổng dư nợ (cao hơn cả ngưỡng 6% của
toàn hệ thống) với nguyên nhân là do phải gánh vác thêm nợ xấu sau vụ Habubank sáp
nhập vào SHB
Nhìn chung, chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn đầu khảo sát (2006 – 2010) đều ở mức tương đối ổn định Tuy nhiên, bước
sang khoảnh khắc năm 2011 và năm 2012, chất lượng tài sản có xu hướng sụp giảm
(với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao đột ngột so với những năm trước đó) Dù thế
nào đi chăng nữa, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn phải luôn cảnh giác và tìm
ra các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất để có thể nâng cao chất lượng tài sản và gia
tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động (trong môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn quá
nhiều rủi ro như hiện nay).
2.1.2.3 Năng lực quản lý (Management – M)
Khả năng quản lý của các ngân hàng được đánh giá là nhân tố năng động nhất,chủ đạo nhất Thật vậy, điều hiển nhiên là nếu năng lực quản lý tốt thì ta có thể biến một
Trang 34ngân hàng yếu kém trở thành một ngân hàng hoạt động tốt hơn (thậm chí là tốt nhất với
nhiều bài học kinh nghiệm đau thương trong quá khứ được tích lũy và trau dồi).
Đánh giá một cách tổng quan, trong những năm gần đây, khả năng quản lý củacác ngân hàng Việt Nam về tổ chức, nhân sự, chính sách, tài sản nợ, tài sản có, các loại
rủi ro trong kinh doanh (như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng), ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa hệ thống, v.v…có xu hướng cải thiện rõ rệt sovới buổi đầu hoạt động sơ khai còn non kém Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng năng
lực quản lý vẫn còn nhiều gút mắt, nan giải (điển hình như năm 2012 khi phải chịu
nhiều tác động từ các ngoại lực bên ngoài đã dẫn đến ngành ngân hàng vào cuối năm với quá nhiều biến động và bất ổn – xét về cả quản lý nội bộ lẫn cạnh tranh thị trường).
Đồng thời, các loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh vẫn luôn là những mối lohàng đầu làm trăn trở các nhà hoạch định chính sách ngân hàng
Đi trên chiếc cầu quá hẹp với nhiều sự cố luôn rình rập, ngành ngân hàng nóichung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng phải luôn không ngừng hoàn
thiện và nâng cao hơn nữa khả năng quản trị của chính mình (thông qua con đường tự
tích lũy và học tập từ các nước tiên tiến hơn) Từ đó, các ngân hàng mới thực sự có đủ
năng lực để sinh tồn, trụ vững, cạnh tranh trên thị trường nội địa và có thể hội tụ đủ tiềmlực tài chính để vươn ra các cường quốc hùng mạnh trong những ngày tháng tương laisau này
2.1.2.4 Khả năng sinh lời (Earnings – E)
Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011, lợi nhuận trước thuế và sau
thuế của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung đều lần lượt tăng lên (Phụ lục 05 và 07).
Tuy nhiên, đến năm 2012 với những biến cố của ngành ngân hàng Việt Nam, cả lợinhuận trước thuế và sau thuế bình quân đều giảm đi so với năm 2011 Thật vậy, vàonăm 2011: lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 1,664,517 triệu đồng và1,246,975 triệu đồng Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 1,150,692
triệu đồng (giảm 513,825 triệu đồng tương đương 30.87%) và lợi nhuận sau thuế còn 936,347 triệu đồng (giảm 310,628 triệu đồng tương đương 24.91%) so với năm 2011
Trang 35Hậu quả của vấn đề trên là vào năm 2012 (Phụ lục 05; 10; 11), các tỷ số ROA
(0.81%) và ROE (7.76%) cũng sụp giảm một cách đột biến so với năm 2011, so với
mức bình quân của ngành (bình quân ROA là 1.44% và ROE là 12.9%) và thậm chí còn
là ngưỡng thấp nhất trong những năm gần đây
Rõ ràng là khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam là khá tốt trong giai
đoạn đầu, nhưng lại có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn cuối (nhất là năm 2012 với quá
nhiều bất ổn diễn ra liên tiếp) Hay nói đúng hơn, vào những thời điểm còn nhiều thuận
lợi tiềm năng, ngành ngân hàng đã đạt được các khoản lợi nhuận kếch xù và duy trì tốc
độ tăng trưởng bình quân khá cao so với những ngành kinh doanh khác (được đánh giá
là ngành đầu tư hấp dẫn) Tuy nhiên, đến năm 2012, cả lợi nhuận trước thuế, sau thuế,
tỷ số ROA và ROE đều có dấu hiệu chững lại (thậm chí ROA và ROE còn sụp giảm rất
mạnh đến mức thấp nhất so với các năm trước) Có vẻ như tình hình lợi nhuận ảm đạm
trong năm 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim sinh lời cao ngất ngưởng củangành ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh
Tổng kết lại, do những biến động của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,xung đột chính trị, quá nhiều bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng Việt
Nam năm 2012 (hàng loạt các vụ bắt bớ kiện tụng, nợ xấu tăng cao, hay vấn đề sở hữu
chéo, v.v…) nên cái tên gọi “ngành đầu tư hấp dẫn cao” ban đầu dường như không còn
phù hợp nữa Thêm vào đó, cái bánh sinh lời của ngành ngân hàng ngày càng phải chia
sẻ cho quá nhiều thành viên Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần phải cơ cấu lạinhiều mặt để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn có lãi và hấp dẫn các nhà đầu
tư trong nước lẫn quốc tế
2.1.2.5 Khả năng thanh khoản (Liquidity – L)
Nhìn tổng quát, tỷ lệ cho vay / huy động có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn
đầu khảo cứu (2006 với 89.76%; 2007 với 91.38%), giảm ở năm tiếp theo (2008 với
87.10%), hồi phục ở giai đoạn sau đó, và lại sụp giảm ở năm cuối (2012 với 89.38%) (Phụ lục 05) Bên cạnh đó, tổng tiền gửi và cho vay khách hàng đều tăng dần qua các
Trang 36năm (trong đó, đối với năm 2012, tình hình huy động khách hàng được đánh giá là cao
hơn nhiều so với cấp tín dụng) (Phụ lục 05 và 09)
Đầu tiên, nếu xét trong giai đoạn 2008 – 2009, ta nhận thấy rằng khả năng thanhkhoản của các ngân hàng gặp rất nhiều trắc trở Thật vậy, do không huy động kịp vốn đểđáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng quá nhanh nên một số ngân hàng buộc lòng phảivay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, dẫn đến lãi suất liênngân hàng tăng lên rất cao Và rồi các ngân hàng ngày càng chạy đua hơn trong cuộcchiến lãi suất huy động Hệ lụy tiếp theo là nhiều khách hàng đã rút tiền từ ngân hàng
này để gửi sang ngân hàng khác (với lãi suất cao hơn và ưu đãi nhiều hơn) Tất cả
những vấn đề trên đã dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng không có đủ tiền mặt để đápứng và bù đắp thanh khoản thiếu hụt
Kế tiếp, vào năm 2010 và 2011, nhìn chung tỷ lệ cho vay / huy động ở mức
tương đối cao (trên 90%) Thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn gập ghềnh, bấp bênh, căng thẳng (thậm chí còn xuất hiện tình trạng mất cân đối kỳ hạn trầm trọng giữa huy
động và cho vay) Ngoài ra, vấn đề khách hàng rút tiền trước kỳ hạn lại gia tăng mạnh
mẽ Thêm vào đó, thị trường liên ngân hàng gặp rất nhiều ách tắc, bất ổn Do vậy, rấtnhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản liên tục Kết quả là tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu (CAR) có chiều hướng sụp giảm nhanh chóng, nghiêm trọng.
Đến năm 2012, trái ngược lại với năm 2011 và các năm trước đó nữa, thanhkhoản của các ngân hàng có sự cải thiện rõ rệt Lãi suất huy động và cho vay đều giảmxuống mạnh mẽ Tăng trưởng huy động được đánh giá là tương đối cao hơn so với tăng
trưởng tín dụng Rõ ràng là bài toán “căn bệnh mãn tính” về khả năng thanh khoản
trong năm 2012 không có dấu hiệu khởi phát như các năm trước Do vậy, tình hìnhthanh khoản của các ngân hàng vào năm này được đánh giá là tương đối ổn định và khảquan hơn
Suy cho cùng, dù tình trạng thanh khoản có hay không có ổn định đi chăng nữathì các ngân hàng Việt Nam vẫn phải luôn luôn chuẩn bị các chiến lược cụ thể và rõràng để đối phó với rủi ro thanh khoản Một khi kế hoạch được đưa ra càng chi tiết vàkhoa học bao nhiêu thì khả năng đối phó với rủi ro thanh khoản sẽ càng chủ động vàhiệu quả hơn bấy nhiêu
Trang 372.2 Phân tích cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Qua phần Mô tả thống kê và đồ thị biểu diễn biến LEV (Phụ lục 16 và 17), kết
quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trongkhoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012 bình quân là 86.68% Trong đó, tỷ lệ đònbẩy cao nhất là 98.92% và thấp nhất là 49.88%
Kế tiếp, nếu nhìn lướt qua Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố trong giai đoạn
khảo cứu (Phụ lục 06), ta có cảm giác rằng đòn bẩy tài chính trung bình qua các năm có
tăng nhưng cũng có giảm Tuy nhiên, dường như mức chênh nhau qua từng năm không
nhiều (ngoại trừ hai năm 2007 và 2009 biên độ dao động khá đáng kể so với các năm
trước) Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2006 là 82.54%; 2007
là 86.39%; 2008 là 84.86%; 2009 là 88.25%; 2010 là 88.31%; 2011 là 88.66%; và 2012
là 87.73% Trong đó, cả bốn năm 2007 (+3.85%), 2009 (+3.39%), 2010 (+0.06%) và
2011 (+0.35%) đều tăng lên so với các năm tài chính trước đó Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại sụp giảm ở hai năm 2008 (-1.53%) và 2012 (-0.93%) lần lượt so với năm
2007 và 2011 Như vậy, việc gia tăng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của các
ngân hàng cao nhất là vào năm 2007 (vượt đến 3.85%) so với năm 2006, và giảm cao nhất là năm 2008 (sụp giảm 1.53%) so với cùng kỳ năm trước
Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các ngân hàng Việt Namtrong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn hạn
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng dường như lát bánh nợ ngắn hạn
lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong tổng nguồn huy động nợ từ bên ngoài Hay nói đúng hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường
thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn Quả thực, vấn đề này có thểxuất phát từ hiệu ứng dây chuyền về huy động nguồn vốn tiết kiệm từ các khách hàng:
có lẽ là – vì lo sợ rủi ro, vì đắn đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến động, v.v…mà
họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến cố khôn lường không mong muốn sẽ xảy ra Suy cho cùng, dù
bản chất căn nguyên như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng chính là sở thích gửi tiềncủa các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng là thực trạng điển hình khi duy trì tỷ trọng
Trang 38đòn bẩy tài chính ngắn hạn tương đối cao hơn so với dài hạn của các ngân hàng thươngmại Việt Nam trong những thời điểm nóng sốt như hiện nay
Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các
năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2006, các ngân hàng có đòn bẩy tài
chính là 82.54% Qua bảy năm sau, vào năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên đến 87.73% (vượt hơn 5.19%))
Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường
như ngày càng thiên về chiều hướng cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao (và cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính)
2.3 Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1 Nhân tố Lợi nhuận (PROF)
Từ kết quả thống kê (Phụ lục 16: Bảng Mô tả thống kê, và Phụ lục 18: Đồ thị mô
tả biến PROF), ta tìm được chứng cứ cho thấy rằng lợi nhuận tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012 bình quân là 1.44%
Trong đó, lợi nhuận cao nhất là 5.54% (thuộc về SGB – ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Công Thương vào năm 2010), và thấp nhất là 0.01% (thuộc về NVB – ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt vào năm 2012)
Đồng thời, từ Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố (Phụ Lục 06), ta thấy rằng
lợi nhuận dường như tăng khá đều trong giai đoạn đầu, nhưng lại giảm đi trong giai
đoạn cuối, đặc biệt sụp giảm đến ngưỡng thấp nhất vào năm 2012 (Cụ thể, ta có thống
kê biến PROF trung bình như sau: 2006 là 1.88%; 2007 là 2.01%; 2008 là 1.25%; 2009 là 1.46%; 2010 là 1.36%; 2011 là 1.28%; và 2012 là 0.81%). Điều này có vẻ như hoàn toàntrái ngược lại với xu hướng của Đòn bẩy tài chính Thật vậy, Đồ thị mô tả sự phân tán
giữa PROF và LEV ở Phụ lục 18 (biểu diễn đường tương quan dốc xuống) đã chứng
minh cho mối quan hệ ngược chiều này Do đó, kết quả trên đã phù hợp với giả thuyết
kỳ vọng ban đầu và tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm của Gropp và Heider
(2009), Çağlayan và Şak (2010), Octavia và Brown (2008)
Trang 39Một cách tổng quát, có vẻ như lợi nhuận càng tăng lên thì các ngân hàng lại càng
nghiêng về quan điểm lập luận của Lý thuyết Trật tự phân hạng (nghĩa là ưu tiên sử
dụng nguồn vốn nội bộ hơn thay cho việc đi huy động các món nợ nhiều rủi ro bên ngoài)
2.3.2 Nhân tố Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đối với biến ROE, kết quả mô tả cho ta thấy ba vấn đề chủ điểm sau đây:
Thứ nhất, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân trong giai đoạn khảo
cứu là 12.9%, (Phụ lục 16 và 19) Tỷ lệ trung bình này dường như đã cao gấp gần 9 lần
so với chỉ tiêu Lợi nhuận (PROF) Đồng thời, kết quả cũng cho ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi có sự phân biệt đáng kể giữa các ngân hàng khác nhau (ROE cao nhất là 69.38% và
thấp nhất là 0.08%) Tuy nhiên, nhìn chung, ngành ngân hàng vẫn có thể được xem là
ngành có tỷ suất sinh lợi ROE khá cao và làm hài lòng các chủ sở hữu hơn so với cácngành kinh doanh khác
Thứ hai, qua Đồ thị thống kê bình quân các nhân tố (Phụ lục 06), ta nhận thấy
rằng đường biểu diễn Tỷ suất sinh lợi ROE qua các năm khá thoai thoải, không biếnđộng mạnh mẽ lắm Tuy nhiên, nếu xét riêng từng thời điểm, nhân tố này cũng có năm
tăng lên (cao nhất là năm 2007 với 17.05%), và cũng có năm giảm xuống (thấp nhất là
năm 2012 với 7.76%)
Thứ ba, trái ngược lại với biến PROF, đồ thị (ở Phụ lục 19) mô tả sự phân tán mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi ROE và Đòn bẩy tài chính (biểu diễn sự dốc lên)
đã cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại một mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến này
Đúc kết lại, ta có thể nhận định sơ khởi là: có thể có một sự hiện hữu mối tương
quan đồng biến giữa Tỷ suất sinh lợi ROE và Đòn bẩy tài chính.
2.3.3 Nhân tố Quy mô (SIZE)
Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, tổng tài sản bình quân củacác ngân hàng thương mại tại Việt Nam là 78,920,692 triệu đồng Trong đó, tổng tài sản
cao nhất là 590,795,736 triệu đồng và thấp nhất là 447,548 triệu đồng (Phụ lục 20).
Trang 40Nhìn chung, các ngân hàng thương mại quốc doanh có tổng tài sản khá cao so với cácngân hàng thương mại khác tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu xét theo từng năm, kết quả chỉ ra rằng biến Quy mô của cácngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu tăng trưởng rất mạnh mẽ Đồng thời, như phầntrên đã phân tích, Đòn bẩy tài chính qua các năm cũng có vẻ tăng dần lên Chính vì thế,
ta có thêm bằng chứng cho thấy rằng: biến SIZE có mối quan hệ tích cực đến biến LEV
(phù hợp với giả thuyết kỳ vọng ban đầu) Hơn nữa, đồ thị biểu diễn sự phân tán mối
tương quan giữa hai biến này (Phụ lục 20) cũng đã chứng minh cho lập luận trên.
Tổng kết lại, kết quả mô tả thực trạng cho ta thấy quan điểm: có tồn tại một mối
quan hệ thuận chiều giữa Quy mô và Đòn bẩy tài chính Và nhận định này đã phần nào
hỗ trợ cho Lý thuyết chi phí đại diện và Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
2.3.4 Nhân tố Tài sản cố định (FA)
Xét một cách tổng quát, theo dòng thời gian, tài sản cố định bình quân của cácngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng tăng lên: từ con số 300,289 triệu đồngvào năm 2006, đã tăng dần lên qua các năm, và đến năm 2012 đã đạt 1,537,462 triệu
đồng (Phụ lục 05 và 12) Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư hơn vào tài sản cố định (so với những năm khởi điểm nhỏ lẻ ban đầu).
Tuy nhiên, nếu so về tỷ trọng, tài sản cố định lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng tài
sản (trung bình là 1.5%) (Phụ lục 16 và 21) Nghĩa là, nếu ngân hàng có 100 đồng tổng
tài sản hiện hữu thì bình quân chỉ đầu tư cho tài sản cố định ở con số 1.5 đồng Hơn
nữa, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cao nhất cũng chỉ đạt 7.1% (thuộc về ngân
hàng Nam Á vào năm 2008), còn thấp nhất thì giảm đến 0.1% (thuộc về ngân hàng Đại Dương vào năm 2007).
Nhìn vào Đồ thị thống kê bình quân các nhân tố (Phụ lục 06), ta nhận thấy biến
FA có tăng lên, nhưng cũng có giảm xuống qua các năm Trong đó, tăng cao nhất là vào
năm 2008: với tỷ lệ là 1.18% vào năm 2007, năm 2008 đã tăng lên 1.88% (tăng 0.7% so
với năm 2007); giảm cao nhất là vào năm 2009: với tỷ lệ là 1.88% vào năm 2008, năm
2009 đã giảm xuống còn 1.49% (giảm 0.39% so với năm 2008) Nhìn chung, biến FA
có xu hướng giảm xuống nhiều hơn là tăng lên qua các năm khảo sát Và do vậy, đồ thị