Mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 62)

4. NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO

4.3 Mô hình thực nghiệm

Nhằm kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu ngân hàng và rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chúng tôi đã đƣa ra mô hình với giả định sau

Giả định

H0 : không có tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

H1 : có tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Hai mô hình hồi quy chúng tôi đƣa vào áp dụng:

(NPLOAN)it =

Z-SCOREit =

Các biến trong mô hình đƣợc đề cập chi tiết nhƣ sau:

Biến phụ thuộc

Trong bài này chúng tôi dùng 2 phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro là chỉ số nợ xấu của ngân hàng (NPLOAN) và Z-score.

Chỉ số thứ nhất chúng tôi sử dụng tỷ lệ nợ xấu nhƣ là đại diện chính cho rủi ro tín dụng. Bởi vì một khoản nợ xấu sẽ gây thiệt hại đến ngân hàng. Một giá trị cao của nợ xấu sẽ dẫn đến một rủi ro tín dụng cao trong ngân hàng.

Chỉ số thứ hai, nhƣ đã nói ở trên Z-score nhƣ là một biến đại diện cho rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Chỉ số này nhằm đo sự ổn định của ngân hàng và có tỷ lệ nghịch với khả năng vỡ nợ của ngân hàng, tức là giá trị Z – score càng cao thì rủi ro càng thấp. Mặt khác, chỉ số Z – score còn đƣợc cấu thành bởi hai phần và hai phần đó thể hiện hai loại rủi ro của ngân hàng. Phần thứ nhất đo rủi ro danh mục đầu tƣ (ROAA/SDROA) và phần hai đo lƣờng rủi ro đòn bẩy tài chính (tỷ số bình quân vốn chủ sở hữu và tổng tài sản/ SDROA). Ngoài ra Z- score còn cho thấy thất bại của ngân hàng là từ khả năng tạo thu nhập. Việc hoạt động không hiệu quả dẫn tới thu nhập thấp sẽ ảnh hƣởng trực tiếp lên rủi ro của ngân hàng.

Biến sở hữu

Ba nhóm biến giải thích đại diện tình trạng sở hữu của doanh nghiệp đó là: biến tập trung sở hữu của ngân hàng, nhóm biến cấu trúc sở hữu của ngân hàng và biến giả loại ngân hàng

Biến tập trung sở hữu của ngân hàng (CONC) đƣợc chúng tôi sử dụng tỷ lệ phần trăm cổ phần ngân hàng đƣợc nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất. Liên quan đến tác động của mức độ tập trung sở hữu đến chấp nhận rủi ro, không có sự đồng thuận trong các tài liệu về mối quan hệ giữa biến tập trung sở hữu và mức độ rũi ro của ngân hàng. Một số nghiên cứu tìm thấy một liên kết cùng chiều (Martinez & Ramirez, 2011; Saunders, Strock, và Travlos, 1990), trong khi những ngƣời khác (Burkart, Gromb, & Panunzi năm 1997;.

Iannotta và cộng sự, 2007) tìm thấy một tác động ngƣợc đến rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác (Anderson & Fraser, 2000; Gorton & Rosen, 1995) kết luận rằng mức độ tập trung sở hữu sở hữu có một phi tuyến tính (U hoặc ngƣợc U) mối quan hệ với rủi ro.

Nhóm biến cấu trúc sở hữu ngân hàng chúng tôi chia thành 2 nhóm nhỏ:

Nhóm nhỏ thứ nhất bao gồm tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi cá nhân (INDI), tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi cái công ty tài chính và phi tài chính (COMPANY) và tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi nhà nƣớc (STATE). Theo Barry et al. (2011), chúng tôi tạo ra ba biến liên tục thay vì biến giả mà báo cáo tỷ lệ vốn chủ sở hữu đƣợc tổ chức theo từng thể loại của chủ sở hữu đối với từng ngân hàng trong mẫu của chúng tôi. Việc đo lƣờng bằng tỷ lệ chúng tôi có thể kiểm soát mức độ tác động tốt hơn là những biến giản chỉ mang tính định tính mà không đem đến một quy mô cụ thể. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của chúng tôi, nếu sử dụng đồng thời ba biến cấu trúc sở hữu trên thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến toàn phần cho nên chúng tôi bắt buộc loại bỏ biến sở hữu bởi nhà nƣớc.

Nhóm nhỏ thứ hai chúng tôi đƣa vào tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (FOREIGN), các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể là tổ chức hay là cá nhân. Theo Lee (2008), nghiên cứu về sự có mặt của các cổ đông nƣớc ngoài trong hệ thống ngân hàng Hàn Quốc thì cho thấy rằng: các ngân hàng có phần trăm sở hữu cổ phần của các cá nhân nƣớc ngoài càng cao thì càng ít rủi ro hơn. Lý giải cho việc này, Lee cho rằng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng đầu tƣ vào các dòng tiền mang tính chất ổn định và cần tính thanh khoản cao. Do đó, có một sự tác động ngƣợc chiều giữa phần trăm cổ phần nắm giữ bởi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Cuối cùng trong phần biến sở hữu của ngân hàng, biến giả loại ngân hàng (TYPE) đƣợc đƣa vào để so sánh mức độ rũi ro giữa ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại cổ phần, với mặc định là 1 nếu là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và 0 nếu là

ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Theo Srairi (2013) các ngân hàng nhà nƣớc thì có mối tƣơng quan cùng chiều mức độ rủi ro. Ông cho rằng, các ngân hàng nhà nƣớc thƣờng là các ngân hàng mạnh, có nguồn vốn và tài sản lớn nên có đầy đủ nội lực có thể tham gia vào các hoạt động tìm kiếm tỷ suất sinh lời cao nên mức độ rủi ro từ đó cũng tăng lên. Bên cạnh các biến giải thích chúng tôi cũng đƣa vào các biến điều khiển thuộc ngân hàng và các biến điều khiển kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, ở biến điểu khiển ngành ngân hàng chúng tôi đƣa vào ba biến cụ thể sau đây: Kích thƣớc ngân hàng (SIZE): Kích thƣớc đƣợc đo nhƣ logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng. Các ngân hàng lớn có khả năng đa dạng hóa rủi ro trên các dòng sản phẩm và quản lý rủi ro có tay nghề cao hơn so với những ngân hàng nhỏ (Garcia-Marco & Vai trò-Fernandez, 2008, Nguyễn, 2011). Chúng tôi hy vọng rằng kích thƣớc của ngân hàng và mức giá có thể tiêu cực liên quan.

Đòn bẫy hoạt động kinh doanh: Chúng tôi kiểm soát đƣợc tác động của đòn bẩy hoạt động trên rủi ro ngân hàng bằng cách sử dụng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (LEVOP). Tỷ lệ này dự kiến sẽ đƣợc tích cực liên quan đến rủi ro ngân hàng. (Hasan & Dridi, 2010; Srairi, 2009, 2010)

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA điều chỉnh). Tác động của biến này lên rủi ro của ngân hàng là không rõ ràng (Delis & Kouretas, 2011). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi hy vọng một mối quan hệ tích cực giữa rủi ro và lợi nhuận, vì lợi nhuận cao thƣờng đi kèm với mức độ rủi ro cao hơn

Các biến vĩ mô chúng tôi áp dụng cho cả hai mô hình là lãi suất cơ bản vả tỷ lệ lạm phát. Lạm phát (INF) đƣợc đo bằng sự tăng trƣởng của chỉ số giá tiêu dùng và dự kiến sẽ có tác động tích cực trên rủi ro ngân hàng.

Và cuối cùng chúng tôi sử dụng lãi suất cơ bản (IRAT). Delis và Kouretas (2011) cho thấy lãi suất thấp thì các ngân hàng dễ chấp nhận rủi ro. Họ giải thích kết quả này bởi thực tế là việc giảm lãi suất có thể gây ra biến động giảm và lợi nhuận lãi suất thấp hơn.

Tình trạng này gây áp lực lên ngân hàng để tìm kiếm năng suất trong dự án rủi ro hơn. Sau đây là bảng tổng hợp các biến

Bảng 4.2: Tổng hợp về các biến sử dụng trong đề tài

Tên biến Viết tắt Cách đo lƣờng

Biến phụ thuộc Z-score Z-score Tỷ lệ nợ xấu NPLOAN Biến độc lập Biến sở hữu Tập trung sở

hữu CONC Tỷ lệ phần trăm cổ phần của cổ đông lớn nhất công ty Cổ đông cá

nhân INDI

Tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm bởi nhà đầu tƣ cá nhân hay gia đình

Cổ đông

công ty COMPANY Tỷ lệ phần trăm cổ phần nắm bởi công ty tài chính và phi tài chính Cổ đông

nƣớc ngoài FOREIGN

Tỷ lệ phần trăm cổ phầm nắm giữa công ty tài chính và phi tài chính

Loại ngân

hàng TYPE 1: ngân hàng cổ phần nhà nƣớc, 0 ngƣợc lại

Biến ngân hàng

Kích thƣớc SIZE Logarit tự nhiên tổng tài sản Đòn bẫy

Tỷ suất sinh

lợi tài sản ROAA Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản

Biến vĩ mô

Lạm phát INF Tăng trƣởng của chỉ số giá tiêu dùng Lãi suất cơ

bản IRAT Lãi suất cơ bản theo từng năm Trong đó

- Các số liệu về sở hữu cũng nhƣ cấu trúc sở hữu chúng tôi thu thập trong các bảng báo cáo thƣờng niên và bản cáo bạch đƣợc đăng tải chính thức trên các web của Ngân hàng

- Các dữ liệu nội tại của ngân hàng chúng tôi thu thập trên các báo cáo kết tài chính đƣợc đăng tải trên trang web chính thức của các ngân hàng.

- Các số liệu vĩ mô : chúng tôi thu thập số liệu lạm phát của Việt Nam qua các năm trên trang web chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn), số liệu về lãi suất cơ bản đƣợc chúng tôi thu thập tại trang web chính thức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (www.sbv.gov.vn)

Bảng thống kê mô tả số liệu

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev.

NPLOAN 2,26 2,13 6,82 0,09 1,22 ZSCORE 29,29 25,79 101,21 6,63 16,82 CONC 35,28 15 100 0,98 36,25 COMPANY 37 46,16 71,9 0 24,09 INDI 28,52 26,5 66 0 13,87 FOREIGN 12,17 6,59 30,06 0 12,56 TYPE 0,36 0 1 0 0,48 SIZE 18,19 18,47 20,04 14,53 1,29 LEVOP 1,57 1,14 5,73 0,44 1,07 ROAA 1,29 1,25 3,16 0,03 0,78 INF 13,2 12,19 22,97 6,81 5,86 IRAT 8,97 8,63 12,3 7,08 1,64

Bảng trên mô tả sơ lƣợc số liệu đƣợc sử dụng chạy mô hình. Theo bảng trên, trung bình số cổ phần đƣợc nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất là 35.28% và phƣơng sai khá lớn 36.25% do có những ngân hàng cổ đông lớn nhất trong năm 2007, 2008 là Nhà nƣớc, nắm giữ 100% vốn. Trung bình tỉ lệ nắm giữ của các tổ chức ở các ngân hàng là 37%, của cá nhân là 28.52%, nhỏ nhất chính là tỉ lệ phần trăm sở hữu bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chỉ khoảng 12.17%.

Ngoài ra, đòn bẩy kinh doanh ở các ngân hàng có trung bình là 1.57, tỉ suất sinh lời là 1.29. Lạm phát từ năm 2007-2012 có trung bình khá cao, 13.2% vì giai đoạn năm 2008, lạm phát nƣớc ta tăng khá cao, 22.97%. Lãi suất cơ bản qua các năm hầu nhƣ không thay đổi nhiều, trung bình là 8.97%.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)