tiểu luận môn học kinh doanh đối ngoại phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở VIỆT NAM

30 849 4
tiểu luận môn học kinh doanh đối ngoại phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH DOANH NGOẠI HỐI ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM NHÓM: 1. Lê Hoàng Anh Thư 2. Nguyễn Thị Ngọc Tiền 3. Nguyễn Hoàng Vinh 4. Nguyễn Viết Dũng 5. Nguyễn Hữu Thiện Duyên 6. Nguyễn Thanh Chiến LỚP: EC004_141_D01 TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 MỤC LỤC Trang 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Phân loại cơ chế tỷ giá Bảng 1.2 : Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường Liên ngân hàng Bảng 3.1 : Mô tả biến giải thích sử dụng trong mô hình Bảng 4.1 : Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 với rổ tiền tệ 10 quốc gia được chọn Trang 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề: Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và các quyết định đầu tư. Đồng thời, tỷ giá hối đoái cũng là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia mà Ngân hàng nhà nươc (NHNN) sử dụng để giúp nền kinh tế ổn định hơn trước các cú sốc. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới không chỉ theo chiều rộng mà còn theo chiều sâu và tham gia vào lao động quốc tế thì tỷ giá hối đoán là một vấn đề rất được quan tâm. Đặc biệt sau năm 1999, thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam hoạt động ngày càng sôi động, kinh tế có nhiều bước chuyển mình thì vai trò của tỷ giá hối đoái cũng thật rõ nét. Để có nhận thức đúng đắn về tỷ giá hối đoái thì việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến tỷ giá là một việc rất cần thiết. Trước những đòi hỏi của cả lý luận lẫn thực tiễn, nhóm đã lựa chọn đề tài : “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Cung cấp nhận thức đúng đắn về tỷ giá hối đoái, cái nhìn tổng quan về các nhân tố thực sự tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Để tiến hành phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, tiểu luận đã sử dụng dữ liệu công bố của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (SBV), Tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng với các tính toán của nhóm. Trang 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Phạm vi nghiên cứu là tỷ giá hối đoái, các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 1999 đến 2013. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Tỷ giá hối đoái không phải là một vấn đề mới và đã có khá nhiều bài nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Tiêu biểu : Đề tài “ Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại” – Công trình nghiên cứu năm 2011 của nhóm tác giả thuộc trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Đề tài khá bao quát cũng như đem đến một cái nhìn tổng quan không chỉ về tỷ giá mà còn các nhân tố tác động đến tỷ giá và tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại. Phân tích định lượng chạy trên chương trình eview, các số liệu khá sát thực tế. Đặc biệt, có phân tích đến yếu tố tâm lý hành vi trong việc giải thích biến động của tỷ giá hối đoái của Việt Nam cho đến năm 2011. Đề tài “Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của Việt Nam” của TS.Hà Thị Thiều Dao và ThS.Phạm Thị Bình Minh. Đề tài này nghiên cứu chuyên sâu với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó xem xét diễn biến của tỷ giá thực đa phương cân bằng trong dài hạn và xác định chênh lệch của tỷ giá hối đoái thực đa phương so với mức cân bằng dài hạn cho đến quý III năm 2010. Với mục tiêu rõ ràng chỉ tập trung vào nghiên cứu nhân tố tỷ giá thực đa phương, đề tài đã cung cấp cho ta nhiều mô hình tác động tỷ giá và tìm ra được mô hình phù hợp với Việt Nam cho đến quý III năm 2010. Đề tài “Sai lệch tỷ giá ở Việt Nam” do nhóm tác giả Vũ Quốc Huy, Vũ Phạm Hải Đăng, Nguyễn Thị Thu Hằng thực hiện, cũng tính REER và sử dụng nó làm tỷ giá đa phương, đồng thời áp dụng phương pháp BEER để ước lượng tỷ giá cân bằng. Từ đó để tính mức độ sai lệch của tỷ giá cho đến năm 2010. Bài nghiên cứu “ Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm Trang 5 Văn Hà cũng áp dụng tính tỷ giá thực RE và REER để dự báo tỷ giá. Bài nghiên cứu mang khá chi tiết về tỷ giá , xem xét về xu hướng tỷ giá trên thế giới từ đó đánh giá cơ chế tỷ giá hiện tại của Việt Nam cho đến năm 2009. Và một số đề tài có cùng phạm vi nghiên cứu khác như: “Thực trạng tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay” – Đỗ Nguyễn Tấn Trường (2011); tiểu luận “ Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế” – Hà Thu Thủy ( 2006)… Tuy nhiên những đề tài này chỉ tìm hiểu về thực trạng mà chưa có phân tích định lượng đối với các nhân tố tác động đến tỷ giá của Việt Nam. 6. Tính mới và những đóng góp: Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau thì các nhân tố tác động ảnh hưởng thực sự đến nó cũng không giống nhau. Bài tiểu luận không chỉ phân tích định tính mà còn có những phân tích định lượng để đưa ra những ý kiến khách quan nhất về tác động của các nhân tố đến tỷ giá cho đến năm 2012 tại Việt Nam. 7. Nội dung nghiên cứu: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố về các nhân tố tác động lên tỷ giá. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình định lượng dự báo sự biến động của tỷ giá thực đa phương Việt Nam. Chương 4: Kết quả và nhận xét mô hình. Chương 5: Một số giải pháp, khuyến nghị. Trang 6 PHẦN 2: NỘI DUNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái: Theo sách Tài chính quốc tế của Ts. Nguyễn Văn Tiến có nêu lên định nghĩa: “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác” (“Exchange rate is price for which the currency of a country can be exchanged for another country’s currency”) 1.2 Các loại tỷ giá hối đoái:  Căn cứ theo tiêu thức giá trị của tỷ giá: - Tỷ giá danh nghĩa song phương ( Bilateral Nominal Exchange Rate – NER): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tươngquan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. - Tỷ giá danh nghĩa đa phương ( tỷ giá trung bình) ( Nominal Effective Exchange Rate – NEER): Là chỉ số giá trung bình của một đồng tiền tính trên một rổ các đồng tiền nhất định. - Tỷ giá thực song phương ( Bilateral Real Exchange Rate): Là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. - Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER): Là tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước với tất cả các nước còn lại, nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ so với tất cả các đồng tiền còn lại. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác , tùy vào các tiêu thức mà ta có cách phân loại tỷ giá khác nhau. 1.3 Các chế độ tỷ giá: Hiện nay theo IMF chế độ tỷ giá được phân thành: Bảng 1.1 : Phân loại cơ chế tỷ giá: Trang 7 Cơ chế tỷ giá 1.Không dùng đồng bản địa (no separate legal tender) 2.Neo cứng theo một đồng tiền mạnh (currency board) 3.Neo cố định (Conventional fixed peg arrangements) 4.Neo trong biên độ (pegged exchange rate within horizontal bands) 5.Neo tỷ giá có điều chỉnh (cawling peg) 6.Neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh (crawling band) 7.Thả nổi có quản lý (managed floating) 8. Thả nổi hoàn toàn (independently floating) Nguồn: IMF. 1.4 Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái: - So sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác. - Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu: Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn. - Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan kinh tế với nhau.Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu. - Tỷ giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ: Đó chính là phá giá tiền tệ . Phá giá tiền tệ là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với ngoại tệ. Phá giá tiền tệ để tác động lên cán cân thương mại để nâng cao sức cạnh tranh của một quốc gia, hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào. Chẳng hạn như trường hợp của Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ ( đặc biệt là xe hơi). Trang 8 1.5 Khái quát chính sách tỷ giá ở Việt Nam: Ở Việt Nam, từ sau khi có đồng tiền Quốc gia (1995) đến nay có thể chia làm 4 thời kỳ như sau: 1.5.1 Thời kỳ 1995 – 1989: tồn tại chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá Đặc trưng của thời kỳ này là Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Do đó, thời kỳ này, nước ta thực hiện chính sách tỷ giá cố định, giá cả ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và đầu tư theo thời gian. Trong thời gian đó, ở nước ta, tỷ giá hối đoái cố định được ấn định rất cao, không phản ánh đúng quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối, không phản ánh đúng giá trị của đồng nội tệ. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc. 1.5.2 Thời kỳ 1989 – 1991: Tỷ giá được nới lỏng để đưa dần các yếu tố thị trường vào cơ chế xác định của tỷ giá Đặc trưng của thị trường này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu của thị trường . Cải cách hệ thống hành chính được tiến hành từ năm 1988 với Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp. Đồng thời điểm nổi bật của giai đoạn này là tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do khác xa với thị trường chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố, đặc biệt là những năm 1989 – 1990. Chính vì vậy mà, đây được coi là thời kỳ “thả nổi tỷ giá” và Nhà nước không có khả năng kiểm soát. 1.5.3 Thời kỳ 1992 – 1997 ( trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực) Tỷ giá được ấn định và điều chỉnh gần như cố định để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Với việc đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994, do đó nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. Từ những thành công của việc đưa tỷ giá ổn định cuối năm 1991 đầu năm 1992, gắn liền với Trang 9 những thành tích của công cuộc chống lạm phát, cùng với nỗi ám ảnh về hậu quả của lạm phát và nguy cơ tái lạm phát đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam chuyển sang lựa chọn chính sách tỷ giá vì mục tiêu chống lạm phát, bằng cách cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đặc điểm nổi bật là tỷ giá chính thức theo sát giá cả thị trường tự do, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều chỉnh để ổn định tỷ giá trong giai đoạn này. 1.5.4 Thời kỳ 1997 đến nay - Từ 1997 – 2/1999: Đặc trưng cơ bản trong thời gian này là việc sử dụng tỷ giá chính thức và biên độ dao động. Ban hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối, theo đó tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam so với các ngoại tệ hình thành dựa trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. - Từ 3/1999 đến nay: Từ đầu năm 1999, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỷ giá theo kiểu bao cấp như trước đây thông qua việc công bố hai quyết định mới về tỷ giá là Quyết định số 64/1999/NQ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đặc trưng cơ bản của thời gian này là Ngân hàng Nhà nước bây giờ chỉ công bố tỷ giá theo giao dịch bình quân liên ngân hàng. Chuyển từ chế độ tỷ giá cố định ( tỷ giá chính thức) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Và cũng theo điều 13 luật NHNN về tỷ giá hối đoái, tại khoản 1 ghi rõ: “ Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước.” 1.6 Thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 1999 đến nay: Năm 1999 là một năm quan trọng, với sự ra đời của Quyết định 64/QĐ – NHNN 7, đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình đổi mới quản lý tỷ giá hối đoái, lần đầu tiên việc xác định tỷ giá hối đoái được xác định bởi thị trường thay vì cách quản lý trước đây. Bắt đầu từ 25/2/1999, các Ngân hàng thương mại (NHTM) được phép xác định tỷ giá mua bán đối với USD không được vượt quá +0.1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó; sau đó, từ ngày 1/7/2002 biên độ này được Trang 10 [...]... góp cho chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam dựa trên - những phân tích định lượng các nhân tố Phân tích một cách có hệ thống các nhân tố tác động đến tỷ giá với những số liệu khá sát thực tế, việc áp dụng các lý thuyết và các mô hình để xét đến mức độ tác động của các nhân tố qua các năm Ta biết tỷ giá tác động đến hai mục tiêu lớn của nền kinh tế : cân bằng ngoại ( cân bằng ngoại thương) và mục... TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Dựa vào một số tài liệu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ giá đã được công bố rộng rãi, ta có thể thấy rằng tỷ giá biến động rất nhanh và mạnh trong ngắn hạn, nhưng lại có xu hướng biến động từ từ trong dài hạn Các nhân tố tác động đến tỷ giá bao gồm cả những nhân tố ngắn hạn; các nhân tố trung và dài hạn Khi phân tích các nhân tố nào đó ảnh hưởng đến tỷ giá, ta quy... Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đố năng động hơn Trang 26 KẾT LUẬN Với mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là tập trung cho việc tìm hiểu tỷ giá hối đoái cũng như nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái, bài tiểu luận đã đóng góp chủ yếu: - Hệ thống hóa kiến thức về tỷ giá hối đoái, chế độ tỷ giá ở Việt Nam đồng... tệ giám giá 2.2 Các nhân tố trung và dài hạn Những nhân tố tác động đến cung và cầu hàng hóa trong nước và nước ngoài làm thay đổi và tác động từ từ lên tỷ giá sẽ quyết định xu hướng biến động của tỷ giá Trang 14 trong dài hạn Bao gồm 5 yếu tố sau: Mức giá cả tương đối, Độ mở của nền kinh tế, Tâm lý ưa thích hàng nội hơn hàng ngoại, Thu nhập và Năng suất lao động 2.2.1 Mức giá cả tương đối Hầu như mọi... cứu về nhân tố ảnh hưởng tỷ giá đều có nói đến biến số này Mức giá cả tương đối có ảnh hưởng đến tỷ giá thể hiện ở chỗ: - Khi tỷ lệ lạm phát trong nước tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài làm cho giá hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với giá cả hàng hóa nước ngoài Dẫn đến: + Cầu nhập khẩu hàng hóa đối với trong nước tăng, làm cầu ngoại tệ tăng; còn cầu xuất khẩu hàng hóa đối với... NXB Thống kê 4 Trường ĐH Ngân hàng Tp HCM, năm 2012, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê 5 Trường ĐH Ngân hàng Tp HCM, Thị trường ngoại hối và các thị trường ngoại hối phái sinh lý thuyết và bài tập, NXB Phương Đông 6 Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh,2010,“ Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại” Tài liệu tiếng... ta có quan hệ thanh toán thương mại đối ngoại chặt chẽ làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của Việt Năm Với chế độ tỷ giá đa ngoại tệ, gắn với một rổ ngoại tệ mạnh như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa Thứ ba, từng bước nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam tạo khả năng chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, từ đó sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình... là các nhân tố khác không thay đổi và tỷ giá được yết theo kiểu trực tiếp 2.1 Các nhân tố ngắn hạn Những nhân tố biến động nhanh và tác động trực tiếp lên tỷ giá sẽ quyết định xu hướng vận động của tỷ giá trong ngắn hạn 2.1.1 Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền a) Mức lãi suất của đồng ngoại tệ Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, khi lãi suất của ngoại tệ tăng, làm tăng lợi tức kỳ vọng của tài sản ngoại. .. như Việt Nam thì nó càng mang ý nghĩa sâu sắc Mặc dù bài tiểu luận đã cố gắng đạt được mục tiêu để tìm hiểu về tỷ giá hối đoái và nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái nhưng do thời gian có hạn, số liệu thu thập khá khó khăn cùng với tầm kiến thức chưa đủ sâu rộng nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm mong nhận được những đóng góp từ thầy cùng các bạn trong lớp có quan tâm đến. .. liên ngân hàng quyết định + Trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh theo quy tắc: Tỷ giá kinh doanh = TGBQLNH ( 1 ± 0.0025) - Yếu tố điều tiết bao gồm: + Tỷ giá không được tự do biến động theo quan hệ cung cầu trên Interbank, mà thay vào đó sự biến động chỉ trong giới hạn ±0.25% so với tỷ giá của ngày giao dịch trước đó + Tỷ giá là cố định trong suốt một ngày giao . các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Phạm vi nghiên cứu là tỷ giá hối đoái, các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 1999 đến 2013. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Tỷ. có phân tích định lượng đối với các nhân tố tác động đến tỷ giá của Việt Nam. 6. Tính mới và những đóng góp: Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau thì các nhân tố tác động. hướng biến động từ từ trong dài hạn. Các nhân tố tác động đến tỷ giá bao gồm cả những nhân tố ngắn hạn; các nhân tố trung và dài hạn. Khi phân tích các nhân tố nào đó ảnh hưởng đến tỷ giá, ta quy

Ngày đăng: 25/04/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU

  • PHẦN 2: NỘI DUNG

    • 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái:

      • 1.2 Các loại tỷ giá hối đoái:

      • 1.3 Các chế độ tỷ giá:

      • 1.4 Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái:

      • 1.5 Khái quát chính sách tỷ giá ở Việt Nam:

        • 1.5.1 Thời kỳ 1995 – 1989: tồn tại chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá

        • 1.5.2 Thời kỳ 1989 – 1991: Tỷ giá được nới lỏng để đưa dần các yếu tố thị trường vào cơ chế xác định của tỷ giá

        • 1.5.3 Thời kỳ 1992 – 1997 ( trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực)

        • 1.5.4 Thời kỳ 1997 đến nay

        • 1.6 Thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 1999 đến nay:

        • 2: CÁC TÀI LIỆU, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.

          • 2.1 Các nhân tố ngắn hạn

            • 2.1.1 Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền

            • 2.1.2 Thay đổi trong tỷ giá kỳ vọng

            • 2.1.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hối

            • 2.1.4 Những cú sốc về kinh tế, chính trị , xã hội, thiên tai

            • 2.2 Các nhân tố trung và dài hạn

              • 2.2.1 Mức giá cả tương đối

              • 2.2.2 Độ mở của nền kinh tế

              • 2.2.3 Tâm lý ưa thích hàng nội hơn hàng ngoại

              • 2.2.4 Thu nhập

              • 2.2.5 Năng suất lao động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan