Giữ vững sự cân bằng bằng nội và cân bằng ngoại, thông qua việc điều chỉnh

Một phần của tài liệu tiểu luận môn học kinh doanh đối ngoại phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở VIỆT NAM (Trang 26)

REER không quá xa so với REER cân bằng.

- Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhâp khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.

- Giảm dần chênh lệch giữa REER với tỷ giá hối đoái danh nghĩa, nhằm giảm hiện tượng VND bị định giá quá cao.

5.2 Một só giải pháp, khuyến nghị

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam đã bị đánh giá cao so với các đối tác ngoại thương chính trong giai đoạn năm 2000-2012; điều này chứng tỏ Việt Nam ngày càng giảm sức cạnh tranh của hàng hóa so với các đối tác ngoại thương chính. Nhóm khuyến nghị, cần có sự điều chỉnh giảm lạm phát nhằm nâng cao giá trị của đồng tiền.

Thứ hai, sử dụng những ngoại tệ mạnh trong thanh toán và dự trữ bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán thương mại đối ngoại chặt chẽ làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của Việt Năm. Với chế độ tỷ giá đa ngoại tệ, gắn với một rổ ngoại tệ mạnh như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Thứ ba, từng bước nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam tạo khả năng chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, từ đó sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đố năng động hơn

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là tập trung cho việc tìm hiểu tỷ giá hối đoái cũng như nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái, bài tiểu luận đã đóng góp chủ yếu:

- Hệ thống hóa kiến thức về tỷ giá hối đoái, chế độ tỷ giá ở Việt Nam đồng thời đưa ra những kiến nghị đóng góp cho chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam dựa trên những phân tích định lượng các nhân tố.

- Phân tích một cách có hệ thống các nhân tố tác động đến tỷ giá với những số liệu khá sát thực tế, việc áp dụng các lý thuyết và các mô hình để xét đến mức độ tác động của các nhân tố qua các năm. Ta biết tỷ giá tác động đến hai mục tiêu lớn của nền kinh tế : cân bằng ngoại ( cân bằng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng nội ( cân bằng sản lượng, công ăn việc làm và lạm phát), đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nó càng mang ý nghĩa sâu sắc.

Mặc dù bài tiểu luận đã cố gắng đạt được mục tiêu để tìm hiểu về tỷ giá hối đoái và nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái nhưng do thời gian có hạn, số liệu thu thập khá khó khăn cùng với tầm kiến thức chưa đủ sâu rộng nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm mong nhận được những đóng góp từ thầy cùng các bạn trong lớp có quan tâm đến lĩnh vực này để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm Văn Hà,2010, “ Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”

2. Vũ Quốc Huy, Vũ Phạm Hải Đăng, Nguyễn Thị Thu Hằng,2010, “Sai lệch tỷ giá ở Việt Nam”

3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, năm 2012, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê.

4. Trường ĐH Ngân hàng Tp HCM, năm 2012, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê

5. Trường ĐH Ngân hàng Tp HCM, Thị trường ngoại hối và các thị trường ngoại hối phái sinh lý thuyết và bài tập, NXB Phương Đông

6. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh,2010,“ Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại”

Tài liệu tiếng Anh:

7. Ha Thi Thieu Dao and Pham Thi Tuyet Trinh, 2010, “Fundamenal determinants of Viet Nam’s equilibirium real effective exchange rate and its misalignment”, tải về từ ngày 10/3/2014, từ: www.depocenwp.org

8. James S. J. R. (2010). Determining the Equilibrium Exchange Rate for Jamaica: A fundamentalist approach for deferring time horizons. Research and Economic Programming Division, Bank of Jamaica, tài về từ ngày 10/3/2014, từ: http://www.boj.org

9. Montiel, P. J. (Eds.), 1989. Exchange rate misalignment: Concepts and measurements for developing countries, tài về từ ngày 10/3/2014, từ:

www.nber.org

10.Sebastian Edwards,1988.”Real and Monetary Determinants of Real Exchange Rate Behavior: Theory and Evidence From Developing Countries”, tài về từ ngày 10/3/2014, từ: www.nber.org

11.Sebastian Edwards, 2006. "The Relationship Between Exchange Rates and Inflation Targeting Revisited, tài về từ ngày 10/3/2014, từ: www.nber.org

Và nguồn tham khảo lấy từ :

1. Website chính thức của IMF: http://www.imf.org.

2. Website chính thức của WB: http://www.worldbank.org/. 3. Website Bộ Tài Chính: http://mof.gov.vn/ .

5. Website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/. 6. Website Bộ Kế Hoạch Và Đầu tư http://www.mpi.gov.vn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Website Ngân hàng Á Châu: http://www.acb.com.vn. 9. Website Tổng Cục Thống Kê: http://www.gso.gov.vn.

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Họ và tên: Nguyễn Lan Phương MSSV: 030127111232

Nhiệm vụ: Phần giới thiệu, chương 1, Phần kết luận và thu thập số liệu Excel

Họ và tên: Nguyễn Minh Phương MSSV : 030127111233

Một phần của tài liệu tiểu luận môn học kinh doanh đối ngoại phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở VIỆT NAM (Trang 26)