Miêu tả tâm lý gián tiếp

Một phần của tài liệu con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng (Trang 31)

Nghệ thuật miêu tả tâm lý gián tiếp của nhân vật biểu hiện ở chổ, nhân vật được thể hiện tâm lý của mình thông qua lời của tác giả, hoặc là thông qua việc đối thoại của các nhân vật khác nhau. Trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, xảy ra nhiều cuộc đối thoại, chính những cuộc đối thoại đó, làm cho ta thấy được những mặt tâm lý của nhân vật biểu hiện ra một cách gián tiếp nhưng khá rõ. Giúp ta thấy được con người cô đơn của các nhân vật bao trùm trong tác phẩm. Tâm lý của các nhân vật đã được Tào Tuyết Cần xây dựng thành công trong việc miêu tả qua việc giao tiếp giữa các nhân vật với nhau.

Với Bảo Ngọc, là một con người lúc sinh thời đã cảm nhận mình là một con người luôn bị lạc lõng trong thế giới người. Chàng luôn cảm thấy trống trải khi không có một người thân đáng tin cậy để san sẽ nỗi buồn, làm bầu tâm sự. Điều này thể hiện rõ nhất, khi chàng luôn luôn xem bọn người hầu là tri kỷ, là bạn bè của mình. Đặc biệt với Tập Nhân, Bảo Ngọc không những xem chị ta là người hầu, mà đó còn là người chị, người mẹ của chàng. Sinh thời, chàng đã có một sự khác biệt với mọi người ở trần thế, đó chính là vì viên ngọc. “ Các anh các chị trong nhà không ai có; chỉ mình cháu có, cũng chẳng thú gì. Ngay em Lâm, người đẹp như tiên mà cũng chẳng có, càng biết cái này chẳng quý hóa gì đâu.”. Qua đây ta thấy tâm lý của Bảo Ngọc thể hiện một sự chán nản, một sự không đồng tình với thực tại. Chàng không muốn sự tồn tại của viên ngọc, bởi vì chính nó đã làm cho khoảng cách giữa chàng với mọi người xung quanh khá lớn. Chính vì vậy mà chàng sợ mình sẽ phải sống trong một thế giới của sự cô độc. Một con người thấm đẫm suy tư, nhưng lại cực kỳ si tình, chính vì điều này đã dẫn đến một bi kịch tinh thần khá lớn trong con người này.

Tâm lý gián tiếp giữa các nhân vật được tác giả miêu tả đặc biệt rõ nhất ở Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Từ đây ta thấy được những mặt tích cực trong con người của họ.Trong một đoạn đối thoại giữa Bảo Ngọc với Đại Ngọc ở hồi 32, bằng sự miêu tả tỉ mĩ, tác giả đã cho ta thấy được tâm lý của hai con người này: “Đại Ngọc ngẩn người ra rồi nói: việc gì mà em không yên tâm? Em không hiểu câu nói của anh. Anh nói lại em xem, thế nào là yên tâm với không yên tâm?

Bảo Ngọc thở dài, hỏi:

- quả thực em không hiểu à? Không lẽ lòng anh gắn bó với em từ bấy lâu nay đều là nhầm cả hay sao? Ngay cả tính nết em, anh cũng không biết chiều chuộng. Chả trách ngày nào em cũng vì anh mà bực tức.

Đại Ngọc nói:

- Quả thực em không hiểu câu anh nói yên tâm hay không yên tâm Bảo Ngọc lắc đầu:

- Thôi em đừng giấu anh nữa. Nếu em không hiểu thì không những uổng lòng anh bấy lâu nay, mà còn phụ cả lòng em đối với anh nữa. Chỉ vì em không yên tâm thành ra em đau ốm. Em được khoan khoái một chút, thì bệnh đến nỗi nào ngày càng nặng như thế?

Nghe nói, Đại Ngọc người choáng lên như nghe sét đánh, ngầm nghĩ, mới biết câu ấy thật thấm thía, như moi tự trong gan trong ruột mình ra. Cô ta có hang vạn câu muốn nói, nhưng không nói ra được nửa lời, cứ trừng trừng nhìn Bảo Ngọc. Bấy giờ trong bụng Bảo Ngọc cũng có hang vạn câu muốn nói, nhưng không biết bắt đầu từ câu nào, cũng trừng trừng nhìn Đại Ngọc.”Chỉ một đoạn đối thoại giữa Bảo Ngọc với Đại Ngoc đó thôi, cho chúng ta thấy được hai con người này có những suy nghĩ, những tình cảm giống nhau. Họ buồn và cô đơn giống nhau, nhưng ai cũng có một vạch ngăn của giới hạn tình cảm, họ không được phép thổ lộ. Tuy chỉ qua hình thức đối thoại và lời của tác giả, nhưng chúng ta hoàn toàn hình dung ra được suy nghĩ, tâm lý của hai nhân vật này. Những lời nói của riêng cả Đại Ngọc và Bảo Ngọc đều lộ ra một sự đồng cảm, sự thương xót. Riêng Đại Ngọc, nàng vẫn hiểu những hàm ý mà Bảo Ngọc nói ra nhưng nàng lại cố tỏ vẻ không hiểu, để thử lòng của Bảo Ngọc. Cả hai đều muốn nâng niu giá trị tình yêu đến đỉnh điểm.

Đại Ngọc, một cô gái luôn mang trong mình sự tủi hờn, sự cô quạnh khi không có gia đình ở bên. Bất kì một hoàn cảnh nào, dù có lúc đang trong cuộc vui, nhưng nàng lúc nào cũng suy nghĩ: “Dù có chăng nữa, cũng chẳng có anh em ruột thịt nào lấy hoa, lấy nhung, lấy sương, lấy tuyết chế ra cho tôi. Tôi chỉ có thư hương phàm tục thôi!”. Câu nói của Đại Ngọc với Bảo Ngọc không có gì phải suy nghĩ nhiều, tâm trạng của nàng lúc này bộc lộ rõ nhất. Rồi khi biết tin mình không thể cưới Bảo Ngọc làm chồng vì sự sắp đặt của Phượng Thư, nàng đã thốt lên với Giã Mẫu rằng: “ Bà ơi, bà hoài công thương cháu”, thể hiện một sự tủi thân, từ trước đến giờ nàng cứ tưởng rằng ai cũng thương yêu nàng, nhưng giờ mới vỡ lẽ làm sao, mới đau đớn làm sao khi chính bản thâm nàng lại nhận được một cái kết cục đau đớn đến như vậy.Cái chết của nàng đã minh chứng cho tất cả, minh chứng cho một tấn bi kịch của con người của thời đại.

Tóm lại, qua những lời tác giả viết về nhân vật, cũng như việc nhân vật đối thoại với nhau, với nghệ thuật miêu tả tâm lý độc đáo, Tào Tuyết Cần đã làm bật lên được nỗi buồn sự cơ quạnh đơn độc, những bi kịch đau thương của con người cô đơn trong tác phẩm.

C. KẾT LUẬN

Đọc xong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, chúng ta thấy còn có vô vàn những vấn đề cần phải bàn luận, phân tích. Nhưng đọng lại trong con người chúng ta đó là cả một thế giới của nỗi buồn, của những giọt nước mắt. Thử hỏi có ai đọc xong cuốn tiểu thuyết này, gấp trang sách lại mà có thể không suy nghĩ, không cảm động được không.

Là kiệt tác nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa, Hồng lâu mộng đã mang đến cho biết bao thế hệ độc giả những rung động ngọt ngào, những cái xót xa đau đớn trước cuộc đời của con người. Nghiên cứu đề tài: “Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng” đưa đến cho tôi một cái nhìn sâu sắc về thế giới quan của con người. Đây là một đề tài nhằm nghiên cứu toàn bộ quá trình trải dài của các nhân vật, mà điển hình nhân vật ở đây là những con người cô đơn. Cứ tưởng rằng, con người cô đơn trong tiểu thuyết chỉ có mỗi mình Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, nhưng bên cạnh đó còn có hàng vạn con người, họ sống trong cô đơn. Mỗi con người đều có một sự cô đơn khác nhau, vì vậy nó đã làm phong phú thêm cho đề tài này rất nhiều.Cái cô đơn mà những con người trong Hồng lâu mộng gặp phải đó là: Cô đơn do thân phận số phận của chính bản thân mình, những thân phận đó đâu chỉ là của những tầng lớp quý tộc mà nó còn là thân phận của tầng lớp a hoàn, người hầu. Cái cô đơn đó còn được thể hiện qua cái bi kịch tình yêu đau đớn của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, bi kịch của những con người khao khát dược sống được yêu của Tình Văn, Tư kỳ, Vưu Tam Thư…Rồi cái cô đơn của con người như Tiết Bảo Thoa và Lý hoàn vì quá trung thành với lý tưởng đạo đức phong kiến mà nhận được bi kịch suốt cả cuộc đời. Rồi vì mong muốn thoát ra khỏi sự áp dặt, sự hà khắc trong lễ giáo, phép tắc của giai cấp thống trị, chế độ quan liêu, thi cử mà một con người như Giả Bảo Ngọc lại phải hứng chịu một cuộc đời bị xem là đứa con phản nghịch… Tất cả những vấn đề đó đã làm cho những con người nơi đây, họ được sống, nhưng lại sống trong đau khổ, trong nỗi giằn vặt của cuộc đời. Thương thay cho con người, số phận của tiểu thư Lâm Đại Ngọc, khi không tận mắt chứng kiến cái chết của nàng, nhưng phần nào bằng trái tim đồng cảm của con người, ta thấy xót xa cho một số phận bạc bẽo như vậy. Bi kịch mà những con người trong Hồng lâu mộng nhận được đều là cái chết của tang tóc, nếu tồn tại thì là cái tồn tại của sự hủy diệt, sự tồn tại không có lý tưởng, không có mục đích.

Với đề tài “Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, nghiên cứu sâu về mặt nội dung, bên cạnh đó nói lên được sự tài tình trong việc xây dựng con người cô đơn của Tào Tuyết Cần, đó là một sự tinh tế, tài hoa của tác giả. Nghiên cứu

đề tài này, cũng là một bước để phân tích lại, nhìn lại đời sống của những con người phải sống trong một cái xã hội phong kiến mục rỗng của xã hội phong kiến. Lên án tố cáo, những việc làm đồi bại, những mâu thuẫn xã hội sâu sâu sắc của giai cấp phong kiến đang dần tan biến theo thời gian.

Một phần của tài liệu con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w