0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thời gian nghệ thuật và con người cô đơn

Một phần của tài liệu CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG (Trang 27 -27 )

Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức như sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác,… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm nhận của con người trong thế giới sống. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. [5;85].

Hồng lâu mộng phản ánh cuộc sống của phủ Giả trong vòng gần tám năm. Trong gần tám năm này có biết bao nhiêu thăng trầm, buồn vui, có sự mất mát, ra đi của không biết mấy con người, có sự hưng thịnh rồi suy tàn của gia đình phủ Giả. Tất cả đều được đo bằng thời gian. Thời gian trong tác phẩm được đánh dấu bằng các mùa, bằng sự gặp gỡ, chia ly của những con người, bằng cái chết. Thời gian nghệ thuật gắn liền với những số phận của những con người cô đơn. Họ muốn thời gian trôi nhanh hơn nữa. Đối với con người cô đơn như Bảo Ngọc, chàng không thích sống cuộc sống hiện tại mà thường xuyên quay về quá khứ. Đối với chàng, quá khứ là thời kỳ vàng son, thời kỳ vui vẻ của mọi người. Sống ở hiện tại, Bảo Ngọc đã phải trải qua thời gian đau đớn, trải qua nhiều cái bi lụy của cuộc đời. Với Đại Ngọc, thời gian nàng được sống một quãng đời hạnh phúc có lẽ không có, trong suốt thời gian từ khi nàng sinh ra cho đến khi lớn lên đều phải

sống với tủi nhục, cô quạnh. Đại Ngọc thường cô đơn về đêm, hoặc những khi vào buổi chiều tối. Đó là những khoảnh khắc vắng người, một mình, thời gian lúc này nói lên sự cô quạnh và nó cũng chi phối tâm trạng của con người lúc này.

Thời gian trong tiểu thuyết trải dài trong tâm trạng, nó cũng có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nếu như những năm đầu, con người nơi đây được sống vui vẻ trong vườn Đại Quan thì sau một thời gian, họ lần lượt rời đi. Nghênh Xuân, Thám Xuân lấy chồng, Tích Xuân theo cửa Phật, Đại Ngọc thì chết, Bảo Thoa chuyển ra ngoài ở… Bảo Ngọc tiếc thương cái quá khứ được cùng các chị em làm thơ, thưởng nguyệt, hái hoa, xem kịch… Có nhiều dạng thời gian trong tác phẩm. Có kiểu thời gian lớn được đánh dấu là sự hưng vong của phủ Giả trải dài gần tám năm, số phận của các chị em trong vườn Đại Quan; kiểu thời gian nhỏ hơn là thời gian theo mùa (xuất hiện mưa, tuyết ở mùa đông khi Bảo Ngọc đến thăm Đại Ngọc, thời tiết đẹp của mùa xuân, mùa thu khi diễn ra các bữa tiệc, các buổi tổ chức thi thơ ở vườn Đại Quan,…); thời gian nhỏ hơn nữa là thời gian từ ngày này qua ngày khác; cuối cùng là thời gian trong ngày. Những con người trong tiểu thuyết họ cảm nhận thời gian đang trôi đi là một khoảng thời gian vô vị, bởi vì ở đây họ không tìm thấy niềm vui, mà thời gian dài đằng đẵng với biết bao đau khổ. Bảo Ngọc mong cho thời gian trôi nhanh để mình nhanh lớn, để được thể hiện tình yêu với Đại Ngọc. Rồi cũng có lúc chàng tiếc nuối quá khứ, vì cái hiện tại mà sau này chàng sống, hết sức bi lụy khi những người mà chàng yêu thương nhất lần lượt ra đi. Bảo Ngọc tiếc nuối quá khứ, chán ghét thời gian hiện tại và không muốn nghĩ đến tương lai, anh ta chỉ mong chết đi cho kết thúc cuộc đời này:“Bảo Ngọc khóc nghẹn ngào không ra tiếng, im lặng giờ lâu mới nói:Giờ đây không thể sống được nữa! Chị em mỗi người tan tác mỗi nơi. Em Lâm đã thành tiên, chị lớn đã chết, hàng ngày không được ở với nhau một chỗ, thế cũng đành. Chị Hai thì gặp phải cái thằng bậy bạ không ra người. Nay em Ba lại đi lấy chồng xa, không sao gặp mặt được nữa! Cô Sử thì không biết sẽ phải đi đâu? Em Tiết thì đã có nhà chồng. Bấy nhiêu chị em, chẳng nhẽ không để một ai ở nhà sao? Còn lại một mình tôi để làm gì?”. Chàng cảm thấy cô đơn, trống trải hơn khi chỉ còn lại mỗi mình mình, cái tuyệt vọng đó thật đáng thương, bi ai đến nhường nào. Hay đây là một đoạn, Bảo Ngọc suy nghĩ có nhắc đến yếu tố thời gian: “Cứ thể này, ngày này qua ngày khác, mình khó mà sống nổi. Tại sao người ta sinh ra con gái cứ lớn lên lại phải lấy chồng? Khi đã lấy chồng thì hình như biến thành một con người khác. Em Sử như thế, lại bị chú ép gả cho người ta. Sau này cô ta có gặp mình sẽ không nhìn ngó gì đến nữa. Ta nghĩ một con người mà đã đến lúc không ai nhìn đến thì còn sống làm gì!”. Thực chất, với suy nghĩ của con người Bảo Ngọc ta thấy còn rất trẻ con, nhưng trong đó tồn tại một cái gì của một nỗi buồn, vì chàng không muốn ai rời xa mình cả. Đây là những suy nghĩ của Bảo Ngọc về cuộc sống, về số phận của con người có liên quan đến yếu tố thời gian.

Qua sự vận động của thời gian, những con người nơi đây đã cảm nhận được sự thay đổi của cuộc sống của con người. Thông qua những đoạn suy nghĩ như trên, ta thấy con người này luôn ý thức được sự trôi chảy của thời gian, nhân vật luôn nuối tiếc quá khứ, không muốn sống với cuộc sống hiện tại, lẩn tránh hiện thực cuộc sống.

Một phần của tài liệu CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG (Trang 27 -27 )

×