1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

117 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 660,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết của Quốc hội khoá 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nhấn mạnh: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn kỹ năng thực hành; năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh”.[18; Tr1] Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu nêu trên đòi hỏi một sự triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực: xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị giáo dục. Không thể coi nhẹ bất kỳ nhiệm vụ nào trong các lĩnh vực kể trên, tuy nhiên có thể nói nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức thành công việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đó là vì, chính nhà giáo chứ không ai khác có trách nhiệm đưa các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đến với lớp học, đem lại cho các em kỹ năng thực hành, năng lực tự học, tính năng động và sáng tạo, tư cách và trách nhiệm công dân mà công cuộc CNH, HĐH đất nước đang trông chờ ở tuổi trẻ ngày nay. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, để kịp triển khai việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đã định, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên mang tính ưu tiên, vừa cấp bách vừa lâu dài. Bản chất của việc bồi dưỡng giáo viên là việc học suốt đời, tức là người giáo viên phải lấy tinh thần tự học là chính, thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, theo đuổi việc học suốt đời. Tuy nhiên, trong bồi dưỡng giáo viên để 1 thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhất thiết phải có bước “bồi dưỡng ban đầu” làm cơ sở cho bồi dưỡng tiếp tục. Bước bồi dưỡng ban đầu này được thực hiện qua các giáo viên cốt cán. Theo một nghĩa nào đó, giáo viên cốt cán là giáo viên của các giáo viên trong trường học của mình; họ vừa có trách nhiệm làm cho đội ngũ giáo viên nhà trường hiểu được và làm được theo các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, vừa là người tiên phong, mẫu mực, lôi cuốn mọi người trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Vì vậy, nếu theo Điều 15 - Luật Giáo dục năm 2005, “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”[17; Tr15] thì chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán góp phần quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Triển khai Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá 10, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán các tỉnh trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Các báo cáo tổng kết cho thấy công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán đã thu được những kết quả tích cực và là một đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lý giáo dục đã có những nghiên cứu, đánh giá về công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về chất lượng bồi dưỡng GVCC trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông còn rất thiếu. Đây là lĩnh vực nghiên cứu rất đáng quan tâm vì tính thực tiễn của nó. Phạm vi nghiên cứu cũng rất rộng theo vùng, miền và đa dạng theo cấp 2 học. Do những giới hạn về điều kiện thực hiện và phạm vi của luận văn, đề tài sẽ chỉ khoanh lại trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông và ở một tỉnh trung du, cụ thể là Vĩnh Phúc. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phóc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đÒ xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán đáp ứng chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng GVCC THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề đặt ra được nghiên cứu tại 4 trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thí điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đó là: THPT Yên Lạc, THPT Yên Lạc 2, THPT Bán công Phạm Công Bình, THPT Bán công Yên Lạc. 5. Giả thuyết khoa học Thành công của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, ở nước ta, việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện trong bối cảnh giáo viên tại ngũ cũng như giáo 3 viên mới ra trường chưa được chuẩn bị về năng lực cần thiết (năng lực ở đây được hiểu là kiến thức, kỹ năng, thái độ). Điều kiện cũng không cho phép bồi dưỡng đồng loạt mọi giáo viên. Biện pháp bồi dưỡng GVCC là biện pháp thực tế khả thi trên cơ sở chấp nhận một giả định là GVCC sẽ là lực lượng đem lại những thay đổi cần thiết (về kiến thức, kỹ năng, thái độ) cho toàn bộ đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng giáo viên cốt cán. 6.2. Tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng GVCC THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông . 6.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVCC đáp ứng chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp; phân loại hệ thống lý thuyết để tiến hành tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ về những vấn đề lý luận có liên quan đến bồi dưỡng giáo viên. Tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học, các văn bản, có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng giáo viên cốt cán trong các trường THPT. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra viết * Điều tra thu thập số liệu bằng các phiếu, biểu mẫu thống kê về công tác bồi dưỡng GVCC. 4 * Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của Ban giám hiệu, giáo viên cốt cán nhằm tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng GVCC trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên cốt cán về bồi dưỡng giáo viên . 5 8. Dự kiến cái mới của đề tài Bước đầu chỉ ra một số bất cập, nguyên nhân của bất cập và các yếu tố tác động đến chất lượng trong việc bồi dưỡng GVCC THPT. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVCC THPT trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Hiện trạng công tác bồi dưỡng GVCC THPT trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phóc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1.1. Khái niệm chương trình giáo dục phổ thông 1.1.1.1. Khái niệm chương trình giáo dục Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chương trình giáo dục. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà giáo dục đã cho rằng: “Chương trình giáo dục gồm toàn bộ kiến thức của các môn học. Chương trình giáo dục là một hệ thống các môn học cần phải có để được tốt nghiệp hoặc được cấp chứng nhận đã học xong một ngành học”.[29] Vào năm 1924, chuyên gia Bobbitt đã đưa ra một cái nhìn khác về khái niệm chương trình giáo dục: “Chương trình giáo dục là một chuỗi những kinh nghiệm nhà trường phát triển nhằm giúp học sinh tăng cường tính kỉ luật, phát triển năng lực tư duy và hành động. Chương trình giáo dục gồm tất cả những gì mà người học cần có được từ một khoá học nhằm đạt được các mục đích và mục tiêu của nó. Chương trình giáo dục được xây dựng theo kiểu khung lí thuyết và nghiên cứu hoặc những thực tiễn nghề nghiệp trong quá khứ hay hiện tại”.[29] Đến những năm 50 của thế kỷ 20, người ta đã nhìn nhận về chương trình giáo dục rộng hơn chứ không bó hẹp ở nội dung học hay kinh nghiệm của học sinh. Mét trong những định nghĩa chứng tỏ sự thay đổi trong cách nhìn nhận về chương trình giáo dục của các tác giả đó là: “Chương trình giáo dục không chỉ quan tâm đến những gì học sinh phải làm trong quá trình học tập, mà còn là những gì họ sẽ học được từ những việc làm đó. Chương trình giáo dục quan tâm đến kết quả cuối cùng. Nó là những hoạt động học tập được hoạch định và chỉ đạo bởi nhà trường nhằm giúp người học phát triển năng lực cá nhân và xã hội một cách liên tục”.[29; Tr18] 7 Từ thực tiễn phát triển giáo dục ngày nay, có thể thống nhất cách hiểu về khái niệm chương trình giáo dục như sau: “Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, các cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra”.[29; Tr21] 1.1.1.2. Chương trình giáo dục phổ thông Từ khái niệm chương trình giáo dục ở trên kết hợp với quy định về chương trình giáo dục trong Luật Giáo dục, cho phép chúng ta định nghĩa chương trình giáo dục phổ thông là: “Sự trình bày có hệ thống những vấn đề chung, chương trình các môn học và cấp học, thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi cấp học từ giáo dục tiểu học đến giáo dục trung học phổ thông”. Trong bản luận văn này đề cập tới giáo dục cấp trung học phổ thông. 1.1.2. Lý do phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Tháng 12 năm 1986, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới giáo dục toàn diện, trong đó có nhiều nội dung tập trung vào chỉ đạo, thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển đổi của đất nước sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, giáo dục và đào tạo nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, mạng lưới trường lớp, hình thức đào tạo, hệ thống giáo dục quốc dân dần được hoàn thiện, nội dung chương trình - sách giáo khoa được cải tiến. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập: tư duy giáo dục chậm đổi mới, chậm phân cấp quản lý, tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực, giáo dục còn mang nặng bệnh thành 8 tích và đặc biệt chất lượng giáo dục còn thấp, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lạc hậu… Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam, vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông giữ vai trò then chốt. Những lý do cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: - Để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đó là những người có ý thức trách nhiệm, có lòng yêu nước, có lòng nhân ái, có năng lực hợp tác, cạnh tranh và giải quyết vấn đề… Những kĩ năng, phẩm chất yêu cầu trên là những nội dung cơ bản của mục tiêu giáo dục, trước hết là của nhà trường phổ thông. - Trong thời buổi bùng nổ của khoa học - công nghệ, người học không chỉ cần có những tri thức dưới dạng có sẵn, mà cần có năng lực khai thác, chiếm lĩnh, năng lực hoạt động độc lập. Tuy nhiên, nhà trường phổ thông không thể trang bị hết những kĩ năng, năng lực đó. Đó là một yêu cầu cơ bản của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Chương trình, sách giáo khoa các nước trên thế giới ngày càng tiến bộ cho nên nhu cầu phải hoà chung với xu thÕ phát triển hiện đại buộc chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam phải được đổi mới. Cần hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng học tập nặng nÒ, nặng lý thuyết, không coi trọng thực hành, vận dụng. Chương trình giáo dục phổ thông nước ta cần được đổi mới để bắt kịp với xu thế tiến bộ trong giáo dục thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhấn mạnh giữ gìn bản sắc dân tộc, tập trung vào những kĩ năng cơ bản, thiết thực, hình thức tổ chức dạy học, cách học. Như 9 vậy, căn cứ vào những cơ sở trên, có thể thấy rằng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu cần thiết và phù hợp. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là quá trình đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình từ quan niệm cho đến các quy trình kỹ thuật. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội. Giúp học sinh phát triển toàn diện, dựa trên bốn năng lực chủ yếu: - Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp. Cụ thể là dám nghĩ, dám làm, năng động trong cuộc sống, có khả năng ứng dụng sự hiểu biết của bản thân vào thực tiễn. - Năng lực sáng tạo, có thể ứng phó với những thay đổi trong cuộc sống biểu hiện ở tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập, lao động, biết đặt và giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống. - Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và cuộc sống. Cụ thể là có lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội; biết làm việc tập thể có tổ chức, phân công, hợp tác. - Năng lực tự khẳng định bản thân, tự lực trong học tập và cuộc sống, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống học tập và lao động của bản thân; 10 [...]... sp xp cỏc yu t ny vo trong ba thnh phn c bn v cht lng ca mt c s giỏo dc trờn nn hon cnh c th (C.I.P.O): Đầu vào (Input) - Môi trờng đảm bảo - Nguồn lực thoả đáng - Chơng trình giáo dục thích hợp Quá trình (Process) - Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực - Hệ thống đánh giá thích hợp - Hệ thống quản lí dân chủ Đầu ra (Outcome) - Người học khoẻ mạnh, có động cơ học tập - Giáo viên thành thạo nghề... quan n vn nghiờn cu trong ú cú mt ni dung quan trng l xut mụ hỡnh C.I.P.O v cht lng bi dng giỏo viờn Nhng vn ó trỡnh by l c s tỏc gi nghiờn cu hin trng, ỏnh giỏ cụng tỏc bi dng giỏo viờn ct cỏn, ng thi xut: Mt s bin phỏp nõng cao cht lng bi dng giỏo viờn ct cỏn THPT tnh Vnh Phỳc trong vic thc hin i mi chng trỡnh giỏo dc ph thụng 32 Chng 2 HIN TRNG CễNG TC BI DNG GVCC THPT TRONG VIC THC HIN I MI... ln trong hc tp, rốn luyn nõng cao trỡnh chuyờn mụn nghip v ca giỏo viờn Cụng tỏc bi dng giỏo viờn giỳp cho nh giỏo t hon thin chớnh mỡnh, khụng b lc hu, nm bt thụng tin trong tin trỡnh i mi giỏo dc, giỳp cho nh giỏo tớch cc i mi phng phỏp dy hc, nghiờn cu la chn phng phỏp ging dy phự hp vi tng mụn hc, s dng thnh tho cỏc thit b dy hc, ng dng cụng ngh thụng tin trong son ging, hng dn hc sinh hc tp, trong. .. dc trong ngõn sỏch nh nc.[29] 1.3.2 Cht lng bi dng giỏo viờn Vi cỏch tip cn nờu trờn v cht lng giỏo dc, cú th khng nh: Cht lng bi dng giỏo viờn l s phự hp vi mc tiờu ca cụng tỏc bi dng giỏo viờn ó c ra Cht lng bi dng giỏo viờn c nhỡn nhn da trờn vic trỡnh chuyờn mụn, nghip v ca giỏo viờn c nõng cao, nng lc v phm 28 chất ngh nghip, trỡnh s phm vng vng, ỏp ng c mc tiờu ca cụng tỏc bi dng giỏo viờn Trong. .. dc - Tụn trng v thu hỳt c cng ng cng nh nn vn hoỏ a phng trong hot ng giỏo dc - Cỏc thit ch, chng trỡnh giỏo dc cú ngun lc thớch hp, tho ỏng v bỡnh ng (chớnh sỏch v u t) Nhng yu t ny cú th c xem xột kt hp trong một khung gm 4 thnh phn c bn ú l: - Cht lng u vo: (I) - Cht lng quỏ trỡnh: (P) 30 - Cht lng u ra: (O) Cỏc thnh phn ny cn c xem xột trong mt hon cnh (C) c th ca nh trng/c s giỏo dc Cht lng ca... kinh t, chớnh tr Hn th na, ngi hc vi trỡnh ngy cng cao thỡ yờu cu h t ra cho ngi dy cng ũi hi ngi giỏo viờn c bi dng nõng cao trỡnh , cp nht thụng tin, hon thin phm cht v nhõn cỏch ca mỡnh Bi dng giỏo viờn cú tm quan trng c bit v cú ý ngha quyt nh vic nõng cao cht lng i ng giỏo viờn núi riờng, cht lng giỏo dc núi chung Thc hin bi dng l nhim v c tin hnh trong sut quỏ trỡnh cụng tỏc ca ngi giỏo viờn Bi... (Outcome) - Người học khoẻ mạnh, có động cơ học tập - Giáo viên thành thạo nghề nghiệp Hoàn cảnh (Context) - Cộng đồng cùng tham gia giáo dục với thái độ ủng hộ hoặc chỉ trích cụ thể - Bối cảnh văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của địa phơng nơi có cơ sở giáo dục 1.3.3.2 Cỏc yu t c bn ca cht lng bi dng giỏo viờn theo mụ hỡnh C.I.P.O Mụ hỡnh C.I.P.O khụng phi ch ỳng cho mt c s giỏo dc Cú th... giỏo viờn cn c xem xột trong hon cnh thc t v mụi trng c th (C) ca tin trỡnh bi dng giỏo viờn Trong lun vn ny mụ hỡnh C.I.P.O k trờn s c s dng nh cụng c ch yu tip cn mt cỏch cú h thng i vi mc ớch nghiờn cu ó ra Kt lun chng 1 i mi chng trỡnh giỏo dc ph thụng l ch trng ca Nh nc, ton ngnh v ton xó hi, nhm nõng cao cht lng giỏo dc ton din, ỏp ng s nghip Cụng nghip hoỏ - Hin i hoỏ t nc Trong ú, cụng tỏc bi... hoc ỏnh giỏ ca ng nghip trong nhúm 1.2.5 Bi dng giỏo viờn ct cỏn 1.2.5.1 Khỏi nim giỏo viờn ct cỏn 1.2.5.1.1 Giỏo viờn ct cỏn Ct cỏn l ngi hoc b phn lm nũng ct trong mt t chc, mt phong tro xó hi, chớnh tr, vn hoỏ [25; Tr206] Vớ d: lc lng ct cỏn Vai trũ ct cỏn ca giỏo viờn trong s nghip giỏo dc Nh vy, giỏo viờn ct cỏn l nhng ngi cú nng lc, uy tớn chuyờn mụn, úng vai trũ ch cht trong cỏc c s giỏo dc,... B Giỏo dc v o to quy nh: i mi phng phỏp dy hc, s dng thit b dy hc, ng dng cụng ngh thụng tin trong dy hc, hng dn hc viờn s dng phn mm v khai thỏc thụng tin trờn mng, hng dn hc viờn thit k thi trc nghim cú lp ma trn, gii ỏp thc mc v cỏc vn khú v mi trong sỏch giỏo khoa Phng phỏp c s dng trong bi dng nõng cao nng lc cho giỏo viờn ct cỏn v i mi phng phỏp dy hc c vn dng linh hot v hp lý t xõy dng, thit . và thực trạng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phóc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đÒ xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên. chọn đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông . 2. Mục đích nghiên. cán. 6.2. Tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng GVCC THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông . 6.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVCC đáp

Ngày đăng: 23/04/2015, 00:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w