Tổ chức giao thông trong đơn vị ở

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng và phát triển đo thị (Trang 51)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐƠN VỊ Ở

4.5.2.4. Tổ chức giao thông trong đơn vị ở

Giao thông trong đơn vị ở gồm các thành phần chính như sau:

- Đường ô tô – xe máy: Là đường giao thông cơ giới tiếp cận với tất cả các công trình nhà ở và công trình công cộng trong đơn vị ở. Hệ thống đường cơ giới hình thành các tuyến đường chính, phụ như sau:

Bảng 4.7. Các loại giao thông cơ giới trong đơn vị ở

STT Loại đường Lộ giới (m) Vị trí, tính chất

1 Đường chính 16 Là đường kết nối với giao thông đô thị bên ngoài dẫn vào trung tâm khu ở.

Là đường nối liền các nhóm ở, nối các nhóm ở với trung tâm ở, là đường giới hạn của các nhóm ở.

thành các cụm ở và tiếp cận đến các công trình nhà ở và công trình công cộng.

3 Đường nhóm nhà 8 Là đường nội bộ bên trong các cụm nhà ở nhỏ như nhà liên kế, biệt thự

- Đường đi bộ - xe đạp: với các trục đường xe cơ giới, có thể bố trí làn riêng cho xe đạp, và lề đường dành cho người đi bộ. Trong đơn vị ở, có thể tổ chức các tuyến trục cảnh quan liên kết các nhóm nhà và khu trung tâm. Trên các tuyến cảnh quan này, có thể tổ chức đường xe đạp kết hợp đường đi bộ và mảng xanh tạo nên đặc thù riêng cho đơn vị ở.

- Bãi xe: Các công trình công cộng, các nhà ở chung cư cần phải bố trí bãi đỗ xe cho công trình. Trong trường hợp không thể bố trí chỗ để xe con trong các nhà thì phải bố trí các nhà chứa xe con (ga ra) ở cuối các đoạn đường bên cạnh lối quay xe cuối đường trong đơn vị ở.

Hình 4.19. Chỗ quay xe và bãi đỗ xe trong khu ở

Nguyên tắc tổ chức: đảm bảo thuận lợi trong sử dụng cả hai loại đường trên đồng thời

không chồng chéo lên nhau. Đường ô tô phải tiếp cận tới từng công trình, đường đi bộ phải liên hoàn qua các khu chức năng của đơn vị ở, bãi xe phải bố trí hợp lý.

Giải pháp bố trí: Có nhiều hình thức bố trí đường trong đơn vị ở:

- Hệ thống thòng lọng: Đường ô tô đi vòng sâu vào trong đơn vị ở và từ đường vòng đó có các nhánh đường cụt vào các cụm nhà và nhóm nhà.

- Hệ thống đường vòng chạy xung quanh đơn vị ở xóm giềng.

Hình 4.19. Các hệ thống giao thông trong đơn vị ở

a) Hệ thòng lòng ; b) Hệ đường vòng ; c,d) Hệ cài răng lược 1. Giao thông bộ ; 2. Giao thông cơ giới

Trên thực tế, các hình thức bố trí đường đã nêu tuy có ưu điểm lớn là giao thông trong đơn vị ở được tách biệt rõ ràng, giao thông cơ giới và đường đi bộ không chồng chéo nhau, nhưng có nhược điểm là cản trở sự gắn kết các khu chức năng trong đơn vị ở, hạn chế sự đi lại bằng hệ thống giao thông nội bộ trong đơn vị ở.

Trong mô hình đơn vị ở mới “Neighbourhood TOD”, mạng lưới giao thông dạng tia để các đường nội bộ hướng vào trung tâm công cộng của đơn vị ở, trung tâm này nằm sát trung tâm thương mại nằm trên trục chính đô thị, đồng thời tăng cường thêm các giao thông liên kết giữa đơn vị ở với đô thị, và giữa các đơn vị ở với nhau. Đây là mô hình được áp dụng khá phổ biến hiện nay, đồng thời khi vận dụng trên thực tế, hệ thống giao thông thường theo cấu trúc hỗn hợp.

Khu đô thị Đặng Xá – Hà Nội gồm 2 đơn vị ở, có đường vòng bên trong giới hạn khu đất trường học, cây xanh

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng và phát triển đo thị (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)