4.1.LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng và phát triển đo thị (Trang 38)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐƠN VỊ Ở

4.1.LÝ LUẬN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠ

Quan điểm Quy hoạch đô thị hiện đại của Le Corbusier (1887-1965)

Le Corbusier là kiến trúc sư tiên phong của trào lưu kiến trúc hiện đại, ông xác định “ Nhà là cái máy để ở”, ông coi “điều kiền ở, lao động, nghỉ ngơi và đi lại bằng ô tô và đi bộ của con người là chức năng cơ bản của thành phố”. Ông coi quy hoạch đô thị là một công việc có tầm quan trong chiến lược văn minh nhân loại. Ông phê phán kiểu xây dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện tại, muốn thực hiện một cách xây dựng có quy luật, có trật tự, chủ trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hóa, đề cao nguyên lý: “Hình học là bản thể, là cái tinh túy của kiến trúc”, “Thành phố sẽ chết nếu không có hình học”, …

Năm 1925, Le Corbusier đề xuất phương án cải tạo một phần trung tâm thành phố Paris 3 triệu dân được gọi là phương ấn quy hoạch VOISIN. Trong phương án này, ông bố trí các công trình cao 66 tầng tập hợp thành cụm ở trung tâm nằm trong dải cây xanh lớn, xung quanh khu vực nhà nhiều tầng là khu vực nhà ở ít tầng hơn (8 tầng) được tổ chức theo hình thức chuỗi không liên tục với mật độ 300 người/ha.

Hình 4.1. Phương án VOISIN năm 1925

Phương án thiết kế mở rộng thành phố Angie theo hệ thống dải công trình liên tục năm 1930. Đó là công trình cao 10 tầng kéo dài như một bức tường thành dọc bờ biển Địa Trung Hải. Phương án này được Le Corbusier nghiên cứu thực hiện vào những năm 1941 – 1944 và được gọi là thành phố công nghiệp, rất giống với thành phố dải của Milutin đề cập năm 1930 cho thành phố Volgagrat.

Năm 1943, Le Corbusier đã đề cập đến dải thành phố trên toàn châu Âu “Cité linéaire industrielle”.

Mặc dù ý đồ không thực hiện, Le Corbusier đã cung cấp cho lý luận quy hoạch đô thị thế giới một tầm nhìn mới, đặc biệt là trong quy hoạch xây dựng các thành phố lớn. Trong các phương án của ông nổi bật quan điểm sáng tác các công trình quy mô lớn có tính tập thể cao, về nội dung sử dụng công trình cũng như về tổng thể quy hoạch thành phố có sự phối hợp chặt chẽ.

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng và phát triển đo thị (Trang 38)