QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐƠN VỊ Ở
4.2.LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THEO ĐƠN VỊ 4.2.1.Đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry
4.2.1. Đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry
Quan niệm tổ chức khu ở thành phố theo các đơn vị ở được đề cập tới trong cuộc thi tuyển thiết kế quy hoạch ở Chicago năm 1916 và đã được Clarence Perry (người Mỹ) phát triển hoàn chỉnh hơn năm 1923.
Lý luận ĐVOLG của Perry đề xuất dựa vào mối quan hệ cơ bản nhất của cộng đồng khu vực: chức năng phục vụ giáo dục. Trường học là một thành phần quan trọng của việc giáo dục công cộng ở ĐVOLG.
Theo Perry, ĐVOLG có quy mô đủ lớn để có thể đặt ở đó một trường học phổ thông cơ sở có quy mô khoảng 1.000 – 1.200 học sinh với bán kính phục vụ không quá ¼ dặm Anh (400m).
Perry quan niệm thành phố là tập hợp của nhiều đơn vị ở nhỏ và là đơn vị láng giềng được chọn là đơn vị cơ sở. Mỗi một đơn vị ở là một cộng đồng dân cư nhỏ phù hợp với điều kiện và quan hệ xã hội, được trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của người dân đô thị. Quy mô dân số của đơn vị ở xác định dựa vào quy mô của trường PTCS, có quy mô 1000 học sinh tương đương 5000-6000 dân.
Đường giao thông cơ giới không được đi xuyên qua đơn vị để bảo đảm điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và trẻ em đi lại an toàn. 1/10 diện tích đơn vị được dành để trồng cây xanh.
Hình 4.2. Sơ đồ quy hoạch đơn vị ở của C.Perry
Quan niệm xây dựng thành phố theo đơn vị của C.Perry được phổ biến rộng rãi và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới như thành phố Harlow ở Anh, KTS F.Giberd thiết kế & xây dựng năm 1944 theo quan điểm tổ chức thành các đơn vị tiểu khu nhà ở.
Quy hoạch đô thị dựa trên cơ sở của các đơn vị tiểu khu và khu nhà ở đã được phát triển và xây dựng một cách hoàn hảo ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu cũ với đầy đủ nội dung phục vụ phù hợp với tính chất tập thể của cuộc sống mới.
Hình 4.4. Các sơ đồ cấu trúc đô thị tầng bậc với tiểu khu nhà ở là đơn vị cơ sở tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô cũ