Theo báo cáo thống kê của Phòng Giỏo dục - Đào tạo huyện QuảngXương - tỉnh Thanh Hóa thì chất lượng giáo dục tiểu học ngày một nâng lênsong trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong quản
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục - đào tạo nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng
có tính quyết định - hoàn thành việc đổi mới giáo dục phổ thông theo tinhthần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉthị 14 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện cuộc vận động “hai khụng” nhằmnâng cao chất lượng dạy học Một vấn đề được đặt ra: “để thực hiện đượcmục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạođức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Luật Giáo dục 2005) thì chất lượng đào tạo các cấp học, ngành học ra sao?Đây là yêu cầu cơ bản quan trọng phù hợp với chủ trương chuẩn hoá - hiệnđại hoá nền giáo dục của Đại hội Đảng lần thứ IX, góp phần tạo nên chấtlượng ngày càng cao của giáo dục phổ thông nói chung và GDTH nói riêng
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng có ý ảnh hưởng sâu sắc đến cảquá trình giáo dục của các bậc học, cấp học sau này Bậc học này có nhiệm vụgiúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn vàlâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để họcsinh tiếp tục học trung học cơ sở Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho họcsinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹnăng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thânthể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về âm nhạc, mỹ thuật Để nâng caochất lượng giáo dục tiểu học cần có các điều kiện chủ quan và khách quankhác nhau nhưng trong đó công tác quản lý chất lượng là hết sức quan trọng.Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất
Trang 2lượng giáo dục học sinh, đặc biệt là chất lượng văn hóa Tại hội nghị Trungương 6 - khóa IX của Đảng đã đề ra giải pháp là: “đổi mới cơ bản công tácquản lý giáo dục”
Quản lý chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) làmột trong những xu hướng tiếp cận hiện đại và mang lại hiệu quả cao cho cácnhà quản lý trong đó có quản lý giáo dục Tuy nhiên mô hình quản lý này mớichỉ được vận dụng vào trong công tác quản lý các doanh nghiệp trên lĩnh vựckinh tế còn đối với giáo dục - đào tạo mô hình này còn chưa được phổ biếnrộng rãi Các định hướng cải cách giáo dục gần đây mà chúng ta đã và đangthực hiện đều ít nhiều mang hơi hướng triết lý TQM Các cơ sở giáo dục hiệnnay đang tập trung xây dựng quản lý chất lượng theo mô hình quản lý nàynhưng chủ yếu tập trung ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
Theo báo cáo thống kê của Phòng Giỏo dục - Đào tạo huyện QuảngXương - tỉnh Thanh Hóa thì chất lượng giáo dục tiểu học ngày một nâng lênsong trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý chất lượng học sinh.Đặc biệt, trong điều kiện thực hiện sự chỉ đạo của Bộ về việc không thi tốtnghiệp tiểu học thì việc quản lý chất lượng học tập của học sinh càng phảiđược quan tâm Nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh các lớp cuốicấp Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này một cách có
hệ thống để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáodục học sinh
Xuất phát từ lý do nêu trên, tụi đó chọn đề tài khoa học: “Cỏc biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM)” để nghiên cứu.
Trang 32 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý chất lượng họcsinh các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa Đề xuất cácbiện pháp quản lý chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểuhọc ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học theo
mô hình quản lý chất lượng tổng thể ở các trường tiểu học huyện QuảngXương - tỉnh Thanh Hóa
- Địa điểm: 42 trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa
- Nghiờn cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượnghọc tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương -tỉnh Thanh Hóa
5 GIẢ THUYÕT KHOA HỌC
Công tác quản lý chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng cáctrường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa hiện nay chưa đáp ứngđược yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Nếu hiệutrưởng các trường tiểu học áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo môhình TQM sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Trang 46 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý và quản lý chất lượng học tậpcủa học sinh tiểu học
6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng học tập của họcsinh tiểu học ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lýchất lượng học tập học sinh của hiệutrưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nhúm cỏc phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Nhúm cỏc phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.3 Phương pháp chuyên gia
7.2.4 Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng học tập của học
sinh cuối bậc tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa
Chương 3 Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng học tập học sinh củahiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa
Kết luận và Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ CHÊT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sốngchính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia Vìvậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
“một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã
ra Nghị quyết số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục
là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chămsóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lýgiáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhàtrường gắn liền với xã hội Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung,hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII,
IX của Đảng cộng sản Việt Nam
Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục đào tạo được Đại hội toàn quốc lần thứ Xđặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát triểntoàn diện, nhất là thế hệ trẻ
Tuy nhiên “vấn đề bức xúc trong giáo dục nước ta hiện nay là chấtlượng giáo dục Chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều bất cập, thấp so vớimục tiêu giáo dục với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội vàtrong tương quan với khu vực và so với một số nước Châu Á và khu vựcĐông Nam Á, chỉ số chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta cònthấp, chỉ xếp thứ 11/12 nước được xếp hạng chõu Á”
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nóiriêng ngày càng được nhiều nhà giáo dục, nhà quản lý, các nhà nghiên cứu
Trang 6trong, ngoài nước (các tổ chức Quốc tế như LHQ (UNDP, UNESCO), nhiềunhóm nước như PISA, TIMSS,…) và xã hội quan tâm Trờn cỏc diễn đànchính trị, trong các hội thảo khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng cókhông ít những cuộc tranh luận về chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta,trong đó có không Ýt các luận giải khoa học, đề xuất những biện pháp nângcao chất lượng giáo dục Trong các chủ trương và biện pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục, đổi mới quản lý chất lượng giáo dục là một giải phápđược quan tâm đặc biệt Trong các cấp học và bậc học thì giáo dục phổ thôngđược hết sức ưu tiên bởi chất lượng giáo dục phổ thông sẽ quyết định chấtlượng sinh viên vào học đại học, cao đẳng, giáo dục chuyên nghiệp và chấtlượng của lực lượng lao động có trình độ sau phổ thông trung học Mặt khác,chất lượng giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kỹnăng sống cho thế hệ trẻ bước vào đời
Tuy nhiên, quan niệm về chất lượng giáo dục ở nước ta chưa đầy đủ vàđồng bộ Trước hết khái niệm chất lượng giáo dục đang bị nhầm lẫn, đồngnghĩa chất lượng giáo dục với chất lượng thi cử Đáng tiếc cách hiểu này đangđược coi là chuẩn mực trong đánh giá giáo dục Một biểu hiện rất rõ: sự quantâm chủ yếu của các nhà quản lý giáo dục, từ các cấp quản lý hệ thống tới cáccấp quản lý nhà trường, tập trung cao nhất vào các kỳ thi để rồi lấy kết quả thilàm thước đo quan trọng nhất đối với chất lượng một học sinh, một nhàtrường và một địa phương Đã quan niệm như thế thì thật dễ hiểu khi mà cácyếu tố khác trong tổng thể các yếu tố trực tiếp cấu thành chất lượng giáo dục
đã bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua Bởi vậy trong thực tế, những nơi có nhiềumặt yếu kém nhưng tỷ lệ thi đỗ cao vẫn được xem là có chất lượng tốt Từđây đã nảy sinh một hiện tượng phổ biến là từ giáo viên đến học sinh, từnhững người quản lý cấp cơ sở đến những người quản lý cấp trên đua nhau
Trang 7chạy theo tỷ lệ thi đỗ Số trường tỷ lệ thi đỗ tới 95-100% không còn là hiệntượng cá biệt Và theo lụgic của cách hiểu trên, chất lượng giáo dục như thế làtốt lắm rồi Chỉ đến khi học sinh vào đời, thực trạng yếu kém mới bộc lộ ra.
Ở nước ta giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dụcphổ thông có thời hạn là 5 năm bao gồm trẻ từ 6 đến 11 tuổi Đây là thời gianmang tính khởi đầu (Primary), tính yếu lược (Elementary) và cũng là giaiđoạn sớm (Early year learning) của việc học chính thức Do đó, giáo dục tiểuhọc có một vị trí hết sức quan trọng, là bậc học nền tảng khởi đầu, ảnh hưởngsâu sắc đến cả quá trình giáo dục ở các bậc học tiếp theo Việc nâng cao chấtlượng giáo dục tiểu học là rất cần thiết vì đây là hành trang, bắt nguồn củamọi hoạt động học tập
Việc quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học có ý nghĩa hếtsức quan trọng Đặc biệt là trong những năm gần đây khi Bộ Giáo dục - Đàotạo quyết định bỏ kì thi tốt nghiệp tiểu học mà chuyển sang xem xét, đánh giá
để công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và trong giai đoạn đổi mớigiáo dục phổ thông hiện nay
Vấn đề bảo đảm chất lượng tiểu học khi không thi tốt nghiệp đối vớihọc sinh cuối cấp đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục tiểu học là phải làm tốtcông tác quản lí chất lượng học sinh trong nhà trường Hiện nay tuy có nhiềucông trình nghiên cứu, các ý kiến, bài báo trao đổi về vấn đề quản lý chấtlượng giáo dục nhưng chủ yếu tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục đạihọc, giáo dục chuyên nghiệp Tác giả Nguyễn Đức Chớnh đó nghiên cứu vànêu ra vấn đề kiểm định chất lượng trong Giáo dục Đại học, tác giả HoàngĐức Nhuận, tác giả Lê Đức Phỳc đó nêu ra cơ sở lý luận của việc đánh giáchất lượng học tập của học sinh phổ thông Tác giả Phạm Thành Nghị nghiêncứu vấn đề quản lý chất lượng Giáo dục Đại học Tác giả Đặng Vũ Hoạt đó
Trang 8nờu hệ thống chức năng kiểm tra đánh giá Tác giả Phó Đức Hòa cũng cónghiên cứu về đánh giá trong giáo dục tiểu học Tác giả Nguyễn Thị Hạnhnghiên cứu về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học vànhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này Cũng đó cú một số tài liệu công trìnhnghiên cứu, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, bài viết trên tạp chí đề cậpvấn đề quản lý chất lượng học sinh theo mô hình quản lý chất lượng tổng thểnhư: [1], [ 16], [ 28], … nhưng tập trung nghiên cứu việc quản lý ở cáctrường chuyên nghiệp hoặc nghiên cứu việc kiểm tra đánh giá chất lượng.
Ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa đến nay chưa có công trìnhkhoa học nghiên cứu đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượnghọc tập của học sinh tiểu học Việc quản lý chất lượng học tập của học sinhtiểu học đang diễn ra một cách rời rạc, không hệ thống Đặc biệt hiệu trưởngcác trường tiểu học trong huyện chưa có biện pháp cụ thể nhằm quản lý chấtlượng có hiệu quả, tránh gian dối, bệnh thành tích Chính vì vậy, việc nghiêncứu và đề xuất các biện pháp giải quyết cho vấn đề này là hết sức cần thiết,làm cơ sở cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, năm học mà
Bộ giáo dục - Đào tạo lấy chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” và những năm học tiếp theo.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Cuộc sống con người là tổng hoà các dòng chảy Quản lý gắn liền vớicuộc sống, với hoạt động của con người, vì thế rất đa dạng và phong phú Conngười là đối tượng cơ bản của quản lý đồng thời phải nhấn mạnh rằng, conngười sống và hoạt động trong những nhóm, những tổ chức nhất định Dạngquản lý cơ bản là quản lý xã hội, trong quản lý xã hội, quản lý con người vàquản lý hành vi con người là yếu tố chính Một cách khái quát, quản lý nói
Trang 9chung là quản lý các tổ chức của con người và hành vi, hoạt động của conngười trong các tổ chức đó.
Từ hơn hai nghìn năm trước đây, vai trò của người quản lý được Khổng
Tử đề cao: “Người quản lý mà chính trực thì không cần phải tốn nhiều côngsức mà vẫn khiến được người ta làm theo” Sau này C.Mỏc đó đánh giá vaitrò của người quản lý như một nhạc trưởng “người nghệ sĩ vĩ cầm tự điềukhiển mỡnh, cũn dàn nhạc thì cần một nhạc trưởng”
Tuy vậy, thuật ngữ “Quản lý” được biết đến nhiều từ khi nhà lý luậnquản lý kinh tế người Pháp H.Fayon đưa ra khái niệm “quản lý chính là dựđoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp kiểm tra” Khái niệm quản
lý được định nghĩa theo những cách khác nhau dựa trên cơ sở những cách tiếpcận khác nhau
Xét dưới góc độ chung nhất, quản lý là vạch ra mục tiêu cho bộ máy,lựa chọn phương tiện, điều kiện tác động đến bộ máy để đạt được mục tiêu Ởgóc độ kinh tế, quản lý là tính toán sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm đạt tớimục tiêu đề ra
Theo Mác “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nógắn chặt với sự phân công và phối hợp”
Theo O.V.Kollova “Quản lý là sự tính toán sử dụng các nguồn lực hợp
lí nhằm thực hiện các nhiệm vụ và đạt được kết quả tối ưu về kinh tế xã hội”.Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hỏn) đó lột tả được bản chất hoạt độngquản lý trong hoạt động thực tiễn Nó bao gồm hai quá trình tích hợp vớinhau, “Quản” bao hàm việc coi sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái ổn định, “Lý”bao hàm các khái niệm như sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm đưa hệ thốngvào thế phát triển Hai quá trình này đan quyện vào nhau, tương tác lẫn nhautrong quá trình phát triển
Trang 10- Theo M.Pinto: “Quản lý là sự hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có nỗlực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung”.
- F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốnngười khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc mộtcách tốt nhất và rẻ nhất”
- H.Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo
sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”
- Theo tác giả Trần Anh Tuấn: “Quản lý là những hoạt động cần thiếtphải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằmđạt được những mục tiêu chung”
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động”
- Tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Hoạt động quản lý là một dạng laođộng đặc biệt của người lao động mang tính tổng hợp của các hoạt động laođộng trí óc liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòaphối hợp cỏc khõu và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đạt kết quả cao”
Các định nghĩa trên tuy được diễn đạt theo những cách khác nhaunhưng đều có những điểm chung: quản lý là hành vi có mục đích được thựchiện đối với một hoạt động chung, trong đó có hai chủ thể là đối tượng quản
lý quản lý và bị quản lý, nhằm làm cho người bị quản lý hành động theo ý chícủa người quản lý Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trìnhhoạt động xã hội loài người Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động cómục đích của người quản lý đến người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêuchung Bản chất của quản lý được thể hiện ở sơ đồ 1.1
Trong đó, chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổchức Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên
Trang 11các mối quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người Công cụquản lý là những tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý Mục tiêucủa tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, nó có thể do chủ thểquản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý Bất cứ ởđâu tồn tại hoạt động chung của con người ở đó có quản lý.
Sơ đồ 1.1: Bản chất của quản lý
Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn: quản lý là quá trình đạtđến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra
Như vậy có thể khái quát: Quản lý là quá trình tiến hành những hoạtđộng khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác độngcủa chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật kháchquan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo
ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chứctrong một môi trường luôn biến động Quản lý là một môn khoa học kết hợpnhiều môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn Mặt khác, quản lýcòn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo, linh hoạt và tinh tế cao để đạt
Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
Nội dung
pháp QL
Mục tiêu quản lý
Trang 121.2.2 Quản lý chất lượng
- Quan niệm về chất lượng: Chất lượng là một khái niệm vô cùng trừu
tượng Bởi dưới những giác độ khác nhau, chủ thể khác nhau chất lượng đượcnhìn nhận, đánh giá khác nhau Cũng như khái niệm “văn húa”, “uy tớn”, kháiniệm “chất lượng” thường mang nhiều tính cảm tính hơn là lý tính và chỉ sốkhách quan Tuy nhiên, khái niệm chất lượng theo một số nhà khoa học đượchiểu như sau:
Theo khái niệm truyền thống, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩmđược làm ra một cách hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền Nónổi tiếng và tôn vinh cho người sở hữu nó [7,27]
Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sựviệc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác [31,48]
Chất lượng là “cỏi làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc tạo nênbản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [32,86]
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) : Chất lượng là toàn bộcác đặc tính của một thực thể có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã đượccông bố hay còn tiềm ẩn “Chất lượng là sự phù hợp với những tuyên bố sứmệnh và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực đượcchấp nhận công khai” [24,34]
Một định nghĩa khác về chất lượng thể hiện rõ cách xác định và đánhgiá chất lượng giáo dục: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiờu” Có thểhiểu mục tiêu nh một cây chỉ số và việc đánh giá đối tượng ra sao phụ thuộcvào tỷ lệ giữa cây chỉ số và thực tế cuả hành vi
- Chất lượng giáo dục: Có nhiều cách hiểu khác nhau:
+ Chất lượng giáo dục là đạt tới sự tuyệt hảo: Thường dùng ở cáctrường Đại học, không phổ biến ở các bậc học khác Khả năng vươn tới và đạt
Trang 13được tiêu chí đánh giá rất khú Dựng tiêu chí này để đánh giá, trường có chấtlượng sẽ rất ít và là những trường nổi tiếng, các trường khác sẽ bị coi là kémchất lượng.
+ Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Nhu cầuluôn đa dạng, phong phú và luôn biến đổi Chất lượng không chỉ đơn thuần làtrình độ học tập, rèn luyện trong nhà trường mà còn thể hiện bằng hiệu quả sửdụng những phẩm chất năng lực của người học vào hoạt động thực tiễn Chấtlượng giáo dục không chỉ dừng lại ở kết quả giáo dục, đào tạo ở trong nhàtrường mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người học vớiyêu cầu xã hội.Chất lượng phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng, đó là: họcsinh, sinh viên, gia đình học sinh - sinh viên, cơ sở sử dụng người học,…
+ Chất lượng giáo dục được hiểu là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục:Mục tiêu giáo dục luôn đa dạng, phong phú, tổng quát chung cho từng cấphọc, ngành học, bậc học, thể hiện sự đòi hỏi của xã hội đối với con người,yếu tố cấu thành nguồn nhõn lực mà giáo dục phải đào tạo Các mục tiêu này
có tiêu chí cụ thể, do vậy dễ đánh giá chất lượng Như vậy, có thể coi chấtlượng giáo dục chính là chất lượng con người được đào tạo thông qua cáchoạt động giáo dục theo các mục đích đã xác định từ trước Đú chớnh là nhân
cách con người được giáo dục Như vậy khi nói về chất lượng, các tác giả đều
đề cập đến một điểm chung nhất đó là sự biến đổi rõ rệt về chất làm cho sựvật (sự việc) sau tốt hơn trước Theo quan điểm triết học, chất lượng hay sựbiến đổi về chất là kết quả của quá trình tích lũy về lượng tạo nên những bướcnhảy vọt về chất của sự vật, hiện tượng
- Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các phươngpháp hoặc quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản
Trang 14phẩm có đảm bảo được các thông số chất lượng theo yêu cầu, mục đích đãđịnh sẵn không [ 7,45].
Có nhiều chu trình quản lý chất lượng khác nhau, trong đó đáng chú ý
là đề xuất của tác giả U.E.Deming Theo tác giả, chu trình quản lý bao gồmcỏc khõu: Kế hoạch, Tổ chức thực hiện, Kiểm tra, Tác động tạo thành chutrình quản lý khép kín (sơ đồ1.2: Vòng quản lý Deming)
A: Tác động
Nguyên
vật liệu
Cơ chế quản lý Con người
Thiết bị kỹ thuật công nghệ Tổ chức quản lý
Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Sơ đồ 1.3 Giản đồ nhân giản của I.Shikawa
Sơ đồ 1.4: Giản đồ nhân quả của I.Shikawa
Sơ đồ1.2 : Vòng quản lý Deming
Trang 15Theo tác giả I.Shikwa, hoạt động quản lý chất lượng là một chu trìnhgồm 6 tổ hợp biện pháp ( sơ đồ 1.4) và Giản đồ nhân quả (sơ đồ1.3)
Trong đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động (từ khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động, thiết kế chương trình, đến công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo)
Quá trình tiến hóa của quản lý nói chung đi từ mô hình hành chính tậptrung (mọi chuyện được kiểm tra, kiểm soát) đến các hình thức phi tập trunghơn Quản lý chất lượng cũng tiến hóa cùng quá trình quản lý từ giai đoạn mà
Thực hiện các công việc
Kiểm tra kết quả các công việc
Thực hiện các tác động quản
lý thích hợp
XĐ các phương pháp
Huấn luyện
và đào tạo cán bộ
XĐ mục tiêu và nhiệm vụ
Sơ đồ 1.3 Chu trình 6 tổ hợp biện pháp của I.Shikawa
Trang 16trọng tâm là kiểm soát chất lượng sang bảo đảm chất lượng và quản lý chấtlượng tổng thể Có thể xem sơ đồ 1.5:
Sơ đồ 1.5: Các cấp độ quản lý chất lượng
Trong giáo dục có ba mô hình quản lý chất lượng được các nhà quản lýgiáo dục quan tâm nhiều nhất là: Mô hình BS 5750/ISO 9000, mô hình quản
lý chất lượng tổng thể (của Ashworth và Harvey,1994 ) và mô hình các yếu tố
tổ chức ( Seameo, 1999) Tuy nhiên, BS 5750/ISO 9000 còn xa lạ với giáodục do nguồn gốc xuất phát từ lĩnh vực sản xuất hàng hóa nên ngôn ngữ trong
bộ tiêu chuẩn này không phù hợp Mặc dù vậy, nó vẫn được xem là nền móngcho mô hình TQM, mụ hỡnh các yếu tố tổ chức đưa ra 5 yếu tố để đánh giáchất lượng giáo dục, Edwards Deming, chuyên gia hàng đầu về quản lý chấtlượng, người có công lớn góp phần tạo nên chất lượng cho nền công nghiệpNhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã từng nói: “Trong tương lai sẽ chỉ
có hai loại doanh nghiệp Một là các doanh nghiệp triển khai Quản lý chất
Trang 17lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM), hai là các doanh nghiệpphá sản Bạn hoàn toàn có thể không cần triển khai TQM nếu sự sống còn củadoanh nghiệp đối với bạn không phải là điều quan trọng”.
Mỗi mô hình quản lý chất lượng đều có mặt ưu việt riêng, để tập trungvào hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả chủ yếu tiếp cận mô hình quản lýchất lượng tổng thể
1.2.3 Quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học
Để học sinh thực hiện được những nhiệm vụ giáo dục, hoàn thành cóchất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục, một điều hết sức quan trọng và cótính quyết định, đó là nhà trường phải tổ chức một cách hết sức khoa học cácdạng hoạt động cơ bản khác nhau Trong đó, người được giáo dục(học sinh)thực sự được tham gia với tư cách chủ thể hoạt động tích cực dưới sự chủ đạocủa nhà giáo dục (giáo viên) Thông qua hoạt động và bằng hoạt động, nhâncách của người được giáo dục sẽ hình thành và phát triển theo mục đích, mụctiêu giáo dục mà xã hội quy định Những hoạt động cơ bản đó được coi lànhững con đường giáo dục Dạy học là một trong những con đường giáo dục.Dạy học là một hoạt động, trong đó học sinh tự giác, tích cực độc lập hoànthành các nhiệm vụ học tập đã được xác định [15,98] Qua đó người học với
tư cách là chủ thể nhận thức chiếm lĩnh được những tri thức về tự nhiên, xãhội, tư duy, kĩ thuật và những tri thức về cách thức hoạt động, hình thành vàphát triển hoạt động trí tuệ Đối với tiểu học, dạy học giúp học sinh tiểuhọc vừa chiếm lĩnh được những tri thức sơ đẳng ngày càng có hệ thống, vừachiếm lĩnh được cách thức với những phẩm chất hoạt động trí tuệ Trên cơ sở
đú, cỏc em phát triển được trí tuệ Dạy học tiểu học giúp học sinh tiểu họckhông phải nắm những tri thức rời rạc mà phải nắm những tri thức ngày càng
có hệ thống nhất là những lớp cuối bậc học, không phải là tri thức phiến diện
Trang 18mà ngày càng toàn diện cân đối về tự nhiên, xã hội và tư duy Hệ thống trithức này sẽ giỳp cỏc em học sinh tiểu học dần hình thành được bức tranhchung của thế giới hiện thực mà các em cũn cú nhu cầu, trách nhiệm cải tạovừa sức phục vụ cho lợi ích của bản thân, cho xã hội trong sự thống nhất vớinhau Như vậy, dạy học tiểu học có những đặc trưng riêng mà các bậc học,cấp học khác không thể có, đây được coi là bậc học nền tảng mang lại nềnmóng vững chắc cho các bậc học sau này
Hiện nay, dạy học tiểu học đang tập trung đổi mới mạnh mẽ trong quản
lý nhằm nâng cao chất lượng Nội dung dạy học tiểu học được điều chỉnhtừng bước Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổimới phương pháp dạy học
Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình tiểu học, nắm vững tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiếnthức, kĩ năng của chương trình và bộ tài liệu phương pháp dạy học các mônhọc của Bộ Tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học chophù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng
của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học Triển khai đánh giá sâu về tính sưphạm, tính khả thi và tính hiệu quả của các môn học
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tạo điều kiện để các nhà trường nâng caohiệu quả trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi đồngthời tổ chức kiểm tra, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm tốt, tránh bệnh hìnhthức
Tập trung đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh tiểu
học Việc đỏnh giá, xếp loại học sinh được thực hiện theo Quyết định số
30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu
Trang 19học Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn đánh giá theo hướng dẫn tạicông văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/9/2007 của Bộ
Theo đó, việc đỏnh giá xếp loại học sinh căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩnăng của chương trình Đánh giá và xếp loại học lực của học sinh dựa trên kếtquả tổng hợp đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét Các môn họcđược đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử vàĐịa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học và cỏc mụn tự chọn Cỏc mụn đánhgiá bằng nhận xét được phân chia theo từng lớp Đánh giá bằng nhận xét theo
3 mức: Chưa hoàn thành (B), hoàn thành (A) và hoàn thành tốt (A+) Việcđánh giá bằng nhận xét cần nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho giáo viên và họcsinh Việc đánh giá và xếp loại được tiến hành thường xuyên ( kiểm tramiệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành ) và theo định kì sau từng giai đoạnhọc tập của học sinh (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kìII) Học sinh được xếp loại học lực ở tất cả các môn học vào cuối học kì I,cuối học kì II và cả năm học
Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với các môn học, đặc biệt làcỏc mụn Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí theo tinh thần phát huy khả năng tưduy, tính sáng tạo, giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng máy móc, nhớnhiều sự kiện Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số, kiểm tra cuối học
kì và kiểm tra cuối năm học chủ yếu sử dụng các dạng bài tập, câu hỏi về kiếnthức, kĩ năng cơ bản của chương trình, không lạm dụng các dạng bài trắcnghiệm Việc sử dụng kết quả kiểm tra vào đánh giá chất lượng học sinh cũngđang từng bước được quan tâm cải tiến có hiệu quả
Giáo viên nắm chắc chất lượng đầu năm học ở tất cả các lớp học nhằmphân nhóm học sinh, từ đó điều chỉnh, xác định phương pháp dạy học phùhợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp Cuối lớp 5, các trường tổ
Trang 20chức kiểm tra chất lượng theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việcxét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5 thực hiệntheo công văn số 5276/BGDĐT-GDTH ngày 25/5/2007 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo Tất cả các trường tiểu học có trách nhiệm nhận học sinh chưa hoànthành chương trình tiểu học học lại lớp 5 Có thể bố trí lớp riêng để tập trungdạy học hai môn Toán và Tiếng Việt cho đối tượng này.
Căn cứ tình hình thực tế, Phòng Giỏo dục và Đào tạo chỉ đạo cáctrường tiểu học phối hợp với trường trung học cơ sở cùng địa bàn nghiệm thu,bàn giao chất lượng học sinh lớp 5 lên lớp 6
Như vậy, quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học là các phương pháp hoặc quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
1.2.4 Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Thuật ngữ quản lý chất lượng tổng thể được TS A.V.Faygenbaum đưa
ra từ những năm 1950 khi ông đang làm việc tại hãng General Electric với têngọi viết tắt tiếng Anh là TQM Từ đó đến nay, TQM luôn được các nhànghiên cứu tìm tòi, trong đó cú cỏc nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đặcbiệt là QLGD
Quản lý chất lượng tổng thể là cấp độ quản lý cao nhất phù hợp với các
tổ chức phát triển, có cấu trúc phi tập trung và các cơ chế điều hành mềm dẻo
Quản lý chất lượng tổng thể hướng vào việc nâng cao chất lượngthường xuyên nhờ tăng cường sự tham gia của các thành viên trong tổ chức,tăng cường nền văn hóa chất lượng cao hơn là sự kiểm tra, giám sát hay thậmchí phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý bên ngoài
Quản lý chất lượng tổng thể bao gồm một hệ thống các nguyên tắcquản lý và giá trị Các học giả khác nhau đưa ra nhiều quan điểm, nguyên tắc
Trang 21và nhấn mạnh những nguyên tắc khác nhau Schmidt & Finnigan (1992) đưa
ra 8 nguyên tắc quản lý chất lượng tổng thể: sự hài lòng của khách hàng, sựkích thích, tính quá trình, sự cải thiện thường xuyên, sự hợp tác, sự đổi mới,
sự đánh giá và tính lâu dài Sims & Sims (1995) nhấn mạnh 4 nguyên tắc: tậptrung vào khách hàng, cam kết cải thiện chất lượng thường xuyên, sự thamgia của mọi người trong tổ chức và tư duy hệ thống Theo Phạm Thành Nghị,quản lý chất lượng tập trung tăng cường khả năng của toàn bộ hệ thống nhằmnâng cao chất lượng một cách thường xuyên trên cơ sở xây dựng nền văn hóachất lượng cao, sự hợp tác của các thành viên và cam kết của lãnh đạo Nhữngnguyên tắc chính của quản lý chất lượng tổng thể cần bao gồm: tập trung vàokhách hàng, sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia của các thành viên, cảithiện chất lượng thường xuyên, xây dựng nền văn hóa chất lượng cao và tưduy hệ thống
TQM hiện nay vẫn là triết lý quản lý chất lượng phổ biến và hiện đạinhất Bản chất của TQM cũng rất đơn giản, gói gọn trong tám chữ: Kháchhàng - Quản lý - Chất lượng - Toàn diện Muốn làm chất lượng thì kháchhàng phải thực sự là trung tâm Mọi hoạt động đều phải hướng tới cỏi đớchcuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (cần lưu ý, nhu cầu ở cả haidạng: đó cú hoặc tiềm ẩn) Nguyên tắc quản lý cơ bản là dựa trên lòng tin, tin
và mạnh dạn trao quyền cho cỏc nhúm chất lượng cũng như từng thành viên.Chất lượng sẽ được đảm bảo nhờ quá trình cải tiến liên tục Và cuối cùng, làmchất lượng sẽ không có kết quả nếu không có sự tham gia toàn diện của tất cảmọi người, ở tất cả mọi công đoạn xuyên suốt quá trình
Triết lí của TQM: Tất cả mọi người bất kỳ ở cương vị nào, vào bất kì
thời điểm nào cũng đều là người quản lý chất lượng phần việc mình đượcgiao và hoàn thành nó một cách tốt nhất với mục đích là thỏa mãn nhu cầu
Trang 22của khách hàng Bao gồm: Sự tham gia toàn diện mang tính xây dựng củangười lao động, lập kế hoạch giám sát từ khâu thiết kế và xuyên suốt toàn bộcác công đoạn của quá trình
Tinh thần cơ bản của TQM
Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ là sự đáp ứng yêu cầu của ngườitiêu dùng (khách hàng) Chất lượng còn là độ tin cậy, là yếu tố quan trọng củasức cạnh tranh
TQM coi khách hàng là trọng tâm vì tiêu chuẩn của chất lượng là sựhài lòng của khách hàng, chất lượng phải được khách hàng xác nhận
TQM là hệ thống quản lý lấy con người làm trung tâm, là hệ thống tổngthể vận hành theo chiều ngang Trách nhiệm không chỉ thuộc về nhà quản lý
mà là tất cả các thành viên trong tổ chức Sự tham gia của các thành viên có ýnghĩa tăng cường sự hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, cùng tham gia vào quá trình
ra quyết định, cùng làm việc theo nhóm Do đó chất lượng đòi hỏi phải có sựcam kết của tất cả các thành viên trong tổ chức
TQM chú ý đến chất lượng toàn diện, từ chất lượng đến số lượng, quản
lý chi phí, việc cung ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Phương châm của TQM là làm tốt ngay từ đầu, ngăn ngừa rủi ro, tránhsai sót ngay từ khâu đầu tiên của quá trình làm ra sản phẩm hay dịch vụ
TQM đòi hỏi sự thay đổi của văn hóa tổ chức: thay đổi tác phong, quan
hệ, phương pháp làm việc, quản lý kể cả xây dựng và phát triển truyền thống,
uy tín của tổ chức
Sự thể hiện nội dung TQM trong Giáo dục
Trước hết cần phổ biến rộng rãi một số quan niệm về TQM: sản khách hàng-bên cung ứng
Trang 23phẩm-+ Sản phẩm: là đầu ra của bên cung ứng Bên cung ứng có thể chỉ làmột người, một tổ chức, một bộ phận trong tổ chức… Sản phẩm có chấtlượng phải gắn liền với mục tiêu, điều kiện không gian, thời gian nhất định.Chẳng hạn: chất lượng học sinh thời kì HĐH khác với thời kì chống Mĩ cứunước, vùng cao, miền núi khác với thành thị, nông thôn.
+ Khách hàng: là người tiêu thụ sản phẩm Có khách hàng bên trong,ngoài và tự bản thân Chẳng hạn: trong một nhà trường, giáo viên - học sinh -nhõn viờn, các tổ chức đoàn thể của giáo viên, học sinh là khách hàng bêntrong của hiệu trưởng; các cấp lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh, các tổchức ngoài nhà trường, là khách hàng bên ngoài của hiệu trưởng Đối với cảnền giáo dục thì khách hàng lớn nhất là toàn xã hội và sản phẩm cao quý nhất
là con người được đào tạo, chất lượng sản phẩm này phụ thuộc vào các điềukiện khác và cần có hàng loạt sản phẩm trung gian
+ Bên cung ứng: Cung cấp các sản phẩm
Quản lý giáo dục là một quá trình, TQM cũng mang tính quá trình Do
đó khi áp dụng TQM trong GD phải quan tâm đến quy trình trong hoạt độngquản lý Quy trình thực chất là biến một tập hợp đầu vào thành đầu ra mongmuốn Trong một nhà trường, chất lượng hoạt động của người hiệu trưởng vàchất lượng hoạt động của GV phải được xem xét dựa trên chức năng riêng củatừng chủ thể Nguyên tắc bảo đảm chức năng của từng người, từng bộ phận lànguyên tắc cần thiết để có được sự hợp tắc và cam kết trách nhiệm Không cóchức năng thì không thể hợp tác [17,33]
Làm gì trong QLGD theo tinh thần TQM
* Thay đổi nhận thức về vị trí người dạy - người học: Một trong những
bí quyết để thực hiện TQM thành công đú chớnh là mọi hoạt động đều phảixoay quanh nhân vật trung tâm Nếu ta thống nhất chọn nhân vật trung tâm
Trang 24của hệ thống giáo dục là người học thì đúng ra mọi hoạt động cải cách, dù ởđâu, cấp nào, làm gì ta đều phải đặt lợi ích của người học lên trên hết
+ Trong nhà trường, người học là khách hàng quan trọng nhất Mọihoạt động của nhà trường phải xuất phát từ đặc điểm nhu cầu người học, phảihướng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của họ GV phải giúp HSphát triển khả năng học và tự học
+ Vấn đề cốt lõi của TQM là luôn luôn hướng vào khách hàng: trùngvới xu thế GD trong nước và quốc tế: Dạy học hướng vào người học (lấy HSlàm trung tâm) Mọi nỗ lực của nhà trường đều hướng vào việc làm cho HSđược phát triển toàn diện Người học không phải là người đi học mà là ngườiđược học Luôn nắm bắt nhu cầu người học để hướng dẫn, tổ chức, điềukhiển, tư vấn cho hoạt động
* Cần xây dựng một chính sách chất lượng:
+ Thiết lập một tổ chức về chất lượng.
+ Xỏc định các nhu cầu của khách hàng
+ Xác định khả năng của nhà trường đáp ứng yêu cầu của khách hàngmột cách kinh tế
+ Hình thành và không ngừng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá.+ Định kì khảo sát mức độ đạt được các tiêu chuẩn quy định cho từngloại sản phẩm và mức độ tin cậy của sản phẩm đối với khách hàng
+ Coi trọng phòng ngừa hơn khắc phục
+ Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng, chế độ thưởng phạt rõ ràng
* Công tác tổ chức chất lượng liên quan đến nhân sự và trách nhiệmcủa từng bộ phận, từng người trong tổ chức Đặt con người vào đúng vai trò,khả năng sở trường của họ
Trang 25* Thông tin là huyết mạch của quản lý: Không phải vô cớ mà người tanúi thụng tin là huyết mạch của quản lý Tiếp cận theo TQM cũng khẳng địnhtầm quan trọng của thông tin Cần quan tâm, coi trọng thông tin từ hai chiều.
* Sản phẩm của TQM phải đạt ba cấp độ: Cơ bản - cụ thể - gia tăng
Yêu cầu khi vận dụng mô hình TQM
* Cải tiến liên tục:
+ Thể hiện trong chiến lược nhà trường: nâng dần theo vòng xoáy trônốc: từ trước mắt đến lâu dài, từ thấp đến cao
+ Chú trọng vào yếu tố tự quản lý:
+ Sẵn sàng phân chia trách nhiệm quản lý nhằm tạo cho mỗi thành viên
tự chủ và chịu trách nhiệm trong công việc
* Cải tiến từng bước: Được thực hiện bằng các quy mô nhỏ hơn khôngbao quát toàn bộ các hoạt động nhằm bảo đảm tính khả thi, thiết thực
* Hướng tới khách hàng:
+ Tạo ra sự gắn bó giữa cung và cầu ( nhà trường – xã hội)
+ Coi chất lượng là cái mà khách hàng mong muốn, phải đáp ứng nhucầu của khách hàng
+ Có thể đảo ngược thứ bậc tạo ra sự mối tương quan quan trọng quátrình cung ứng dịch vụ và tầm quan trọng của khách hàng với tổ chức
Yêu cầu đối với nhà quản lý trong việc sử dụng tiếp cận TQM
+ Luôn ở tư thế sẵn sàng, nhất là những vấn đề cần tháo gỡ, khó khăn.+ Gây dựng các mối quan hệ cơ bản
+ Biết thúc đẩy người khác
+ Nắm bắt, phân tích tình hình thực tế Tỡm ra nguyên nhân thất bại.+ Cho mọi người biết định hướng và chiến lược phát triển của tổ chức.+ Có sự cân nhắc việc tổ chức: sự thay đổi về tổ chức phải luôn hợp lí
Trang 26+ Phân biệt một tổ chức có chất lượng và tổ chức bình thường.
Tóm lại: Quản lý chất lượng tổng thể đồng nghĩa với đảm bảo chấtlượng nhưng mở rộng và phát triển hơn, là sự tiếp tục của đảm bảo chất lượng
có chiều sâu, là cấp độ quản lý cao nhất hướng tới việc thường xuyên nângcao chất lượng Quản lý chất lượng tổng thể nhằm tạo ra văn hóa tổ chấtlượng, ở đó mục tiêu của tổ chức và của từng thành viên trong tổ chức là làmhài lòng các khách hàng của họ [ 21,45]
1.2.5 Biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học theo mô hình TQM
Khái niệm biện pháp: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết cụ thểmột vấn đề căn cứ vào những phương pháp nào đó [31,46]
Biện pháp quản lý là tổ hợp của nhiều cách thức tiến hành của chủ thểquản lý nhằm tác dộng đến khách thể bị quản lý nhằm giải quyết những vấn
đề trong chuỗi hoạt động làm cho hệ đó vận hành đạt mục tiêu mà chủ thểquản lý đã đề ra
Để cho hệ quản lý hoạt động có hiệu quả cao thì chủ thể quản lý cầnvận dụng các nguyên tắc quản lý một cách phù hợp, khoa học trong từng tìnhhuống nhất định, từng đối tượng nhất định nhằm đưa đối tượng mình quản lýhoạt động theo đúng mục tiêu định hướng và đặt chất lượng lên một vị trí mớivới trạng thái mới tốt đẹp hơn Do đó nhà quản lý phải có kiến thức sâu rộng,
có kinh nghiệm gắn kết các biện pháp với nhau và giải quyết các mâu thuẫngiữa các biện pháp, giải quyết mâu thuấn nội tại trong từng biện pháp, biếttiên đoán trước tình huống, hoàn cảnh sẽ gặp phải trong quản lý để đưa ra cácquyết định quản lý hữu hiệu, tối ưu
Biện pháp quản lý được hiểu như là cách thức, con đường đạt đến mụctiêu Ngày nay, chúng ta đang có xu hướng tiếp cận với “quản lý chất lượng
Trang 27tổng thể trong giáo dục (TQM)” TQM là một phương pháp quản lý của một
tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên
và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của tổ chức và của xã hội
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn kháchhàng ở mức tốt nhất cho phép Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phươngpháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện chocông tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huyđộng sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng
đã đề ra
1.3 Nội dung quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học theo
mô hình TQM
Đất nước ta đang trên đà phát triển, đổi mới giáo dục chính là chìa khóa
để phát triển các mặt của kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật, tạo chỗđứng vững chắc trên trường quốc tế và phát triển bền vững Quan điểm củaĐảng là đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh vàđổi mới trong thi cử nhằm tạo ra sự công bằng trong giáo dục
Thông qua các hoạt động kiểm tra đánh giá, chúng ta có thể xác định rõthực chất trình độ tri thức của học sinh, việc dạy của giỏo viờn Cỏc chỉ sốtrong quản lý chất lượng cho phép nhà trường, các cấp quản lý hoạch địnhchiến lược tiếp theo hoặc là cơ sở cho những thay đổi trong chương trình
Như vậy, quản lý chất lượng học tập là một phần không thể thiếu trongquá trình dạy học Nó xem xét, đánh giá sản phẩm của quá trình dạy học vớimục tiêu dạy học từ đó có điều chỉnh kịp thời các khõu khác trong dạy họcnhư nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học,
Trang 28Ta biết rằng quản lý giáo dục là một quá trình TQM cũng mang tínhquá trình Đối với hệ thống giáo dục, vận dụng quan niệm của Rensis Likertkhi bàn về hiệu quả của một tổ chức thể hiện qua tác động của ba nhóm biếnsố: các biến số đầu vào, biến quá trình và biến đầu ra.Thể hiện ở sơ đồ:
Biến đầu vào Biến quá trình Biến đầu ra
Sơ đồ1.6: Ba nhóm biến số về hiệu quả quản lý
Đối với một cơ sở giáo dục (một nhà trường phổ thông), chất lượng củanhà trường được thể hiện trong chương trình hành động Dakar (2000) củaUNESCO thể hiện qua 10 yếu tố Nếu đưa các yếu tố này vào sơ đồ R.Likert
ta được sơ đồ mô tả về ba nhóm biến số về chất lượng nhà trường:
Biến đầu vào Biến quá trình Biến đầu ra
Sơ đồ 1.7 Ba nhóm biến số về chất lượng nhà trường
- Quản lý hệ thống GD
- Chương trình GD
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ…
- …
- Chất lượng GD
- Chất lượng đội ngũ
- Chất lượng các nguồn lực
- Chất lượng QLGD -…
- Hệ thống đánh giá thích hợp
- Hệ thống quản lý dân chủ.
- …
- Người học khỏe mạnh có động cơ học tập
- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp
- Hệ thống QLGD dân chủ -…
Trang 29Như vậy, theo quan niệm của TQM, đánh giá chất lượng của hệ thốnghay của cơ sở giáo dục phải đánh giá đầy đủ cả ba yếu tố: đầu vào - quá trình
- đầu ra Đây là quan điểm hiện đại giúp chúng ta khắc phục lối đánh giáphiến diện: chỉ đánh giá kết quả đầu ra, hơn nữa chỉ đánh giá giáo dục thôngqua đánh giá thi cử của người học
Nói đến tính quá trình cũng có thể bao hàm trong nó tính quy trình Do
đó, áp dụng TQM trong giáo dục phải quan tâm đến quy trình trong hoạtđộng quản lý Đó là sự kế tiếp, tuần tự các bước của chu trình quản lý
Trong nhà trường, người học là khách hàng quan trọng nhất Mọi hoạtđộng của nhà trường phải xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu người học, phảihướng vào việc hình thành và pháp triển nhân cách của họ Trong nhà trườngtiểu học, coi quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học là một quá trìnhbao gồm ba nhóm yếu tố: đầu vào, quá trình và đầu ra Bao gồm các yếu tốsau:
- Yếu tố đầu vào:
+ Mục tiêu, nội dung chương trình dạy học
+ Công tác tuyển sinh đầu cấp, các điều kiện cho HS đầu năm học + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy học.+ Công tác phối kết hợp với địa phương, xã hội hóa giáo dục
+ Bộ máy tổ chức của nhà trường, phát triển đội ngũ giáo viên,
- Yếu tố quá trình:
+ Các tổ chức chất lượng trong nhà trường
+ Phương pháp dạy học hợp lý
+ Hoạt động NCKH, làm đồ dùng dạy học
+ Các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ cho dạy học của nhà trường
+ Quản lý kiểm tra, đánh giỏ quá trình và kết quả dạy học
Trang 30+ Các tiêu chí đánh giá trong quá trình dạy học.
+ Cỏc kì khảo sát chất lượng,
- Yếu tố đầu ra:
+ Chất lượng học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu
+ Sản phẩm học tập do học sinh làm ra
+ Chất lượng dạy học của nhà trường được nâng cao
+ Hệ thống quản lý trường học dân chủ
+ Mối quan hệ mật thiết với học sinh sau khi kết thúc khóa học,
Trên phương diện lí luận và thực tiễn, vấn đề chất lượng của mọi chứcnăng (vai trò, trách nhiệm, chức trách) là điều phải đặt ra Trong một nhàtrường, chất lượng hoạt động của người hiệu trưởng và chất lượng hoạt độngcủa từng giáo viên phải được xem xét dựa trên chức năng của riêng từng chủthể Trong quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học cũng như vậy,mỗi yếu tố, mỗi thành phần đều có chức năng riêng, cần phải được xem xétđánh giá một cách riêng biệt trong một chỉnh thể nhất định
1.4 Một số hình thức quản lý chất lượng học tập học sinh của CBQL các trường tiểu học.
Các hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiểu học có nội dungphong phú và đa dạng với sự tham gia của hầu hết các thành viên trong nhàtrường Công tác quản lý muốn bao quát được cả nội dung và hình thức củahoạt động chuyên môn theo đúng nguyên tắc cần phải đảm bảo thường xuyên,
có kế hoạch rõ ràng Muốn quản lý chất lượng học tập của học sinh một cáchchính xác và đầy đủ CBQL các nhà trường cần phải thông qua các hoạt độngchủ yếu sau:
1.4.1 Quản lý bài kiểm tra, bài thi của học sinh.
Trang 31Bài kiểm tra của học sinh là một trong những bằng chứng để đánh giáchất lượng học tập của học sinh, do đó việc quản lý bài kiểm tra là hết sức cầnthiết và quan trọng Thông qua các bài kiểm tra này, CBQL các nhà trường cóthể nắm bắt được nhiều thông tin khác nhau về giáo viên, học sinh như: giáoviên đã dạy đúng, đủ chương trình chưa; dạy có đảm bảo chất lượng không;đánh giá đúng tri thức học sinh chưa; chất lượng bài làm của học sinh ra sao;
…
Việc quản lý hệ thống các bài kiểm tra ở tiểu học là đảm bảo tầm nhìn,tầm bao quát của CBQL các nhà trường từ đó người quản lý đưa ra nhữngđiều chỉnh phù hợp, kịp thời nhằm thúc đẩy chất lượng học sinh đạt mục tiêu
kế hoạch đề ra Việc quản lý bài kiểm tra cũng tạo ra sự công bằng tronggiảng dạy và đánh giá của nhà trường từ đó có hình thức thi đua, động viên,khen thưởng kịp thời, chính xác, tạo không khí thi đua sôi nổi trong giáo viên
và học sinh
1.4.2 Quản lý việc ghi điểm, ghi nhận xét của giáo viên
Sổ điểm, sổ ghi nhận xét của giáo viên là bằng chứng để chứng nhận sự
nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện của học sinh Việc ghi điểm, ghinhận xét của giáo viên là vô cùng quan trọng, nó đánh dấu sự nắm bắt tri thứccủa học sinh và là kết quả của quá trình học tập trong năm học Đối với bậctiểu học, chỉ có một số môn học được đánh giá bằng điểm số, cách đánh giábằng điểm số không có gì khác so với cách đánh giá trước đây Cỏc mụn đánhgiá bằng nhận xét, giáo viên giảng dạy ghi dấu (٧) vào sổ Các nhận xét chuẩncựng cỏc chứng cứ( biểu hiện cụ thể) được in sẵn trong sổ theo dõi kết quảkiểm tra, đánh giá học sinh Trong quá trình sử dụng để đánh giá cần lưu ý:
- Quyết định đưa ra sau khi quan sát quá trình học tập thường ngày trên
Trang 32lớp của học sinh và các giờ hoạt động ngoại khóa cùng với các biểu hiệntrong giao tiếp của học sinh.
- Không cần thiết phải ghi nhận xét theo trình tự, vì một học sinh có thểđạt được nhận xét 3.1 trước nhận xét 2.1 và ngược lại
- Không nhất thiết mọi học sinh đều được đánh giá cùng một nhận xéttrong cùng một thời điểm
Điểm không phải là tất cả, nhưng khi điểm cho một cách lấy lệ, dễ dãi,hời hợt thì dễ dẫn đến quan niệm, nhận thức, cách làm sai cho các em Mộtkhi điểm được cho một cách hợp lí, khoa học thỡ nú trở thành chuẩn mực,thành phương hướng, kim chỉ nam cho các em học sinh tiếp tục luyện tập vàđiều chỉnh hành vi, nhận thức, thói quen của mỡnh Đú chớnh là con đườngtạo dựng một tư thế đúng từ cội nguồn ý thức và quan niệm của các em chứkhông phải sự áp đặt có tính chất cơ học từ bên ngoài Bài học đầu tiên là bàihọc được ghi nhớ bền lâu nhất, thói quen khoa học được xây dựng kiên trì từnhững ngày thơ bộ chớnh là thói quen sẽ theo mỗi người đến trọn đời
Việc chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét ởmột số môn là linh hoạt, tạo tính mềm dẻo trong đánh giá học sinh của giáoviên Do vậy, việc quản lý cách ghi điểm và nhận xét này vô cùng quan trọngnếu để nới lỏng sẽ dẫn đến tình trạng có thể cuối kì hoặc chuẩn bị kiểm tra,thanh tra thì giáo viên mới ghi sổ tạo sự giả tạo trong đánh giá Việc quản lýnày là khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng kiênquyết của CBQL các nhà trường, làm tốt công tác này sẽ đánh giá chính xácchất lượng học tập của học sinh và tạo sự công bằng trong giáo dục
1.4.3 Quản lý sản phẩm học tập của học sinh
Trong dạy học tiểu học, sản phẩm học tập của học sinh cũng là mộttrong những bằng chứng quan trọng, thực tế cho hoạt động học tập của các
Trang 33em Đó là những sản phẩm mà các em tự tay làm ra như: sản phẩm từ môn Kĩthuật, môn Mỹ thuật, bài vở của các em trong môn Toán - Tiếng Việt - Khoahọc, Lịch sử và Địa lý, sản phẩm từ các hoạt động ngoại khúa,… Cỏc sảnphẩm này cần được tạo thói quen tự giác tự tay học sinh làm ra có thể kết quảchưa cao, sản phẩm chưa đẹp, nó vừa là bằng chứng học tập nhưng cũng làniềm tự hào của mỗi học sinh khi đến lớp Không để người lớn ( phụ huynhhọc sinh) làm thay nhằm gian dối thành tích Các sản phẩm này cần được lưugiữ tạo nền nếp ở trong các lớp học
Việc quản lý các sản phẩm học tập rất quan trọng, đây là yêu cầu thiếtyếu đối với CBGV trong nhà trường Cần quản lý chặt chẽ từ khâu làm ra đếnlưu giữ sản phẩm đảm bảo thực chất, tránh hình thức, gian dối tạo thói quenxấu cho giáo viên và học sinh
1.4.4 Quản lý hoạt động lên lớp của giáo viên - học sinh
Dự giờ là một hình thức kiểm tra nhằm đánh giá thực chất cả việc dạy
và học của giáo viên và học sinh Đây là một trong những yêu cầu bắt buộcđối với mỗi giáo viên và của CBQL trong trường tiểu học Dự giờ trong quản
lý trường học là phương thức thu thập thông tin về tình hình chất lượng, nộidung, hình thức tổ chức dạy học trong một lớp Đó là một hệ thống nhữngquan sát, so sánh xem lao động sư phạm thực tế của giáo viên có phù hợp với
kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc,… đã dự kiến trước hay không Đây cũng chính
là hệ thống đo lường phản ánh quá trình và kết quả lao động của giáo viên,đồng thời phản ánh ngay chuyên môn của CBQL nhà trường Người CBQLphải nắm vững chuyên môn, có khả năng thu thập thông tin, khả năng quansát, bao quát và khái quát vấn đề Đây cũng chính là năng lực quản lý củaCBQL trường học nhằm đưa ra những quyết định kịp thời để điều chỉnhphương pháp dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Trang 34Kiểm tra thông qua dự giờ trực tiếp còn nhằm mục đích khơi gợi tiềmnăng trong mỗi giáo viên để phát huy nhân tố tích cực tạo điều kiện để giáoviên giỏi phát huy khả năng đồng thời khắc phục trực tiếp những hạn chếtrong phương pháp dạy của giáo viên có khả năng chuyên môn non kém.Thông qua dự giờ cũng tạo động lực học tập cho học sinh, trong mỗi giờ họcgiáo viên cần phải biết cách thúc đẩy phát huy tính độc lập, tích cực chủ độngcủa học sinh lên một tầm nhận thức mới
Trong dự giờ, CBQL cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra, đánh giá chất lượng dạyhọc của từng giáo viên và của từng lớp khác nhau
+ Sau khi dự giờ, có thể khảo sát chất lượng học sinh nhằm hỗ trợ choviệc đánh giá xếp loại giờ dạy và đánh giá đúng chất lượng học tập của họcsinh Kiến thức trong đề khảo sát chủ yếu tập trung vào kiến thức bài vừa học
và có thể có liên quan tới kiến thức của bài học trước Có thể kiểm tra viết,kiểm tra miệng, kiểm tra sản phẩm học tập của học sinh
+ Dự giờ theo chuyên đề, theo các thời điểm để thấy được việc tự học,
tự nâng cao tay nghề của từng giáo viên và nắm bắt được công tác tổ chứcmột giờ học, công tác chuẩn bị, nền nếp, không khí và chất lượng học tập củahọc sinh,…
+ Cần dự giờ toàn trường để có thể phân loại giáo viên nhằm đưa ra cácgiải pháp thích hợp với từng giáo viên trong nhà trường
Tóm lại, quản lý chất lượng dạy học thông qua dự giờ, thăm lớp là mộttrong những yêu cầu rất quan trọng trong hoạt động của nhà trường, nó đánhgiá đầy đủ các mặt của chất lượng về việc dạy của giáo viên và việc học củahọc sinh
1.4.5 Quản lý việc phê học bạ của giáo viên
Trang 35Học bạ là cẩm nang, là bản lý lịch về quá trình học tập của học sinhxuyên suốt các năm học trong bậc học Vì vậy việc ghi học bạ cho học sinh làhết sức quan trọng Làm thế nào để ghi đúng, đủ, chính xác kết quả học tậpcủa học sinh, đây là yêu cầu mà giáo viên phải nắm rõ:
+ Học bạ tiểu học dùng để ghi kết quả học tập và đánh giá xếp loại họcsinh từ lớp 1 đến lớp 5 do nhà trường quản lý
+ Ghi học bạ theo đúng quy định và hướng dẫn của ngành và của cấphọc Lưu ý việc ghi trang lý lịch, cỏc mụn đánh giá bằng điểm số, bằng nhậnxét Tránh hiện tượng tẩy xóa không đúng theo quy định
Việc ghi nhận xét học sinh cần chính xác nhưng nhẹ nhàng theo chiềuhướng tích cực, không gây tổn thương cho học sinh
+ Giáo viên phụ trách lớp ghi học bạ sau mỗi kì và mỗi năm học dựatrên sổ theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh
Như vậy, việc ghi học bạ là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giáoviên và CBQL các nhà trường CBQL các nhà trường cần quan tâm chú ý đếnviệc ghi và phê học bạ của học sinh nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chính xáctrong các loại hồ sơ nhà trường, đảm bảo sự công bằng, dân chủ, công khaitrong việc quản lý chất lượng học tập của học sinh
Tiểu kết chương 1
Quản lý chất lượng dạy học ở mỗi cấp học, bậc học luôn phụ thuộcvào chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên và chất lượng học tập của họcsinh với sự phối hợp của tập thể sư phạm nhà trường cựng cỏc yếu tố tácđộng từ bên ngoài
Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc:“Chất lượng đích thực của giáo dục phổthông là vốn học vấn phổ thông toàn diện, vững chắc ở mỗi người học Tại
Trang 36trường phổ thông có 2 nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng học vấn củahọc sinh là: việc học tập của học sinh và việc giảng dạy của giỏo viờn”
Trong giai đoạn phát triển sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay,trường tiểu học có vai trò quan trọng, được xem là bậc học nền tảng, có nhiệm
vụ cung cấp nhu cầu học vấn cơ sở cho toàn dân, do đó việc quản lý chấtlượng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng Chất lượng, hiệu quả giáo dục thấpnếu công tác quản lý buông lỏng hoặc thiếu sự phối hợp Ngược lại, trongđiều kiện khó khăn về vật chất nhưng có biện pháp quản lý phù hợp, sáng tạo
sẽ phát huy được nội lực, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục Do đó, yêucầu của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng dạy và học ở trường tiểuhọc là hết sức cần thiết Đặc biệt trong những năm gần đây, thực hiện chủtrương bỏ thi tốt nghiệp chuyển sang xét, đánh giá để chứng nhận hoàn thànhchương trình tiểu học và thực hiện đổi mới nội dung chương trình SGK của
Bộ Giáo dục-Đào tạo thì việc quản lý chất lượng học sinh tiểu học đặc biệt làhọc sinh cuối cấp (lớp 5) cần được quan tâm hơn nữa
Có rất nhiều mô hình quản lý chất lượng được đề cập nhưng quản lýchất lượng tổng thể là một xu hướng quản lý được các nhà quản lý, trong đú
có quản lý giáo dục lựa chọn và phát triển trong thời đại hiện nay
Quản lý chất lượng giáo dục theo mô hình TQM là một trong những
xu hướng tiếp cận hiện đại và mang lại hiệu quả cao cho các nhà quản lý giáodục Các định hướng cải cách giáo dục gần đây mà chúng ta đã và đang thựchiện đều ít nhiều mang hơi hướng triết lý TQM Nhiều cơ sở giáo dục hiệnnay đang tập trung xây dựng và định hướng quản lý chất lượng theo mô hìnhquản lý này
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
- TỈNH THANH HểA 2.1 Khái quát về GD&ĐT huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh hóa
2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội huyện Quảng Xương
Quảng Xương thuộc khu vực ven biển nằm giữa hai cửa sông lớn, sông
Mã và sông Yên, các đơn vị hành chính của huyện đều hình thành muộn bởi
vì hầu hết các xã được hình thành dải cồn thuộc phía Đông và Tây quốc lộ1A Trong quá khứ, trải qua lao động, vật lộn với thiên nhiên để tồn tại, pháttriển những tụ điểm dân cư được hình thành quy tụ thành xóm, làng Khí hậu
ở đây có 4 mùa rõ rệt, nhưng với khí hậu hà khắc của Bắc miền Trung, nắnglửa, mưa dầm, bão lụt, hạn hán là chuyện thường xuyên xảy ra Hàng nămchịu từ 4-5 cơn bão lớn, thường tập trung vào tháng 7- 8 âm lịch
Đất đai nhìn chung bằng phẳng, thấp dần về phía Tây Nam, được hìnhthành qua quá trình biển tiến, biển thoải và được phù sa của hai con sông lớn,(sông Mã và sông Yên) trên nền tảng của tự nhiên, con người đã đến đây khaiphá, quai đê lấn biển, bồi trúc hàng thế kỷ mà trở thành vùng đất hiện nay Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2005 đến nay, thực hiện Nghị
Trang 38Nghị quyết 15 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá và Nghị Quyết 22 của Đảng bộhuyện Quảng Xương, vượt lên những khó khăn thử thách, cấp uỷ, chínhquyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, điều hành Đảng bộ,nhân dân và các lực lượng vũ trang trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấugiành được nhiều thành tích quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh
+ Về kinh tế
Nền kinh tế chủ đạo của các xã là nông nghiệp - kết hợp với côngnghiệp và dịch vụ Trong quá khứ nền kinh tế của các xã huyện Quảng Xươngchủ yếu là thuần nông tự túc, tự cấp với nghề trồng lúa nước, đánh bắt hảisản, trồng cói, làm muối và một số xã làm nghề tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, nền kinh tế đã có những chuyển đổi nhanhchóng Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các ngành, vùng, đã tạo màu sắcphong phó cho nền kinh tế các xã ở huyện Quảng Xương Hàng loạt các trungtõm thương mại được hình thành như Trung tâm thương mại chợ Môi QuảngTâm, Sô Tô Quảng Lợi, Thị trấn Lưu Vệ và các chợ làng xã đã tạo nên sự sôiđộng trong giao lưu kinh tế giữa cỏc vựng miền trong huyện
Các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ thương mại đã có bước pháttriển và giành được những kết quả bước đầu Ngành công nghiệp phát triểnchủ yếu như ở Quảng Tân, Quảng Ngọc, Quảng Tâm, Quảng Thọ, QuảngChâu, Quảng Lợi Nhìn chung, cơ sở công nghiệp của huyện Quảng Xươngtăng về cả số lượng và chất lượng, đồng thời qui mô luôn được mở rộng
Hiện nay, có 3 cụm công nghiệp, 10 cơ sở công nghiệp có vốn hoạtđộng lên đến 10 tỷ đồng Trong đó một số xã phát triển nhanh như khu côngnghiệp Sô Tô Quảng Lợi, nhà in báo, Công ty may Minh Tuyết ở Quảng Thịnh,
Trang 39một số siêu thị nông thôn thuộc các xã Quảng Lợi, Quảng Thịnh Một số xã đãtập trung khôi phục các ngành nghề phụ như mây giang xiên, mây tre đan, vùngtrồng cói nguyên liệu, đến nay có 30/40 xã đưa nghề tiểu thủ công nghiệp vàosản xuất
Thực hiện chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất vàđời sống, hầu hết các xã đã làm tốt qui hoạch thu hút đầu tư để xây dựng, 95
% hộ dân xây dựng được nhà kiên cố, nhà cao tầng, mua sắm được cácphương tiện hiện đại, đến nay hầu hết các tuyến đường giao thông tronghuyện được qui hoạch, một số tuyến đường được nâng cấp, giao thông các xãđến nay cơ bản được bê tông hoá và nhựa hoá, đồng thời 100% nhà trườngkiên cố, có 34/40 xã có công sở làm việc cao tầng
Một số xã có lợi thế về điều kiện tự nhiên đã qui hoạch phát triển dulịch chủ yếu nằm ở các xã như Quảng Vinh, Quảng Hải, Quảng Đại, QuảngLợi, bước đầu tạo cơ sở phát huy tiềm năng du lịch
Nói chung, kinh tế huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa ngày mộtphát triển, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục - đào tạo
+ Về văn hóa - xã hội
Người dân Quảng Xương có truyền thống gắn bó với làng quê, đây làtình yêu quê hương đặc biệt Ngày nay, sự phân biệt làng, xã ở huyện QuảngXương không lớn lắm, các lao động hoàn toàn có thể yên tâm rời bỏ làng, xãlập nghiệp ở nơi khác Điểm nổi bật nhất của các xã ở huyện Quảng Xương làtính cộng đồng và tính tự trị Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thểlàng, xã mang tính tự trị, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau Biểu tượngtruyền thống của tính cộng đồng các làng, xã ở huyện Quảng Xương là cây
đa, giếng nước, sân đình Ngày nay là nhà văn hoá làng, làng nào cũng có nhà
Trang 40văn hoá; là nơi tổ chức hội hè, biểu diễn văn hoá, văn nghệ, nơi hội họp củacác tổ chức chính trị hay nói cách khác là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng
Đặc điểm của văn hoá làng, xã ở huyện Quảng Xương là tính cộngđồng mà nổi trội nhất là sự đồng nhất Do đồng nhất (cùng hội, cùng thuyền,cùng cảnh ngộ) cho nên làng, xã ở huyện Quảng Xương có tinh thần đoàn kếtgiúp đỡ nhau, do sự đồng nhất cho nên dân trong làng, xã có tính tập thể rấtcao, hoà đồng vào cuộc sống chung
Tóm lại, Quảng Xương là một huyện ven biển của tỉnh Thanh Húa, đấtrộng người đông, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trongnhững năm qua phát triển ổn định Đời sống nhân dân ngày càng được nânglên nhưng chưa thực sự thoỏt nghốo Nghề nghiệp chủ yếu là thuần nụng, cỏckhu công nghiệp đã xuất hiện nhưng phát triển chậm và nhỏ, chưa thu hút lựclượng lao động nơi đây
2.1.2 Khái quát về giáo dục đào tạo huyện Quảng Xương
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiệnNghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng, các cấp uỷ đảng và chính quyền đã chỉđạo xây dựng chương trình hành động thực hiện kết luận hội nghị lần thứ VIBCH TW Đảng khoá IX về phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010 Vìvậy, phong trào giáo dục của huyện nhà có nhiều chuyển biến tích cực: Quy
mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới trường lớp được hoàn chỉnh từ mầmnon đến THPT, mở rộng thêm loại hình trường bán công, trường dân lậpTHCS và THPT đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong huyện Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấphàng năm đạt 98% trở lên Học sinh xếp loại khá - giỏi cấp huyện cấp tỉnh,học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và THCN ngày càng cao