Thực trạng về biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với chất lượng học tập học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 48)

- Đường lối, chính sách

2.2.Thực trạng về biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với chất lượng học tập học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương

2.2.1. Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với chất lượng học

tập học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương

2.2.1.1.Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng nội quy, quy chế chuyên môn, thực hiện đúng và đủ nội

chất lượng học tập của học sinh. Để quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, nhà trường cần tiến hành các nội dung chính sau:

- Lập kế hoạch giảng dạy, thông báo triển khai tới từng tổ khối, CBGV. - Theo dõi đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên trên cơ sở đó đánh giá kết quả và chất lượng giảng dạy của giáo viên định kì và toàn khóa.

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện, đánh giá kết quả và chất lượng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ sử dụng và thao tác trang thiết bị cũng như nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ và của từng giáo viên .

- Nắm bắt ưu nhược điểm, đánh giá sự tiến bộ về mặt chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức của người giáo viên.

Bảng 5: Kết quả điều tra biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GV.

Các tiêu chí Mức độ quan tâm(%) Ý kiến

khác

Rất

quan tâm Quantâm Bìnhthường

Chuẩn bị bài lên lớp. 23 77

Thực hiện nội dung chương trình. 50 50

Thực hiện tiến độ kế hoạch. 43 57

Áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp. 61 39

Số lượng giáo án. 100

Chất lượng giáo án. 20 80

Đổi mới PPDH, Ứng dụng CNTT 35 65

Dự giờ trao đổi kinh nghiệm. 23 77

Số lượng ngày công. 87 13

Số lượng giờ dạy tốt trong năm học. 67 23 10

Công tác chủ nhiệm lớp. 22 78

Nguồn: Điều tra của tác giả

Nhận xét: Việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên có nhiều điểm đáng ghi nhận như: chuẩn bị bài lên lớp - yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học. Tuy nhiên, quản lý vẫn nặng nề về số lượng giáo án chứ chưa quan tâm đến chất lượng giờ dạy và chất lượng thực tế học sinh. Việc quản lý

chú trọng đến số lượng ngày công, tuân thủ nguyên tắc ngặt nghèo về thời gian làm việc. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đời sống CBGV đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nếu chỉ dựa vào mức thu nhập đơn thuần theo lương do đó giáo viên rất khó toàn tâm, toàn ý với công việc. Việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế. Việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm đó cú bước chuyển biến về số lượng nhưng chất lượng còn mờ nhạt, mới chỉ dừng lại ở hình thức và số lượng. Một điểm cần đề cập là số lượng giờ dạy tốt trong năm học và trong cỏc kỡ hội giảng giúp nâng cao uy tín của giáo viên, chú ý quan tâm vấn đề này sẽ rất hiệu quả trong công tác quản lý đặc biệt là trong phương pháp liên kết con người.

* Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên tiểu học Bảng 6 : Kết quả điều tra biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

Các tiêu chí Mức độ quan tâm(%) Ý kiến khác

Rất

quan tâm Quantâm Bìnhthường Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. 61 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh hoạt tổ chuyên môn. 22 78

Giao lưu với các tổ chức địa

phương. 100

Tìm hiểu học sinh . 100

Nguồn: Điều tra của tác giả

Nhận xét: Các hoạt động ngoại khóa giúp trao đổi kinh nghiệm vẫn còn xem nhẹ và thực sự chưa hiệu quả. Đây là môi trường giao lưu, học hỏi tốt nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp, kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho học sinh. Cần làm tốt các hoạt động này, nhằm tạo bầu không khí học tập cho học sinh. Việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của học sinh còn xem nhẹ, đây là yếu kém phổ biến ở các trường trong huyện.

Bảng 7: Kết quả điều tra biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học.

Các hình thức triển khai Mức độ triển khai(%)Rất Ý kiến khác

Tốt Tốt Trungbình Hội thảo trao đổi kinh nghiệm. 53 27 20

Dự giờ đối chứng. 20 57 23

Tài liệu hóa Mức độ chậm

Nhân rộng giờ giảng áp dụng

đổi mới PPDH. 56 44

Sinh hoạt tổ chuyên môn, rút

kinh nghiệm. 100

Nguồn: Điều tra của tác giả

Phương pháp dạy học tiểu học có những nét đặc thù riêng, quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm kết hợp phương pháp tiếp cận giao tiếp đang được tiến hành rộng rãi trong các nhà trường.

Các hội thảo trao đổi kinh nghiệm, dạy đối chứng chuyên đề đã được các nhà trường quan tâm và triển khai có hiệu quả. Qua các buổi hội thảo, các vấn đề nóng của công tác giảng dạy, công tác quản lý chỉ đạo được bàn bạc, trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc nhân rộng các giờ dạy có chất lượng chưa thực sự được quan tâm. Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm ở các tổ khối còn mang tính hình thức, nể nang nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, nếu có biện pháp quản lý đúng đắn, kịp thời thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt. Hiện nay giáo dục đào tạo huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa đó có những bước chuyển biến trong việc phân cấp quản lý nhưng đối với bậc tiểu học, còn mờ nhạt mới chỉ dừng lại ở những phần việc nhỏ. Các phần việc lớn như công tác tổ chức (lựa chọn, tiếp nhận giáo viên, cán bộ quản lý,…), công tác tài chính kế hoạch,… còn chưa được phân cấp. Các nhà trường chưa thực sự chủ động trong việc lựa chọn đội ngũ,

quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Theo điều tra, tuyệt đại đa số các nhà trường hoàn toàn thụ động trong việc tiếp nhận CBGV. Việc tiếp nhận giáo viên không tập trung nhiều vào trình độ và khả năng hiện có, các nhà trường chịu áp lực từ cấp trên. UBND huyện trực tiếp tiếp nhận và phân công công tác CBQL và giáo viên cho các nhà trường. Do đó, số lượng giáo viên ở các nhà trường trong huyện có sự phân bố không đồng đều. Những trường vùng trung tâm, gần thành phố có số lượng giáo viên dư thừa nhưng ngược lại thiếu giáo viên ở những trường miền biển, vùng xa trung tâm. Chất lượng giáo viên ở cỏc vựng miền khác nhau trong huyện cũng có sự chênh lệch. Đa số các trường vùng trung tâm huyện, gần thành phố, CBGV có trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, bề dày thành tích và việc tiếp cận với các điều kiện thuận lợi, trang thiết bị hiện đại tốt hơn nhiều so với cỏc vựng miền khác. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý, điều hành, sắp xếp CBQL và giáo viên trong các nhà trường.

Việc quản lý công tác giảng dạy của giáo viên trong các nhà trường đó cú những chuyển biến từ hoạt động giảng dạy trên lớp đến hoạt động ngoại khúa,… tuy nhiên mới chỉ dừng lại việc quản lý trên hồ sơ giáo án, việc quan tâm trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh còn hạn chế, mang nặng tính đối phó.

2.2.1.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Quản lý hoạt động học tập của học sinh là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh tiểu học có nhiệm vụ: Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội;Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu

cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường; Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn bảo vệ môi trường; Tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng ; Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; Giỳp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội phù hợp với lứa tuổi.

Hoạt động học có vị trí hết sức quan trọng, đứng thứ hai so với hoạt động dạy trong quá trình dạy học, hoạt động học giúp cho học sinh lĩnh hội được tri thức khoa học, kiến thức về đời sống mặc dù ở mức độ đơn giản. Do đó, nú cú vai trò rất quan trọng, cần phải được tổ chức, quản lý một cách khoa học, chặt chẽ mới đạt hiệu quả cao.

Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nhà trường. Việc xây dựng các biện pháp dựa trên cơ sở những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh. Từ đó, theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong quá trong học tập, rèn luyện. Ngay từ đầu năm học, tất cả các học sinh được quán triệt đầy đủ nội quy, quy chế của Bộ, ngành và của trường về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi của học sinh tiểu học.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục nhận thức cho học sinh thông qua các giờ học đạo đức chính khóa, các hoạt động ngoại khóa.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy năng lực tự học nhằm phát triển tư duy học sinh thông qua các giờ ngoại khóa như tổ chức các sân chơi bộ môn, các đợt thi chuyên đề nhân dịp ngày lễ kỉ niệm,…

- Tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện.

Như vậy, quản lý hoạt động học tập của học sinh là một trong những nhiệm vụ, yêu cầu trọng tâm của quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong các trường tiểu học.

2.2.1.3. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu cơ bản của quá trình đào tạo nhằm thúc đẩy dạy và học hiệu quả hơn.

Mục đích của việc thực hiện đánh giá và xếp loại là phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin của học sinh, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.

Tuy nhiên nhận thức của CBGV về mục đích của việc đánh giá tri thức học sinh tiểu học vẫn còn hời hợt, chưa chính xác. Chúng ta biết rằng việc đánh giá không chỉ nhằm vào mục đích duy nhất là phân loại học lực học sinh mà còn đưa ra các giải pháp để cải thiện chất lượng học tập. Qua điều tra, khảo sát hơn 200 giáo viên trên địa bàn huyện, có đến 90% giáo viên cho rằng: việc đánh giá tri thức học sinh ngoài các mục đích khỏc cũn có mục đích cơ bản là để có được điểm số ghi vào sổ điểm theo đúng nội quy giảng dạy. Đây là một quan niệm hết sức lệch lạc mang tính hình thức, đối phó và rất thiếu tính chính xác.

Hiện nay việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thông qua các kỳ kiểm tra định kì giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kì II, cuối kỳ II.

Trên thực tế cỏc thỏng vẫn có điểm kiểm tra thường xuyên song các điểm số này không tham gia trực tiếp vào đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do đó, giáo viên trong từng giờ học chưa thực sự chú trọng đến việc kiểm tra đánh giá tri thức hàng ngày mà thường phó mặc cho đến khi nhà trường (BGH), phòng giáo dục kiểm tra thì mới tập trung vào việc cho điểm ở

sổ ghi điểm. Đây vẫn còn là hiện tượng khá phổ biến.

Việc ra đề kiểm tra định kì là một trong những yêu cầu của Bộ nhằm đánh giá chất lượng đối với giáo viên và học sinh tiểu học. Hiện tại việc làm này phòng giáo dục đang nhờ vào Sở Giáo dục - Đào tạo ra đề chung (cho toàn tỉnh). Do vậy, vẫn còn nhiều bất cập khi kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh như đề kiểm tra nhiều khi chưa bám sát so với yêu cầu của từng vùng miền khác nhau do đó kiến thức có khi quá dễ đối với học sinh, hoặc có khi lại quá chương trình học của học sinh… Việc kiểm tra định kì hiện nay cũng đã và đang tập trung vào cả kĩ năng đọc và viết của học sinh.

Đối với cỏc mụn như Lịch sử - Địa lý, Khoa học của lớp 4 và 5, học sinh đó cú đề cương ôn tập là những câu hỏi hết sức cụ thể, có đỏp án. Lối ôn tập và kiểm tra như trên đã khuyến khích kiểu học hời hợt, học tủ của học sinh. Kết quả bài kiểm tra như thế chắc chắn không phản ánh được toàn diện khả năng học tập của học sinh.

Đối với cỏc mụn được đỏnh giá bằng định tớnh thỡ xuất hiện tình trạng: giáo viên đỏnh giá không kịp thời hoặc “tớch cực” đỏnh giỏ quỏ sớm so với chương trình học. Thường sau khi học xong một phần, giáo viên tự ra đề kiểm tra và chấm điểm. Nếu em nào đạt từ điểm 5 trở lên thì giáo viên tích vào cột tương ứng trong sổ điểm. Hoặc nhiều giáo viên không cần thu thập chứng cứ biểu hiện cụ thể học sinh mà tích vào sổ nhằm đảm bảo thời gian đánh giá. Điều này xảy ra thường xuyên, tạo ra sự thiếu chính xác, mất công bằng trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

Việc chấm, chữa bài của giáo viên còn hời hợt. Giáo viên chỉ ghi điểm mà không sửa bài, không nhận xét về kết quả bài làm của học sinh. Học sinh chỉ biết mình được số điểm đó mà không biết vì sao như vậy; còn nhiều trường hợp giáo viên còn tùy tiện nâng điểm trong bài làm của học sinh. Vẫn còn nhiều

trường hợp học sinh viết sai, giáo viên sửa lại cũng sai.

Có nhiều trường hợp giáo viên chỉ căn cứ vào việc bắt lỗi của học sinh để dựa vào đó để cho điểm (đối với phõn mụn Chính tả) mà không rà soát lại xem học sinh đã bắt lỗi chính xác hay không.

Việc chấm bài hời hợt kéo theo việc trả bài cũng qua loa. Đối với các tiết trả bài Tập làm văn và trả bài kiểm tra định kỳ, giáo viên chỉ phát cho học sinh xem kết quả của mình đạt được, rồi thu lại bài để lưu. Học sinh không được giáo viên hướng dẫn để nhận biết những sai sót của mình trong bài làm.

2.2.1.4. Quản lý kết quả học tập của học sinh * Quản lý sản phẩm học tập:

Điều tra trên 200 đối tượng bao gồm giáo viên các trường tiểu học trong huyện về biện pháp quản lý trực tiếp và gián tiếp của BGH các trường đối với kết quả học tập của học sinh, thu được kết quả như bảng 8.

Bảng 8 : Kết quả điều tra biện pháp quản lý kết quả học tập của học sinh Các hình thức

quản lý RấtMức độ quan tâm(%) Mức độ thực hiện(%)

quan tâm

Quan

tâm thườngBình Tốt thườngBình Chưa tốt

Theo điểm số 98 2 95 5

Theo kĩ năng

thực tế 22 78 20 80

Theo thông tin

phản hồi 25 75 16 84

Theo sản phẩm

học sinh tự làm 49 51 33 67

Nguồn: Điều tra của tác giả

Ta thấy, biện pháp quản lý kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa vào điểm số. Như vậy sẽ rất bất tiện và khó khăn cho việc nhận định những tồn tại trong từng khâu quản lý để liên tục cải tiến, đổi mới. Nếu quản lý việc coi thi, chấm thi không tốt thì việc quản lý bằng điểm số sẽ rất thiếu chính

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 48)