XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 69)

- Đường lối, chính sách

XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG-TỈNH THANH HểA

3.1. Nguyên tắc có tính định hướng cho việc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc hiệu quả và khoa học

Hiệu quả bao giờ cũng được tính đến trong bất kì quá trình nào. Đõy chớnh là thước đo năng lực các nhà quản lý. Thực chất của nguyên tắc này là làm như thế nào để trong những điều kiện nhất định, với thời gian cho phép, nhà quản lý tạo ra được kết quả tối đa, có chất lượng. Nguyên tắc hiệu quả quản lý có liên hệ chặt chẽ với kết quả quản lý. Tuy nhiên, một hoạt động quản lý nào đó là có kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả. Từ đó, chúng ta thấy rằng các biện pháp đề xuất trong quản lý và giảng dạy phải căn cứ đến tính hiệu quả.

Đây là nguyên tắc đầu tiên đặt ra khi lựa chọn, đề xuất biện pháp tác động lên khách thể. Các biện pháp đưa ra khi áp dụng thực hiện phải mang lại hiệu quả cho quá trình, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Tác động toàn diện: Mỗi phương pháp quản lý tác động đến con người theo một hướng nhất định, hiệu quả tạo động cơ, động lực thúc đẩy con người với các mức độ khác nhau. Việc tuyệt đối hóa một phương pháp nào đó trong quản lý cũng sẽ làm giảm hiệu lực tác động, không phát huy được ưu thế và khắc phục được những hạn chế vốn có của mỗi phương pháp. Con người chỉ làm việc tốt nhất trong điều kiện khuôn khổ tổ chức chặt chẽ, rõ ràng, lợi ích thỏa đáng, có niềm say mê với công việc. Đú chớnh là sự tác động toàn diện các phương pháp quản lý đối với mỗi cá nhân.

Bảo đảm tính khách quan: Nhận thức và vận dụng các phương pháp quản lý là công việc chủ quan của mỗi người quản lý. Vận dụng các phương pháp như thế nào còn phụ thuộc vào đối tượng và tình huống quản lý cụ thể. Nếu người quản lý chủ quan, coi nhẹ yêu cầu thực tế khách quan của đối tượng và tính huống quản lý thì hoạt động quản lý có nguy cơ bị quan liêu hóa.

Bảo đảm tính khả thi: Lựa chọn các biện pháp quản lý phải phù hợp với đối tượng và tình huống quản lý, có tác động thiết thực trong việc điều chỉnh đối tượng quản lý. Các phương pháp quản lý khi xác lập, vận dụng phải có căn cứ khoa học, thực tiễn bảo đảm cho đối tượng quản lý có điều kiện hoàn thành tốt công việc của mỡnh. Cỏc biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng và điều kiện của địa phương, phù hợp với nhận thức của CBQL ở các nhà trường tiểu học. Các biện pháp này phải phù hợp và dựa trên cơ sở lí luận giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo tính khoa học khi xây dựng các biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc biện chứng

Khi xây dựng các biện pháp phải có sự gắn kết, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên quan hệ biện chứng, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Bên cạnh đú, cỏc biện pháp này phải được xây dựng theo thời gian và mang tính đồng tâm để vừa hỗ trợ nhau cùng mở rộng, củng cố kĩ năng trong đánh giá chất lượng học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc uyển chuyển và linh hoạt

Nguyên tắc này đòi hỏi việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tác động lờn cỏc khách thể quản lý phải xuất phát từ hoàn cảnh thực tế để cho khách thể quản lý dễ chấp nhận. Mỗi khách thể ở mỗi thời điểm có những hành vi, cách thức hoạt động đặc thù mà nhà quản lý phải phân tích một cách

tinh tế để cảm nhận và ứng xử hợp lý, hợp tình, đúng luật. Không nhất quán tuyệt đối hóa một biện pháp quản lý nhất định.

3.1.4. Nguyên tắc không xa rời mục tiêu

Nguyên tắc đòi hỏi việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tác động lờn cỏc khách thể quản lý phải luôn hướng tới việc đạt mục đích phát triển của hệ thống; có thể là các giải pháp trực tiếp đem lại thu hoạch cho mục tiêu; có thể là những biện pháp gián tiếp, lâu dài mới đem lại kết quả mong muốn. Các biện pháp phải phù hợp, thống nhất với mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch của Bộ, Sở, Phòng và của từng địa phương, nhà trường để tránh hiện tượng xa rời thực tế, thiếu hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc phù hợp với lí luận giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học có đặc thù riêng. Do đó các biện pháp đưa ra phải phù hợp với bản chất và nguyên tắc của quy trình đánh giá chất lượng học sinh tiểu học và theo quy định của Bộ. Trong đó CBQL các nhà trường chịu trách nhiệm quản lý chất lượng học tập của học sinh nhằm tránh tình trạng chạy theo thành tích, gian dối trong chất lượng. Việc đánh giá phê chuẩn chất lượng học sinh tiểu học là một yêu cầu hết sức quan trọng trong tình hình kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay.

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng học tập học sinh của hiệu

trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương theo mô hình TQM

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 69)