Nhóm biện pháp quản lý các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 71)

- Đường lối, chính sách

3.2.1.Nhóm biện pháp quản lý các yếu tố đầu vào

3.2.1.1. Biện pháp 1: Tác động đến nhận thức của CBGV về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý chất lượng.

- Mục tiêu của biện pháp: Hiệu trưởng nhà trường cần phải tác động đến nhận thức, tư tưởng của CBGV trong các nhà trường để:

vai trò của công tác quản lý chất lượng học tập của học sinh trong công tác quản lý điều hành hoạt động dạy và học trong nhà trường. Trên cở sở có nhận thức đúng đắn về vai trò của quản lý chất lượng học tập, lãnh đạo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường sẽ chủ động đề xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý và giảng dạy, đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Tạo được sự nhất trí, đồng thuận cao trong BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, từ đó tạo quyết tâm cao cho tập thể sư phạm nhà trường trong quản lý và giảng dạy.

+ Hiểu rừ các văn bản pháp quy của ngành về nền nếp dạy và học, những nội quy quy định đối với trường tiểu học. Làm cho những người làm công tác giáo dục thấm nhuần tư tưởng của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo.

+ Người làm cụng tác giáo dục cần cập nhật, nâng cao hiểu biết về chất lượng giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy và quản lý giáo dục tiểu học của CBGV nhà trường.

Hoạt động trên nhằm mục đích nâng cao trình độ nhận thức cho CBQL và giáo viên trong nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng học sinh từ đó nâng cao nhận thức, lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục, thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.

- Nội dung thực hiện:

+ Thông qua các đợt học tập sinh hoạt chính trị, để học tập các văn bản, chỉ thị, quyết định của Bộ, của Sở về Giỏo dục - Đào tạo. Tổ chức cho các CBQL nhà trường hội thảo chuyên đề về chất lượng giáo dục tiểu học

hiện nay, việc nâng cao chất lượng thực tế, sự cần thiết và cấp bách của vấn đề chất lượng. Tập trung vào việc bàn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và các giải pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học.

+ Mọi thành viên trong nhà trường phải thấm nhuần một số văn bản chủ yếu gắn liền với chất lượng dạy học như: Điều lệ trường tiểu học; Mục tiêu kế hoạch nhà trường; Các văn bản quy định nền nếp dạy học, đánh giá chất lượng học sinh; Những nội quy, quy định về phương pháp dạy học, những chủ trương lớn của ngành trong năm học.

- Cách thực hiện :

+ Hiệu trưởng có kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để tìm hiểu, học tập các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và của ngành ngay từ đầu năm học. Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự giác của CBQL và giáo viên trong việc quản lý, nâng cao chất lượng. Làm cho CBQL và giáo viên trong nhà trường phải thừa nhận tính chân lý khách quan, yêu cầu cần thiết vì quyền lợi của học sinh và cũng là quyền lợi của bản thân trong việc đánh giá chất lượng dạy học.

+ Sao y các văn bản quan trọng và gửi đến từng CBGV trong nhà trường như: Điều lệ trường tiểu học, mục tiêu kế hoạch nhà trường, các văn bản chỉ đạo về quản lý, đánh giá xếp loại học sinh tiểu học,… Tổ chức học tập, trao đổi thảo luận về nội dung cơ bản của các văn bản này, đặc biệt quan tâm đến Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học; công văn 896/BGD&ĐT - GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học,...

kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh và sử dụng kết quả kiểm tra vào đánh giá học sinh nhằm đảm bảo tính trung thực trong quản lý chất lượng.

+ Chi bộ Đảng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Đoàn thanh niên, Công đoàn,… tiên phong trong việc học tập nâng cao nhận thức trong việc quản lý chất lượng.

- Điều kiện thực hiện:

+ Hiệu trưởng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng về ý nghĩa, vai trò của quản lý chất lượng trong sự phát triển của giáo dục - đào tạo.

+ CBQL các nhà trường phải có sự đồng thuận trong sự chỉ đạo quản lý chất lượng. Thường xuyên học hỏi, trau dồi năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Có kế hoạch cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát chất lượng học sinh theo từng tuần, tháng, học kì.

+ Giỏo viờn các nhà trường cần nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục. Cụ thể hóa kế hoạch quản lý chất lượng của CBQL theo lớp, mụn mỡnh phụ trách. Tích cực tham gia học hỏi, rút kinh nghiệm, thấm nhuần các văn bản mang tính quyết định tới chất lượng học tập của học sinh.

3.2.1.2. Biện pháp 2: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng học sinh đầu năm học

- Mục đích thực hiện:

+ Tạo cảm giác học tập sôi nổi, phấn khởi nhưng nghiêm túc ngay từ đầu năm học.

+ Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc đảm bảo chất lượng học tập của học sinh trong năm học. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của phụ huynh học, CBGV nhà trường với học sinh. Phối hợp có hiệu quả gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục học sinh.

+ Đánh giá đúng chất lượng học sinh đầu năm để xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng trong cả năm học.

- Nội dung thực hiện:

+ Triển khai kế hoạch chuẩn bị đón học sinh vào năm học mới đặc biệt là học sinh lớp 1- đây là lớp học sinh nhỏ tuổi nhất của cấp học và có sự thay đổi cơ bản trong hoạt động chủ đạo của trẻ. Chuẩn bị tâm thế cho học sinh các lớp cuối cấp (đặc biệt là lớp 5) về chương trình, nội dung, yêu cầu học tập sẽ cao hơn các lớp khác.

+ Tổ chức cho học sinh học tập nội quy nhà trường và các quy định khác của các tổ chức xã hội.

+ Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm học nhằm đánh giá, phân loại học sinh để từ đó đưa ra phương án dạy học hợp lí.

+ Phụ huynh học sinh thấm nhuần tư tưởng, phối hợp với nhà trường trong việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho trẻ đến trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc chuẩn bị các điều kiện về vật chất (sách, vở, bút mực, …), tinh thần (tâm thế học tập, tư tưởng tình cảm,…) cho học sinh khi đến trường vào đầu năm học.

- Cách thức thực hiện:

+ Sau khi kết thúc năm học, hiệu trưởng nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp nắm vững đặc điểm tình hình học sinh của từng lớp học, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần để từ đó có kế hoạch chuẩn bị cho năm học mới.

+ Ngay từ khi tập trung học sinh (khoảng đầu tháng 7 hàng năm), hiệu trưởng quán triệt tới CBGV nhà trường về các yêu cầu đối với học sinh khi tựu trường: về tư tưởng, tinh thần, về trang phục, sách vở, đồ dùng học tập,… Giáo viên phổ biến tới học sinh những yêu cầu trên, động viên học sinh thực

hiện. Lưu ý những trường hợp học sinh gặp khó khăn, giáo viên phải có báo cáo với BGH nhà trường để tìm biện pháp khắc phục (có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường hỗ trợ kinh phí cho các em chuẩn bị vào năm học mới, gần gũi động viên học sinh khó khăn về tinh thần…).

+ Phối kết hợp với ban liên lạc hội cha mẹ học sinh nhà trường, với hệ thống loa truyền thanh xã để phổ biến các yêu cầu đối với học sinh khi tựu trường tới phụ huynh học sinh.

+ Hiệu trưởng cần triển khai sâu rộng các cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm", "Xây dựng nhà trường văn hoá - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch", “ Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” gắn với việc triển khai, xây dựng các biện pháp cụ thể, hình thức phù hợp để thực hiện cuộc vận động "Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục" tới CBGV trong nhà trường nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi CBGV ngay từ đầu năm học.

+ Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học đảm bảo đúng quy trình. Họp giáo viên theo các tổ để phân tích, đánh giá kết quả khảo sát đầu năm, từ đó đề ra phương án tổ chức dạy học hợp lí (phân chia lớp, kế hoạch bồi dưỡng học sinh, phát hiện học sinh năng khiếu,…).

- Điều kiện thực hiện:

Hiệu trưởng nhà trường chuẩn bị thật tốt, có tầm nhìn bao quát tình hình học sinh của nhà trường sau mỗi năm học. Làm tốt công tác phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh, với lãnh đạo và nhân dân địa phương. Mỗi CBGV phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho học sinh vào năm học mới. Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp chỉ đạo việc khảo sát chất lượng đầu năm học: từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi, phân tích kết quả nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác, thực tế.

3.2.1.3. Biện pháp 3: Thu hút cộng đồng tham gia vào xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Mục đích thực hiện:

Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển trường tiểu học nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ tiểu học như cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên,… nhằm tạo môi trường giáo dục trẻ tốt nhất trong điều kiện có thể phấn đấu được, thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn CNH- HĐH đất nước.

Nội dung chính của huy động cộng đồng là tạo ra nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để phục vụ xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất, từ đó chăm lo cho việc dạy trẻ trên cả hai phương diện: kiến thức và đào tạo con người. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý chất lượng học tập của học sinh.

- Nội dung thực hiện:

Nhà quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phải tranh thủ được vai trò tích cực của cộng đồng khi huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước. Nguồn lực cộng đồng, đó là: nguồn lực vật chất bao gồm tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; nguồn lực phi vật chất bao gồm các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn trao đổi thông tin kinh nghiệm, việc tạo môi trường giáo dục thống nhất, thuận lợi,…

Có 6 nhóm đối tượng cần huy động, đó là:

- Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp: đây là lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho trường tiểu học và cũng là lực lượng

tạo cơ chế cho việc huy động, thu hút cộng đồng ở các địa phương. Đây không những là đối tượng huy động mà cũn chớnh là chủ thể huy động cộng đồng, những người đứng ra làm công tác xã hội hóa giáo dục.

- Gia đình, cha mẹ học sinh, hội cha mẹ học sinh: đây là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường, một đối tác trong việc huy động cộng đồng của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh vừa là đối tượng vừa là một trong những chủ thể của huy động cộng đồng.

- Các cơ quan, ban ngành trước hết là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với trường tiểu học như y tế, công an, bảo vệ, các tổ chức đoàn thể, … tạo nên lực lượng đông đảo, đa dạng để nhà trường vận dụng trong quá trình triển khai các nhiệm vụ giáo dục.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: đây là lực lượng hỗ trợ quan trọng, tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất.

- Bản thân ngành GD&ĐT cũng là đối tượng để huy động cộng đồng. - Các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt các cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quõn”,… đối tượng này tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ trong quá trình huy động cộng đồng.

- Cách thức thực hiện:

Để làm tốt công tác huy động cộng đồng, các nhà quản lý giáo dục cần phải có sự sáng tạo, linh hoạt trong công tác điều hành, quản lý để đảm bảo quyền, lợi ích của cả hai bên trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên. Trong thực tiễn, nhiều nhà trường đó cú cỏc ý tưởng sáng tạo, tuy nhiên có thể nêu lên một số giải pháp chủ yếu, cơ bản trong quá trình thực hiện:

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường: tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập, đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò,… dưới nhiều hình thức như: phương tiện thông tin đại chúng (của ủy ban nhân dân xã), tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo địa phương, tổ chức đại hội giáo dục, kết hợp với hội khuyến học tuyên dương khen thưởng kịp thời điển hình tiên tiến, tích cực,…

- Xây dựng kế hoạch để phân phối nguồn lực: việc phân phối các nguồn lực để huy động cộng đồng là một yêu cầu khá quan trọng trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn sự phân phối lực lượng giáo viên giỏi, phân phối học sinh phù hợp năng lực giáo viên để có học sinh giỏi, hạn chế lưu ban là những vấn đề cực kì quan trọng. Đây là nội lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

- Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương, thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng của nhà trường: sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của nhà trường, sự phấn đấu của mỗi thầy cô giáo biến quá trình giảng dạy thành quá trình tự học của trẻ. Sử dụng hợp lí các nguồn thu. Đặc biệt là huy động đủ nguồn lực tinh thần.

- Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm: giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, cầu nối giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Vì vậy, việc bố trí giáo viên dạy giỏi, dạy tốt làm công tác chủ nhiệm lớp tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp, tham gia xây dựng nhà trường. Cần chú trọng thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh về việc thông báo kết quả học tập của học sinh bằng nhiều hình thức sáng tạo và phù hợp.

- Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, tham gia huy động cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương: chính quyền địa phương là chỗ dựa cho việc triển khai huy động cộng đồng, nơi có thể tạo môi

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 71)