- Đường lối, chính sách
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận sau:
- Công tác quản lý chất lượng học tập của học sinh ở các nhà trường tiểu học đã được khẳng định trong nhiều định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt từ năm 2005, Bộ Giỏo dục - Đào tạo có chủ trương bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và phát động cuộc vận động “ hai khụng” trong ngành giáo dục thì việc quản lý chất lượng học tập của học sinh càng được quan tâm. Để góp phần đảm bảo chất lượng dạy học tiểu học thì việc cải tiến công tác quản lý là rất cần thiết, đặc biệt là những tiếp cận hiện đại trong quản lý chất lượng mà điển hình là quản lý chất lượng tổng thể - một mô hình đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm.
- Việc nghiên cứu phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa là phù hợp với những đánh giá trong một số đề tài cùng loại, trong một số nghiên cứu đã được đăng tải trờn cỏc tạp chí. Đó là việc vận dụng các biện pháp quản lý để đạt được hiệu quả cần có sự hội tụ của các yếu tố: nhận thức, năng lực và cơ sở vật chất trang thiết bị, trong đó nhận thức và năng lực về công tác quản lý là những yếu tố có vai trò quyết định.
- Để công tác quản lý trong các nhà trường đạt yêu cầu đề ra cần phải có sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là hiệu trưởng các nhà trường, đồng thời họ phải được đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ và kĩ năng triển khai các biện pháp quản lý giáo dục. Để thực hiện được các biện pháp đã trình bày phải có đội ngũ CBGV có tâm huyết, có
trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
- Ứng dụng các biện pháp quản lý chất lượng dạy học trong các nhà trường cần được tiến hành hành đồng thời với việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành về vai trò của quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học, đặc biệt trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp tiểu học. Tổ chức tốt các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho CBQL các nhà trường. Đồng thời phải chú ý tới việc đầu tư CSVC, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và gắn liền với sự quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của các cấp QLGD.
- Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh húa. Cỏc biện pháp đã trình bày có thể chưa hoàn chỉnh và đầy đủ, nhưng là cần thiết và có tính khả thi để các nhà trường xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa chủ trương của Bộ GD&ĐT về đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm hạn chế bệnh thành tích trong CBGV các nhà trường, nâng cao chất lượng thực tế của học sinh các trường tiểu học trong huyện.
- Nếu thực hiện tốt các biện pháp đã trình bày sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng, tạo tiền đề cho việc từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả chưa đi sâu vào tất cả các vấn đề của đề tài mà chỉ xem đó là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo. 2. Khuyến nghị
Để thực hiện có hiệu quả các biện phỏp đó trình bày, tác giả đề xuất các kiến nghị sau:
* Đối với Phòng Giỏo dục - Đào tạo Quảng Xương
- Tập trung chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giỏo dục - Đào tạo nhưng không vì thế mà quá khắt khe trong việc đánh giá học sinh.
- Lựa chọn và tổ chức thí điểm ở một số trường tiểu học về quản lý chất lượng học tập của học sinh theo mô hình TQM, rút kinh nghiệm và từ đó nhân rộng trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của tất cả các trường tiểu học về cách đánh giá xếp loại học sinh. Cú các văn bản chỉ đạo sát sao việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tổ chức cỏc chuyờn đề xung quanh việc đỏnh giá xếp loại học sinh do các trường viết và trình bày như : vấn đề sổ nhật ký của giáo viên; vấn đề phê, nhận xét trong học bạ của học sinh; vấn đề ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; vấn đề chấm chữa, và trả bài của giáo viên,... Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh trên tất cả các loại hồ sơ của giáo viên và kể cả vở và bài làm của học sinh. Xây dựng đội ngũ chuyên gia, tổ chức đánh giá chất lượng có hiệu quả.
- Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận về đánh giá công tác của nhà trường, của giáo viên tiểu học: không căn cứ vào tỷ lệ học sinh giỏi (hoặc xếp loại A, A+), tỷ lệ học sinh lên lớp để đánh giá nhà trường, giáo viên nhằm hạn chế thái độ dễ dãi của người dạy với người học, chống bệnh thành tích trong dạy học.
- Thực hiện việc giao cho hiệu trưởng các nhà trường ra đề kiểm tra giữa học kì, tạo sự chủ động cho CBQL các nhà trường trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.
quyền địa phương tích cực huy động các nguồn lực tại địa phương để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
* Đối với BGH các trường tiểu học
- Nghiên cứu, học tập và rút kinh nghiệm công tác quản lý chất lượng học tập của học sinh theo mô hình TQM. Hiểu rõ bản chất việc quản lý chất lượng theo mô hình này. Tiến hành vận dụng vào thực tế nhà trường một cách nghiêm túc các biện pháp đã đề xuất ở trên.
- Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo về đánh giá chất lượng học sinh tiểu học. Chỉ đạo triệt để CBGV thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh theo chiều hướng tích cực: nhẹ nhàng - chính xác - khích lệ, động viên. Chịu trách nhiệm trước các cấp lãnh đạo và nhân dân về chất lượng học sinh nhà trường.
- Thường xuyên dự giờ, kiểm tra, phân công người kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá chất lượng học sinh để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong đánh giá học sinh .
- Đỏnh giá công tác của giáo viên không theo tỷ lệ học sinh lên lớp hoặc tỷ lệ học sinh khá - giỏi mà theo tình hình chung của công tác dạy học và giáo dục.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu cho lãnh đạo địa phương đầu tư có hiệu quả vào xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học.
* Đối với giáo viên
- Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo của ngành đặc biệt là tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học. Xác định rõ việc quản lý chất lượng không chỉ dành cho CBQL mà là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong nhà trường.
- Chủ động thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về đổi mới cụng tỏc quản lý chất lượng học tập học sinh.
Thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo hướng tích cực: nhẹ nhàng- chính xác- khích lệ, động viên. Nêu cao vai trò của đánh giá định tính đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh các lớp đầu cấp. Chống mọi biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng học sinh.
* Đối với phụ huynh học sinh và học sinh
- Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho học sinh ngay mỗi đầu năm học. - Phụ huynh học sinh thấm nhuần tư tưởng đổi mới đánh giá chất lượng học sinh trong giai đoạn hiện nay. Có thái độ tích cực, hợp tác trong việc quản lý chất lượng.
- Học sinh tích cực đánh giá, tự đánh giá trong kiểm tra đánh giá chất lượng.