1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài nghiên cứu khoa học Thưc trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

30 611 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 60,21 KB

Nội dung

Tên đề tài:Thưc trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015 Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức x

Trang 1

Tên đề tài:

Thưc trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Quảng Xương, tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015

Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các khu vực nông thôn và thành thị Sự gia tăng nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và mật độ dân cư dày đặc của các thành phố, thị xã, thị trấn đã gây ra những áp lực lớn đối với việc quản lý và xử lý chất thải rắn hiện nay Việc chọn lựa công nghệ xử lý rác và các bãi chôn lấp có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với công tác bảo vệ môi trường Từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm quản lý có hiêu quả công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chất thải rắn tới môi trường xung quanh

Huyện Quảng Xương là một huyện giáp danh với thành phố Thanh Hóa, là một trong số các huyện có nền kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa Hiên nay công tác quản lý chất thải rắn trong địa bàn huyện chưa được hiệu quả, công tác thu gom và xử lý chưa được triệt để, chất thải rắn sinh hoạt vẫn là nguyên nhân chủyếu gây ô nhiễm ở nhiêu nơi Do vậy việc quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt đặc biệt là chất thải rắn trên địa bàn huyện là rất cần thiết

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn đóng góp một phần cho môi trường quê hương mình, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “ Thực trạng quản lý chất thải rắn tại xã Quảng Trạch và thị trấn

Trang 2

Quảng Xương - huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015”

nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quảng Xương

2 Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Nghiên cứu các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn xã Quảng Trạch và thị trấn Quảng Xương có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường của các xã nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung Đề tài làm rõ hiện trạng CTRSH và đưa ra phương thức quản lý xử lý CTRSH đạt hiệu quả

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng phát sinh, thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địabàn hai xã nội thị của huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa nhằm tìm ra những bất cập còn tồn tại và tìm ra hướng giải quyết

Dự báo xu thế biến động của CTRSH tại hai xã nội thị ở huyện Quảng Xươngtrong những năm tới

Đề xuất giải pháp quản lý hiêu quả CTRSH tại hai xã nội thị của huyện QuảngXương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt

Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Quảng Trạch, thị trấn Quảng Xương huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi thời gian: từ năm 2010 – 2015

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Điều tra hiện trạng: Phát sinh, thu gom, vận chuyễn xử lý và quản lý CTRSH trên địa bàn các thôn xóm thuộc thị trấn Quảng Xương, xã Quảng Trạch huyện Quảng Xương

Phân tích, xử lý các số liệu thu thập được nhằm đánh giá về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại địa bàn huyện Quảng Xương

Trang 3

Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả CTRSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với địa phương

6 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm lãnh thổ

Nghiên cứu bất kỳ đối tượng nào phải gắn với một lãnh thổ nhất định Ta phải gắn hiện tượng, đối tượng nghiên cứu với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của lãnh thổ đó, có như vậy mới hiểu rõ được một cách toàn diện và sâu sắc đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và tránh được những sai lầm, nhận thức lệch lạc khi nghiên cứu

6.1.2 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Khi xem xét bất kỳ đối tượng nào phải đặt nó vào trong không gian thời gian nhất định Nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá khứ , hiện tại và dự kiến tương lai Đề tài đã sử dụng quan điểm này để thấy được sự vận động và phát triển của các vấn đề rác thải rắn sinh hoạt ở huyện Quảng Xương trong quá khứ thực trạng ở hiện tại và dự báo xu hướng trong tương lai Từ đó thấy được mối nguy hại từ rác thải sinh hoạt tới sức khỏe và môi trường mà người dân tại huyện Quảng Xương và các địa bàn lân cận phải gánh chịu

6.1.3 Quan điểm hệ thống

Hệ thống là tổng thể các yếu tố, các bộ phận nằm trong sự tác động tương hỗ Phương pháp hệ thống được sử dụng trong đề tài này nhằm tìm ra mối quan hệ phức tạp giữa các đối tượng trong quá trình quản lý rác thải sinh hoạt, cũng như mối quan hệ giữa quá trình quản lý rác thải sinh hoạt với các quá trình quản lý khác

6.1.4 Quan điểm tổng hợp

Rác thải là sản phẩm được thải ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, nó cũng có những tác động nhất định đến sưc khỏe của con người và môi trường sống Khi nghiên cứu về vấn đề rác thải cần xem xét nó trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời còn nhìn nhận nó

Trang 4

trong mối quan hệ tác động qua lại giữa vấn đề rác thải với sức khỏe con người và môi trường.

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Nghiên cứu các văn bản tài liệu khác nhau về CTR và ô nhiễm CTR nhẳm khái quát những vấn đề về chất thải rắn và các biện pháp quản lý chất thải cùng các thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài

6.2.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

Ô nhiễm chất thải rắn là một vấn đề quan trọng, ở mỗi khu vực có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau thì ở mức độ ô nhiễm khac nhau.Không nên đồng nhấtmọi lý thuyết về chất thải rắn cho tất cả trường hợp, cần phân loại có hệ thống lý thuyết để vận dụng nghiên cứu đề tài

6.2.1.3 Phương pháp mô hình hóa(bản đồ,biểu đồ)

Sử dụng phần mềm MapInfo (GIS) trong việc xây dựng các bản đồ,biểu đồ về rác thải trên địa bàn huyện.Xây dựng và quan sát các bản đồ,biểu đồ giúp chúng ta

có cái nhìn bao quát, trực quan hơn về đối tượng thực hiên

6.2.2 Nhóm phương pháp thực tiễn

6.2.2.1 Phương pháp thực địa

Nhằm tăng tính thuyết phục cho đề tài, ngoài những ý kiến lý thuyết, số liệu thống kê và những tài liệu thu thập được thì đi khảo sát thực địa là kiến thức sát thực nhất về lĩnh vực nghiên cứu Đi thực tế giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát hơn, thực tế hơn về hiện trang rác thải rắn sinh hoạt của huyện Quảng Xương Đồng thời, việc khảo sát trên thực địa còn giúp kiểm tra tính đúng đắn của các nguồn tư liệu mà tôi đã thu thập được từ các nguồn khác nhau

6.2.2.2 Phương pháp điều tra

Trang 5

Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu qua thực tế Đồng thời, còn giúp kiểm tra tính đúng đắn của các nguồn tư liệu

mà tôi đã thu thập dược từ các nguồn khác nhau

6.2.2.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn, các cán bộ phong TNMT huyện Quảng Xương và sở TNMT tỉnh Thanh Hóa… để

bổ sung hoàn thiện đề tài

6.2.3 Nhóm phương pháp toán học

Thống kê, phân tích số liệu và vận dựng các công thức toán học phù hợp để xử

lý, điều tra, trực quan hóa bằng biểu đồ

7 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề CTRSH đã có nhiều vấn đề nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam Những nước phát triển như: Nhật Bản , Hoa Kỳ đều có những công trình nghiên cứu về công nghệ xử lý và quản lý CTRSH hiệu quả Những đề tài nghiên cứu trên thế giới như:

- “Phát triển một công nghệ có khả năng biến các chất phế thải thành dầu mỏ

từ các thành phần mà chúng chứa là: Hidro, cabon, chất dẻo, caosu, giấy, thực vật…” của các nhà khoa học nghành năng lượng Mỹ

- Các nhà khoa học Đức đã áp dụng phương pháp gây sốc điện nhằm thu hồi các nguyên liệu từ các phế thải, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nóng tại các đô thị hiện nay Theo GS – TS Nguyễn Hữu Dũng - Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng sống ở đô thị là do chúng

ta không kiểm soát được chất thải, đặc biêt là CTRSH Nhậm thức được mối nguy hại to lớn của cá vấn đề rác thải đặc biệt là rác thải sinh hoạt,Việt Nam cũng đã có hàng loạt các đề tài, các công trình nghiên cứu như:

Trang 6

- Hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đông tp Hà Nội của Nguyễn Hồng Ngọc.

- Các đề tài nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành môi trường tại các trường đại học cũng cho ta các cách nhìn khách quan và sát thực về thực trạng

CTRSH ở nhiều địa phương trong cả nước cũng như những đề xuất mang tính hiệu quả về công tác xử lý quản lý CTRSH

8 Cấu trúc đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Quảng Xương

và xã Quảng Trạch huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Chương III: Đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyệ n Quảng Xương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm về CTRSH

* Chất thải rắn: bao gồm tất cả các loại chất thải ở dạng rắn, được con người loại

bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội( bao gồm cac hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của con người…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt đọng sản xuất và hoạt động sống

* Chất thải rắn sinh hoạt( CTRSH) là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các khu dịch vụ thương mại CTRSH có thành phần bao gồm các thực phẩm

dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ,rơm rạ, vỏ rau củ quả, vỏ hộp kim loại, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, caosu, chất dẻo,…

1.2 Đặc điểm CTRSH

Trang 7

1.2.1 Các nguồn phát thải CTRSH

Chất thải sinh hoạt được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể có ở nơi này hoặc nơi khác,chúng khác nhau về số lượng kích thước, phân bố về không gian Rác thải sinh hoạt có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từng các khu dân cư, chợ, nhà hàng, công ty, văn phòng, các nhà máy công nghiệp

Khu dân cư: các thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như rau, quả… bao bì hàng hóa( caosu, vỏ chai,thủy tinh,PE,…) một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vận dụng hư hỏng( đồ gia dụng, bong đèn, đồ nhựa, thủy tinh,…) thuốc diệt côn trùng, thuốc xịt phòng…

Khu thương mại: cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, trạm dịchvụ… khu văn phòng( trường học, nhà văn hóa…) thải ra các loại thực phẩm( hàng hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ các khách sạn nhà hàng) và các loại rác rưởi như tro bụi, các chất thải độc hại

Khu xây dựng: công trình đang thi công, công trình cải tạo nâng cấp,… thải ra các vôi vữa gạch vỡ, ống dẫn…

Khu công nghiệp, nông nghiệp: chất thải sinh hoạt của công nhân, cá bộ viên chức ở các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất Ở đây chủ yếu là lá cây, thức ăn thừa và

bị hỏng Chất thải đặc biệt như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đượcthải ra cùng với các bao bì đựng các hóa chất đó

1.2.2 Thành phần của CTRSH

Thành phần chủ yếu các rác thải ở các thành phố nước ta là các chất hữu cơ có thể phân hủy được Các chất thải này bắt nguồn từ các chợ và khu thương mại Cácchất thải vô cơ, đặc biệt là kim loại được thu hồi đê tái sinh ngay từ nguồn phát sinh nên hàm lượng của chúng chiến tỷ lệ thấp trong thành phần của rác thải

Như vậy chất thải rắn bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

Bảng 1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Trang 8

Nguồn: số liệu quan trắc.

Thành phần chủ yếu của rác thải là các chất hữu cơ dễ phân hủy Do vậy phương án xử lý các chất này một cách hợp lý nhất là sản xuất phân vi sinh( có thể sử dụng 89.2% chất thải) kết hợp với thu hồi chất rắn có thể tái sinh cùng với các bãi chon lấp các chất thải còn lại cộng với lượng chất thải phát sinh trong quá trình tái sinh vật liệu hay sản xuất phân vi sinh

Theo bản chất nguồn tạo thành:

+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả… loại này dễ bị phân hủy, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm Ngoài thức ăn thừa tại các hộ gia đình còn có các thức ăn dư thừa tại các khu bếp tập thể , các nahf hàng khách sạn, chợ… + Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và các loại động vật khác

+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn gas cống rãnh, các chất thải sinh hoạt các khu vực khu dân cư

Trang 9

+ Tro và các chất dư thừa khác bao gồm: cá loại vật liệu sau đốt

cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khac trong gia đình, trong kho các khu xí nghiệp, các loại xỉ than

+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây,

nilon, vỏ chai nhựa…

Sơ đồ 1: phân loại chất thải rắn

1.4 Những tác động của CTRSH

1.4.1 Tích cực

Đối với những loại rác thải không gây hại đối với sức khỏe con

người, chúng ta có thể tận dụng, tái chế chúng để sử dụng vào các nục đính khác Tái sinh, tái sử dụng vào những mục đích khác nhau hoặc chế tái ra các sản phẩm

có ích nhằm tiết kiệm của cải, tài nguyên thiên nhiên hay thời gian sản xuất ra

chúng, ví dụ như: phân bón, gạch…

1.4.2 Tiêu cực

Khối lượng CTRSH ngày càng lớn do tác động của sự gia tăng dân

số, sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ tính chất tiêu dùng trong đô thị Lượng

chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn tới hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với

Rác thải

Giấy vụn,

kim loại…

Vải vụn, caosu…

Sành sứ, vôi vữa, chất trơ

Chất hữu cơ

dễ phân hủy

Trang 10

môi trường sống như: tác động lên những vấn đề kinh tế - xã hội, tác động lên môi trường đất, nước, không khí, mỹ quan và đặc biệt là tác đọng tới sức khỏe con người.

1.5 Tình hình phát sinh CTRSH trên thế giới và ở Việt Nam

1.5.1 Tình hình phát sinh CTRSH trên thế giới

Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội Nói chung, mức sống của người dân càng cao lượng phát sinh chất thải càng nhiều.Theo báo cáo của ngân hàng Thế giới ( WB,1999), tại các thành phố lớn như: New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1.8kg/người/ngày; Singapore Hongkong là 0.8 – 1.0kg/người/ngày

Bảng 2: bảng phát sinh chất thải rắn tại một số nước

(1995 USD)

Dân đô thị hiệnnay ( % tổng số)

Lượng phát sinhCTR đô thị hiệnnay(kg/người/ngày

)Nước thu nhập

( nguồn: Worls Bank, 1999)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, các nước có nền kinh tế phát triển, người dân

có thu nhập cao thì cũng là nước có lượng rác thải sinh hoạt nhiều và ngược lại,

Trang 11

các nước có nền kinh tế kém phát triển thì mức thu nhập cửa người dân thấp, đồng thời cũng có lượng rác thải ít hơn.

1.5.2 tình hình phát sinh CTRSH ở Việt Nam

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và

có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 Theo số liệu thống kê được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm Đến năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày1 Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2014 đạt trung bình 12% mỗi năm CTR sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học ) CTR sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải

có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%

Bảng 3 Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm 2011 ĐVT: tấn/ngày

Trang 12

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ QUẢNG TRẠCH VÀ THỊ TRẤN QUẢNG XƯƠNG – HUYỆN QUẢNG

XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA NĂM 2010 – 2015

2.1 Tổng quan về huyện Quảng Xương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý:

Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa Địa giới hành chính: phía Đông giáp thị xã Sầm Sơn, phía Tây giáp Nông Cống, phía Nam giáp Tĩnh Gia, phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa Tổng diện tích tự nhiên 17.109 ha với số dân 187.837 người với 46.298 hộ (tính đên năm 2016) Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47 2.1.1.2 Tổng quan địa hình:

Huyện Quảng Xương có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng hướng Tây Bắc – Đông Nam Có đường bờ biển dài và tương đối bằng phẳng, có những đất đai rộng lớn phù hợp cho việc lấn biển để nuôi trồng thủy hải sản, khu du lịch

và phát triển kinh tế biển

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết:

Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện cho thấy; huyện Quảng Xương nằm trong vùng khí hậu đồng bằng ven biển nên có các đặc trưng sau:

a Nhiệt độ

Nền nhiệt cao, mùa đông không lạnh lắm:

+ Tổng nhiệt độ năm đạt 8.400º- 8.500ºC, biên độ năm từ 11º - 13ºC, biên độ ngày dưới 6ºC

+ Lạnh trong mùa đông không liên tục mà thành từng đợt, sự giao động nhiệt độ trong mùa khá cao

b Mưa:

Trang 13

Lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.000 mm kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm 885 tổng lượng mưa của cả năm, nhưng mưa tập trung từ tháng VI đến tháng IX, lượng mưa phân bố không đều Tháng ít mưa nhất là tháng I và tháng II( bình quân từ 20 – 22 mm) Tháng mưa nhiều nhất là tháng VIII và tháng IX(bình quân đạt 900 – 1100 mm) Lượng bốc hơi trung bình dạt 970mm

2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội:

Kinh tế của huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người có mức tăng khá (298,7 USD năm 2002), đời sống nhân dân ngày càng cải thiện Thêm nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại Sự đổi thay

kỳ diệu đó có được là do Quảng Xương đã đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cánh làm Quảng Xương đã từ lâu được coi là trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về thủy, hải sản Hơn nữa, đồng thời là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cốquốc phòng

Nuôi trồng thủy hải sản: Theo số liệu thống kê, năm 2002, sản lượngthu hoạch thủy sản nước lợ ở Quảng Xương đạt 849 tấn trong đó có 450 tấn tôm sú, nâng sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản ở Quảng Xương lên 6.700 tấn, tăng 15% so với năm 2001

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp-Dịch vụ thương mại: Năm 2001 tốc độ tăng trưởng là 11,97%, chiếm 28,14% GDP, thì đến năm 2002 đạt 13,7% chiếm 19,09% Trong đó, công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ thương mại tăng cả về tốc độ lẫn tỷ trọng trong GDP, tạo nên sự phát triểnbền vững lâu dài cho Quảng Xương

2.2 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quảng Trạch và thị trấn Quảng Xương huyện Quảng Xương

Trang 14

máy xung quanh… Đặc điểm chính của chất thải sinh hoạt chủ yếu có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên dễ bị phân hủy trong điều kiện nóng ẩm

Bảng 4: Rác thải phát sinh tại các nguồn tại xã Quảng Trạch – huyện

(Nguồn: công ty TNHH Môi trường xanh Hoàng Hải Hà)

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ

lệ lớn nhất(60%) Như vậy lượng rác thải trên địa bàn xã Quảng Trạch chủ yếu có nguông gốc từ các hộ gia đình Ngoài nguồn rác chủ yếu là do hộ gia đình ra, ở đâynguồn rác thải còn bắt nguồn từ cá quán ăn nhỏ, các nhà nghỉ bình dân cùng các nơi công cộng khác như đền, chùa cũng tập trung khá nhiều nguồn rác thải chiếm

tỷ lệ cao(7.2%) Không những thế cách Quốc lộ 1A đường vào UBND xã còn xuất hiện rất nhiều bãi rác tự phát của người dân, cùng với đó là nhiều điểm thu mua phế liệu tự phát của người dân Do ý thức bảo vệ môi trường còn chưa cao nên dẫntới tình trạng ô nhiễm xung quanh là điều không tránh khỏi

Trang 15

6 Thủy tinh, gạch vôi vữa 7.3

(nguồn: công ty TNHH Môi trường Hoàng Hải Hà) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy thành phần chất thải rắn trên địa bàn xã Quảng Trạch rất đa dạng Chủ yếu là chất thải hữu cơ do các hộ gia đình thải ra chiếm tỷ lệ cao nhất(55.2%) Đây là một trong những điều kiện tốt để chuyển

thành phân vi sinh phục vụ cho nông nghiệp Ngoài ra còn có chất thải là các chất dẻo và đặc biệt là nilon chiếm tỷ lệ khá cao(25%) Đây là một trong những chất thải khó xử lý nhất

2.2.1.2 Khối lượng CTRSH trên địa bàn xã Quảng Trạch – huyện Quảng Xương CTRSH của huyện Quảng Xương nói chung và trên địa bàn xã Quảng Trạch nói riêng đang có xu thế tăng nhanh và tăng liên tục trong các năm qua

Bảng 6: Khối lượng CTRSH phát sinh tại xã Quảng Trạch từ năm 2013 đến

(nguồn: Công ty TNHH Môi trường xanh Hoàng Hải Hà)

Bảng 7: Rác thải phát sinh tại các nguồn tại thị trấn Quảng Xương –

huyện Quảng Xương

Ngày đăng: 12/08/2017, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Khoa – Khoa học môi trường – NXB giáo dục – năm 2001 Khác
2. ThS. Trần Quang Ninh – Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam – NXB Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia 2005 Khác
3. Nguyễn Văn Phước – Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn – năm 2009 Khác
4. Báo cáo chuyên đề ‘‘ Điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2013’’ – Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa Khác
5. Báo cáo ‘‘ Hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa 5 năm ( 2006 – 2010) – Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa Khác
6. Báo cáo ‘‘ Quy hoạch môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ’’ – UBND Tỉnh Thanh Hóa – Sở Tài nguyên môi trường Khác
7. Kỷ yếu hội thảo ‘‘ Nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường ’’ – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh HóaCác websibe Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w