1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CA TRONG PHONG TRÀO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ (1)

15 446 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 30,52 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Nở rộ vào thời điểm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, những trường ca thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ như một hiện tượng của thơ Việt Nam hiện đại.. Vào t

Trang 1

1 Lí do chọn đề tài

Nở rộ vào thời điểm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, những

trường ca thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ như một hiện tượng của thơ Việt

Nam hiện đại Vào thời điểm ấy, khi mà dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa xa, nhu cầu nhìn lại những gì đã diễn ra trong suốt cuộc kháng chiến trường

kì vẫn đang đặt ra một cách khẩn thiết thì sự xuất hiện của những trường ca thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ có một vị trí vô cùng quan trọng: Tổng kết cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới cái nhìn đa chiều, chân thật Đặt trong tiến trình vận động, phát triển của thơ hiện đại Việt Nam, trường ca vừa là sự tiếp nối những giá trị, kinh nghiệm của thơ chống Mỹ vừa mở ra những dấu hiệu dự báo cho sự bắt đầu một hành trình mới - hành trình thơ sau 1975 Xuất phát từ ý nghĩa lịch sử và những giá trị văn học lớn lao như thế nên đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về trường ca Tuy nhiên, đánh giá những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật để từ đó nhìn nhận sự ra đời của những trường ca thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ vừa như một sự tiếp tục vừa mang ý nghĩa chuyển đổi giữa hai chặng đường thơ trước và sau 1975 là cách chúng tôi đặt vấn

đề cho đề tài này Đây là căn cứ khoa học của đề tài

Trong chương trình ngành Ngữ văn ở trường đại học, thơ chống Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng là một nội dung lớn, được các giảng viên đưa vào chương trình giảng dạy và nghiên cứu Tuy nhiên, số tiết trên lớp không nhiều nên những nội dung chuyên sâu như trường ca vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ Vì thế, tìm hiểu đề tài này chúng tôi sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức, phục

vụ cho việc học tập và nhất là quá trình giảng dạy sau này Đây là lí do xuất phát từ thực tiễn của đề tài

2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu trong nước

Trang 2

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã được tiếp xúc với khá nhiều công trình, bài viết về phong trào thơ chống Mỹ nói chung và trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ nói riêng Sau khi chiến tranh kết thúc, một số nhà thơ trẻ dành nhiều thời gian nghiên cứu thơ của chính thế hệ mình, đưa ra những ý kiến đáng chú ý (Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật,…) Cũng thời điểm này, nhiều công trình nghiên cứu thơ chống Mỹ ra đời Trong xu hướng

đó, thơ trẻ cũng rất được chú ý trong những công trình tiêu biểu như: Văn học giải phóng miền Nam (Phạm Văn Sỹ, 1976); Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước

(Viện văn học, 1979), lần đầu tiên mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam được nghiên cứu theo hướng tổng thể, hé lộ cách nhìn mới Công trình

nghiên cứu Những đóng góp của thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1998) của Nguyễn Kim Ngọc (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) là công trình mang

tính tổng quát về phong trào thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tác giả đã tìm hiểu những đóp góp của phong trào thơ trẻ một cách đầy đủ trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã khám phá và có cách đánh giá khách quan về sáng tác của thế

hệ trẻ chống Mỹ - thế hệ những nhà thơ đồng thời là những người lính trực tiếp cầm súng

Về trường ca, như đã nói, cũng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết tìm hiểu, đánh giá ở nhiều góc nhìn khác nhau Có những công trình nghiên cứu một

cách khái quát về trường ca trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước như: Trường ca về

đề tài chiến tranh chống Mỹ nhìn từ góc độ thể loại (2004) của Diệu Thị Lan Phương, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ca về thời chống

Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam (2009) của Nguyễn Thị Liên Tâm, trường Đại

học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên,

một số bài viết, công trình khác nghiên cứu theo hướng đánh giá trường ca trên

phương diện cụ thể như nghệ thuật của trường ca: Yếu tố tự sự trong trường ca trữ

Trang 3

tình hiện đại (tạp chí nghiên cứu văn học, số 4 - 2008) của Diệu Thị Lan Phương; Đặc điểm giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại (Tạp chí Khoa học Xã hội

Nhân văn, số 23 (57) 10/2010) của Nguyễn Thị Liên Tâm;… Đặc biệt, đi sâu

nghiên cứu về các trường ca cụ thể của các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mỹ cứu

nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Đặc điểm trường ca Thu Bồn (2002)

của Nguyễn Xuân Cổn, trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh; Trường ca Thanh Thảo (2009) của Đào Thị khánh Vân, trường Đại học Thái Nguyên; Đặc điểm trường ca Thanh Thảo (2011) của Dương Lê Thủy, trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh; Trường ca Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ thể loại (2014) của Nguyễn Thị Tuyển, trường Đại học Sư phạm thái Nguyên; Trường ca Nguyễn Đức Mậu (2016)

của Mã Giang Lân trên trang vannghequandoi.com.vn Nhìn chung, những công

trình này đã có những hướng nhìn nhận đánh giá về những đóng góp của thể loại

mới - trường ca Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên về cơ bản chưa đặt

vấn đề nhìn nhận trường ca với vai trò vừa là sự tiếp nối những giá trị, kinh nghiệm của thơ chống Mỹ vừa mở ra những dấu hiệu dự báo cho sự bắt đầu một hành trình mới - hành trình thơ sau 1975

Như vậy, từ những công trình nghiên cứu trên có thể thấy trường ca có một vị trí quan trọng trong nền thơ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung Việc tiếp tục nghiên cứu trường ca, cụ thể là những trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ, ở những góc nhìn khác nhau để thấy hết được vị trí, giá trị của nó vẫn là yêu cầu đặt ra Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn đóng góp những phát hiện mới vào quá trình nghiên cứu chung ấy

1.2 Nghiên cứu ngoài nước

Trong phạm vi đề tài và nhất là giới hạn thời gian, trình độ, chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu vấn đề nghiên cứu trường ca ở nước ngoài Chúng tôi sẽ khắc phục ở những công trình nghiên cứu sau

Trang 4

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm sáng tỏ đặc điểm diện mạo và đóng góp của trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ

- Trên cơ sở đó, đánh giá đúng vị trí, vai trò của trường ca trong nền thơ trẻ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung, nhấn mạnh ở bước chuyển giữa hai chặng đường thơ trước và sau 1975 ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ ở

những giá trị cơ bản trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Từ

đó, hướng đến việc khẳng định vị trí và giá trị của trường ca thời kì này như một bước chuyển giữa hai chặng đường thơ trước và sau 1975

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của đề tài cũng như giới hạn về

thời gian, chúng tôi chỉ chọn khảo sát một số trường ca tiêu biểu thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ được đề cập đến trong chương trình ngành học Ngữ văn của

trường đại học như: Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu…

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại: Được sử dụng nhằm hỗ trợ cho các kết luận khoa học

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm cụ thể và khái quát hóa các luận điểm

- Phương pháp so sánh: Vận dụng nhằm đối chiếu, so sánh trên từng vấn đề nghiên cứu ở những nội dung cần thiết

- Phương pháp liên ngành

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai trên ba chương chính như sau:

Trang 5

Chương 1 Khái quát về phong trào thơ trẻ chống Mỹ và sự xuất hiện của trường ca

Chương 2 Những đóng góp của trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nội dung tư tưởng

Chương 3 Những đóng góp của trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật

7 Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học, kĩ thuật,…) và tính mới, đóng góp mới của đề tài

Đề tài góp phần thể hiện những quan điểm nghiên cứu, đánh giá mới về trường ca khi mà dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa xa, nhu cầu nhìn lại những gì đã diễn ra trong suốt cuộc kháng chiến trường kì vẫn đang đặt ra một cách khẩn thiết: Tổng kết cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới cái nhìn đa chiều, chân thật Đặt trong tiến trình vận động, phát triển của thơ hiện đại Việt Nam, trường ca vừa là sự tiếp nối những giá trị, kinh nghiệm của thơ chống Mỹ vừa mở ra những dấu hiệu dự báo cho sự bắt đầu một hành trình mới - hành trình thơ sau 1975 Đồng thời, có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho sinh viên các ngành đại học sư phạm Ngữ văn cũng như giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập về các trích đoạn trường ca

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ VÀ

SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG CA

1.1 Quá trình hình thành, phát triển và những giá trị nổi bật của phong trào thơ trẻ chống Mỹ

1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của phong trào thơ trẻ chống Mỹ

1.1.1.1 Quá trình hình thành của phong trào thơ trẻ chống Mỹ

Thơ kháng chiến chống Mỹ là sự kế thừa và phát huy truyền thống thơ đuổi giặc trong văn học hàng nghìn năm trước với những tên tuổi rạng rỡ như: Phạm

Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Bích,… và là sự kế tục dòng thơ yêu nước và cách mạng từ đầu thế

kỉ XX đến năm 1945, thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và thơ thống nhất đất nước từ sau 1954 Nếu như thời kì kháng chiến chống Pháp, nhà thơ chỉ đơn thuần là nguồn cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của cách mạng thì đến với văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những nhà thơ đồng thời là những người chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Những khó khăn, những trải nghiệm sương máu trên chiến trường khốc liệt đã hun đúc nên những hồn thơ nồng ấm, những chia sẻ rất chân thành của người lính Đứng trước yêu cầu phản ánh hiện thực chiến tranh lúc bấy giờ, thơ trẻ nhanh chóng trở thành một phong trào lớn mạnh, nó như một chất xúc tác làm bùng lên tinh thần đấu tranh quật cường của những người con dân tộc Việt Nam

1.1.1.2 Quá trình phát triển của phong trào thơ trẻ chống Mỹ

Quá trình phát triển của phong trào thơ trẻ có thể chia thành ba chặng Mỗi chặng có một nét riêng gắn liền với sự xuất hiện của những nhà thơ tiêu biểu

Chặng thứ nhất (1964 - 1968):

Trang 7

Đội ngũ nhà thơ trẻ bước đầu được khẳng định với sự xuất hiện của những cây bút trẻ tiêu biểu như: Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Thơ của họ trẻ trung tươi tắn, sôi nổi, đậm màu sắc lý tưởng Thơ thế hệ trẻ thường theo những

mô tip quen thuộc như là những dự cảm vào cuộc, những cuộc chia tay, những đêm hành quân, khát vọng ra quân, Một số bài thơ tiêu biểu cho chặng này như:

Đêm hành quân, Gửi anh, Ngã ba thị xã, Đường xuân của Lưu Quang Vũ, Chiến hào của Xuân Quỳnh.

Chặng đường thứ 2 (1969 - 1972):

Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt dữ dội nhất, cũng là chặng đường ghi dấu những bước trưởng thành vượt bậc của phong trào thơ chống

Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng Về đội ngũ sáng tác, ở chặng này ngoài những tác giả xuất hiện ở chặng đầu tiên, còn có thêm nhiều cây bút tài năng khác: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Từ những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo thời kì đầu, đến chặng này, thế hệ nhà thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng nói riêng của mình qua những vần thơ giàu chi tiết chân thực, sinh động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi khét lẹt của đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu

Chặng thứ 3 (từ 1973):

Đến chặng cuối này, thơ trẻ chống Mỹ đã bổ sung thêm một số nhà thơ đồng thời cũng là những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Những cây bút tiêu biểu ở giai đoạn này là: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn

Lê, Anh Ngọc,… Ở chặng này, khuynh hướng chung của các nhà thơ trẻ là phản ánh những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại Qua những trang thơ, người đọc có thể bắt gặp những rung cảm mang tính thâm trầm nhất, những suy tư sâu sắc nhất về những phạm trù lớn như nhân dân, Tổ quốc

1.1.2 Những giá trị nổi bật của thơ trẻ thời kì chống Mỹ

Giá trị nổi bật và bền vững của thơ kháng chiến chống Mỹ là ở nội dung tư tưởng - cảm xúc Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân,

Trang 8

về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước Trên phương diện ngôn ngữ, các nhà thơ trẻ có xu hướng sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thường, giản dị, giàu yếu tố khẩu ngữ cũng như yếu tố văn xuôi Bên cạnh đó, các nhà thơ cũng vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ và sáng tạo hình ảnh Trên phương diện giọng điệu, có thể nói giọng điệu anh hùng ca

là chủ âm trong dàn đồng ca chống Mỹ Ngoài ra, thơ trẻ chống Mỹ nổi lên một số kiểu giọng điệu sau: giọng điệu hào sảng, lạc quan; giọng điệu trữ tình thống thiết; giọng điệu triết lí, suy tưởng Về cấu trúc bài thơ, ngoài những cách thức quen thuộc kế thừa từ Thơ mới và thơ ca dân gian, thơ kháng chiến chống Mỹ có nhiều tìm tòi theo hướng mở rộng khuôn khổ, đa dạng hóa kết cấu bài thơ

1.1.Sự xuất hiện và nở rộ của trường ca ở thời kì cuối phong trào thơ trẻ chống Mỹ

1.1.1 Quá trình xuất hiện của thể loại trường ca

Trường ca không những là thể loại có sức bao chứa lớn, có khả năng khái quát về bức tranh hiện thực cuộc chiến mà còn tạo nét độc đáo bởi yếu tố tự sự Đồng thời, đặc điểm tự do hóa trong trường ca đã giúp cho cá tính, tình cảm của nhà thơ được bộc lộ một cách rõ nét nhất, chân thực nhất Với những ưu điểm như vậy, trường ca xứng đáng được sự quan tâm của đông đảo nhà thơ và nhanh chóng bùng nổ ở chặng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trường ca cuối phong trào thơ trẻ chống Mỹ như một dấu gạch nối giữa hai thời kì trước và sau

1975 của thơ Việt Nam Nó được tiếp nối ở cảm hứng sử thi, giọng điệu sử thi Nhưng cũng đồng thời mở ra những dấu hiệu chuyển đổi: trên cái nền sử thi ấy, cảm hứng, giọng điệu và trung tâm hơn là hình tượng cái tôi trữ tình đã mang những sắc thái khác (ở những chương sau chúng tôi sẽ làm rõ những dấu hiệu chuyển đổi này)

1.2.2 Trường ca phát triển nở rộ cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ

Nửa sau thế kỷ XX, thơ Việt Nam được mùa trường ca Nhất là sau năm

1975, chỉ trong vòng trên dưới 50 năm có tới 164 trường ca của 102 tác giả, chưa

kể đến gần 30 truyện thơ và hàng trăm bài thơ trường thiên khác Chiến tranh đã kết thúc, nhưng những dư âm của nó dường như vẫn còn nguyên Bước qua cuộc chiến khốc liệt ấy, những nhà thơ trẻ đồng thời là những người trực tiếp cầm súng

Trang 9

có cơ hội được nhìn lại những gì đã đi qua, nhìn lại những năm tháng chiến đấu

gian khổ mà hào hùng của cả dân tộc Lúc này mới là lúc họ phải trả món nợ cho

độc giả và cho chính hành trình sáng tạo của mình: viết những tác phẩm dài hơi để phản ánh, chính xác hơn là tổng kết cuộc chiến ở nhiều góc nhìn khác nhau Đáp ứng nhu cầu phản ánh đầy đủ bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến chống Mỹ, như là cách để tổng kết cuộc chiến, các nhà thơ trẻ có xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh, gia tăng chất tự sự

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRƯỜNG CA TRONG PHONG TRÀO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG

2.1 Tiếp tục mảng đề tài và chủ đề thơ chống Mỹ với khuynh hướng sử thi

2.1.1 Đề tài đất nước và tình yêu tổ quốc

Hình tượng Đất Nước chiếm một vị trí trang trọng, trung tâm trong thơ ca cách mạng nói chung và trường ca nói riêng Các nhà thơ cách mạng đã xây dựng một thế giới nghệ thuật mới về Đất Nước qua những hình tượng thơ khá sắc sảo, thiên

về chiều sâu văn hóa - lịch sử và trong tình cảm nhân dân, thường mang dấu ấn cội nguồn nhằm động viên sức mạnh toàn dân, cổ vũ ý chí chiến đấu

2.1.2 Đề tài chiến tranh, người lính và tinh thần ngợi ca

Hiện thực mà đề tài này mô tả chính là cuộc sống chiến đấu của toàn dân tộc, quá trình tham gia vào các sự kiện, biến cố trọng đại của lịch sử; những hình tượng điển hình Vì vậy, xuất phát từ cảm hứng sử thi mãnh liệt, các nhà thơ ưu tiên khai thác các sự kiện, tình huống, chi tiết tiêu biểu… giàu tính sử thi Hệ thống nhân vật là những con người giàu lý tưởng, tính cực tham gia vào các sự kiện lịch

sử của đời sống dân tộc Người lính trong các trường ca không phải là những nhân vật có địa vị quan trọng như trong trường ca cổ điển mà có thể là những con người hết sức bình thường, vô danh Những người lính trong các trường ca là những con người ý thức sâu sắc về trách nhiệm của của mình, họ đã phát ngôn những tuyên ngôn của đời mình mà làm bao thế hệ phải suy ngẫm

Trang 10

2.1.3 Hình ảnh Nhân dân được xây dựng như sức mạnh làm nên cuộc kháng chiến

Một cuộc chiến tranh tổng lực, sức dân được huy động tối đa, tất cả mọi người, đủ các tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều tham gia đánh giặc Thơ trẻ thời chống Mỹ tái hiện hình tượng nhân dân một cách sinh động, đầy ám gợi Đối với thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, hình tượng nhân dân được tiếp cận từ phương diện nạn nhân chiến tranh Viết về họ, các nhà thơ muốn gửi thông điệp lên án chiến tranh; chiến tranh dù nhìn phía nào, người dân cũng bất hạnh Ở góc

độ nghiên cứu, có thể khẳng định, xây dựng thành công hình tượng Tổ quốc, hình tượng nhân dân là những giá trị rất đáng ghi nhận của thơ trẻ thời chống Mỹ nói chung và nhất là trường ca trong thơ trẻ chống Mỹ

2.1.4 Đề tài về tình yêu đôi lứa

Tình yêu trong thời chống Mỹ không chỉ là nỗi nhớ nhung sâu đậm, kín đáo mà còn đầy cay đắng và có thể là cả sự chia ly Nỗi niềm của nhân vật trữ tình như của chính nhà thơ Nhân danh người lính ra trận, các nhà thơ hiểu từng chân tơ sơi tóc nỗi lòng của người ở lại để bày tỏ, sẻ chia những hi sinh, mất mát, chịu đựng của

cả dân tộc trong cuộc hành trình đạt tới chiến thắng Trong trường ca thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những cảm thức ước mong, khao khát tình yêu đôi lứa, khao khát hạnh phúc riêng tư đều được nén lại, gác lại bởi cao hơn tình yêu đôi lứa

là tình yêu Tổ Quốc thiêng liêng

2.2 Những dấu hiệu trong trường ca cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ có tính dự báo cho một hành trình mới của thơ Việt Nam sau 1975

2.2.1 Nói nhiều đến những hi sinh mất mát với góc nhìn mới về chiến tranh

Nhìn lại những năm tháng chiến tranh thời kỳ chống Mỹ đi qua, các nhà thơ thẳng thắn nhắc lại từng vết thương mà chiến tranh để lại trong từng trang trường

ca Dân tôc ấy, sẵn sàng nhìn thẳng vào hiện thực, chấp nhận có chiến tranh là có mất mát, hy sinh Chính vì vậy, những mất mát, hy sinh ấy dường như không còn

Ngày đăng: 12/08/2017, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w