1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Sư phạm

32 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,2 MB
File đính kèm De tai nghien cuu khoa hoc sinh vien.rar (640 KB)

Nội dung

Tài liệu giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Sư phạm,. Chủ yếu các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực khoa học giáo dục Sinh học. Tài liệu phần nào giúp các bạn sinh viên mới làm quen với công việc nghiên cứu khoa học giáo dục tham khảo về cách làm, cách trình bày,...

Trang 1

SƠ ĐỒ HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC SINH HỌC LỚP 10, PHẦN HAI - SINH HỌC

TẾ BÀO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Hưng

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Hà Thu, Đặng Thị Nhâm, Nguyễn Thị Nhung

1 Đặt vấn đề

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành GDtrong bối cảnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào dạy học đã trở thành một xu thếchung của thế giới

Phương pháp sơ đồ, đồ thị (theo tiếng Anh là: ‘Graph’), là phương pháp hỗ trợ đắc lực choviệc xây dựng quá trình dạy học thành quy trình công nghệ hóa

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống sống và các quá

trình sinh học ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển Cácmối quan hệ đó có thể diễn đạt dưới dạng sơ đồ, bản đồ khái niệm…

Như vậy, nếu sử dụng sơ đồ, bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học sẽ rất thuận lợitrong việc mô hình hoá, hệ thống hoá kiến thức

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học không còn là điều mới mẻ Tuynhiên, về phương pháp xây dựng và cách sử dụng chúng như thế nào sao cho hiệu quả thì vẫnchưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học sinh học Vì lý

do đó, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Sơ đồ hóa nội dung kiến thức sinh học lớp 10, Phần hai – Sinh học tế bào nhằm nâng cao chất lượng dạy học”

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Sơ đồ, bảng biểu, đồ thị cho dạy học sinh học lớp 10, Phần hai – Sinh học tế bào

2.2 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích tổng hợp những quan điểm lý luận và hệ thống khái niệm có liên quan đến việc đổimới giáo dục và việc dạy học môn sinh học

- Phân tích tổng quan và khái quát hoá những lý thuyết về graph trong dạy học

b Phương pháp nghiên cứu thực tế

- Nghiên cứu chương trình và nội dung SGK sinh học lớp 10 và các tài liệu tham khảo để thiếtlập các mối quan hệ về nội dung kiến thức làm cơ sở cho việc sơ đồ hóa kiến thức

3 Kết quả nghiên cứu

Từ phương pháp nghiên cứu kể trên, nhóm chúng em đã xây dựng được 9 Graph nhằm

hỗ trợ cho việc dạy học các nội dung khó của 14 bài trong chương trình sinh học lớp 10, phần

1

Trang 2

hai – Sinh học tế bào Trong giới hạn của bài viết, chúng em chỉ xin trình bày 2 graph làm vídụ:

Bài 28: CHU KỲ TẾ BÀO

Tóm tắt nội dung chính:

- Chu kỳ tế bào là trình tự nhất

định các sự kiện mà TB trải qua

và lặp lại giữa các lần nguyên

phân liên tiếp mang tính chất

chu kỳ Một chu kỳ TB gồm 2

giai đoạn:

- Kỳ trung gian gồm 3 pha theo

thứ tự là G1, S, G2 Trong đó,

pha G1 là thời kỳ sinh trưởng;

pha S diễn ra sự nhân đôi ADN

và NST; Pha G2 là pha sau tổng

Trang 3

2 Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học, trước hết giáoviên cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và sử dụng graph – sơ

đồ, đồ thị

3 Cần lưu ý tránh tính hình thức và sự lạm dụng phương pháp graph vì không phải bài họcnào cũng có thể sơ đồ hóa được nội dung kiến thức Ngoài ra, trong quá trình sử dụng graph,

3

Trang 4

cần phải có sự phối hợp với các biện pháp và phương tiện khác nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc.

Như vậy, trải qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em đã hoàn thành được những nhiệm vụ

cơ bản đặt ra cho đề tài của mình Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, điều kiện thực nghiệm,thực tế… nên nhiều nội dung kiến thức trong chương trình sinh học 10 chưa được sơ đồ hóamột cách đầy đủ, tối ưu nhất Chúng em hy vọng rằng, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ phát hànhnhiều sách chuyên khảo hướng dẫn chi tiết cho việc thiết kế và sử dụng graph trong dạy họcsinh học để tăng hiệu quả vận dụng phương pháp này vào thực tiễn dạy học, qua đó góp phầnlàm cho chất lượng dạy học sinh học phổ thông nói chung và sinh học 10 nói riêng ngày mộttốt hơn

So với trước khi thực hiện cải cách, môn Sinh học bậc THPT đã có nhiều thay đổi về

cả chương trình và nội dung kiến thức Sự thay đổi đó, không chỉ đòi hỏi giáo viên phải biết

sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học hiệu quả; mà còn đòi hỏi người giáo viên tìmhiểu, xác định những nội dung kiến thức khó và mới trong chương trình để tìm biện phápkhắc phục

Chính vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu những vấn đề mới và khó trong chương trình Sinh học 10 – Ban cơ bản” với mục đích nghiên cứu là đề xuất một số biện pháp

khắc phục kiến thức mới và khó nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Đối tượng nghiên cứu: Những kiến thức mới và khó trong chương trình sinh học lớp

10 (Ban cơ bản)

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp

dạy học tích cực

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu chương trình và nội dung kiến thức

sinh học 10 và các tài liệu chuyên ngành liên quan

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Những kiến thức mới và khó trong chương trình sinh học 10 (Ban cơ bản)

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Trong phần này, kiến thức mới và khó không chỉ thể hiện ở tính khái quát hóa cao màcòn có rất nhiều quan điểm về phân chia sự sống trên Trái Đất chưa được thống nhất về cácnguyên tắc phân chia cũng như các đơn vị phân loại

Chẳng hạn, hệ thống sống được tổ chức theo những cấp bậc nào? Có bao nhiêu giớisinh vật và các đơn vị nhỏ hơn? Đặc biệt, mối quan hệ về nguồn gốc giữa các giới như thếnào?

Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO

Phần này được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và khó tập trung chủ yếu trong 2chương đó là chương 3 và chương 4 Cụ thể:

Trong Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào (Hô hấp tế bào với 3quá trình đường phân, chu trình Kreb, và chuỗi truyền điện tử và Chương 4: Chu kì tế bào.Trong đó khái niệm chu kì tế bào; những diễn biến của NST qua các kì và sự biến đổi về hàmlượng AND trong TB qua các kì

Phần III: SINH HỌC VI SINH VẬT

Phần này gồm 11 bài, phần khó mà học sinh hay nhầm lẫn là phân loại VSV

+ Nếu sử dụng nguồn C từ các hợp chất vô cơ, gọi là tự dưỡng; nếu sử dụng nguồn Chữu cơ gọi là dị dưỡng

+ Nếu sử dụng năng lượng từ các hợp chất hóa học thì gọi là hóa dưỡng

+Nếu sử dụng từ ánh sáng, gọi là quang dưỡng

Phối hợp cả hai phương thức sử dụng nguồn C và năng lượng, chúng ta chia ra 4 kiểudinh dưỡng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng

Trang 6

2 Những kiến thức mới và khó trong Chương trình Sinh học 10 (Ban cơ bản) đượcchúng tôi xác định như sau:

Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống Phần này mang tính khái quát hóa cao, với

nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia thế giới sống (có bao nhiêu giới sinh vật, nguồngốc và mối quan hệ họ hàng giữa các giới) Ngoài ra trong phần này còn đề cập đến các cấp

độ trong hệ thống tổ chức của sinh giới

Phần II: Sinh học tế bào: Những nội dung mới và khó tập trung chủ yếu trong hai

chương (Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.Chương IV: Sự phân bào)

Phần III: Sinh học VSV: Phân loại kiểu dinh dưỡng ở VSV (căn cú vào nguồn C và

nguồn năng lượng)

Giới thiệu chung về Virut, sự đa dạng của virut( nơi ký sinh, cấu tạo, cách lây truyền vàtác động của nó với đời sống)

Trang 7

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CỦNG CỐ BÀI GIẢNG MÔN SINH HỌC LỚP 11

Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thế HưngSinh viên : Nguyễn Thị Duyên

Trịnh Thị HoaLớp : QH S – 2004, Sinh học

Lý do chọn đề tài

Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học Củng cố bài giảnggiúp học sinh hệ thống được kiến thức trong bài, xác định được nội dung trọng tâm cần ghinhớ, liên hệ tốt với kiến thức của các phần khác trong chương trình Củng cố bài giảng chophép học sinh tự đánh giá được kết quả học tập của mình, từ đó lựa chọn được phương pháphọc tập phù hợp Ngoài ra, củng cố bài giảng còn giúp giáo viên đánh giá được mức độ hiểubài của học sinh, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình dạy học

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số phương pháp củng cố bài giảngmôn Sinh học lớp 11”, có mục đích nghiên cứu là xây dựng một số biện pháp củng cố bài

giảng hiệu quả trong Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 nhằm nâng cao chất

lượng dạy học

Đối tượng nghiên cứu là phương pháp củng cố bài giảng môn Sinh học

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và khái quát hóa cơ sở lý luận về các phương phápphát huy tính tích cực của học sinh qua việc củng cố bài giảng Nghiên cứu chương trình và

nội dung kiến thức Sinh học 11; xây dựng các phương pháp củng cố bài giảng cho Chương III: Sinh trưởng và phát triển chương trình Sinh học 11 (ban cơ bản).

Kết quả nghiên cứu: Một số biện pháp chủ yếu cho việc củng cố bài giảng các bài trong

Chương III: Sinh trưởng và phát triển.

1 Củng cố bài giảng bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Ví dụ: Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật chúng tôi sử dụng 5 câu hỏi trắc nghiệm khách

quan để củng cố bài giảng vào 5 phút cuối giờ

7

Trang 8

2 Củng cố bài giảng bằng việc giáo viên lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong bài

Ví dụ: Bài 35: Hoocmon thực vật giáo viên hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ sau:

Hoocmon thực vậtHoocmon kích thích sinh trưởng Hoocmon ức chế sinh trưởngAuxin Giberelin Xytokinin Etilen Axit absixic

Sơ đồ 1: Các loại hoocmon thực vật

3 Củng cố bài giảng bằng việc cho học sinh tự nhắc lại kiến thức

Ví dụ: Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh

nhắc lại kiến thức về các phần sau: Khái niệm phát triển, các nhân tố chi phối sự ra hoa (5nhân tố)

4 Củng cố bằng việc giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh các bảng tổng kết

Ví dụ: Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn

chỉnh kiến thức theo bảng sau:

5 Củng cố bài giảng bằng việc người học lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức

Ví dụ: Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật GV đặt

câu hỏi yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ sau:

Nhân tố bên trong

Giới tính Hoocmon

ĐVCXS ĐVKXS

GH Tiroxin Ơstrogen Testosteron Juvennin Eđixon Tiroxin

Sơ đồ 2: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

6 Củng cố bài giảng bằng việc giáo viên tổng kết lại kiến thức

Ví dụ: Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật GV nhắc

lại những kiến thức cơ bản của bài: Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tới sự sinh trưởng vàphát triển ở động vật Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.KẾT LUẬN

Trang 9

1 Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được 6 biện pháp cơ bản trongviệc củng cố bài giảng cho Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 theo hướngphát huy tính tích cực của người học.

2 Trong quá trình thực hiện giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi đã thiết kế và sửdụng các biện pháp củng cố bài giảng này và thu được hiệu quả tốt

3 Tùy theo mục tiêu, nội dung kiến thức mà người giáo viên có thể sử dụng các biệnpháp củng cố bài giảng cho phù hợp Tuy nhiên, việc củng cố bài giảng càng có hiệu quả khi

có sự tương tác đa chiều giữa người học – người dạy và giữa người học – người học

22

Một số biện pháp giải quyết các vấn đề mới và khó trong chương trình sinh học 11.

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thế Hưng

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Hường

Nguyễn Kiều Oanh

cách dạy và học Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài Một số biện pháp giải quyết các vấn đề mới và khó trong chương trình sinh học 11 nhằm giúp giáo viên và học sinh chủ động, hứng

thú, tích cực và sáng tạo hơn khi gặp phải những vấn đề mới và khó ấy

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Xác định nội dung kiến thức mới và khó trongchương trình sinh học 11 và đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng: Biện pháp giải quyết nội dung kiến thức mới và khó trong chương trìnhsinhhọc11

Kết quả nghiên cứu:

Trang 10

Qua nghiên cứu chúng tôi đã xác định những kiến thức mới, khó trong chương trình sinhhọc 11 như sau:

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Các kiến thức khó: Các khái niệm môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương, thế

nước, áp suất rễ Các cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng từ đất vào rễ Con đường xâmnhập của nước và các ion khoáng vào rễ

Biện pháp giải quyết:

1 Yêu cầu học sinh giải thích cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng qua phiếu học tập:

Hấp thụ nước Hấp thụ muối khoángHấp thụ bị động (thụ động)

Hấp thụ chủ động (tích cực)

2 Học sinh hoạt động theo nhóm nghiên cứu sơ đồ hình 1.3 SGK và trả lời câu hỏi:

- Vị trí và vai trò của đai Caspari khi nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ qua con đườnggian bào?

Giải thích con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ theo con đường tế bào chất?

Bài 2: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Các kiến thức khó: Phân biệt thực vật C3, C4 và CAM về: Đặc điểm quang hợp; đặc điểm hìnhthái, giải phẫu phù hợp với đặc điểm quang hợp; nhu cầu nước; năng suất sinh vật học,…

Biện pháp giải quyết:

1 Để học sinh hiểu hơn về các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến quang hợp giáo viên xâydựng bản đồ khái niệm Bản đồ khái niệm này không chỉ giúp cho việc rèn kĩ năng thu nhận

và xử lí thông tin cho học sinh mà còn giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức

2 Lập sơ đồ động cho các chu trình ở pha sáng và pha tối

3 Giáo viên trình bày vai trò của các chất trong quá trình chuyển hóa theo các sơ đồ Qua sơ

đồ giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các quá trình xảy ra trong chu trình Calvin theo 3 giaiđoạn

4 Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành bảng so sánh của hai pha của quá trìnhquang hợp qua hoạt động nhóm

Pha sáng Pha tốiNơi thực hiện

Trang 11

Kiến thức khó: Sự thải khí CO2, sự hấp thụ O2 và sự tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp củathực vật; Phân biệt con đường phân giải kị khí và hiếu khí.

Biện pháp giải quyết:

1 Làm thí nghiệm và cho học sinh quan sát, nhận xét về sự thải khí CO2, hấp thụ khí O2 vàtăng nhiệt độ của quá trình hô hấp

2 Yêu cầu học sinh lập bảng, viết sơ đồ so sánh hai quá trình phân giải kị khí và hiếu khí.Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm lập sơ đồ cac mối quan hệ giữa hô hấp và quanghợp

Kiến nghị: Trong đề tài này chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề mới và khó nổi bậttrong chương trình sinh học lớp 11qua các bài trên Tuy nhiên do giới hạn của đề tài cònnhững vấn đề mới và khó trong chương trình chưa được nghiên cứu Vì vậy cần có nhữngnghiên cứu tiếp tục theo hướng này cho toàn bộ chương trình sinh học THPT

23 SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Hưng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Hương

Sinh học là một khoa học gắn liền với thực tế đời sống, có nhiều quá trình rất phức tạpdiễn ra ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô.Có nhiều cơ chế và quá trình sinh học, người học khó cóthể giải thích một cách tường minh Tuy nhiên, qua việc sử dụng công nghệ thông tin, GV

Quang hợp ở lục lạp

Chất hữu cơ,O2.

CO2, H2O, năng

Hô hấp ở ti thể

Trang 12

không chỉ cung cấp cho HS những hình ảnh sống động, mà còn kích thích hứng thú học tậpcho HS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học ở trường THPT với mục tiêu nghiên cứu là ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học sinh học ở trường THPT một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượngdạy học

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng một số phần mềm

khá phổ biến (Microsoft Word, Microsoft PowerPoint, Microsoft Publisher, MicrosoftInternet Explorer) cho nội dụng kiến thức phần II: “ Sinh học tế bào” - Lớp 10 nâng cao

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp lý luận:

- Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến các phương pháp dạy học theo hướngphát huy tính tích cực của HS và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở THPT

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phân tích chương trình và nội dung kiến thức sinh học 10, đặc biệt phần II: Sinh học tế bào

- Nghiên cứu một số phần mềm công nghệ thông tin để áp dụng vào dạy học sinh học

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Công nghệ thông tin trong dạy học

Sử dụng phần mềm Movie maker (cắt nối film); Công nghệ trên Microsoft Word, MicrosoftPowerPoint, Microsoft Publisher, Microsoft Internet Explorer

3.2 Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học ở trườngtrung học phổ thông

Với mỗi bài chúng tôi xác định những mục tiêu cần đạt được; khó khăn có thể gặp phải khigiảng dạy các bài đó Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra cách ứng dụng công nghệ thông tinnhằm nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên trong khuôn khổ của tóm tắt báo cáo khoa học,chúng tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc một số bài cụ thể

Chương I: Thành phần hoá học của tế bào

Bài 7: Các nguyên tố hoá học và nước của tế bào

- Phần các nguyên tố hoá, GV đưa một số hình ảnh thực vật bị bệnh do thiếu một số nguyên

tố hoá học Qua đó, người học tự xác định được vai trò các nguyên tố hoá học trong tế bào

- Vai trò của nước: GV chiếu cho HS xem một đoạn phim về hoạt động trao đổi chất của tếbào Qua đoạn phim này, HS nhận xét về vai trò của nước

Bài 8:Cacbohiđrat ( saccarrit) và lipit

Trang 13

- Cho HS quan sát các mô hình về cấu trúc hoá học của các hợp chất hữu cơ Yêu cầu HSnhận xét và phân loại các hợp chất đó Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho HS, GV có thểchiếu cho HS xem về sự thay đổi màu sắc của dầu, mỡ khi để lâu ngày

Bài 9: Protein

- GV yêu cầu học sinh so sánh đặc điểm khác biệt các bậc cấu trúc của protein qua việc cho

HS quan sát sơ đồ cấu trúc không gian của protein

- GV khai thác trên mạng internet các đoạn phim về sinh tổng hợp protein, yêu cầu HS mô tả

và giải thích các giai đoạn của quá trình tổng hợp

Bài 10 và bài 11: Axit nucleic

- GV scan những hình ảnh trong SGK để cho HS quan sát Chẳng hạn, sơ đồ về cấu tạo hoáhọc và cấu trúc không gian các đơn phân của ADN và ARN HS có nhiệm vụ phân biệt về sựkhác biệt đó

Chương II: Cấu trúc tế bào

Bài 13: Tế bào nhân sơ

- HS được quan sát hình ảnh cấu tạo các thành phần của tế bào nhân sơ (Vi khuẩn)

Bài 14, 15, 16, 17: Tế bào nhân thực

- GV chiếu các hình ảnh cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật, kết hợp với việc đưa

ra phiếu học tập để HS hoàn thành nội dung kiến thức

Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

GV nên đưa ra các đoạn phim về vận chuyển thụ động và chủ động các chất qua màng, từ đó

có thể yêu cầu HS kết hợp với sách khoa để mô tả cơ chế của các quá trình vận chuyển và giảithích các hiện tượng trong thực tế đời sống

Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào

Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất

- GV thiết kế sơ đồ về cấu trúc của enzim và cơ chế tác động của enzim Từ đó, Gv yêu cầu

HS phân biệt được sự khác biệt cơ bản giữa enzim và chất xúc tác vô cơ

Bài 23, 24: Hô hấp tế bào

Ngoài việc thiết kế lại sơ đồ trong sách giáo khoa, GV chiếu một đoạn phim về quá trình hôhấp diễn ra trong tế bào, HS phân biệt được các giai đoạn của quá trình hô hấp trong

Bài 25, 26: Hoá tổng hợp và quang tổng hợp

GV đưa hình ảnh của lục lạp để HS phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng củalục lạp

Chương IV: Phân bào

Bài 28: Chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào

GV cho HS xem một đoạn phim về chu kỳ tế bào Từ đó yêu cầu HS nêu những diễn biến xảy

ra trong tế bào qua các pha của chu kỳ tế bào

Trang 14

Bài 29: Nguyên phân

- HS mô tả các diễn biến của tế bào qua việc quan sát các sơ đồ của nguyên phân

- Chiếu cho HS xem hình ảnh về các kỳ trong quá trình nguyên phân được chụp ảnh ở tiêubản thật

- GV chiếu cho HS xem một số hình động về quá trình nguyên phân HS có thể mô tả hoặcsắp xếp lại thứ tự của các kỳ (GV có thể thay đổi trật tự sơ đồ trong sách giáo khoa)

Bài 30: Giảm phân

- GV scan các hình ảnh sự thay đổi nhiễm sắc thể qua các kỳ của giảm phân trong sách giáokhoa

- GV đưa ra các hình ảnh của các kỳ được thay đổi trật tự, yêu cầu HS sắp xếp lại và nêu têncủa các kỳ đó

- HS xem đoạn phim về quá trình giảm phân từ đó HS giải thích ý nghĩa của các kỳ này

3 Với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV có nhiều điều kiện để áp dụng vào quá trìnhdạy học (tìm tài liệu, hình ảnh cũng như các đoạn phim trên mạng internet cũng như việc xâydựng giáo án điện tử sinh động, khoa học và có hiệu quả cao)

Tài liệu tham khảo chính

Sách giáo khoa

1 Phạm Văn Lập, (2006), Bài giảng phương pháp dạy học sinh học.

2 Trần Khánh Phương, (2006), Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội.

3 Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu và cộng sự, (2006), Sinh học 10 - nâng cao, NXB Giáo dục.

Trang 15

24 Sử dụng các phương pháp dạy học (phần di truyền học) theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thế Hưng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thơm, Cao Bích Ngọc

Lớp : K49sp - Sinh học

Bối cảnh xã hội mới đã đặt ra cho hệ thống giáo dục nước nhà là phải tạo ra những con ngườivừa có tri thức, vừa có các kĩ năng đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển Rõ ràng việcphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh không chỉ là nhiệm vụ của mỗi bàihọc, mỗi nội dung học mà là mục tiêu của cả nền giáo dục hiện nay

Sinh học nói chung và phần di truyền học nói riêng một mặt cung cấp những kiến thức cơbản cho học sinh, mặt khác nó lại là công cụ là phương tiện giúp học sinh rèn luyện, phát huy,phát triển các kĩ năng cần thiết

Từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học : Sử dụng các phương pháp dạy học (phần di truyền học) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với mục đích:

 Xác định những phương pháp dạy học hiệu quả phần Di truyền học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học

 Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người họctrong quá trình giảng dạy phần Di truyền học (sinh học 12)

Với việc nghiên cứu lí luận và thực nghiệm với đối tượng là các phương pháp phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và áp dụng cho phần di truyền học (sinh học 12) chúng tôi đã:

 Tìm được cơ sở lí luận của các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh

 Thiết kế được 12 nội dung, bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh gồm:

Phần mở bài của phần 5 Di truyền học

 Cấu trúc của ADN phù hợp với chức năng là một vật chất di truyền

Cấu trúc các loại ARN phù hợp với chức năng và mối quan hệ giữa ADN, ARN và protein.

Trang 16

Bài ôn tập chương I

Phần cơ sở toán học của quy luật di truyền Menđen

Bài "Sự di truyền liên kết với giới tính"

Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50%

Bài sự cân bằng thành phần kiểu gen của quần thể giao phối: định luật Hacđi - Vanbec

Bài ôn tập chương II

Bài: Kĩ thuật di truyền

Bài 26 phương pháp đánh giá và phương pháp chọn lọc

Di truyền y học tư vấn Sau khi nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau:

 Có nhiều phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo

 Trong quá trình giảng dạy, để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợpvới nội dung giảng dạy

Và chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị sau:

 Để dạy các bài trong phần Di truyền học đạt hiệu quả cao, trước hết giáo viên cầnphải nắm vững chuyên môn

 Ở các cụm trường THPT, nên tổ chức các buổi thảo luận, thi giảng để ra định hướnggiảng dạy, tìm ra những cách giảng dạy hay trong dạy học phần Di truyền học

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Đức Thành, 2006, Dạy học sinh học ở trường phổ thông tập hai, NXB Giáodục

2 Nguyễn Như Hiền, 2007, Công nghệ sinh học tập một, NXB Giáo dục

3 Bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, Đại học Quốc gia Hà Nội - khoa Sưphạm

4 Bài giảng phương pháp giảng dạy sinh học ở trường THPT, Đại học Quốc gia Hà Nội

- khoa Sư phạm

5 Nguyễn Thế Hưng,2005, Một số chú ý khi dạy bài hoán vị gen trong chương trìnhsinh học 11, Tạp chí giáo dục số 21

Ngày đăng: 13/11/2017, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w