sử dụng phim hoạt hình với mục đích dỗ trẻ khi ăn uống, hạn chế sự hiếuđộng của trẻ, qua đó phụ huynh dành thời gian để thực hiện những công việckhác.. Xuất phát từ chính suy nghĩ và thó
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
1.1.1 Ở nước ngoài 7
1.1.2 Ở trong nước 9
1.2 Trẻ nghiện phim hoạt hình 11
1.2.1 Khái niệm nghiện phim hoạt hình 11
1.2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ nghiện phim hoạt hình 11
1.2.Tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình 12
1.3.1 Khái niệm tham vấn gia đình 12
1.3.2 Mục tiêu của tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình 13
1.3.3 Nhiệm vụ của tham vấn cho gia đìnhcó trẻ nghiện phim hoạt hình .13
1.3.5 Yêu cầu khi tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình 14
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Tiến trình nghiên cứu 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 16
2.2.2 Phương pháp quan sát 16
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn 17
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 17
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 18
2.2.6 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1 Mô tả hoàn cảnh, thời gian, không gian sinh hoạt của gia đình
Trang 23.2 Thực trạng nghiện phim hoạt hình của N.T.D 22
3.2.1 Thời gian xem phim hoạt hình 22
3.2.1 Thái độ, cách cư xử với mọi người xung quanh 24
3.2.2 Việc làm, hành động và kết quả học tập 27
3.2.3.Ngôn ngữ: Lời nói 31
3.2.4 Trò chơi, cách chơi, sở thích của T.D 33
3.3 Các biện pháp tham vấn cho phụ huynh S.H.L 37
Biện pháp 1: Xây dựng thói quen sinh hoạt mới, sắp xếp lại không gian sinh hoạt của gia đình 37
Biện pháp 2: Cùng con xây dựng thời gian biểu 37
Biện pháp 3: Dành thời gian trò chuyện, tập chơi các trò chơi mang tính chất tĩnh 38
Biện pháp 4: Cho T.D tham gia học cờ vua 39
3.4 Kết quả thực hiện các biện pháp tham vấn cho phụ huynh S.H.L .40
Kết quả thực hiện biện pháp 1 40
Kết quả thực hiện biện pháp 2 41
Kết quả thực hiện biện pháp 3 42
Kết quả thực hiện biện pháp 4 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
KẾT LUẬN 45
KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tivi là một trang thiết bị không thể thiếu của mỗi gia đình, thậmchí có gia đình còn có tới 3 – 4 chiếc tivi được bố trí ở khắp các phòng: phòngkhách, phòng ăn, phòng ngủ Những chiếc tivi này đa phần được nối truyền hìnhcáp với nhiều kênh tin tức, giải trí khác nhau giành cho mọi mọi lứa tuổi, một sốkênh dành cho trẻ em như: Bibi, SaoTivi, CartoonNetwork,… Trên các kênhtruyền hình này thường xuyên chiếu các bộ phim hoạt hình về các cuộc chiếnđấu của siêu nhân, những cảnh đua xe, …đa màu sắc, những hình ảnh đẹp mắt
và sống động đã thu hút sự chú ý trẻ em Trên các kênh thông tin, giải trí khácnhư VTV3, VTV1, VTC… cũng có giờ dành chiếu phim hoạt hình cho trẻ emvới nhiều nội dung phim khác nhau Thực tế về nội dung của những bộ phimhoạt hình hiện nay đang thu hút trẻ em bằng những cảnh bạo lực, những mànđấm đá, giết hại nhau với tần suất khoảng 20 lần/giờ của các nhân vật siêu nhân,
rô bốt với nhiều màu sắc hấp dẫn, cùng những cảnh quay sống động… Chúng
đã khiến cho trẻ em mê mẩn và thích thú mỗi giây khi theo dõi, nhưng rất ítngười biết đây chính là một trong những nguyên nhân gây nguy hại cho sự pháttriển tâm lý của trẻ
Hầu hết, các gia đình Việt Nam đều có thói quen mở tivi xem tin tức,thời sự xem phim hay đơn thuần chỉ là để cho nhà có tiếng người với thờigian không giới hạn Với thói quen này, vô tình các bậc phụ huynh đã tựhình thành cho con em mình thói quen và sở thích xem tivi và chủ yếu làphim hoạt hình và các chương trình quảng cáo Thói quen và sở thích nàytiềm ẩn sự nguy hại, vô tình gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển ngôn ngữ đốivới trẻ nhỏ dưới 2 tuổi Làm suy giảm khả năng sáng tạo, sự tập trung chú ý,tính cách hung bạo… đối với trẻ em trong độ đi học Một trong nhữngnguyên nhân chính khiến cho trẻ em trở nên hâm mộ và đam mê các bộ phimhoạt hình xuất phát từ phía những người chăm sóc trẻ, những bậc phụ huynh,
Trang 4sử dụng phim hoạt hình với mục đích dỗ trẻ khi ăn uống, hạn chế sự hiếuđộng của trẻ, qua đó phụ huynh dành thời gian để thực hiện những công việckhác Xuất phát từ chính suy nghĩ và thói quen đó phụ huynh ngày càng lạmdụng các bộ phim hoạt hình để thu hút trẻ, để làm phần thưởng với mục đíchkhuyến khích trẻ học tập, ăn uống tốt hơn… Hơn nữa, khi trẻ tập trung xemphim hoạt hình phụ huynh tự cảm nhận thấy con mình ngoan hơn, nghe lờihơn va phim hoạt hình có thể làm phần thưởng để dỗ dành con.
Nhưng từ những bộ phim hoạt hình ấy, giờ đây phần lớn các bậc phụhuynh đang phải đau đầu khi chứng kiến con mình luôn thực hiện nhữnghành động lạ, với những câu nói vượt xa với suy nghĩ ngây thơ của con trẻ.Thậm chí với những trẻ do được tiếp xúc quá nhiều với phim hoạt hình vàcác chương trình quảng cáo mỗi ngày, bắt đầu ngay từ lúc biết lẫy, biếtngồi và đến khi gần 2 tuổi có rất nhiều trẻ mắc bệnh chậm nói Theo thống
kê của Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) Riêng năm 2009 khoa đãtiếp nhận gần 2.000 em từ 1 - 7 tuổi mắc chứng rối loạn ngôn ngữ (chậmnói, chậm hiểu)”
Thời gian gần đây trên mạng internet có đăng rất nhiều bài báo vớinhững thông tin do các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ ở khoa tâm lý Bệnh việnNhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 phản ánh những nội dung liên quanđến tác hại của tivi nói chung và phim hoạt hình nói riêng tới sự hình thànhphát triển ngôn ngữ và những ảnh hưởng của phim hoạt hình có nội dung siêunhân, rô bốt… tới sự phát triển tâm lý ở trẻ em Một số bài báo điển hìnhnhư:, “ Nguy cơ rối loạn ngôn ngữ khi trẻ nghiện tivi” [17], “ Nhiều trẻ chậmnói do mê xem tivi”[22], “ Khi phim siêu nhân thành “bảo mẫu” của trẻ” [23],
“Bé 4 tuổi nắn mông phụ nữ chỉ vì…nghiện hoạt hình” [24]… Trên diễn đànhttp://www.phunuonline.com.vn [11] các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đihọc đã chia sẻ rất nhiều bài viết, nỗi lo của mình khi chứng kiến con chỉ mải mêvới các bộ phim hoạt hình và hung tính luôn đánh, đấm, đá thậm chí cắn người
Trang 5khác Trong học tập, chúng lười học, kém tập trung và giảm khả năng nhận thức,ảnh hưởng lớn tới chữ viết và tập đọc Đối với những bậc phụ huynh có con nhỏ,dưới 3 tuổi đã chia sẻ những lo âu, sợ hãi rằng con mình 2 tuổi mà chưa biết nói,đưa con đi khác bác sĩ kết luận con bị chậm nói và một trong những nguyênnhân từ phim hoạt hình, từ các chương trình quảng cáo tất cả thời gian ở nhà conchỉ chú ý tới tivi và những chương trình đó
Thực tế, tôi đã được chứng kiến nỗi lo ấy của một phụ huynh có con họclớp 1, do mải mê xem phim hoạt hình, cháu đã tôn sùng các chú rô bốt trongphim “Rô bốt trái cây” và những chú siêu nhân trong phim “Anh hùng tráiđất” là thần tượng của mình Sử dụng tất cả thời gian rảnh rỗi mỗi ngày đểxem những bộ phim hoạt hình được chiếu trên tivi Ngôn ngữ trong phim hoạthình đã trờ thành ngôn ngữ chính của cháu, chuyển sở thích từ vẽ ô tô sang vẽ
vũ khí và rô bốt, siêu nhân, chuyển từ đi chơi sang chỉ cần ở nhà xem phimhoạt hình Trong học tập, cháu lười học, chữ viết xấu dần và ngày càng saichính tả, kém tập trung Ngày càng hiếu động và hung tính luôn la hét, cáugắt, sẵn sàng đánh, đấm thậm chí cắn người khác khi không thực hiện đúngtheo ý muốn của cháu…
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa xuất hiện công trình khoa họcnào nghiên cứu về vấn đề này Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựachọn nghiên cứu đề tài:
“ Tham vấn cho phụ huynh của một học sinh lớp 1 nghiện phim hoạt hình”
2 Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nhằm định hướng cho phụhuynh lựa chọn hoặc tự đề xuất và thực hiện các biện pháp phù hợp giúp conkhắc phục tình trạng nghiện phim hoạt hình
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 : Đối tượng nghiên cứu: tham vấn cho phụ huynh của học sinh
nghiện phim hoạt hình
Trang 63.2: Khách thể nghiên cứu: gia đình, giáo viên, bạn bè và thân chủ
nghiện phim hoạt hình
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
4.2: Nghiên cứu thực trạng nghiện phim hoạt hình của trẻ
4.3: Định hướng cho phụ huynh lựa chọn và thực hiện biện pháp
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
5.1 Nội dung nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
nghiện phim hoạt hình của học sinh Nhằm định hướng cho phụ huynh lựachọn hoặc tự đề xuất và thực hiện các biện pháp giúp con khắc phục tìnhtrạng nghiện phim hoạt hình
5.2 Địa điểm nghiên cứu : tại nhà, Khu vực: Giải Phóng - Phường
Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
5.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012
6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2 Phương pháp quan sát
6.3 Phương pháp phỏng vấn
6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
6.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6.6 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
7 Cấu trúc của khóa luận
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 1
Trang 7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của trẻ chưa đi học” Các nhà khoahọc đã cùng với 612 cặp phụ huynh của các bé từ 3 - 5 tuổi lập nên “Nhật kýgiấc ngủ” của các bé Kết quả là những trường hợp thường xuyên xem phimhoạt hình có nội dung bạo lực sẽ gặp phải một số triệu chứng như: khó ngủ,thường xuyên gặp ác mộng, giấc ngủ không sâu, khó thức giấc và cảm thấymệt mỏi vào buổi sáng “Ở hầu hết các gia đình trẻ em không được phép xemcác bộ phim bạo lực hoặc các bộ phim dành cho người lớn, không được phépchơi các trò chơi có cảnh bắn giết Mặc dù thời gian trẻ em được chứng kiếncác cảnh bạo lực trên truyền hình là không nhiều - chỉ khoảng 19 phút, nhưng
nó đang ảnh hưởng rất xấu đến chúng” - Bà Garrison nói thêm [13]
Một chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ ở trẻ em - Tiến sĩ JeannineGingras cho biết: “Chỉ một số lượng nhỏ các chương trình tivi không phù hợpcũng có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, vì ở tuổi này chúngkhông phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng”.[13]
Trang 8Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hànhnghiên cứu trên gần 1.300 trẻ 4 tuổi cho thấy: những em có dấu hiệu trởthành "kẻ bắt nạt" thường dán mắt vào TV tới 5 tiếng mỗi ngày - nhiều hơnmức trung bình 2 giờ Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ tình cảm của cha mẹnhư cho bé đi dã ngoại, đọc sách truyện và cùng ăn cơm có thể làm giảm đáng
kể nguy cơ [16]
Dựa vào một nghiên cứu nhi khoa dài hạn trên toàn lãnh thổ, người ta đãthu được các số liệu đánh giá về 3 phương diện: mức độ ảnh hưởng của TV,mức độ kích thích thần kinh và sự hỗ trợ tình cảm của cha mẹ khi trẻ được 4tuổi Những tiêu chí được dùng để đánh giá về sự hỗ trợ tình cảm là số lần trẻ
ăn cơm và trò chuyện với cha mẹ Đi dã ngoại, đọc sách, vui chơi và sự dạy
dỗ nằm trong danh mục đánh giá sự kích thích thần kinh Khi số trẻ tham gianghiên cứu lên đến 6-11 tuổi, khoảng 13% đã phát triển thói bắt nạt Nghiêncứu cho thấy, cả sự hỗ trợ về tình cảm lẫn kích thích thần kinh đều có liênquan đến quá trình phát triển tật xấu này, song thời lượng xem TV có ảnhhưởng đáng kể nhất Những em thuần tính chỉ xem TV khoảng 3,2 giờ mỗingày, trong khi những trẻ hung hăng lại ngồi lì trước màn hình trung bình là 5tiếng "Thói bắt nạt được hình thành từ sự thiếu hụt về nhận thức cũng nhưtình cảm của bé Nó cần được đưa vào danh sách những ảnh hưởng tiêu cựccủa việc nghiền TV, bên cạnh béo phì, mất khả năng tập trung và những dạnggây gổ khác", trưởng nhóm nghiên cứu Frederick Zimmerman kết luận Đểngăn ngừa tình trạng này, các bậc phụ huynh cần tăng cường hỗ trợ tình cảm
và kích thích nhận thức của các em, song song với biện pháp hạn chế thờigian xem TV ngay từ những năm đầu phát triển của trẻ
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Queensland(Australia) Chuyên gia của trường đại học Queensland nhận định: “Xem TV
có những ảnh hưởng ngược đối với sức khỏe, cũng tương tự như thiếu vấnđộng, béo phì và hút thuốc Mỗi giờ xem TV có thể khiến chúng ta tổn thọ 22
Trang 9Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y khoa thể thao, tiến sĩ J LennertVeerman và cộng sự đã xem xét kết quả nghiên cứu 11.247 người Australiatrong năm 1999-2000 Họ được hỏi về thời gian xem TV và thu thập những sốliệu về những người đã tử vong Các nhà khoa học xây dựng một mô hình sosánh tuổi thọ của những người xem và không xem TV và phát hiện ra mỗi giờxem TV khiến tuổi thọ của con người ngắn lại 21,8 phút Đối với 1% dân sốxem TV 6 giờ mỗi ngày, họ sẽ sống ít hơn 4,8 năm so với những người khôngxem TV nhiều
Hiện tại, các nước phát triển như Mỹ và Australia đã đưa ra khuyến cáorằng trẻ em không nên xem TV quá 2 tiếng mỗi ngày Các nhà khoa học trongnghiên cứu này cũng cho rằng hạn chế xem TV cũng cần đưa ra cho ngườilớn.[16]
1.1.2 Ở trong nước
Ở Việt Nam tình trạng trẻ nghiện phim hoạt hình ngày càng nhiều, vàcác bác sĩ tâm lý thuộc khoa tâm lý tại các Bệnh viên Nhi Đồng 1, Bệnh việnNhi Đồng 2, đã đưa ra rất nhiều bài bao nói về tình trạng nghiện phim hoạthình của trẻ em:
Trong bài báo: “Ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển của trẻ” của Bs Phạm Ngọc Thanh, công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Theo lời
bác sĩ nói : “trong phim hoạt hình, trẻ chịu ảnh hưởng của bạo lực qua nhữngmàn đấm đá, giết hại nhau với tần suất khoảng 20 lần /giờ Trẻ xem nhữnghình ảnh bạo lực qua truyền hình nhiều giờ trong tuần sẽ có những hành vibạo lực như đánh, đấm, cắn cha mẹ, anh chị em, bạn bè.[10]
Trong bài báo: “ Nhiều trẻ chậm nói mê xem tivi”,đã đưa ra trích dẫn
theo lời của Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ em chậmnói đến điều trị tại khoa ngày càng tăng và tất cả các trường hợp đều được giađình cho xem truyền hình nhiều [22]
Trang 10Chuyên gia Ngô Xuân Điệp, khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã nói:
“ Thời gian gần đây, khoa cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ chậm nói doxem truyền hình quá mức” Ông phân tích, trẻ xem truyền hình nhiều sẽ chỉ
có thông tin một chiều Có thể trẻ vẫn nghe hiểu tốt nhưng không có phản xạngược lại và lâu dần sẽ làm chậm nói Chậm phát triển ngôn ngữ sẽ kéo theochậm phát triển về trí tuệ do không có điều kiện phản ứng Trẻ xem truyềnhình quá nhiều còn có nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì, cận thị, hiếu động, [22]
Trong bài báo: “ Khi phim siêu nhân trở thành “ bảo mẫu” của trẻ”, tácgiả Trần Nga, có trích lời của Thạc sỹ Nguyễn Văn Lượt, giảng viên KhoaTâm lý học trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, về việc xem
TV nhiều, xem phim siêu nhân, đặc biệt là các cảnh bạo lực có ảnh hưởngnhư thế nào tới tâm lý, tính cách và sức khoẻ của trẻ “Giai đoạn trẻ học mầmnon và tiểu học từ 3 đến 10 tuổi là giai đoạn trẻ bước đầu nhận thức được thếgiới, trẻ có thể quan sát và bắt chước bên ngoài rất dễ bị tác động Đây là giaiđoạn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển trí tuệ cũngnhư nhân cách của trẻ sau này.[23]
Trẻ em nếu xem các chương trình về khoa học giáo dục để học hỏi, tăngcường sự hiểu biết thì có thể xem dưới 3 tiếng/ngày Nhưng nếu trẻ xem TVtrên 3 tiếng/ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tâm lý và tínhcách của trẻ Trẻ mất tập trung, giảm sự chú ý trong học hành, bị cận loạn thị,ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ Do đó, khả năng nhận thức, giao tiếpvới thế giới bên ngoài cũng bị hạn chế Trẻ xem TV cũng như phim siêu nhânquá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nghiện TV, trẻ có xu hướng thu hẹp chúng trongthế giới của riêng mình Trẻ có thể nghĩ rằng đó là những hình mẫu tốt, có giá trị( vì thế nó được vào phim , truyện ….) và cố gắng học theo.”
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo nói kể tâm trạng của các bậc phụ huynhkhi có con nghiện phim hoạt hình: “ Gọi em gái là….quái vật”, “ mê trận hoạt
Trang 11hình”, con tôi làm siêu nhân”, ….được đăng tải trên trang web:
phunuonline.com.vn.[11]
Tuy đã có rất nhiều bài báo, nhiều chuyên gia tâm lý phản ánh về tìnhtrạng nghiện phim hoạt hình hiện nay của trẻ em Việt Nam và thực tế tại cáctrung tâm tâm lý: Trung tâm nghiên cứu tâm lý và tâm bệnh lý trẻ em NguyễnKhắc Viện đã tiếp nhận rất nhiều ca điều trị trẻ chậm nói, tăng động, hiếuđộng quá mức, do nghiện tivi, nghiện phim hoạt hình Nhưng chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu sâu về trường hợp trẻ nghiện phim hoạt hình
1.2 Trẻ nghiện phim hoạt hình
1.2.1 Khái niệm nghiện phim hoạt hình
Nghiện là sự phụ thuộc hoàn toàn vào một chất kích thích nào đó vớiliều lượng ngày càng gia tăng hơn, không có nó thì không làm được việckhác Với trẻ em thì hình thức nghiện sơ khai đôi khi lại là xem quảng cáo,xem phim hoạt hình…[12]
Nghiện phim hoạt hình khiến trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung phimtrẻ đang theo dõi, xem chăm chú, không dời mắt khỏi màn hình, thời gian trẻxem ngày càng nhiều, sẵn sàng bỏ dở mọi công việc, nói dối người lớn chỉ để
có thời gian ngồi xem phim
1.2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ nghiện phim hoạt hình.
Thời gian xem phim trung bình từ 3 – 5 tiếng/ngày được coi là nghiệnphim hoạt hình.“Thông thường trẻ em xem ti vi từ 4 tiếng trở lên có thể coi là
“nghiện ti vi” Nghiên cứu trên gần 1.300 trẻ 4 tuổi của Đại học Washington (Mỹ) cho thấy, những em có dấu hiệu trở thành “ kẻ bắt nạt” thường dán mắtvào tivi tới 5 tiếng mỗi ngày – nhiều hơn mức trung bình 2 giờ Khi số trẻtham gia nghiên cứu lên đến 6 – 11 tuổi, khoảng 13% đã phát triển thói bắtnạt [16]
Nghiên phim hoạt hình trẻ dễ “sai lệch nhân cách”, cản trở sự phát triểntính cách và thái độ cư xử , làm gia tăng lối sống thụ động, trẻ mắc bệnh lười
Trang 12học, thay đổi cá tính, hiếu chiến, tò mò muốn bắt chước những cảnh trongphim.
Thường có các triệu chứng như thái độ bốc đồng, giảm sức tập trung,hiếu động thái quá sẽ xuất hiện khi trẻ đến tuổi đi học Xuất hiện các hiệntượng như hiếu động quá mức, gây thiếu tập trung, thái độ bốc đồng và hành
vi bạo lực
Những phim hoạt hình hành động sẽ khiến trẻ có những hành vi bạo lựcnhư đánh, đấm, cắn, cha mẹ, anh chị em, bạn bè Đặc biệt các cảnh bắngiết và lời thoại trong phim hoạt hình sẽ gây ảnh hưởng tới hành động vàngôn ngữ của trẻ
Trẻ thường xuyên xem hoạt hình có nội dung bạo lực sẽ gặp phải một sốtriệu chứng: Khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, giấc ngủ không sâu, khóthức giấc và cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng
Trẻ xem hoạt hình và tivi nhiều (nghiện) dưới 1 tuổi sẽ dễ mắc bệnhchậm nói
Theo bác sĩ chuyện khoa Nhi Lê Thị Hoa, Bệnh viện quận 2 Thành Phố
Hồ Chí Minh : “ hầu hết các em xem tivi nhiều sẽ bị trở nên thụ động trongsuy nghĩ, kém sáng tạo, thần kinh luôn bị tác động” [19]
1.2 Tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình
1.3.1 Khái niệm tham vấn gia đình
Tham vấn gia đình là một hoạt động nhằm giúp các gia đình cơ cấu hàihòa những mối quan hệ để các thành viên gia đình phát huy vai trò mới của
họ và tạo nên sức mạnh của cả gia đình [1]
Là hình thức mà đối tượng làm việc của nhà tham vấn là các thành viêntrong gia đình Cả gia đình ngồi lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận nhữngvấn đề trong gia đình, vấn đề đó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình haymột bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề như thế nào, nguyênnhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải quyết [9]
Trang 131.3.2 Mục tiêu của tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình.
Giúp các gia đình thay đổi các kiểu ứng xử để cải thiện cách thức họthường thực hiện
Giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng giao tiếp với nhau hơn
Tạo cơ hội cho mỗi thành viên trong gia đình bày tỏ một cách trung thực
1.3.3 Nhiệm vụ của tham vấn cho gia đìnhcó trẻ nghiện phim hoạt hình [1]
Làm thư giãn cảm xúc của thân chủ
Giúp thân chủ nhận diện được vấn đề, cải thiện những suy nghĩ tiêu cựckhông hợp lý
Giúp thân chủ đưa ra các quyết định ưu tiên
Giúp thân chủ có kế hoạch thay đổi hành vi
1.3.4 Quy trình tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình [1]
Giai đoạn 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn vàthân chủ
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
Trang 14Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc
Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc
1.3.5 Yêu cầu khi tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình [9]
Trong cuộc gặp gỡ ban đầu với gia đình, hãy làm sáng tỏ các mục tiêutham vấn và vai trò của nhà tham vấn
Gặp gỡ với từng thành viên trong gia đình và lắng nghe mà không phêphán về sự thật trải qua của mỗi người
Sử dụng các kỹ năng thông cảm và giao tiếp để khai thác những gì màmỗi thành viên trong gia đình đang trải qua (bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, vàhành vi)
Nắm được những gì mà từng thành viên trong gia đình muốn thay đổi vềcách gia đình đó đang thực hiện và giúp họ những thay đổi để thỏa mãn cácnhu cầu của từng thành viên
Làm việc với gia đình như một người đồng minh và người hòa giải tronggiao tiếp
Cho phép các thành viên trong gia đình bày tỏ thái độ giận dữ trong cáccuộc tham vấn gia đình
Năng động, khởi xướng các cuộc trao đổi, và đề ra các gợi ý
Để mọi người nói xong và mời các thành viên ít nói đưa ra nhận xét.Phản ánh những trao đổi của gia đình để bổ sung thêm vào nhận thức của
họ về mô hình và động cơ của gia đình có vấn đề
Có khả năng tham gia vào nhiều “phía” ở bất cứ thời điểm nào
Chương 2
Trang 15TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tiến trình nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về trường hợp nghiện phim hoạt hình của N.T.D quacác buổi tham vấn cho phụ huynh và gia đình để tìm hiểu rõ thực trạng nghiệnphim hoạt hình Từ đó định hướng cho phụ huynh lựa chọn và tự đề xuất biệnpháp phù hợp với thời gian, hoàn cảnh gia đình và sở thích của N.T.D nhằmgiúp N.T.D dần dần cai nghiện phim hoạt hình, điều chỉnh những lời nói,hành động cho phù hợp với lứa tuổi…
Tham vấn cho phụ huynh N.T.D được tiến hành như sau:
Giai đoạn chuẩn bị:
Thời gian: 1 tháng ( từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 2 năm 2012)
Nhiệm vụ: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài và xây
dựng hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu
Giai đoạn tiếp xúc, tiến hành tham vấn cho phụ huynh S.H.L
Thời gian: 2 tháng ( từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012) Thời
gian tham vấn và định hướng việc thực hiện các biện pháp cho phụ huynh vàgia đình: 1giờ/ buổi/tuần Thời gian tiếp xúc riêng với N.T.D: 4 buổi/3tháng
Địa điểm tham vấn: Tại nhà, Khu vực: Giải phóng – Phương Liệt –
Thanh Xuân – Hà Nội
Cụ thể: thực hiện 9 buổi tham vấn cho phụ huynh và gia đình:
Trong đó 3 buổi đầu trò chuyện, trao đổi thu thập thông tin về gia đình,
về N.T.D Quan sát biểu hiện của N.T.D về thái độ, hành động, lời nói, môitrường sống và mối quan hệ với các thành viên khác và mối quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình với nhau
Thời gian các buổi còn lại tập trung chia sẻ, định hướng cho phụ huynh
Trang 16tiến hành lựa chọn và thực hiện giải pháp, đồng thời tiếp tục quan sát N.T.DTiến hành tiếp xúc trực tiếp với N.T.D tìm hiểu, thu thập thêm thông tincần thiết và đối chứng thông tin đã thu được
Nhiệm vụ: tiến hành các buổi tham vấn cho phụ huynh, tiếp xúc với
N.T.D, ông bà, cô chủ nhiệm, một số bạn cùng lớp: áp dụng các phương pháp
và công cụ hỗ trợ để thu thập và tìm hiểu thông tin Từ đó xử lý sơ bộ kết quảthu được trên cơ sở đó đưa ra những định hướng về biện pháp hữu ích chophụ huynh lựa chọn hoặc để phụ huynh tự đề xuất biện pháp phù hợp Quansát và kịp thời định hướng cho phụ huynh khắc phục khó khăn trong quá trìnhthực hiện biện pháp đó
Giai đoạn xử lý kết quả tham vấn ( nghiên cứu)
Thời gian: 1 tháng ( từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012)
Nhiệm vụ: thu nhận, xử lý, phân tích kết quả tham vấn ( nghiên cứu) Từ
đó đưa ra kết luận, kiến nghị
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Với phương pháp này chúng tôi tiến hành sưu tầm và tìm hiểu thông tinliên quan đến đề tài từ qua những bài báo, chuyên đề, công trình của các tácgiả được đăng tải trên mạng internet và trong những giáo trình, … về kháiniệm, đặc điểm của trẻ nghiện phim hoạt hình, về khái niệm tham vấn thamvấn gia đình, mục tiêu, nhiệm vụ, kỹ năng, quy trình và những yêu cầu…thamvấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình Đồng thời phân tích, tổng hợp
và đánh giá những tài liệu thu được để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
2.2.2 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này người quan sát sẽ dùng tri giác để thu thậpthông tin về hành động, cử chỉ, lời nói của các thành viên trong gia đình vàcủa N.T.D
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để thu thập
Trang 17thông tin về thái độ, hành động, lời nói, trò chơi, cách chơi….của N.T.D
Để quan sát hiệu quả chúng tôi tiến hành quan sát trong điều kiện tựnhiên thông qua một số buổi tiếp xúc trực tiếp và qua các buổi tham vấn chophụ huynh
Quan sát biểu hiện đặc thù được hình thành từ phim hoạt hình làm ảnhhưởng tới kết quả học tập và sinh hoạt hàng ngày của N.T.D
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với N.T.D Qua đó tìm hiểu nguyên nhân,
sở thích, thói quen trong sinh hoạt, mong muốn của N.T.D về gia đình, vềthầy cô
Phỏng vấn ông, bà, để tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh, thói quen trongsinh hoạt của gia đình Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, bạn bè tìm hiểu tìnhhình học tập, biểu hiện qua hành động, lời nói, thái độ ứng xử, kết quả họctập….của N.T.D khi lên lớp Qua đó có cái nhìn đúng đắn, khách quan vàtoàn diện hơn về môi trường và sự ảnh hưởng của phim hoạt hình tới cuộcsống, tới kết quả học tập của N.T.D, từ đó định hướng phụ huynh đề ra biệnpháp đúng đắn, phù hợp
Với phương pháp này chúng tôi sử dụng hình thức ghi chép lại nội dungcác cuộc phỏng vấn
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu những sở thích, thóiquen của N.T.D Đồng thời tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của phim hoạt hìnhtới kết quả học tập của trẻ
Nghiên cứu sản phẩm: đồ chơi, bức tranh trẻ tự vẽ, bộ phim hoạt hìnhN.T.D thích và hay xem, bài kiểm tra trên lớp, vở viết… Qua đó thu thậpthêm thông tin cần thiết và đánh giá đúng thực trạng và đưa ra định hướngđúng giúp phụ huynh hiểu rõ sự ảnh hưởng và tự đề ra cách giải quyết tốt nhất
để giúp đỡ con
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Trang 18Đây là phương pháp chủ đạo, cơ bản nhất mà chúng tôi sử dụng đểnghiên cứu trong đề tài này.
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một trường hợp, đó làtrường hợp của học sinh N.T.D, 7 tuổi Chúng tôi thực hiện tham vấn nhằmthu thập thông tin cần thiết, qua đó tiến hành thực hiện biện pháp thông quacác buổi tham vấn cho phụ huynh của N T.D
Quy trình nghiên cứu trường hợp được tiến hành như sau:
Tiếp xúc, làm quen, tạo niềm tin với gia đình, đặc biệt là N.T.D
Tiến hành trao đổi, trò chuyện và phỏng vấn khách thể nhằm thu thậpthông tin cần thiết
Quan sát biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ nói , thái độ ứng xử, ….củaN.T.D trong sinh hoạt, vui chơi, học tập và đối đáp với người thân trong gia đìnhTrao đổi với phụ huynh S.H.L (mẹ) để phụ huynh hiểu rõ trách nhiệmcủa mình trong việc quản lý thời gian và thói quen của con trong sinh hoạt,vui chơi…từ đó phụ huynh sẽ lựa chọn hoặc đề xuất những biện pháp hữuích, thiết thực để giúp con cai nghiện phim hoạt hình, từ bỏ những thói quen,những hành động đặc thù do ảnh hưởng của phim hoạt hình
2.2.6 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mong muốn tiếp thu thêm chomình những ý kiến, những kinh nghiệm quý báu từ chuyên gia, để tháo gỡnhững vướng mắc, khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài về cácđịnh hướng về biện pháp có thể giúp ích cho thân chủ trong quá trình thân chủlựa chọn hoặc đề xuất, về những khó khăn trong quá trình thu thập tài liệu,thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn và xin ý kiến chuyên gia TS Nguyễn Minh Đức, nhàtâm lý lâm sàng trẻ em, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu tâm lý và tâm bệnh
lý trẻ em, có địa chỉ tại: Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Chương 3
Trang 19KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu thành công đề tài này, chúng tôi đã kết hợp sửdụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập và đối chiếunhững thông tin, nhằm đảm bảo độ chính xác và tin cậy Trong đó phươngpháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp quan sát là hai phương phápnghiên cứu chủ đạo, những thông tin thu được được so sánh, đối chiếu vớiphương pháp phỏng vấn Sau đây chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiêncứu cụ thể của đề tài:
3.1 Mô tả hoàn cảnh, thời gian, không gian sinh hoạt của gia đình N.T.D
Em tên là N.T.D, giới tính nam, sinh ngày 07 tháng 07 năm 2005 (7tuổi), hiện tại đang học lớp 1D trường tiểu học P L, Thanh Xuân, Hà Nội.T.D là con trai cả, dưới T.D còn có một em trai năm nay 2,5 tuổi tên là C.K
Bố T.D tên là N.M.T, năm nay 41 tuổi, bố là tổng giám đốc của 3 công tychuyên kinh doanh các mặt hàng về trẻ em: bỉm, bình sữa, khăn ướt…… MẹT.D tên là S.H.L, năm nay 31 tuổi, mẹ là giám đốc của công ty kinh doanhbuôn bán lắp đặt mạng, máy tính cho các dự án Bà nội bà tên là Q, bà có bangười con, hai trai và một gái, bố T.D là con cả của bà Ông ngoại T.D tên làS.T, ông mới về hưu từ tháng 2 năm 2012 Trước thời gian nghỉ hưu ông làm
ở Tổng Cục thể Thao Bà ngoại T.D tên là N.M.H, bà đã về hưu được 5 năm.Ông bà có hai người con, mẹ T.D là con út của ông bà
Trước kia: T.D được nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài ngay từ khi mới
sinh, vì mẹ không có sữa cho em bú Ngay từ khi mới sinh ra tất cả mọi việcchăm sóc T.D từ việc ăn, uống, ngủ, tắm, giặt quần áo đều do cô giúp việc và
bà ngoại đảm nhận Khi T.D được 2 tháng tuổi, mẹ bắt đầu đi làm trở lại docông việc bận rộn Công việc của bố, mẹ luôn bận rộn và hay phải đi công tác
xa nên hầu như không có nhiều thời gian ở nhà chơi và trò chuyện với T.D.Khi T.D được 4 tháng tuổi cô giúp việc và bà ngoại đã dùng chương trình
Trang 20quảng cáo và bộ phim hoạt hình trên tivi để dỗ cho T.D ăn cũng như dỗ dànhkhi em khóc Khi T.D bắt đầu học nói, cô giúp việc và bà ngoại thường xuyên
mở các đĩa nhạc Xuân Mai cho em theo dõi và nghe hát, khi dỗ T.D ăn côcũng hay hát cho em nghe Thời gian từ 1- 2 T.D tuổi đã nói được khá nhiều
và thuộc một số bài hát của Xuân Mai Ngay từ khi còn nhỏ ( 2 – 5 tuổi) T.D
đã rất thích leo trèo, chạy nhảy vì vậy bố mẹ, bà ngoại và cô giúp việc luôndùng các bộ phim hoạt hình, những mô hình xe ô tô… để thu hút T.D ngồiyên một chỗ vì sợ T.D chạy nhảy, leo trèo dễ gây ra thương tích
Hiện tại: T.D sống cùng với bà nội và bố mẹ tại nhà riêng ở khu vực
Giải Phóng - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội Em trai T.D sống với ông
bà ngoại cũng gần Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội vì cô giúp việc xin vềquê và không muốn ra nữa Thỉnh thoảng bố mẹ lại phân công nhau, mẹxuống ở với em tại nhà bà ngoại, còn bố ở nhà với T.D Anh em họ của T.Drất ít chỉ có hai em họ là con của cô ruột, thỉnh thoảng cô đưa hai em về chơivới T.D, hàng xóm cũng không có bạn nào cùng tuổi với T.D thế nên hàngngày đi học về T.D thường xem phim hoạt hình và chơi đồ chơi một mình
Vì công việc bận rộn nên bố T.D thường xuyên phải đi công tác tại cáctỉnh có khi là cả nước ngoài, mỗi lần đi kéo dài ít nhất là 3 – 4 ngày, có thờigian lâu nhất là 2 tuần Khi ở nhà hầu như bố không có nhiều thời gian đểquan tâm, chăm sóc và chơi với hai anh em T.D Thời gian của bố không cốđịnh, bố vẫn giành thời gian đưa đón T.D đi học, nhưng sau khi đón T.D vàđưa em về, bố để T.D ở nhà một mình và đi chơi bóng hoặc đi ăn uống vớibạn bè Sau mỗi đợt đi công tác về, bố hay mua tặng T.D rất nhiều siêu nhân,
rô bốt hoặc đồ chơi theo yêu cầu của T.D
Mẹ cũng thường xuyên phải đi công tác các tỉnh, tùy thuộc vào tiến độthực hiện dự án và đối tác nên mẹ cũng luôn về muộn và đôi khi cũng có đicông tác vài ngày Chính vì vậy nên mẹ cũng có rất ít thời gian để chơi vớihai anh em T.D Mẹ cũng cũng giành thời gian đưa T.D đi học và đón T.D về,
Trang 21nhưng sau đấy mẹ phải đi chợ, nấu cơm nên mẹ thường để T.D ở nhà với bànội và xem phim hoạt hình Mẹ hay mua đồ ăn theo sở thích của T.D, bimbim, sữa mà T.D chọn luôn có kèm theo quà tặng là hình ảnh hoặc mô hình rôbốt, siêu nhân Mẹ không có nhiều thời gian cho T.D ăn nên mẹ thường đểT.D tự ăn và ngồi ở phòng khách xem phim hoạt hình, còn bố mẹ và bà ăntrong phòng bếp
T.D và bố mẹ sống với bà nội, nhưng bà không yêu quý T.D và T.Dcũng không thích bà Bà không can thiệp vào việc chơi và học của cháu, bàthường để cháu tự chơi một mình việc ăn uống, hay tắm đều do bố mẹ thúcgiục hoặc làm thay cho cháu Bà cũng hay quát, mắng và cáu gắt khi T.D làmsai hoặc không nghe lời bà
Ngược lại với bà nội, ông bà ngoại rất yêu và chiều T.D, tất cả nhữngyêu cầu, những sở thích của T.D đều được được ông bà đáp ứng, ông bà muarất nhiều đồ chơi siêu nhân, rô bốt, ô tô…cho T.D Thứ 7 và chủ nhật hàngtuần T.D được bố mẹ đưa xuống ở với ông bà ngoại và em trai
Về thời gian sinh hoạt của gia đình :Buổi sáng T.D vào học lúc 7h45’,
bố mẹ đánh thức, giúp T.D làm vệ sinh cá nhân, cho T.D ăn sáng và đưa T.D
đến trường, buổi chiều tan học lúc 16h30’, đa số là bố mẹ dành thời gian đưa
đón những hôm bố mẹ đi công tác hoặc bận việc bố mẹ chủ động nhờ bà nội,ông ngoại hoặc cô chú, người quen đón giúp Thời gian từ 17h – 22h là thờigian thực hiện các công việc sinh hoạt chung của cả gia đình, trong khi đó
bố luôn dành khoảng thời gian từ này để đi uống bia với bạn bè, đi gặp gỡ đốitác…Mẹ dành thời gian này để thực hiện công việc nội trợ, quét dọn nhà cửa,làm vệ sinh cá nhân,……Chính vì vậy nên T.D được tự do để xem phim hoạthình và chơi những trò chơi em yêu thích, ngay cả khi ăn cơm T.D cũng được
mẹ cho phép vừa ngồi xem phim vừa tự ăn cơm, nhưng do được chiều vàchăm sóc từ bé nên T.D hay ỉ lại chờ mẹ xúc cơm cho ăn và hỗ trợ việc tắm,thay quần áo…Cuối tuần nào bố mẹ cũng đưa T.D xuống gửi ông bà ngoại để
Trang 22bố mẹ có thời gian dành cho riêng mình: bố đi chơi tennis, mẹ đi mua sắm,gặp gỡ bạn bè hoặc đi công tác và giải quyết công việc cá nhân.
Về không gian sinh hoạt của gia đình: Nhà T.D có 4 phòng, mỗi
phòng có riêng một chiếc tivi, T.D có phòng riêng dùng để học bài, có kêmột chiếc bàn học hơi cao so với chiều cao của T.D, mẹ phải dùng chiếc ghếbàn ăn thay cho ghế của bàn học để em ngồi viết bài Ngoài ra còn có mộttivi, một giá để đồ chơi và sách vở, một tủ đựng quần áo và một chiếc giường,tất cả đều được kê gần nhau do phòng không rộng lắm, đồ chơi và quần áoT.D không cất gọn mà để rải rác khắp phòng Phòng khách nối liền với phòngbếp và chỉ được ngăn cách bởi một tủ ly, có kê một chiếc tivi to và có thểxoay trong tiện cho việc di chuyển tivi theo nhiều hướng khác nhau Trongphòng khách có kê một bàn đặt máy vi tính có nối mạng, hàng ngày T.D vẫnđược bố mẹ cho phép vào mạng xem lại những bộ phim hoạt hình mình yêuthích
3.2 Thực trạng nghiện phim hoạt hình của N.T.D
3.2.1 Thời gian xem phim hoạt hình.
Trước kia: Từ khi T.D được 4 tháng tuổi bà ngoại và cô giúp việc
thường xuyên cho xem quảng cáo, xem Xuân Mai hát qua đó bà ngoại và
cô giúp việc hát theo để dỗ T.D ăn hoặc mỗi khi em khóc Khi T.D được 1tuổi bà ngoại, cô giúp việc và khi ở nhà, bố mẹ cũng hay cho T.D xemphim hoạt hình : Mr Bean, Tom và jerry, …tải mô hình xe ô tô trên mạngcho T.D quan sát T.D rất thích chạy nhảy và khi ăn không chịu ngồi yênmột chỗ vì vậy bà, mẹ và cô giúp việc đã dùng phim hoạt hình để dỗ T.D
ăn để tập cho em thói quen ngồi yên khi ăn uống Kể từ thời gian này trở
đi T.D chỉ thích xem phim hoạt hình, hầu như lơ đãng mọi công việc khác.Đến khi học mẫu giáo, phải mất một thời gian dài T.D mới quen với việcthay đổi môi trường, nhưng mỗi sáng đón T.D cô giáo vẫn phải sử dụng tivi
và phim hoạt hình để tách em ra khỏi bà và mẹ Mỗi chiều đi học về, T.D
Trang 23cũng chỉ thích ngồi xem phim hoạt hình
Hiện tại: T.D đang học lớp, tất cả thời gian từ khi đi học về cho đến khi
mẹ làm xong việc nhà, T.D dành xem những bộ phim hoạt hình em yêu thích
Từ ngày thứ 2 – thứ 6 T.D xem phim hoạt hình 4 - 5 tiếng/ngày, khoảng từ17h – 22h mỗi ngày Những ngày nghỉ T.D được xem nhiều hơn khi ở nhàvới ông bà ngoại, tính trung bình mỗi ngày thứ 7, chủ nhật em được xemkhoảng 8 – 10 tiếng
Bởi như theo lời mẹ nói: “ Trong một ngày cháu chỉ có thời gian ngồi xem từ 17 h – 21h thôi, vì giờ ấy chị bận làm việc nhà, mà anh thì không có ở nhà nên tốt nhất là cho cháu ngồi xem phim hoạt hình để mình có thời gian tập trung làm việc…”
“ Cuối tuần cháu xuống ở với ông bà ngoại, Cháu thích xuống ông bà lắm, luôn đòi xuống ở với ông bà vì nhà ông bà có tivi to nên xem hoạt hình thích hơn Xuống đấy, ông bà chiều nên hầu như cả ngày cháu được tự do phim hoạt hình và ngồi xem thôi.”
Theo như lời bà ngoại: “ Thời gian cháu xem phim thì chắc khoảng 8 –
10 tiếng gì đó có lẽ là hơn, cuối tuần cho cháu tự do thoải mái một chút, cả tuần bận học rồi còn gì.”
Thời gian xem phim hoạt hình của T.D vượt quá giới hạn thời gian chophép “ không quá 2 tiếng/ ngày” đối với lứa tuổi của em Và nằm trong khungthời gian được khẳng định là đã nghiện phim hoạt hình Nguyên nhân chínhdẫn tới tình trạng nghiện phim họat hình của T.D hiện nay chính là do thóiquen cho con, cháu tự do sử dụng tivi Đặc biệt, từ nhỏ bố, mẹ, ông bà và côgiúp việc đã dùng phim hoạt hình để làm công cụ dỗ cháu ăn, dỗ cháu nín khicháu khóc ngay từ khi cháu còn bé Và bây giờ bố mẹ, ông bà vẫn sử dụngphim hoạt hình để giảm sự hiếu động của T.D, và coi việc cho T.D xem phimhoạt hình mà em yêu thích như là một phần thưởng mỗi khi em ăn hết cơm,hoặc nghe lời mẹ Đồng thời phụ huynh lấy thời gian em ngồi xem hoạt hình
Trang 24để thực hiện công việc của mình.
3.2.1 Thái độ, cách cư xử với mọi người xung quanh
Trước kia: Theo mẹ và bà ngoại cho biết: T.D rất vâng lời, lễ phép, hay
bày tỏ những cử chỉ thân mật thể hiện tình yêu thương với ông bà, bố mẹ vídụ: ôm, thơm má… lễ phép với mọi người xung quanh, khi mẹ dặn T.D làmmột việc gì đó, em ngoan ngoãn “dạ, vâng “ và thực hiện ngay tuy rằng vẫnrất thích xem hoạt hình
Thời gian gần đây: T.D chỉ mải mê xem phim hoạt hình, tất cả các bộ
phim được trình chiếu trên truyền hình cáp và phim nào cũng ngồi xem rấtchăm chú, không rời mắt
Thái độ và cách cư xử với bố mẹ: Không còn chào hỏi, lễ phép và chạy lại
ôm cổ mẹ hay yêu cầu mẹ ôm nữa Thường chống đối, thách thức bố mẹ hay nóidối Khi bố mẹ tắt tivi không cho T.D xem nữa mà yêu cầu em đi học bài, ngaylập tức T.D cáu gắt, la hét, nằm lăn xuống sàn nhà khóc, mẹ đánh T.D dùng chânđạp mẹ Khi mẹ bảo đi tắm, T.D “vâng, dạ” nhưng sau đó vẫn không rời mắt
khỏi màn hình tivi Mẹ bảo em T.D ăn cơm, em từ chối bằng mọi cách : “ con
no rồi”, “ con không thể ăn được nữa đâu” Hay chống đối và không vâng lời
bố mẹ, khi bị bố/ mẹ đánh, T.D khóc, nằm ôm ngực, kêu khó thở, ngạt thở, con
sắp chết rồi: “ con sắp chết rồi”, “bố/mẹ muốn con chết chứ gì” và “ bố/mẹ lấy kiếm đâm một phát cho con chết luôn đi”….hoặc tự làm mình tổn thương khi
lấy tay đập ngực, đập đầu vào tường… Mỗi khi bị điểm kém, bố mẹ mắng T.Dthường đổ lỗi cho cô giáo chấm điểm keo kiệt, hoặc ở lớp các bạn cũng thế T.D
viết chữ xấu, bố mẹ nhắc, cô giáo phê bình em hay chống đối và đổ lỗi, “ tại cô cho thời gian ít quá” hoặc “ tại bạn bên cạnh cứ rung bàn” hoặc “tại cái bàn học này cao quá, bố mẹ mua bàn khác đi…
Thái độ và cách cư xử với bà nội: đi học về không chào bà nội, bố mẹ
nhắc T.D không trả lời Không bao giờ lại gần bà nội cho dù chỉ có hai bàcháu ở nhà Khi bà lấy bánh hoặc pha nước cam cho T.D uống, em không