Trò chơi, cách chơi, sở thích của T.D

Một phần của tài liệu Tham vấn cho phụ huynh của một học sinh lớp 1 nghiện phim hoạt hình (Trang 32)

Khi còn nhỏ: T.D rất thích chơi ô tô, thích sưu tầm hình ảnh về các loại xe ô tô khác nhau. Bố mẹ và ông bà mua rất nhiều tranh dán, tranh cắt ghép và đầy đủ các mô hình xe ô tô cho T.D. T.D rất thích vẽ ô tô, và vẽ rất giống, theo mẹ nói : “lúc bé suốt ngày vẽ ô tô, đi học mẫu giáo em rất thích vẽ ô tô tặng các bạn”.

Hiện tại: các trò chơi T.D yêu thích là trò chơi với thẻ bài; chơi với mô

hình rô bốt trái cây Thơm Lùn và siêu nhân; trò chơi lắp ghép rô bốt, siêu nhân và vũ khí.

Trò chơi thẻ bài: T.D thích sưu tập thẻ bài hình siêu nhân, hình rô bốt trái cây, hình quái thú, hình vũ khí… ( Hình ảnh 6, Phụ lục 1). Những thẻ bài này T.D sưu tầm từ những gói bim bim Poca, các loại sữa tươi…. Tất cả thẻ bài được T.D cất cẩn thận trong hộp nhựa, cất kín trong cặp hoặc trong tủ

không ai được phép động vào trừ em. Đi chơi, đi học, bất kể đi đâu T.D cũng cầm theo vài thẻ bài đút vào túi quần, cuối tuần xuống nhà bà ngoại T.D mang theo cả hộp và chơi một mình, cấm em trai động vào. Khi mẹ dọa vứt nếu T.D không ăn cơm, T.D vội vàng đút một miếng cơm vào miệng ngậm và say xưa xếp thẻ bài theo ý thích.

Những thẻ bài này, T.D cầm đến lớp trao đổi với các bạn và cùng thi xem ai sưu tầm được nhiều thẻ bài hơn. Với thẻ bài hình rô bốt, siêu nhân, T.D chọn lọc những thẻ mình yêu thích, sau đó chia đội, dùng bàn hoặc kẻ một hình vuông trên nền đất làm ranh giới. Đặt thẻ bài ở hai đầu, coi như hai chú rô bốt hoặc siêu nhân đang chuẩn bị giao tranh. Khi chơi một mình, T.D sẽ là người tác động cả hai đội, dùng tay lấy đà giống như rô bốt, siêu nhân chuẩn bị vũ khí đẩy mạnh chiếc thẻ bài bên này chạm và hất bay chiếc thẻ bài bên kia. Nếu thẻ bài bên kia rơi ra ngoài ranh rới định sẵn thì thẻ bài đó sẽ bị thua, theo T.D nói là bị giết chết. Khi có hai người chơi, T.D cho mượn mỗi người 4 -5 thẻ bài do T.D lựa chọn và chơi theo sự phân công và luật mà em đã quy định. Bắt đầu chơi phải lấy chuẩn bị vũ khí, và hô xông lên, nếu thua phải kêu lên tôi chết rồi…. Đây là trò chơi T.D rất thích và hay chơi nhất.

Trò chơi với mô hình rô bốt trái cây, siêu nhân: T.D có rất nhiều mô hình rô bốt, siêu nhân, đủ loại, đủ màu sắc (Hình ảnh 7, Phụ lục 1) trong hình ảnh này là chú rô bốt trái cây Thơm Lùn và chú rô bốt cũng trong phim rô bốt trái cây. Những mô hình này là quà tặng sinh nhật và quà đi công tác của bố mẹ, của ông ngọai và phần thưởng của bà ngoại khi T.D thực hiện tốt nhiệm vụ mà bố mẹ, ông bà giao cho.

Với những chú rô bốt, siêu nhân này T.D phân chia và đặt tên cho từng chú theo đúng như tên trong phim. T.D dùng những chú rô bốt, siêu nhân này cho chúng chiến đấu với nhau. (Hình ảnh 8, Phụ lục 1). T.D hai tay, mỗi tay một rô bốt và điều khiển, T.D thực hiện các động tác cho chúng: rút kiếm, gập kiếm, dùng tia lửa điện bắn phá,… chém, tiêu diệt… T.D thường chơi trò

này trong lúc xem phim hoạt hình để bắt chước theo cảnh trong phim hoặc chơi trước khi đi ngủ. T.D chơi trò này nhiều nhất là cuối tuần ở nhà bà ngoại và trong lúc xem phim hoạt hình.

Trò chơi lắp ghép mô hình siêu nhân, rô bốt và vũ khí: T.D rất thích lắp ghép mô hình tặng kèm trong gói bim bim thành rô bốt, siêu nhân và chơi với chúng. T.D chăm chú, giành nhiều thời gian lắp ghép chúng thành những chú rô bốt và siêu nhân theo trí tưởng tượng của mình. Đa phần là giống những chú rô bốt và siêu nhân trong phim hoạt hình. T.D đặt tên cho chúng: Siêu nhân cuồng phong, siêu nhân bão tố, chiến binh diệt ác…”. ( Hình ảnh 9, Phụ lục 1).

Sau khi lắp ráp theo trí tưởng tượng của mình, T.D sử dụng hai mô hình cho chúng giao tranh phân thắng bại giống như chơi mô hình rô bốt thật. Khi chơi em thực hiện hành động giống như mình đang là rô bốt, là chú siêu nhân, đầu, lắc lắc, miệng nói lời thoại thay cho hai chú rô bốt trên tay: “ tấn công”, “ xông lên”, “rút súng”, “ dùng kiếm lửa”…..kèm cả những hành động phụ như tiếng súng nổ, tiếng chém kiếm và không thiếu hành động bằng tay của mình…

Nguyên nhân thu hút và khiến T.D thích chơi những trò chơi này là do T.D rất đam mê phim siêu nhân, phim rô bốt trái cây và những cảnh chiến đấu đó, chính vì thế mà em thích sưu tầm chúng. Bố mẹ, ông bà không dành thời gian chơi với T.D, thu hút T.D vào những trò chơi lành mạnh. Ông bà, bố mẹ chiều T.D và sẵn sàng đáp ứng sở thích này của T.D khi T.D yêu cầu mua mô hình rô bốt, siêu nhân, mua bim bim và sữa có tặng kèm thẻ bài và mô hình lắp ráp mặc dù em không ăn bim bim và không uống những loại sữa đó. Chính điều này đã góp phần khắc sâu hình ảnh về rô bốt, siêu nhân, vũ khí trong trí não em. Khiến em luôn hình dung, suy nghĩ và ngày càng lún sâu vào thế giới của rô bốt và siêu nhân với những tiếng đao kiếm, tiếng súng và những cảnh bắn giết.

Trò chơi và sở thích khác : Qua tìm hiểu từ mẹ, ông và T.D được biết, T.D rất thích chơi cờ vua, cờ tướng, cờ ca rô… và vẽ tranh, chơi đua xe ở Vincom, chơi các trò chơi ngoài công viên. Nhưng thực tế, ông bà và bố mẹ rất ít khi giành thời gian đưa em đi, không giành thời gian dạy em chơi cờ.

Trước đây, T.D thích vẽ tranh ô tô, cô giúp việc, cô giáo và các bạn ở lớp mẫu giáo luôn khuyến khích T.D vẽ tranh ô tô. Nhưng từ khi T.D học lớp 1, Bố mẹ bận, không có ai chơi cùng nên T.D dành thời gian đó để xem phim hoạt hình và mê say với siêu nhân, rô bốt. Bây giờ, T.D không vẽ tranh ô tô nữa, tất cả tranh vẽ đều là vũ khí, là những chú rô bốt trái cây, là anh hùng siêu nhân. T.D vẽ những chú siêu nhân rất tỉ mỉ, tô vẽ từng chi tiết, ngồi vẽ rất say xưa, khác hẳn với những lúc học bài. T.D thường ngồi hình dung và vẽ lại các nhân vật trong phim rô bốt trái cây, theo mẹ nói “ Khi học bài cũng ngồi vẽ rô bốt, vẽ vũ khí”. ”( Hình ảnh 10, Phụ lục 1). Quan sát hình ảnh, thấy rõ một điều, T.D chăm chút và vẽ rất chi tiết các loại vũ khí được trang bị trên người rô bốt, chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất và ngược lại với những lúc viết chữ hay học bài. Quan sát bức tranh vẽ “ Các vũ khí của nhân loại”, cho thấy, khi vẽ vũ khí T.D rất tập trung, thậm chí để ý, tô đậm cả những chi tiết rất nhỏ như đầu búa, nòng súng, tay cầm và răng nhọn của chùy… Nhưng đến chữ viết để minh họa, T.D viết rất qua loa, sơ sài, thậm chí không để ý đến chính tả, đến dòng kẻ. Chứng tỏ, hiện tại những chú rô bốt, siêu nhân, các loại vũ khí, có ý nghĩa và thu hút hơn cả thời gian, sự tập trung của T.D. Việc học tập, và những việc khác không được chuyển xuống hàng thứ dưới, và chỉ thực hiện khi có sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ. Từ bức tranh T.D vẽ ta có thể thấy rõ hơn phim hoạt hình đã và đang ảnh hưởng tới học tập, tới lời nói, hành động của T.D ở mức độ nào.

Một phần của tài liệu Tham vấn cho phụ huynh của một học sinh lớp 1 nghiện phim hoạt hình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w