Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention dificit hyperactivity disorder- ADHD) là một rối loạn đã được biết đến cách đây hơn 100 năm, đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc. ADHD bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường từ 3 đến 6 tuổi (tuổi mẫu giáo), con trai gặp nhiều hơn con gái tỷ lệ là mắc rối nhiễu ở con trai so với con gái (4,5/1). Các nét đặc trưng của rối nhiễu là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia của nhận thức, trẻ luôn có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhưng không hoàn thành hoạt động nào cả, kết hợp với một sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Những trẻ này thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân trẻ thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của trẻ đối với người lớn là thiếu kiềm chế, thiếu thận trọng và dè dặt, trẻ không được các trẻ khác thừa nhận và có thể trở nên bị cô lập. Cũng thường gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.Khi mắc ADHD trẻ hoạt động suốt ngày, chân, tay luôn cựa quậy, bạ gì sờ nấy, tìm kiếm sự kích thích. Những biểu hiện này làm trẻ thiếu tập trung trong lúc chơi, không thể chơi những trò chơi cần đến sự kiên nhẫn như: trò chơi xây dựng, xếp hình. Từ đó, dẫn đến các rối loạn về hoạt động, trẻ hoạt động không có mục đích, rất nhạy cảm với những gì đang xảy ra từ môi trường như: tiếng động, màu sắc, ánh sáng… trẻ luôn tìm kiếm những kích thích mới lạ, rất thích trò chơi điện tử, xem hoạt hình, quảng cáo trên ti vi
LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo Dục đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong 4 năm học tập tại Học Viện. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy TS. Nguyễn Minh Đức đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong thời gian làm khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo trung tâm N-T, các giáo viên tâm lý ở trung tâm, gửi lời cảm ơn đến chị Mạc Thị Thu – giáo viên trong lớp giáo dục hòa nhập đã cung cấp và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình N.H.B trong thời gian thăm khám, tham vấn đã tạo điều kiện tốt nhất cũng như hợp tác cùng em trong việc điều trị. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp phỏng vấn 6.2.2. Phương pháp quan sát theo chiều dọc 6.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 6.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 6.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sơ lược các nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý ở nước ngoài. 1.1.2. Sơ lược các nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý tại Việt Nam. 1.2. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 1.2.1. Tăng động giảm chú ý (trẻ hiếu động) 1.2.1.1. Định nghĩa về tăng động giảm chú ý 1.2.1.2. Biểu hiện của tăng động giảm chú ý 1.2.1.3. Nguyên nhân của tăng động giảm chú ý 1.2.1.4. Phân loại tăng động giảm chú ý 1.2.2. Khái niệm tham vấn 1.2.3. Khái niệm tham vấn gia đình 1.2.3.1. Định nghĩa tham vấn gia đình 2 1.2.3.2. Mục tiêu của tham vấn gia đình 1.2.3.3. Yêu cầu tham vấn gia đình 1.2.3.4. Kỹ năng trong tham vấn gia đình 1.2.3.5. Nội dung cuộc tham vấn gia đình Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa bàn nghiên cứu. 2.1.1. Sơ lược về trung tâm N-T 2.1.2. Sơ lược về mô hình lớp giáo dục hòa nhập 2.2. Mẫu nghiên cứu 2.2.1. Trình tự chọn mẫu nghiên cứu 2.2.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 2.3.3. Phương pháp quan sát theo chiều dọc 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 2.3.5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) 2.4. Tiến trình nghiên cứu Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng về biểu hiện tăng động giảm chú ý của trẻ tại gia đình 3.1.1. Tiểu sử và bệnh sử 3.1.2. Tìm hiểu về gia đình và nhà trường 3.1.3. Các thăm khám y khoa 3.1.4. Trắc nghiệm tâm lý 3.1.5. Đặc điểm lâm sàng rối loạn tăng động chú ý của N.H.B 3.1.6. Tóm tắt chân dung tâm lý 3 3.2. Đề xuất các biện pháp tham vấn cho phụ huynh có trẻ tăng động giảm chú ý 3.3. Kết quả thăm khám và tham vấn tại gia đình 3.3.1. Biểu hiện ban đầu khi thăm khám và tham vấn tại gia đình 3.3.2. Kết quả sau khi thăm khám và tham vấn tại gia đình KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị 2.1. Đối với bố mẹ N.H.B 2.2. Từ phía cô giáo ở trường mầm non dạy N.H.B 2.3. Từ phía nhà tâm lý chữa trẻ ADHD TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADHD Attention dificit hyperactivity disorder N-T Trung tâm nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em và vị thành niên RLTĐGCY Rối loạn tăng động giảm chú ý TL Tâm lý GD Giáo dục TV Tham vấn 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention dificit hyperactivity disorder- ADHD) là một rối loạn đã được biết đến cách đây hơn 100 năm, đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc. ADHD bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường từ 3 đến 6 tuổi (tuổi mẫu giáo), con trai gặp nhiều hơn con gái tỷ lệ là mắc rối nhiễu ở con trai so với con gái (4,5/1). Các nét đặc trưng của rối nhiễu là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia của nhận thức, trẻ luôn có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhưng không hoàn thành hoạt động nào cả, kết hợp với một sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Những trẻ này thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân trẻ thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của trẻ đối với người lớn là thiếu kiềm chế, thiếu thận trọng và dè dặt, trẻ không được các trẻ khác thừa nhận và có thể trở nên bị cô lập. Cũng thường gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Khi mắc ADHD trẻ hoạt động suốt ngày, chân, tay luôn cựa quậy, bạ gì sờ nấy, tìm kiếm sự kích thích. Những biểu hiện này làm trẻ thiếu tập trung trong lúc chơi, không thể chơi những trò chơi cần đến sự kiên nhẫn như: trò chơi xây dựng, xếp hình. Từ đó, dẫn đến các rối loạn về hoạt động, trẻ hoạt động không có mục đích, rất nhạy cảm với những gì đang xảy ra từ môi trường như: tiếng động, màu sắc, ánh sáng… trẻ luôn tìm kiếm những kích thích mới lạ, rất thích trò chơi điện tử, xem hoạt hình, quảng cáo trên ti vi. Vì vậy, việc vui chơi, học tập đối với trẻ này là rất khó khăn và ít có kết quả, không thích nghi được với xã hội. Kèm theo hiện tượng này là các rối 6 loạn về ngôn ngữ, nhận thức, giấc ngủ hay hung tính, và trẻ thường tìm những khoái cảm như: mút tay, nghịch bẩn, đòi hỏi những thứ mà bố mẹ cấm… Trong quá trình vui chơi, học tập, trẻ không chịu nghe giảng, hay phá quấy, không chịu làm bài, la hét ầm ĩ trong khi cả lớp đang ngoan ngoãn nghe giảng. Trẻ thường viết nguệch ngoạc, trêu chọc trẻ bên cạnh,… khiến thầy cô quát mắng và kết luận là kém học, lười học, thiếu tập trung. Có đúng là trẻ có những biểu hiện như kết luận của cô giáo không? Không hẳn là như vậy, bởi vì hầu hết các trẻ có biểu hiện như vậy là do trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, những biểu hiện đó không phải là do trẻ cố ý, trẻ muốn làm như vậy mà là do những rối loạn bên trong cơ thể, khiến trẻ không tự kiềm chế được, hoạt động nhiều, chạy nhảy, không ngồi yên một chỗ. Nhiều gia đình chúng ta không biết là trẻ đang mắc ADHD nên thường la mắng, bắt ép trẻ phải ngồi yên, vì thế các bậc phụ huynh phải tìm mọi cách làm sao để uốn nắn cho trẻ trở nên bình thường. Tuy nhiên, gia đình có trẻ mắc biểu hiện như vậy không biết rằng trẻ đang mắc những rối loạn bên trong cơ thể. Chỉ khi đi khám, điều trị và có sự kết luận của các chuyên gia thì mới biết con mình đang bị rối loạn về hành vi (tăng động giảm chú ý). Hiện nay, tăng động giảm chú ý là rối nhiễu tư duy xảy ra trong môi trường quan hệ sớm giữa mẹ và con như: mẹ vắng nhà, đến nhà trẻ, mẹ ít quan tâm chăm sóc con,… Đặc biệt là sự tương tác giữa mẹ-con trong gia đình, khi trẻ được đưa đến trung tâm N-T được các chuyên gia điều trị, các hành vi của trẻ đã giảm dần. Tuy nhiên, thời gian đến điều trị tại trung tâm N- T hay các trung tâm khác là có hạn (1h hoặc 2h) nên khả năng bình phục là có hạn, phần lớn thời gian là trẻ ở tại gia đình, tương tác chủ yếu với người thân, mà người mẹ là chủ yếu. Cho đến này việc tham vấn cho phụ huynh tại gia đình đặc biệt là tham vấn cho người trực tiếp chăm sóc trẻ vẫn chưa được chú ý mà chủ yếu là tham vấn tại các trung tâm. 7 Vì thế, tôi lựa chọn đề tại “tham vấn cho phụ huynh có trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở lớp hòa nhập 3 tuổi tại trung tâm N-T” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nhằm góp phần: - Nghiên cứu biểu hiện tặng động giảm chú ý, khó khăn tâm lý của trẻ. - Đề xuất các biện pháp tham vấn cho phụ huynh có trẻ tăng động giảm chú ý. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tham vấn cho gia đình có trẻ tăng động giảm chú ý. - Khách thể nghiên cứu: gia đình và thân chủ mắc chứng tăng động giảm chú ý. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: tìm hiểu và xây dựng những vấn đề lý luận có liên quan đến các biểu hiện của trẻ mắc ADHD. - Nghiên cứu thực tiễn: +, Thực trạng về biểu hiện tăng động giảm chú ý của trẻ tại gia đình. +, Thực hiện tham vấn tại gia đình trẻ có rối nhiễu tăng động giảm chú ý. +, Đề xuất các biện pháp tham vấn cho phụ huynh có trẻ tăng động giảm chú ý. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Địa điểm nghiên cứu - Lớp giáo dục trẻ hòa nhập 3 tuổi tại trung tâm N-T. (Số 22, ngõ 294 / ngõ 6 Vạn Phúc , phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) - Tại gia đình phụ huynh N.H.B. (Nhà số 5 – Mỗ Lao – Hà Đông – Hà Nội) 5.2. Thời gian nghiên cứu 8 Từ tháng 28-12 đến tháng 5 năm 2012. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp phỏng vấn 6.3. Phương pháp quan sát theo chiều dọc 6.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 6.5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 6.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) 7. Cấu trúc đề tài: Gồm 3 phần Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Xung quanh vấn đề tăng động giảm chú ý đã có nhiều công trình nghiên cứu để chỉ ra những biểu hiện, bản chất, nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên, để tìm hiểu trẻ tăng động giảm chú ý thì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng mà chỉ là đánh giá riêng lẻ từng mặt như kém tập trung chú ý, chưa có nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý nói chung. Song những nghiên cứu riêng lẻ đó cũng góp phần làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu của trẻ kém tập trung chú ý. 1.1.1. Các nghiên cứu về tăng động giảm chú ý ở nước ngoài Nghiên cứu của (Douglas - 1983, Cohalen - 1989) về rối loạn có thể biểu hiện với sự tổn thương sinh học hay loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Những biểu hiện của loạn chức năng theo giả thiết này là những khó khăn trong việc kiểm tra sự tự điều chỉnh, tổ chức quá trình thông tin, sự chú ý, sự phản ứng xã hội và sự kiềm chế thích hợp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ của rối loạn nhân cách chống xã hội, chứng nghiện rượu, lạm dụng ma tuý ở cha và rối loạn phân ly ở mẹ của trẻ ADHD không liên quan trong việc phân biệt những trẻ có và không kèm theo các vi phạm về đạo đức. August và Steward ( 1983 ) thì cho rằng những rối loạn ở cha mẹ được kể ở trên đi kèm với ADHD chỉ khi hội chứng cùng xảy ra với những rối loạn khác. Tuy vậy, cha của trẻ ADHD thường cũng có biểu hiện tương tự hoặc đã có trong thời thơ ấu. Điều này gợi ý là có yếu tố di truyền. Zametkin và Rapopoit thì cho rằng chức năng catecholamine và sự điều tiết của nó rất có khả năng liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và điều trị 10 . về tăng động giảm chú ý 1.2.1.2. Biểu hiện của tăng động giảm chú ý 1.2.1 .3. Nguyên nhân của tăng động giảm chú ý 1.2.1.4. Phân loại tăng động giảm chú ý. cứu biểu hiện tặng động giảm chú ý, khó khăn tâm lý của trẻ. - Đề xuất các biện pháp tham vấn cho phụ huynh có trẻ tăng động giảm chú ý. 3. Đối tượng và khách