1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh Trần Khai Nguyên

54 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 232,62 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH v Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU 1 1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu 1 1.2. Giới thiệu về NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 3 1.2.1. Lịch sử hình thành 3 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 4 1.2.3. Cơ cấu tổ chức 4 1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 6 1.2.4.1. Tình hình huy động vốn 9 1.2.4.2. Tình hình dư nợ cho vay 11 Chương 2. TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN 15 2.1. Một số quy định trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên. 15 2.1.1. Nguyên tắc tín dụng. 15 2.1.2. Điều kiện vay vốn 15 2.1.3. Đối tượng cho vay 15 2.1.4. Thời hạn cho vay 16 2.1.5. Lãi suất cho vay 16 2.1.6. Số tiền cho vay 16 2.2. Phương thức cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên. 17 2.2.1. Cho vay từng lần 17 2.2.2. Cho vay theo HMTD. 17 2.2.3. So sánh kỹ thuật của các phương thức cho vay giữa lý thuyết và thực tế ACB- chi nhánh Trần Khai Nguyên áp dụng. 19 2.3. Quy trình cho vay 25 2.4. Một số sản phẩm cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên. 26 2.4.1. Chương trình bổ sung vốn lưu động 26 2.4.2. Chương trình tài trợ xuất khẩu 27 2.4.3. Chương trình tài trợ nhập khẩu 28 2.5. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 30 2.5.1 Phân loại theo ngành nghề 33 2.5.2 Phân theo thành phần kinh tế 33 2.5.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo 34 2.5. Đánh giá tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 35 2.5.1. Những mặt đã làm được 35 2.5.1.1. Hiệu quả xã hội 35 2.5.1.2. Hiệu quả đối với DNVVN 36 2.5.1.3. Hiệu quả về phía NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 36 2.5.2. Một số tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 36 2.5.2.1. Những tồn tại. 36 2.5.2.2. Những nguyên nhân. 38 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 40 3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 40 3.1.2. Giám sát vốn vay nhằm phòng ngừa rủi ro 42 3.1.3. Hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng. 42 3.1.4. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả trong toàn hệ thống. 43 3.1.5. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng. 43 3.2. Các kiến nghị 44 3.2.1. Đối với chính quyền địa phương 44 3.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu 45 KẾT LUẬN xlvii

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH v

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU 1

1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu 1

1.2 Giới thiệu về NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 3

1.2.1 Lịch sử hình thành 3

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 4

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 4

1.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 6

1.2.4.1 Tình hình huy động vốn 9

1.2.4.2 Tình hình dư nợ cho vay 11

Chương 2 TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN 15

2.1 Một số quy định trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 15

2.1.1 Nguyên tắc tín dụng 15

2.1.2 Điều kiện vay vốn 15

2.1.3 Đối tượng cho vay 15

2.1.4 Thời hạn cho vay 16

2.1.5 Lãi suất cho vay 16

2.1.6 Số tiền cho vay 16

2.2 Phương thức cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 17

2.2.1 Cho vay từng lần 17

2.2.2 Cho vay theo HMTD 17

2.2.3 So sánh kỹ thuật của các phương thức cho vay giữa lý thuyết và thực tế ACB- chi nhánh Trần Khai Nguyên áp dụng 19

2.3 Quy trình cho vay 25

2.4 Một số sản phẩm cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 26

2.4.1 Chương trình bổ sung vốn lưu động 26

2.4.2 Chương trình tài trợ xuất khẩu 27

2.4.3 Chương trình tài trợ nhập khẩu 28

2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 30

2.5.1 Phân loại theo ngành nghề 33

Trang 2

2.5.2 Phân theo thành phần kinh tế 33

2.5.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo 34

2.5 Đánh giá tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 35

2.5.1 Những mặt đã làm được 35

2.5.1.1 Hiệu quả xã hội 35

2.5.1.2 Hiệu quả đối với DNVVN 36

2.5.1.3 Hiệu quả về phía NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 36

2.5.2 Một số tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 36

2.5.2.1 Những tồn tại 36

2.5.2.2 Những nguyên nhân 38

3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên 40

3.1.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 40

3.1.2 Giám sát vốn vay nhằm phòng ngừa rủi ro 42

3.1.3 Hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng 42

3.1.4 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả trong toàn hệ thống 43

3.1.5 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng 43

3.2 Các kiến nghị 44

3.2.1 Đối với chính quyền địa phương 44

3.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu 45 KẾT LUẬN xlvii

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Trang

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn và cho vay

Bảng 1.3 Tình hình huy động vốn qua các năm

Bảng 1.4 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Bảng 1.5 Tình hình dư nợ cho vay

Bảng 2.1 Dư nợ cho vay đối với khách hàng DNVVN

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay

trung dài hạn các DNVVN

Bảng 2.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho

vay trung dài hạn với tổng dư nợ đối với DNVVN

Bảng 2.4.Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay

trung dài hạn với tổng dư nợ

Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn DNVVN

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN theo ngành nghề

Bảng 2.7 Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN phân theo tài sản đảm bảo

Biểu đồ 1.1 Các biểu đồ tăng trưởng của ACB năm 2011

Biểu đồ 1.2 Tình hình huy động và cho vay tại chi nhánh Trần Khai Nguyên

Biểu đồ 1.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB chi nhánh TKN

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày31-12-2011, DNVVN chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại ViệtNam Các DNVVN sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cảnước Không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, DNVVNcòn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa quađào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội Song phần lớnDNVVN hiện đang gặp khó khăn Do hạn chế là số vốn ít, hấu hết là huy động vốn

tự có, vay ngân hàng, bạn bè hoặc từ chính các đối tác thông qua việc ứng tiềntrước, hay được chấp nhận trả chậm tiền hàng Tuy nhiên do tình hình kinh tế khókhăn nên doanh nghiệp rất khó tiếp cận được với nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là

từ hệ thống ngân hàng Liệu có phải tất cả các ngân hàng Việt Nam đều gây khókhăn cho DNVVN trong việc tiếp cận nguồn vốn?

Ngân hàng TMCP Á Châu luôn xem DNVVN là đối tượng khách hàng trọngtâm và dành nguồn vốn tương đối lớn để tài trợ cho DNVVN Do mục tiêu củaNgân hàng TMCP Á Châu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, do vậy đốitượng khách hàng cá nhân và khách hàng DNVVN luôn nằm trong tầm ngắm Với

cơ hội được thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Trần Khai Nguyên,tôi đã được trực tiếp tiếp cận với hồ sơ vay vốn cụ thể của các khách hàng doanhnghiệp, tìm hiểu về quá trình tìm kiếm khách hàng, quy trình cấp tín dụng, cũng nhưchính sách tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này Và để hiểu rõnhững khó khăn DNVVN gặp phải trong việc tiếp cận vốn, tôi đã chọn đề tài “Tìmhiểu về cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Á Châu- chinhánh Trần Khai Nguyên” cho bài báo cáo thực tập của mình với mong muốn tìmhiểu, phân tích và đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn choDNVVN trong việc tiếp cận vốn ngân hàng

Trang 7

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN 1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu

Tên tổ chức: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8) 3929 0999

Trang web: www.acb.com.vn

Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng ( Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chíntrăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng) – tính đến ngày 31/12/2011

Quá trình hình thành và phát triển.

Trong bối cảnh Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tíndụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng mộtkhung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993,Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động Ngay từ ngày đầu hoạt động,ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Sứ mệnh

ACB đặt ra là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là

ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng hàngđầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, làđối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng và là thành viên có nhiềuđóng góp cho cộng đồng xã hội

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACBđồng tâm bám sát trong suốt 20 năm hoạt động, những kết quả đạt được đã chứng minh

đó là các định hướng đúng đối với ACB Các giải thưởng, bằng khen có thể kể đến là:huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; cờ thi đua của Chính phủ,của NHNN;“Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội(HNX), báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng

“Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn; “Ngân hàng tốt

Trang 8

nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín:Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bìnhchọn Tất cả những điều này cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trídẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ

Các biểu đồ sau cho thấy ACB tăng trưởng khá cao và đều đặn

Biểu đồ 1.1 Các biểu đồ tăng trưởng của ACB năm 2011

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2011

Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh- Quản lý tốt – Hiệu quả cao”,ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngânhàng có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam ACB đã đẩynhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, tăng từ 58 đơn vị cuối năm

2005 lên đến 343 chi nhánh và phòng giao dịch cuối năm 2011 Ngoài ra, ngân hàngtiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, hiện ACB đã có các công ty trực thuộc gồm:công ty Chứng khoán ACB (ACBS), công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng ÁChâu (ACBA), công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL), công ty Quản

Trang 9

lý Quỹ ACB (ACBC); công ty liên kết gồm công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngânhàng Á Châu (ACBD), công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR); công ty liên doanh gồmcông ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).

Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm:

Bảy khối : khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, ngân quỹ, phát triểnkinh doanh, vận hành, quản trị nguồn nhân lực, quản trị hành chánh

Bốn ban: kiểm toán nội bộ, chiến lược, đảm bảo chất lượng, chính sách và quản

lý tín dụng

Sáu phòng : tài chính, kế toán, quản lý rủi ro thị trường, thông tin quản trị, quan

hệ đối ngoại, đầu tư

Ba Trung tâm: công nghệ thông tin, giao dịch vàng, vàng

- Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứngkhoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuêtài chính và các dịch vụ ngân hàng khác

1.2 Giới thiệu về NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên

Trang 10

Giám đốc chi nhánhGiám đốc chi nhánh

P KH cá nhân

-Tư vấn tài chính

cá nhân (PFC)

- Phân tích tín dụng cá nhân

-Tư vấn tài chính

cá nhân (PFC)

- Phân tích tín dụng cá nhân

Bộ phận vận hành

P.Giao dịch ngân quỹ

P.Giao dịch ngân quỹ

- Kiểm soát viên

P.Hỗ trợ khách hàng

-Thanh toán quốc tế

Phó Giám ĐốcPhó Giám Đốc Hành chínhHành chính

lập tại 90-92 Ngô Gia Tự, phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Để đáp ứng

nhu cầu về cơ sở vật chất phù hợp với sự phát triển của chi nhánh, 29/03/2009 chi

nhánh Ngô Gia Tự được chuyển về địa chỉ 134 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 5,thành phố Hồ Chí Minh và đổi tên thành chi nhánh Trần Khai Nguyên Đây là đơn vịthứ 200 trên toàn quốc trực thuộc hệ thống ACB

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

Nằm trên ngã tư Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương và trong khu đô thị nhộnnhịp nhất của quận 5, chi nhánh Trần Khai Nguyên giúp đáp ứng mọi nhu cầu về sảnphẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng một cách kịp thời nhất và hiệu quả nhất cho cácđối tượng khách hàng tại quận 5, quận 3, quận 10 và các khu vực lân cận

Tương tự các chi nhánh, phòng giao dịch khác trong hệ thống, chi nhánh TrầnKhai Nguyên hoạt động với các chức năng:

- Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union

- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)

- Thu đổi ngoại tệ

Trang 11

Giám đốc chi nhánhGiám đốc chi nhánh

P KH cá nhân

-Tư vấn tài chính

cá nhân (PFC)

- Phân tích tín dụng cá nhân (CA)

-Tư vấn tài chính

cá nhân (PFC)

- Phân tích tín dụng cá nhân (CA)

Bộ phận vận hành

P.Giao dịch ngân quỹ

P.Giao dịch ngân quỹ

- Kiểm soát viên

P.Hỗ trợ khách hàng

-Thanh toán quốc tế

Phó Giám ĐốcPhó Giám Đốc Hành chínhHành chính

Nguồn: Phòng tín dụng ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên

Trong đó, chức năng của từng bộ phận như sau:

Giám đốc:

Giám đốc ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên có chức năng điều hành mọi hoạtđộng của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và quản lý nhân viên toàn chinhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc ACB và trước pháp luật về mọi hoạtđộng của chi nhánh

Phòng hành chính:

Chuyên chăm lo công tác tài chính văn phòng, quản lý nhân sự bao gồm:

 Quản lý mua sắm mọi thiết bị cho chi nhánh

 Chịu trách nhiệm về tiền lương nhân viên và tổ chức, quản lý, phát triểnnguồn nhân lực

 Đảm bảo phương tiện vận chuyển, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơquan, kho bãi, phòng cháy, chữa cháy

Phòng giao dịch ngân quỹ:

Phòng giao dịch ngân quỹ có nhiệm vụ :

 Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục và sử dụng tài khoản

 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm,thanh toán thẻ và các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng bạc

 Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền, thu chi hộ trong hệ thống ACB hoặctheo ủy nhiệm của khách hàng

 Cất giữ bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấpcầm cố của khách hàng Thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá

 Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ phụ trách khoquỹ

Phòng tín dụng:

Trang 12

Đây là phòng ban quan trọng của đơn vị, chuyên sâu nghiệp vụ tín dụng Cácnhân viên tín dụng luôn thực hiện các nhiệm vụ của mình với một tinh thần tráchnhiệm cao, nghiêm túc, trung trực, khách quan.

 Xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất, phí, các quy trình, quy chế vềhoạt động tín dụng

 Lập kế hoạch và tổ chức huy động vốn từ thị trường cấp 1, về số dư huyđộng, chi phí vốn huy động

 Tìm kiếm, phân tích đề xuất việc cấp tín dụng cho khách hàng

 Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp

 Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với chiến lượcchung của ngân hàng

Phòng hỗ trợ khách hàng:

Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, quản lý hoạtđộng kinh doanh(bao gồm cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế,…) Đồng thời,phòng khách hàng còn làm nhiệm vụ quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hoạtđộng tín dụng và thực hiện hạn mức được cấp cho các sản phẩm vay, tài trợ thươngmại, là đầu mối tổ chức thực hiện khai thác các dự án ODA để làm ngân hàng phục vụ

1.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên

Qua 4 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, tình hình hoạt động kinh doanh củachi nhánh Trần Khai Nguyên diễn ra khá tốt Biểu hiện qua các con số về doanh thu vàlợi nhuận đạt được khá ấn tượng Điều này là do chi nhánh đã tích cực hoàn thành cácchỉ tiêu cơ bản về huy động vốn và dư nợ tín dụng

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt

đối Tốc độ

Tuyệt đối Tốc độ

Doanh

thu 192,236 318,904 276,778 126,668 65.89% -42,126 -13.21%Chi phí 156,047 225,719 230,359 69,672 44.65% 4,640 2.06%

Trang 13

Lợi nhuận

sau thuế 27,551 57,853 29,955 30,302 109.99% -27,898 -48.22%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Trần Khai Nguyên

So với các chi nhánh, phòng giao dịch khác thuộc hệ thống ACB thì chi nhánhTrần Khai Nguyên là một trong những chi nhánh có quy mô khá lớn và luôn hoànthành tốt các chỉ tiêu được đề ra, biểu hiện qua con số doanh thu cao qua các năm Cụthể, doanh thu năm 2011 là 318,904 triệu đồng, tăng 126,668 triệu đồng so với năm

2010 tương ứng với tốc độ tăng là 65.89% Trong khi đó tốc độ tăng tương ứng của chiphí chỉ có 44.65%, mức tăng 69,672 triệu đồng Điều này cho thấy hiệu quả tiết kiệmchi phí của chi nhánh cao, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011của chi nhánh tăng lên 3.81% so với năm 2010 Nếu cứ 100 đồng doanh thu tạo rađược trong năm 2010, chi nhánh thu về 14,33 đồng lợi nhuận, thì với 100 đồng doanhthu của năm 2011, lợi nhuận mà chi nhánh thu về là 18,14 đồng Như vậy, năm 2011chi nhánh thành công trong việc mở rộng quy mô và đạt được hiệu quả tiết kiệm chiphí nên đã giúp cho lợi nhuận tăng khoảng 30 triệu đồng đạt mức 57,853 triệu đồng,tương ứng với tốc độ tăng tới 109.99%

Sang năm 2012, do tình hình kinh tế biến động không thuận lợi nên đây là nămkinh doanh đầy khó khăn của toàn ngành ngân hàng Việt Nam, và ACB không tránhkhỏi ngoại lệ Doanh thu năm 2012 của chi nhánh giảm xuống chỉ còn 276,778 triệuđồng với tốc độ giảm 13.21%, tương ứng với tốc độ tăng chi phí 2.06% Điều này chothấy năm 2012, chi nhánh chưa đạt hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí Nguyên nhân

là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng bị lỗ nặng Theo thông tư NHNN của NHNNVN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/04/2012, TCTD không đượchuy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng đểchi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi TCTD không đủ vàng để chi trả Việcphát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của TCTD chấm dứt vào ngày 25/11/2012.Mức độ ảnh hưởng của ACB, cụ thể là tại chi nhánh Trần Khai Nguyên trong việc đápứng yêu cầu của khách hàng nhằm tuân thủ thông tư trên dẫn đến khoản lỗ lớn 213,417triệu đồng Doanh thu giảm, chi phí tăng đã góp phần tác động làm cho lợi nhuận sauthuế giảm mạnh xuống chỉ còn 29,995 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm đến

Trang 14

12/2012/TT-48.22% Cứ 100 đồng doanh thu của năm 2011 thì lợi nhuận mà chi nhánh thu về được

là 18,14 đồng, nhưng sang năm 2012 thì lợi nhuận thu về được giảm gần một nửa chỉcòn 9,02 đồng

Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn và cho vay

Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên

Biểu đồ 1.2 Tình hình huy động vốn và cho vay tại

chi nhánh Trần Khai Nguyên

Qua bảng 1.2 và biểu đồ 1.1 cho thấy, tình hình huy động vốn và hoạt động tíndụng của chi nhánh qua các năm đang dần được cải thiện và tăng trưởng Tuy nhiênchất lượng tín dụng của chi nhánh có phần giảm sút qua các năm

Chi nhánh đạt được quy mô huy động vốn khá cao so với các chi nhánh, phònggiao dịch khác trong hệ thốngACB Cụ thể năm 2011 huy động tăng gần 33% so vớinăm 2010, và qua năm 2012 thì có phần giảm sút, tốc độ giảm 11.94% so với năm

2011 Hoạt động tín dụng của năm sau có phần khó khăn hơn năm trước, đặc biệt lànăm 2012 tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng chỉ tăng 1.62% so với năm 2011.Đây là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam, theo số liệu của NHNN,

432,821

575,624

506,877 352,919 416,117

422,860 Huy động Cho vay

Trang 15

tín dụng của toàn hệ thống trong 11 tháng đầu năm 2012 tăng 5.1% so với thời điểmcuối tháng 12/2011.

Sau đây sẽ là những phân tích cụ thể về tình hình huy động và cho vay tại chinhánh

Tỷ trọng Số liệu

Tỷ trọng

I Phân theo loại tiền

68.62

%

423,350

84.23

%

439,399

Nguồn : Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên

Mặc dù mới được thành lập đầu năm 2009, nhưng lượng vốn huy động của chinhánh đạt được là tương đối lớn Chi nhánh có được lợi thế là giành được sự gắn bó

Trang 16

của khách hàng cũ khi thời gian trước hoạt động là chi nhánh Ngô Gia Tự, bên cạnh đóchi nhánh không ngừng mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng mới Các cá nhân,doanh nghiệp đến giao dịch với chi nhánh ngày càng nhiều bởi lãi suất cạnh tranh, thờigian nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật và được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí bởi cácchuyên viên tư vấn tài chính có kinh nghiệm Chi nhánh đang ở thế chủ động về côngtác huy động vốn Xét theo loại tiền gửi, bảng 1.3 cho thấy lượng vốn huy động quacác năm của chi nhánh chủ yếu là loại tiền gửi tiết kiệm, chiếm tỷ trọng khá cao,khoảng 70% đến 80% trong tổng số tiền huy động được Điều này chứng tỏ ACB- chinhánh Trần Khai Nguyên là nơi được lựa chọn đầu tư uy tín của các cá nhân tại địa bànquận 5 và các khu vực lân cận.

Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm)

Tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm)

Trang 17

do tác động của vụ bắt ông Kiên – người đã từng có nhiều năm giữ chức vụ Phó chủtịch hội đồng quản trị tại ACB - hôm 20/8 khiến khách hàng đến giao dịch rút tiền tạichi nhánh có tăng cao hơn thường ngày nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo tốt cho mọi yêucầu rút tiền của khách hàng và tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát Trước động tháicủa khách hàng, ACB nói chung và chi nhánh Trần Khai Nguyên nói riêng đã dánthông cáo tại các cây ATM thông báo về tình hình ngân hàng để trấn an khách hàngyên tâm về hoạt động gửi tiền Do ảnh hưởng một phần vụ việc trên và các yếu tố khácnhư lãi suất huy động giảm, người dân mất niềm tin vào ngân hàng, nên lượng vốnhuy động được của năm 2012 giảm khoảng 69 triệu đồng với mức giảm 11.94%.

1.2.4.2 Tình hình dư nợ cho vay

Bảng 1.5: Tình hình dư nợ cho vay

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2010 Tuyệt

Tuyệt đối

Trang 18

ngắn hạn 125,737 141,038 132,575 15,301 12.17% -8,463 -6.00%Cho vay

trung dài

Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên

Số liệu bảng 1.5 cho thấy tình hình sử dụng nguồn huy động của chi nhánhtrong ba năm gần đây nhìn chung là tốt Quy mô hoạt động cho vay của chi nhánh ngàycàng được mở rộng Năm 2011, dư nợ cho vay tăng khoảng 18% đạt mức 416,117 triệuđồng Nhưng sang năm 2012 thì dư nợ cho vay chỉ tăng nhẹ 1.62% đạt 422,860 triệuđồng Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khókhăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; chi nhánhcần phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu

Nếu xét theo đối tượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh thì đối tượng kháchhàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân từ năm 2010 đến năm

2012 dao động trong khoảng 60% đến 70% trong tổng dư nợ cho vay

Biểu đồ 1.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Xét về dư

nợ theo thời hạncho vay, trước tình hình nợ xấu, chi nhánh đã chủ động bảo đảm an toàn cho mình

Trang 19

bằng chính sách cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là chủ yếu Bởi các khoản vay này ítrủi ro về khả năng thanh toán Cho vay ngắn hạn tạo áp lực buộc các doanh nghiệpkinh doanh có hiệu quả để có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và tạo lập uy tín trongviệc thực hiện HĐTD Trong khi cho vay trung dài hạn có thời gian kéo dài, quy mô tíndụng thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động Sự biếnđộng này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được Do đó mà mộtkhoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thờigian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này càng lớn Một nguyên nhân nữa

mà chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn là khoản vay ngắn hạn giúp ngân hàng quayvòng vốn nhanh hơn, và cập nhật lãi suất nhanh hơn nếu có điều chỉnh Cụ thể, tỷ lệcho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp ba năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là95.34%, 97.21%, 96.08% Chính sách tín dụng của ACB như vậy là hoàn toàn phù hợpbối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng hướngđến là ngân hàng bán lẻ và hướng về hoạt động thương mại

Trang 20

Chương 2 TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN

TẠI NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN 2.1 Một số quy định trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

2.1.1 Nguyên tắc tín dụng.

Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trongHĐTD

- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ vàNHNN

2.1.2 Điều kiện vay vốn

Ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điềukiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo các quy định hiện hành của pháp luật

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả hoặc phương

án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật

- Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật,của ACB

- Không thuộc các trường hợp không cho vay theo quy định hiện hànhcủa ACB

2.1.3 Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay ngắn hạn DNVVN là toàn bộ các yếu tố thuộc tài sản lưuđộng như tồn kho, phải thu, ngân quỹ…Do xuất phát từ thực tế các DNVVN đếnquan hệ tín dụng với ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại vàdịch vụ Các DN này thường có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thời vụ trong mộtthời kì nhất định, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên

Trang 21

đối tượng cho vay mà ngân hàng chủ yếu tài trợ là các chi phí liên quan đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh như chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, tiềnlương, tiền điện, nước,…

Ngân hàng không cho vay ngắn hạn nộp khấu hao, nộp thuế và phần lãi địnhmức ( đối với các xí nghiệp xây lắp) Đối tượng vay vốn phải là những vật tư hànghóa có khả năng luân chuyển được Ngân hàng không cho vay vốn để mua vật tư,hàng hóa ứ đọng hoặc để thực hiện những khối lượng thi công ngoài kế hoạch vốnđầu tư của Nhà nước đã ghi, ngoài thiết kế dự án hoặc nguồn vốn chưa rõ vốn đầutư

2.1.4 Thời hạn cho vay

Cơ sở để xác định thời hạn vay là chu kỳ ngân quỹ của đối tượng vay vốn.Thời hạn cho vay được xác định dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năngtrả nợ của khách hàng Thời gian vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng

2.1.5 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay tại chi nhánh Trần Khai Nguyên lấy cơ sở của khung lãisuất chung của toàn hệ thống ACB làm mức lãi suất tối thiểu, cộng với các yếu tốnhư mức độ rủi ro của khách hàng vay, khách hàng mới hay khách hàng cũ để đưa

ra mức lãi suất vay phù hợp Tuy nhiên sẽ không thấp hơn khung lãi suất chung vàkhông cao hơn mức lãi suất mà NHNN quy định

Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong HĐTD,phù hợp với các quy định hiện hành của NHNNVN Tùy từng trường hợp cụ thể,ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng lãi suất cho vay cố định và/hoặc lãisuất cho vay thay đổi Việc thay đổi lãi suất cho vay được căn cứ vào thỏa thuậntrong HĐTD giữa ngân hàng và khách hàng Tùy các mức độ quan hệ của ngânhàng và khách hàng mà có các mức độ ưu tiên về lãi suất khác nhau Nếu khoản vayquá hạn trả nợ thì phải áp dụng lãi suất quá hạn (150% lãi suất cho vay trong hạn)

Phương pháp xác định lãi suất cho vay được xác định trước khi cho vay dựatrên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN ấn định trong từng thời kỳ

2.1.6 Số tiền cho vay

Số tiền cho vay căn cứ vào:

Trang 22

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Khả năng trả nợ của khách hàng

- Uy tín thanh toán

- Quy định của ACB đối với mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo

2.2 Phương thức cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

ACB thỏa thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhucầu sử dụng vốn vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay củakhách hàng theo các phương thức cho vay sau:

2.2.1 Cho vay từng lần

Theo quy định của ngân hàng, thì:

Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ACB thực hiện các thủ tục vay vốn, ký kết,giải ngân, thu nợ theo từng HĐTD

Việc rút vốn vay có thể thực hiện một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ

sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng nhưng tổng số tiền của các lần rút vốnkhông được vượt quá số tiền cho vay ghi trong HĐTD

Trong trường hợp khoản vay được giải ngân nhiều lần, mỗi lần rút vốn kháchhàng phải ký KUNN và gửi kèm theo các bản sao tài liệu chứng minh mục đích sửdụng vốn (nếu không có quy định nào khác trong HĐTD) Tùy từng trường hợp cụthể ACB có thể đồng ý cho khách hàng bổ sung các bản sao tài liệu chứng minhmục đích sử dụng vốn sau khi giải ngân

2.2.2 Cho vay theo HMTD.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguồn thu ổn định, tìnhhình tài chính lành mạnh, có quan hệ vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm đối vớingân hàng, ngân hàng có thể cho vay theo HMTD Khác với cho vay từng lần, ởđây chỉ cần lập một bộ hồ sơ cho một khoản vay trong nhiều kỳ

Theo quy định của ngân hàng thì:

Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổsung vốn lưu động thường xuyên, quá trình vay vốn, trả nợ diễn ra nhiều lần trongthời hạn cho vay của HĐTD

Trang 23

Theo phương thức cho vay này, khách hàng được ACB cấp một HMTD duytrì trong khoảng thời gian nhất định.

Trong thời hạn rút vốn, khách hàng có thể rút vốn và/ hoặc trả vốn nhiều lầnnhưng tổng mức dư nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào cũng phải <= HMTD đã đượccấp

Mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký KUNN và gửi kèm theo các bản sao tàiliệu chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu không có quy định nào khác trongHĐTD) Tùy trường hợp cụ thể, ACB có thể đồng ý cho khách hàng bổ sung cácbản sao tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn sau khi giải ngân

Thời hạn cho vay của HĐTD hạn mức là khoảng thời gian được tính từ ngàykhoản vay được giải ngân lần đầu tiên cho đến ngày trả nợ cuối cùng được ghi trênKUNN

Thời hạn cho vay của số tiền nhận nợ của từng lần rút vốn được ghi trên từngKUNN và phải phù hợp với chu kỳ ngân quỹ (dòng tiền thu nhập trả nợ của từngphương án kinh doanh cụ thể) của khách hàng

Thời hạn cho vay của từng KUNN tối đa không quá 12 tháng

HĐTD hạn mức chỉ hết hiệu lực khi khách hàng trả hết vốn, lãi vay và chiphí khác (nếu có) của tất cả KUNN phát sinh từ HĐTD hạn mức

Lưu ý:

Khi kiến nghị cho vay theo HMTD, các đơn vị phải kiến nghị và giải trình cụthể về thời hạn rút vốn (thời hạn hiệu lực) của HMTD và thời hạn cho vay tối đacủa các KUNN (căn cứ vào chu kỳ ngân quỹ của khách hàng) để Ban tín dụng/ Hộiđồng tín dụng (tùy theo hạn mức phán quyết) xem xét, phê duyệt từng trường hợp

cụ thể

Ví dụ:

Thời hạn rút vốn của HMTD : 12 tháng (từ 07/07/11 đến 07/07/12)

Thời hạn cho vay tối đa của các KUNN: không quá 06 tháng

Thời hạn cho vay của từng KUNN không nhất thiết phải bằng nhau, có thểkhác nhau, phụ thuộc vào dòng tiền trả nợ cụ thể của từng lần giải ngân Không ápdụng một cách đương nhiên thời hạn cho vay của các KUNN là 12 tháng

Trang 24

Trước khi giải ngân cho vay từng KUNN từ HMTD đã được ACB cấp,trưởng đơn vị phải kiểm tra, nắm rõ các nội dung chính yếu về:

- Việc tuân thủ các nội dung mà Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng đã phêduyệt khi cấp HMTD

- Mục đích sử dụng vốn vay (chi tiết, cụ thể của từng lần giải ngân)

- Uy tín thanh toán nợ vay của khách hàng (nếu có)

Như vậy, ở đây có vài điểm khác biệt trong phương thức cho vay từng lần vàcho vay theo hạn mức tín dụng giữa lý thuyết và thực tế ngân hàng áp dụng

2.2.3 So sánh kỹ thuật của các phương thức cho vay giữa lý thuyết và thực tế ACB- chi nhánh Trần Khai Nguyên áp dụng.

 Cho vay từng lần

Giống nhau:

 Kiểm soát bộ hồ sơ vay vốn

Cho vay từng lần liên quan đến từng phương án kinh doanh cụ thể nên mỗilần vay món nào thì ngân hàng sẽ lập một bộ hồ sơ cho một khoản vay đó Cụ thể

Bộ hồ sơ vay gồm:

- Hợp đồng cấp tín dụng, KUNN

- Thông báo thay đổi lãi suất, phí

- Biên bản họp phê duyệt các lần cấp tín dụng

- Tờ trình thẩm định khách hàng khi xét cấp tín dụng

- Giấy đề nghị cấp tín dụng và các chứng từ khác theo quy định sản phẩmđặc thù

- Các văn bản cam kết của khách hàng liên quan đến khoản vay

- Các giấy tờ liên quan như: hợp đồng cung cấp nguyên liệu, hàng hóađầu vào, hợp đồng/ đơn đặt hàng từ phía người tiêu thụ, các giấy phépxuất/ nhập khẩu vật tư hàng hóa (nếu có)

Hồ sơ pháp lý gồm có:

- Bản điều lệ công ty

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trang 25

- Biên bản họp công ty liên quan đến việc vay vốn

- Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật

- Giấy tờ liên quan đến người đại diện doanh nghiệp, người được ủyquyền

Hồ sơ sản xuất kinh doanh gồm phương án sản xuất kinh doanh, các hóa đơnchứng từ liên quan đến việc chứng minh mục đích vay vốn

Hồ sơ tài chính:

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo thuế

- Giấy phép xây dựng (nhà ở, nhà xưởng), bản vẽ (nhà, đất)

- Đơn xin xác nhận tình trạng tài sản (nhà, đất)

- Hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng tài sản(máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa,…)

Hồ sơ về nhân thân (người đại diện theo pháp luật, người điều hành doanhnghiệp)

- Chứng minh nhân dân/ Passport

- Hộ khẩu/ Đăng ký tạm trú

- Giấy đăng ký kết hôn/ Xác nhận độc thân (nếu là doanh nghiệp tư nhân)

 Xác định mức cho vay

Mức cho vay được xác định dựa trên các yếu tố:

- Nhu cầu vay hợp lý và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng

- Giới hạn cung ứng vốn của ngân hàng

Mức cho vay được ấn định bằng con số thấp nhất trong các yếu tố đã đượcxác định nói trên

Trang 26

Ngân hàng thu nợ lãi hàngtháng và thu nợ gốc vào cuối

kỳ Nếu khách hàng trả nợ trướchạn thì sẽ chịu lãi phạt

Giải ngân Có thể giải ngân một lần hoặc

nhiều lần Mỗi lần có nhu cầugiải ngân, khách hàng sẽ xuấttrình các giấy tờ cần thiết chứngminh cho mục đích giải ngân

Thủ tục bắt buộc đi kèm với việcnhận tiền vay là khách hàng phải

ký vào KUNN

Đa phần các khoản vay ngắnhạn của DNVVN được giảingân một lần Khách hàng cóthể bổ sung các giấy tờ cần thiếtchứng minh cho mục đích sửdụng vốn vay 30 ngày kể từngày giải ngân

Nếu một khoản vay được giảingân làm nhiều lần thì thời hạnvay ghi trong KUNN phải chínhbằng thời hạn vay

Ví dụ: khách hàng vay 100 triệuđồng từ ngày 01/01/2012 trongthời hạn 12 tháng đến01/01/2013

Giải ngân lần 1 (01/01/2012).Trong KUNN ghi, khách hàngvay số tiền 50 triệu đồng, thờihạn 12 tháng từ 01/01/2012 đếnngày 01/01/2013

Giải ngân lần 2 (01/08/2012).Trong KUNN ghi, khách hàng

Trang 27

vay số tiền 50 triệu đồng, thờihạn vay 12 tháng kể từ ngày01/08/2012 đến 01/08/2013.Thu lãi Có 2 cách phổ biến:

- Lãi tính theo số dư tồn tại ởđầu kỳ hạn nợ, được gọi làtính trên dư nợ thực tế giảmdần

- Lãi tính theo nợ gốc thu hồitrong từng kỳ hạn trả, theocách này số lãi trả sẽ tăngdần

Ngân hàng tính lãi theo số dưthực tế giảm dần

Quy định lãi

suất

Có thể quy định lãi suất tiền vay

cố định trong suốt thời gian kýHĐTD, nhưng cũng có thể điềuchỉnh lãi suất theo từng thời kỳnhất định

Ngân hàng thường áp dụng điềuchỉnh lãi suất theo từng thời kỳ

Xác định mức

cho vay

Có hai phương pháp xác địnhphần nhu cầu vay hợp lý:

Thứ nhất, ngân hàng tham gia100% vào từng đối tượng cụ thểtrong tổng nhu cầu của phương

án kinh doanh Các đối tượngkhác (ngân hàng không cho vay)khách hàng sẽ dung vốn tự có/

vốn khác tự trang trải

Thứ hai, ngân hàng tính toánphần cho vay dựa vào tổng nhucầu cần thiết của phương án kinhdoanh trừ đi vốn tự có/ vốn khác

Ngân hàng xác định phần nhucầu vay hợp lý như sau:

Lấy số nhỏ nhất giữa tổng nhucầu cần thiết của phương ánkinh doanh trừ đi vốn tự có/ vốnkhác tham gia vào phương án,

và tài trợ theo % dựa vào tài sảnđảm bảo

 Cho vay theo HMTD

Giống nhau:

Ngày đăng: 22/04/2015, 00:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w