1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang

100 2,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Mục tiêu chính của nghiên cứu là 1 Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ raucải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiền Giang, 2 Phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnhhưởng đến sản xuất

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Đồng ý cho bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp.

Cần Thơ, ngày 30 tháng 10 năm 2010

Giảng viên hướng dẫn

PGs.Ts Dương Ngọc Thành

Trang 2

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi đượcthực hiện tại tỉnh Tiền Giang (huyện Chợ Gạo, Châu Thành và thị xã Gò Công) và kết quảnày chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Ngày tháng 10 năm 2010

Học viên thực hiện

Trần Hoàng Nhật Nam

Trang 3

- Các anh chị là cán bộ khuyến nông viên của các xã đã tận tình hướng dẫn tôikhảo sát, điều tra thực tế.

- Các hộ trồng rau cải an toàn và rau cải thường ở huyện Châu Thành, Chợ Gạo vàPhòng Kinh tế thị xã Gò Công đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiệnnghiên cứu

- Cảm ơn đến các thành viên gia đình tôi, bạn bè thân hữu đã tận tình hỗ trợ tôitrong suốt quá trình học tập

Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẽ khókhăn để tôi có sự thành công ngày hôm nay Trong quá trình viết luận văn không thểtránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và toàn thể các bạn.Kính chúc quí thầy, cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Tác giảTrần Hoàng Nhật Nam

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang” được thực hiện tại 03 địa phương phát triển chuyên canh rau

màu của tỉnh Tiền Giang gồm: thị xã Gò Công, huyện Chợ Gạo, và Châu Thành

Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm các báo cáo của ngành nông nghiệp,Niên giám thống kê của tỉnh qua các năm, các website kinh tế, nông nghiệp có liên quanđến đề tài nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp từ việc điều tra trực tiếp

120 hộ sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn (60 rau cải an toàn và 60 rau cảithường) Mục tiêu chính của nghiên cứu là 1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ raucải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiền Giang, 2) Phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnhhưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiền Giang, 3)Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của ngành hàng rau an toàn trênđịa bàn tỉnh Tiền Giang, 4) Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu dùng rau antoàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã và đangphát triển, đúng với định hướng của nhà nước nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêudùng Tuy nhiên, diên tích trồng rau an toàn còn rất hạn chế, theo số liệu tổng kết của đề

án rau an toàn thì đến cuối năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh chỉ mới phát triển được 480 harau an toàn, sản lượng đạt trên 8.100 kg, diện tích trồng rau trên nông hộ rất thấp trungbình 0,15ha/hộ Ngoài ra, đề tài còn cho thấy giá bán rau cải an toàn không cao hơn giábán rau cải thường Tuy nhiên, sản lượng trung bình rau cải an toàn thì cao hơn sản lượngtrung bình rau cải thường là 2.581 kg/ha nên doanh thu và lợi nhuận của sản xuất rau cải

an toàn cao hơn sản xuất rau cải thường Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xác định 5 yếu tố cómối liên hệ với sản lượng rau cải gồm: (1) kinh nghiệm trồng rau, (2) số lần tập huấn kỹthuật trồng rau, (3) lao động gia đình trồng rau, (4) lao động thuê mướn trồng rau, và (5)phân bón

Đề tài cũng đã đưa ra 03 nhóm giải pháp gồm: (1) giải pháp phát triển sản xuất rau antoàn (sản xuất, thủy lợi, kỹ thuật và khoa học công nghệ, chính sách), (2) giải pháp tổchức tiêu thụ rau an toàn (Tổ chức hệ thống tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm; xúctiến thương mại, giới thiệu sản phẩm rau an toàn; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sảnxuất và tiêu thụ; chính sách) và (3) giải pháp phát triển tiêu dùng rau an toàn

Trang 5

The thesis "Evaluation of the production effectiveness of vegetable and safe vegetable inTien Giang province" was conducted in 03 local vegetables growing development of TienGiang province: Go Cong district, Cho Gao district, and Chau Thanh district

Data sources used in subjects including reports of the agricultural sector, StatisticalYearbook of the province over the years, the Web economy, agriculture-related researchtopics In addition, subjects also used primary data from 120 household surveys directly tothe production of vegetables and vegetables are often safe (60 and 60 safe vegetablevegetables often.) The main objectives of the study are: (1) Evaluating the real state aboutthe normal and vegetable production and consumption at Chau Thanh, Cho Gao district,and Go Cong town; (2) Analyzing the effectiveness and elements affecting the normalvegetable production and consumption; (3) Evaluating advantages, disadvantages,opportunities ad challenges of safe vegetable industry in Tien Giang area; and (4) Puttingforward some solutions to develop producing and consuming vegetable in Tien Giang area.Research results show that safe vegetable production in the province of Tien Giang hasbeen developed with proper orientation of the state to help protect the health ofconsumers, however, an area of growing vegetables whole is still very limited, according

to the review of safe vegetable project in 2009 at the end of the province was only 480 hadevelopment of safe vegetable production was over 8,100 kg, the area under vegetables isvery low household average 0.15 hectares per household In addition, subjects alsoshowed that sale prices of vegetables safe to higher prices of vegetables often, however,the average yield of vegetables is higher than the safe production of vegetables is usuallyaverage 2,581 kg/ha should revenue and profitability of vegetable production and safeproduction of vegetables more often Besides, the topic has identified five factors to beassociated with production of vegetables including: (1) experience growing vegetables,(2) the number of training techniques for growing vegetables, (3) family labor vegetable ,(4) hire workers to plant vegetables, (5) fertilizer

Subject also gave the 03 groups of solutions include: (1) solutions to develop safevegetable production (production, irrigation, engineering and science and technologypolicies), (2) organizing solutions for safe vegetable consumption (consumptionOrganization system, the output of products, trade promotion, product introduction of safevegetables, promote links and cooperation in production and consumption, Policy), (3)Solutions to development of safe vegetable consumption

Trang 6

MỤC LỤC

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM TẮT iv

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 3

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3

1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4 Phạm vi ứng dụng của đề tài 4

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI 4

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5

2.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RAU AN TOÀN 5

2.2 ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 6

2.2.1 Nhân lực 6

2.2.2 Đất trồng và giá thể 7

2.2.3 Nước tưới 7

2.2.4 Quy trình sản xuất rau, quả an toàn 7

2.3 HAI LOẠI HÌNH CHỦ YẾU TRONG PHÁT TRIỂN RAU SẠCH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA .7

2.3.1 Rau sạch trong nhà lưới/kiếng 7

2.3.2 Rau sạch cộng đồng 8

2.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM RAU TRỒNG 9

2.4.1 Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trên rau 9

2.4.2 Thực trạng ô nhiễm trên rau 10

2.4.2.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 10

2.4.2.2 Hàm lượng Nitrat và kim loại nặng 10

2.4.2.3 Vi khuẩn và ký sinh trùng 11

2.5 TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở TP CẦN THƠ 11

2.6 CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG RAU QUẢ 12

2.6.1 Chuổi giá trị rau quả ở thành phố Cần Thơ 12

2.6.2 chuỗi giá trị rau quả ở Hà Tây 12

2.6.2 Chuổi giá trị rau quả ở Thái Bình 12

2.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TẠI TP CẦN THƠ 13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

Trang 7

3.1.1 Rau an toàn 14

3.1.2 Khái niệm hiệu quả 14

3.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững 15

3.1.4 Những nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau an toàn 16

3.1.5 Canh tác 17

3.1.6 Nông hộ 17

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

3.2.2 Các chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả của mô hình 18

3.2.3 Phương pháp phân tích 19

3.2.4 Phương tiện phân tích 21

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TIỀN GIANG 22

4.1.1 Vị trí địa lý 22

4.1.2 Đặc điểm thời tiết - khí hậu 23

4.1.3 Đất đai 23

4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG 25

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 – 2009 của tỉnh Tiền Giang so với cả nước 25

4.2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 2000 đến năm 2009 29

4.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 32

4.3.1 Kết quả sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai 2005 – 2009 32

4.3.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản 34

4.4 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 36

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37

5.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH 37

5.1.1 Tuổi, giới tính của người trực tiếp sản xuất rau cải trong nông hộ 37

5.1.2 Trình độ học vấn của người trực tiếp sản xuất rau trong nông hộ 38

5.2 NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH 39

5.2.1 Diện tích canh tác nông nghiệp của nông hộ 39

5.2.2 Diện tích trồng rau cải chuyên canh của nông hộ 40

5.2.3 Tình hình tín dụng và vốn sản xuất 40

5.2.3.1 Tình hình tín dụng của nông hộ 40

5.2.3.2 Nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải 41

5.2.4 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ 42

5.2.5 Hỗ trợ của nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất rau 43

5.2.6 Tiếp cập thông tin thị trường của nông hộ 45

5.2.7 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm 47

5.2.7.1 Thu hoạch sản phẩm 47

5.2.7.2 Tiêu thụ sản phẩm 48

5.2.8 Kiểm định giống, phân bón, thuốc BVTV sản xuất rau cải 49

5.2.9 Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau 50

5.2.10 Định hướng sản xuất của nông hộ trong thời gian tới 50

5.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI THƯỜNG VÀ RAU CẢI AN TOÀN 52

5.3.1 Doanh thu, lợi nhuận của hai mô hình sản xuất cải 52

5.3.2 Kiểm định một số chỉ tiêu tài chính của 02 mô hình 54

5.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CẢI THƯỜNG VÀ RAU CẢI AN TOÀN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 55

5.4.1 Mô hình chung 55

Trang 8

5.4.2 Mô hình sản xuất rau cải thường 57

5.4.3 Mô hình sản xuất rau cải an toàn 59

5.5 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 60

5.5.1 Các điểm mạnh (S) 60

5.5.2 Các điểm yếu (W) 60

5.5.3 Các cơ hội (O) 61

5.5.4 Các thách thức (T) 61

5.6 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG RAU AN TOÀN 63

5.6.1 Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn 63

5.6.1.1 Sản xuất 63

5.6.1.2 Thủy lợi 63

5.6.1.3 Kỹ thuật và khoa học công nghệ 63

5.6.1.4 Chính sách 63

5.6.2 Giải pháp tổ chức tiêu thụ rau an toàn 64

5.6.2.1 Tổ chức hệ thống tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm 64

5.6.2.2 Xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm rau an toàn 64

5.6.2.3 Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ 65

5.6.2.4 Chính sách 65

5.6.3 Giải pháp phát triển tiêu dùng rau an toàn 65

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66

6.1 KẾT LUẬN 66

6.2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 67

6.2.1 Đối với các hộ sản xuất rau 67

6.2.2 Đối với nhà quản lý 67

6.2.3 Đề xuất các nghiên cứu trong thời gian tới 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 71

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Phân bố cở mẫu điều tra theo 2 mô hình sản xuất 18

Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 25

Bảng 4.2 Tăng trưởng GDP tỉnh Tiền Giang và cả nước 1996-2009 (giá so sánh 1994) 26

Bảng 4.3 GDP và GDP bình quân/ người giai đoạn 2000 – 2009 (giá so sánh 1994) 27

Bảng 4.4 Tỷ trọng khu vực I, II, III giai đoạn 2000 - 2009 29

Bảng 4.5 Kết quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu giai đoạn 2005 - 2009 33

Bảng 4.6 Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2005 – 2009 (giá so sánh 1994) 34

Bảng 4.7 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 1994) 35

Bảng 5.1 Tuổi của người trực tiếp sản xuất theo loại hình sản xuất 37

Bảng 5.2 Tỷ lệ Nam, Nữ tham gia trực tiếp sản xuất rau cải 38

Bảng 5.3 Trình độ văn hóa của người trực tiếp sản xuất rau cải 39

Bảng 5.4 Diện tích canh tác của nông hộ (ha) 39

Bảng 5.5 Diện tích trồng rau cải của nông hộ 40

Bảng 5.6 Tình hình tín dụng của hộ sản xuất rau cải phân theo loại hình sản xuất 41

Bảng 5.7 Cơ cấu nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải của nông hộ 42

Bảng 5.8 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ 42

Bảng 5.9 Kinh nghiệm trồng rau an toàn của nông hộ 43

Bảng 5.10 Tình hình nông dân trồng rau cải nhận được hỗ trợ của nhà nước 45

Bảng 5.11 Mức độ tiếp cận thông tin thị trường 46

Bảng 5.12 Kênh thông tin thị trường 46

Bảng 5.13 Giá thành, giá bán, sản lượng, doanh thu trồng rau cải 48

Bảng 5.14 Nguồn tiêu thụ sản phẩm của nông dân 49

Bảng 5.15 Kiểm định yếu tố đầu vào trồng rau cải 50

Bảng 5.16 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau 50

Bảng 5.17 Lý do chọn sản xuất rau an toàn 51

Bảng 5.18 Lý do chọn sản xuất rau thường 52

Bảng 5.19 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận/vụ/ha sản xuất rau cải 53

Bảng 5.20 Kiểm định một số chỉ tiêu tài chính giữa 2 mô hình 55

Bảng 5.21 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải 56

Bảng 5.22 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải thường 58

Bảng 5.23 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải an toàn 59

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Tiền Giang 22

Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Tiền Giang so với cả nước 27

Hình 4.3 GDP của tỉnh Tiền Giang từ năm 2000 đến năm 2009 28

Hình 4.4 GDP bình quân/người giai đoạn 2000 - 2009 28

Hình 4.5 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2009 30

Hình 4.6 Thể hiện chuyển dịch cơ cấu GDP của tỉnh năm 2000, 2005, 2009 31

Hình 4.7 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 35

Hình 5.1 Cơ cấu định hướng sản xuất (%) 51

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn

và hơn 75% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Sản phẩmnông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cũng như giữ vaitrò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế

Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảmbảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm màcòn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ Hiệntại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được

Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp, với diện tích tự nhiên là 248.177 ha (chiếm 6% diện tíchđồng bằng sông Cửu Long và 0,7% diện tích cả nước) Dân số hiện nay gần 1,7 triệungười, trong đó khu vực nông thôn chiếm 85% và lao động nông nghiệp chiếm 73%.Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến

rõ rệt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng hợp lý, tạo ra nhiềunông sản có năng suất và chất lượng cao, không những đáp ứng cho người tiêu dùng tạiđịa phương mà còn cung ứng cho người tiêu dùng trên cả nước (đặc biệt là thị trườngthành phố Hồ Chí Minh) và tham gia xuất khẩu (nguồn )

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp không chỉ chú trọng đến năng suất

và chất lượng mà còn phải tập trung sản xuất ra các loại sản phẩm đảm bảo điều kiện an toàn

vệ sinh thực phẩm, vì tình trạng lạm dụng thuốc hoá học đã tạo dư lượng độc tố trong sảnphẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng Bên canh đó, khi đời sống của ngườidân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng cũng ngàycàng khắc khe hơn, nhất là các sản phẩm nông nghiệp tham gia xuất khẩu thì điều kiện antoàn vệ sinh thực phẩm cần phải được xem trọng

Xác định được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm, trong những năm qua tỉnhTiền Giang đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng an toàn nhằm đảm bảo sức khoẻ chongười tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản tỉnh nhà; cụ thể, đã hình thành

Trang 14

nhiều vùng sản xuất lúa an toàn, vùng rau an toàn, vùng cây ăn trái an toàn, vùng lúa theotiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc tế (Global GAP).

Trong quá trình triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm,bên cạnh những thuận lợi về chủ trương, chính sách nhà nước thì hoạt động sản xuất nàycòn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: trình độ kỹ thuật về sản xuất an toàn của ngườidân chưa cao, sự am hiểu về tầm quan trọng của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cònhạn chế, công tác kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa được chặt chẽ, giá bánsản phẩm an toàn còn bấp bênh, đôi lúc bằng giá với sản xuất theo kiểu truyền thống nênchưa tạo động lực cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất theo hướng an toàn vệ sinhthực phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm

Vì rau là thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấpvitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ cho cơ thể con người không thể thay thế Việc ônhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn

dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dàiđối với sức khỏe cộng đồng

Nhằm phân tích hiệu quả và các tác nhân ảnh hưởng đến sản xuất rau cải thường và raucải an toàn trên địa bàn tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trong

thời gian tới, đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn

trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” được thực hiện làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất, tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn; đưa ranhững giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời giantới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thoả mãn mục tiêu chung trên, đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như:1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn tại tỉnhTiềng Giang;

2) Phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau cải thường và rau cải

an toàn tại tỉnh Tiền Giang;

Trang 15

3) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của ngành hàng rau antoàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

4) Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên địa bàntỉnh Tiền Giang

1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Không có sự khác biệt về kỹ thuật sản suất rau thường và rau an toàn

- Không có sự khác biệt hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ rau thường và rau an toàn

- Hiện nay chưa có giải pháp và chính sách nào hỗ trợ trong sản xuất và tiêu dùngrau an toàn

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất rau thường và rau an toàn ở tỉnh Tiền Giang như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn là gì?

- Sản xuất rau cải an toàn có mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và người tiêudùng so với rau cải thường không?

- Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của sản xuất rau an toàn trong thời gian qua làgì?

- Các chính sách cần thiết góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nhưthế nào?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và một số điều kiện khác nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệuquả sản xuất một số loại rau cải ăn lá thông dụng được trồng tại tỉnh Tiền Giang

1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài tập trung các huyện có điều kiện sản xuất rau thường và rau

an toàn theo quy hoạch của tỉnh, gồm: huyện Châu Thành, Chợ Gạo và thị xã Gò Công

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Những nông dân canh tác theo mô hình chuyên canh rau thường và rau an toàn (một số loạirau cải thông dụng)

Trang 16

1.4.4 Phạm vi ứng dụng của đề tài

Nông dân trong vùng quy hoạch sản xuất rau của tỉnh; Trung tâm Khuyến nông - Khuyếnngư tỉnh; Các nhà quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Thứ nhất phản ánh rõ thực trạng sản xuất rau thường và rau an toàn trên địa bàn tỉnh, đưa ra

những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn trong thờigian qua

Thứ hai nêu bậc các tác nhân ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau, từ đó đề xuất điều

chỉnh hoạt động sản xuất, tiêu thụ và các cơ chế chính sách thích hợp để sản xuất rau antoàn trên địa bàn tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững

Trang 17

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Thật ra vấn đề sản xuất rau an toàn không mới Trước đây Hợp tác xã (HTX) Tân MỹChánh – Thành phố Mỹ Tho cũng từng thí điểm xây dựng mô hình sản xuất rau an toànvới các quy trình sản xuất rau sạch được nông dân tuân thủ khá chặt chẽ và bước đầu đãđưa sản phẩm rau an toàn tiêu thụ trên thị trường… Bấy giờ trong suy nghĩ nhiều ngườicũng hy vọng việc làm này của HTX sẽ tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành vùng rau antoàn chuyên canh của thành phố Mỹ Tho nói riêng và phát triển ra các địa bàn huyện, thị cóđiều kiện nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu về rau an toàn cho người tiêu dùng Thế nhưngtrong thực tế, việc đưa rau an toàn ra thị trường lại vướng rất nhiều khó khăn, chẳng hạnnhư: Tâm lý đa số người tiêu dùng còn chưa “coi trọng đúng mức” tầm quan trọng về antoàn vệ sinh thực phẩm; nhiều người mua chỉ do hiếu kỳ; mặt khác chủng loại rau ít, hìnhthức không đẹp; sản xuất còn manh mún, khó quản lý; việc tiếp thị, tìm đầu ra cho rau cũngchưa tốt (nguồn: tập san Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh năm 2008)

2.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RAU AN TOÀN

Hiện nay, vì vấn đề sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhu cầu của người tiêu dùngđối với rau an toàn khá lớn, họ chấp nhận bỏ ra chi phí cao để tiêu dùng sản phẩm chấtlượng Tuy nhiên, có phải tất cả rau đưa ra thị trường dưới tên gọi “Rau an toàn” đều là antoàn? Vì vậy quản lý nhà nước đối với rau an toàn là việc quan trọng và cần thiết nhằm đảmbảo lợi ích của người tiêu dùng

Quản lý nhà nước đối với rau an toàn có thể hiểu là hoạt động quản lý của cơ quan có thẩmquyền về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, chất lượng của rau an toàn

Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT Ban hành qui định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; Để đượccông nhận là rau an toàn thì phải đáp ứng được hai điều kiện sau:

- Thứ nhất, được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn;

- Thứ hai, rau sản xuất ra phải được chứng nhận sản xuất theo quy trình sản xuất rau

an toàn

Thực tế, sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn thường có năng suất không cao, chonên các tổ chức, cá nhân có khuynh hướng làm sai các điều kiện sản xuất đã đăng ký Vì

Trang 18

vậy, trong khâu nầy nếu hoạt động kiểm tra, giám sát không được tiến hành hiệu quả sẽ ảnhhưởng đến chất lượng của rau.

Bên cạnh đó, chưa có ràng buộc về mặt chế tài đối với tổ chức, cá nhân công bố thông tinkhông chính xác về chất lượng sản phẩm, cho nên trên thực tế, hoạt động vi phạm về chấtlượng rau an toàn vẫn thường xuyên xảy ra

Do vậy, thực tế rau an toàn bị đánh đồng với rau thông thường dẫn đến thiệt hại cho ngườitrồng rau an toàn và người tiêu dùng Để đảm bảo quyền lợi cho nông dân, đảm bảo sự antoàn cho người tiêu dùng, hoạt động quản lý nhà nước đối với rau an toàn cần được chútrọng và nâng cao hơn nữa trong thời gian tới (Bùi Thị Hằng Nga, năm 2008)

Lộ trình thực hiện Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của BộNông nghiệp và PTNT Các tổ chức, cá nhân có đăng ký sản xuất, kinh doanh rau, quả, chèphải đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến và thực hiện công bố sản phẩm rau,quả, chè an toàn theo Quy định này với lộ trình như sau:

a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, siêu thị, hộ bán buôn hoàn thànhtrước ngày 31 tháng 12 năm 2010;

b) Các hộ nông dân sản xuất theo mô hình trang trại, hộ bán lẻ hoàn thành trước ngày

31 tháng 12 năm 2012;

c) Các tổ chức, cá nhân khác hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2013

d) Các tổ chức, cá nhân thực hiện sớm hơn so với lộ trình trên được khuyến khích và

ưu tiên xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có)

2.2 ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

2.2.1 Nhân lực

- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấptrở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sảnxuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặckhông thường xuyên);

- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quyđịnh quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn

Trang 19

2.2.2 Đất trồng và giá thể

- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân

cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;

- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trìnhsản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêutại Phụ lục 1 của Quy định này

- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người

2.2.4 Quy trình sản xuất rau, quả an toàn

Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địaphương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cótrong VietGAP

Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn

bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

2.3 HAI LOẠI HÌNH CHỦ YẾU TRONG PHÁT TRIỂN RAU SẠCH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

2.3.1 Rau sạch trong nhà lưới/kiếng

Mô hình rau sạch trên diện tích hẹp với đầu tư cao, chủ yếu là đầu tư cơ sở vật chất kỹthuật Ðó là trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trồng rau sạch thủy canh Ưu điểmcủa mô hình này là có thể trồng rau sạch trái vụ, cho năng suất cao, tránh được những bấtlợi do thời tiết (mưa, gió lớn) phù hợp chủ yếu với rau ăn lá và rau cao cấp phục vụ một sốyêu cầu khắt khe, cao cấp của người tiêu dùng Khiếm khuyết lớn nhất của mô hình này làquy mô thường nhỏ do vậy số người tham gia sản xuất ít sản lượng rau sạch nhỏ, không đápứng được đông đảo cộng đồng người tiêu dùng, tác động bảo vệ môi trường hạn chế, giá

Trang 20

thành cao, hơn nữa đầu tư khá cao (đầu tư cho 1 ha nhà lưới từ 250 đến 300 triệu đồng, vàcho nhà kính hàng tỷ đồng) nên khó mở rộng

Do vậy mô hình này chỉ nên phát triển có chọn lọc trước hết là làm rau sạch hữu cơ, rau trái

vụ, rau giống, rau cao cấp cho những nhu cầu đã được đặt ra Mô hình này cũng không phùhợp khí hậu, thời tiết nước ta, sự không thành công của mô hình nhà lưới ở một số thànhphố, tỉnh thời gian qua cũng cho thấy điều đó

2.3.2 Rau sạch cộng đồng

Mô hình phát triển rau sạch đại trà ngoài đồng trên diện rộng, đầu tư không cao chủ yếu làđầu tư kỹ thuật, huấn luyện nông dân, nhược điểm chủ yếu là không trồng được rau trái vụ,hay bị tác động bất lợi của thời tiết nhưng ưu điểm lớn là nhiều nông dân biết cách và thamgia trồng rau sạch, diện tích và sản lượng lớn nên đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng tiêudùng, khai thác được các ưu thế của thời tiết nhiệt đới, giá thành thấp (thường gần bằng giárau thông thường hoặc tăng không quá 10%) tác động tích cực nhanh và rộng đến nôngnghiệp, môi trường và cộng đồng xã hội, dễ mở rộng quy mô sản xuất

Ðây được gọi là mô hình "sản xuất rau sạch cộng đồng" đã được nghiên cứu ứng dụng vàkhởi xướng, từ tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2003, từ đó lan ra khá nhiều địa phương (HàNội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Khánh Hòa ) và tỏ ra thích hợp, cóhiệu quả Trong điều kiện sản xuất, tiêu dùng khả năng đầu tư, trình độ nông dân của chúng

ta hiện nay, cần tập trung nhanh chóng phát triển mô hình "rau sạch cộng đồng" Mô hìnhphát triển rau sạch cộng đồng "RSCÐ" có một số đặc điểm đó là: Ba tính chất cộng đồng:cộng đồng về sản xuất, cộng đồng về tiêu dùng, cộng đồng về lợi ích Năm đặc điểm củaRSCÐ: sản xuất rau sạch (RS) đại trà ngoài đồng trên diện tích lớn; đầu tư kỹ thuật là chủyếu; bảo đảm lợi ích cả của người trồng rau lẫn người tiêu dùng rau và xã hội; phương thứcchuyên gia kỹ thuật phải đơn giản dễ tiếp thụ, dễ áp dụng; quản lý chất lượng ở khâu sảnxuất là chủ yếu Năm nội dung kỹ thuật chủ yếu của RSCÐ: Áp dụng các biện pháp canhtác truyền thống và thâm canh phù hợp yêu cầu RSCÐ; áp dụng công nghệ IPM rau; ứngdụng công nghệ vi sinh hữu hiệu EM và các chế phẩm sinh học BVTV thay thế dần hóachất nông nghiệp; sử dụng nông dược hợp lý và an toàn; thực hiện "5 điều cấm trong sảnxuất rau sạch" (cấm sử dụng phân tưới, nước giải tưới; cấm sử dụng nước bẩn, cấm bón quá

200 kg N/ha; cấm dùng thuốc BVTV độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trongvòng 10 ngày trước thu hoạch) Bốn nội dung quản lý chủ yếu trong sản xuất RSCÐ: Quyhoạch vùng sản xuất RSCÐ, mỗi xã trong vùng có một cán bộ kỹ thuật rau sạch, cứ 10 ha

RS có một kỹ thuật viên RS; tăng cường việc quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV và

Trang 21

vật tư nông nghiệp trong vùng; xây dựng một cơ chế quản lý giám sát chất lượng sản xuấtRS; gắn kết các đơn vị sản xuất RS với các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ RS cũng như cơquan QLNN và chỉ đạo sản xuất

Phát triển rau sạch là định hướng đúng trong sản xuất nông nghiệp, cần được đẩy mạnh ởnước ta Vấn đề là lựa chọn mô hình nào vừa bảo đảm lợi ích lâu dài của người sản xuất,người tiêu dùng, môi trường và xã hội (http://www.vista.gov.vn/portal/page?_pageid=33,374024&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=279911&item_id=299291&p_details=1)

Hiện tại loại hình sản xuất thứ hai “sản xuất rau sạch cộng đồng” đang được áp dụng rộngrãi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang

2.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM RAU TRỒNG

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là việc hết sức cần thiết để đảm bảo sức khỏe cộngđồng Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt không an toàn có thể do mộttrong các nguyên nhân sau:

-Dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép (MRL: Maximum residue limit)-Hàm lượng Nitrate (NO3) vượt mức giới hạn cho phép

-Tồn dư kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cu, Cd, Zn,…) vượt mức giới hạn cho phép

-Có sự hiện diện của vi sinh vật, ký sinh trùng gây hại (E.coli, Salmonella, Shigella,…)

-Có chứa độc tố sinh học (Acid cyanhydric, độc tố vi nấm Aflatoxin,…)

2.4.1 Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trên rau

Rau là loại nông sản rất dễ bị ô nhiễm lượng thuốc trừ sâu so với các loại nông sản khác(cây ăn trái, lúa,…) do có thời gian sinh trưởng ngắn, phần sử dụng thường nằm sát mặt đấtnên rau xanh luôn có nguy cơ ô nhiễm cao

Trình độ hiểu biết về sử dụng thuốc BVTV an toàn của nông dân còn hạn chế, theo kinhnghiệm và cảm tính nên tạo dư lượng thuốc trừ sâu trên rau cao, nhất là các loại thuốc thuộcnhóm lân hữu cơ và carbamate (độc tính cao và chậm phân hủy)

Rau được tiêu thụ sau khi thu hoạch trong vòng 1-2 ngày mà không qua giai đoạn tồn trữ,chế biến như các loại nông sản khác, nhiều khi còn được ăn sống không qua nấu chính nên

dư lượng thuốc trừ sâu chưa có điều kiện phân hủy do đó còn tồn tại trong rau rất cao(nhóm lân hữu cơ, carbamate thời gian cách ly trước khi thu hoạch từ 10 đến 15 ngày;nhóm cúc tổng hợp thời gian cách ly từ 3 đến 7 ngày) Một số nguyên nhân cụ thể như:

Trang 22

- Tự quyết định phun thuốc không theo quy trình.

- Phun thuốc quá nhiều lần trên vụ

- Sử dụng thuốc quá nồng độ và liều lượng khuyến cáo

- Tự ý pha trộn các loại thuốc khi sử dụng

- Dùng thuốc quá gần ngày thu hoạch

- Dùng thuốc không đúng cách, không trang bị bảo hộ lao động

2.4.2 Thực trạng ô nhiễm trên rau

2.4.2.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại… thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng (chất lắng) trên

bề mặt lá, trái, thân cây, mặt đất, mặt nước….gọi là dư lượng ban đầu của thuốc Sau mộtthời gian dưới tác động của những hệ thống và những yếu tố vật lý như ánh sáng, nhiệt

độ, nước,….lớp chất lắng của thuốc có những biến đổi gọi là dư lượng của thuốc Lượngthuốc tồn dư này ở mức độ cao sẽ có thể gây ngộ độc cho người nếu ăn phải

Theo Cục Bảo vệ thực vật ở Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu,

216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốckích thích sinh trưởng với khối lượng lớn ngày càng tăng

Căn cứ vào thực tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng rau đồng thời căn

cứ trên các kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất là thuốc trừ sâu thì dưlượng thuốc trừ sâu trên rau rất cao, có nhiều trường hợp cao gấp nhiều lần so với tiêuchuẩn cho phép

Theo kết quả phân tích của Trung tâm Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Nam (CụcBảo vệ thực vật) thì có 57% số mẫu rau phân tích (256 mẫu) có dư lượng thuốc trừ sâuhơn 1 ppm, đáng lưu ý là có nhiều mẫu rau phân tích có dư lượng thuốc trừ sâu vượt trên

100 lần mức cho phép như cải bẹ xanh 48,4%, cải ngọt 20,3%, cải bắp 10,9% Phần lớncác mẫu rau phân tích có dư lượng thuốc trừ sâu cao chủ yếu thuộc các nhóm lân hữu cơ

và carbamate

2.4.2.2 Hàm lượng Nitrat và kim loại nặng

Nguyên nhân làm cho dư lượng nitrat (NO3) trên rau chủ yếu do sử dụng nhiều phân đạmhoá học và dùng quá gần ngày thu hoạch Nguyên nhân làm cho hàm lượng các kim loạinặng trên rau chủ yếu do thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân NPK trong đó có chứa cả

Trang 23

một số kim loại nặng sử dụng trên đồng ruộng bị rửa trôi xuống ao hồ, sông rạch thâmnhập sâu vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước tưới rau.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam cho thấy nhiều loại hoáchất trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặngtrong đất, trong sản phẩm nhất là đồng, kẽm, chì,…hàm lượng đồng trên bắp cải, cảibông, cà chua, đều vượt trên mức cho phép 1,1 – 3,2 lần; hàm lượng Cadimi vượt từ 2,5 -8,5 lần; chì trên cải ngọt vượt 1,5 lần,…

2.5 TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở TP CẦN THƠ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn tổng quát thì TP Cần Thơ chưa xây dựng được nhữngvùng chuyên canh sản xuất rau an toàn với qui mô và diện tích lớn Các điểm trồng rau antoàn còn nhỏ lẻ, manh mún vì nhiều lý do Một số điểm trồng rau an toàn trước đây rơivào vùng đất qui hoạch nên nông dân không dám phát triển mô hình Mặc khác, phần lớncác vùng trồng rau an toàn được thực hiện từ kinh phí đầu tư của địa phương hoặc các dự

án sản xuất, rất ít hộ nông dân tự đầu tư kinh phí để trồng vì không đảm bảo được đầu racho sản phẩm Thị trường tiêu thụ rau an toàn là một vấn đề đang được nhiều người quantâm Ngoài một số siêu thị có uy tín để người tiêu dùng yên tâm khi chọn mua rau antoàn, rất ít chợ có đầu mối tiêu thụ rau an toàn vì không có gì chứng minh với người tiêudùng đây thực sự là rau an toàn Do đó, rất nhiều ý kiến đề xuất là rau an toàn cần đượcđóng gói, có nhãn hiệu, có bao bì, có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng để ngườitiêu dùng tin tưởng Song song đó việc xây dựng mạng lưới kinh doanh, phân phối rau antoàn cần được quan tâm đầu tư bởi có tìm được thị trường tiêu thụ nông dân mới an tâmsản xuất (Trần Văn Hai, 2003)

Trang 24

Qua điều tra tình hình lưu thông rau trên thị trường và tập quán tiêu thụ rau của người tiêudùng, Trần Văn Hai, chủ nhiệm đề tài, nhận xét “75% người tiêu dùng có nhu cầu sửdụng rau an toàn để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm” Tuy nhiên, rau an toàn thường

có giá cao hơn rau bình thường nên đa phần người tiêu dùng có thu nhập chưa cao ngạitìm mua rau an toàn Bên cạnh đó, người bán rau còn ngại tìm rau an toàn để bán vì sợkhông có người mua và sợ bán không có lời Còn phía người tiêu dùng không biết khimua rau an toàn về dùng có đúng là rau an toàn hay không Vì vậy, cần xây dựng vùngsản xuất rau an toàn với sự kiểm tra và giám sát của ngành chức năng, tìm thị trường tiêuthụ rau, xây dựng cửa hàng kinh doanh phân phối rau an toàn, tạo thương hiệu cho rau antoàn tại TP Cần Thơ (Trần Văn Hai, 2003)

2.6 CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG RAU QUẢ

2.6.1 Chuổi giá trị rau quả ở thành phố Cần Thơ

Thông qua phương pháp phân tích chuỗi giá trị, nhóm nghiên cứu Axis đã chỉ ra nhữngkhó khăn của người tiêu dùng rau an toàn tại thời điểm nghiên cứu bao gồm (1) thiếuthông tin và phản hồi thông tin: họ thiếu thông tin về chất lượng sản phẩm đang thịnhthành trên thị trường, thiếu thông tin về độ an toàn của sản phẩm Bên cạnh đó, họ thiếuthông tin về phân định sản phẩm chất lượng bằng mắt thường và các công cụ đơn giảm,(2) người tiêu dùng chưa có thói quen khiếu nại sản phẩm rau quả do giá trị của chúngthấp (Nhóm nghiên cứu Axis – chương trình GTZ, năm 2005)

2.6.2 chuỗi giá trị rau quả ở Hà Tây

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tiêu dùng công nghiệp (nhà hàng, khách sạn) mongmuốn được các nhà phân phối cung cấp rau có nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh thựcphẩm và ký hợp đồng với người cung cấp có uy tín Đối với các quán ăn tập thể và quáncơm, họ mong muốn có được nguồn cung cấp rau ổn định và đảm bảo an toàn thực phẩm.Còn đối với người tiêu dùng cá nhân thì họ đòi hỏi được tiêu dùng những sản phẩm rauđảm bảo vệ sinh an toàn Tóm lai, tất cả các đối tượng tiêu dùng đều mong muốn tiêudùng sản phẩm an toàn (Nhóm nghiên cứu Axis – chương trình GTZ, năm 2005)

2.6.2 Chuổi giá trị rau quả ở Thái Bình

Nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn những người tiêu dùng sống ở thành phố và mua rau ăn

từ những người bán lẻ để khảo sát Những người tiêu dùng được phân thành hai nhómchính: nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sựkhác biệt trong tiêu dùng sản phẩm rau của hai nhóm như sau: nhóm có thu nhập cao

Trang 25

và giá cả Trong khi đó, người có thu nhập thấp lại thích mua rau của những người bánrong hoặc ngồi bên ngoài chợ vì cho rằng họ sẽ bán rẽ hơn Thêm vào đó, nhóm người cóthu nhập cao quan tâm đầu tiên đến yếu tố chất lượng như mẫu mã, độ tươi, cách bó rau.Trong khi đó, nhóm có thu nhập thấp chỉ chú ý đến yếu tố giá cả (Nhóm nghiên cứu Axis– chương trình GTZ, năm 2005).

2.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TẠI TP CẦN THƠ

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Thuận (2008) cho thấy, cứ rút ngắn được mộtkhoảng cách mua 2 km thì mức chi tiêu cho việc sử dụng rau an toàn tăng lên 40.000đ/người/tháng; niềm tin của người tiêu dùng được tăng lên 01 cấp độ sẽ làm tăng mức tiêudùng lên 18.000 đ/người/tháng Ngoài ra, khi rau an toàn đáp ứng được tính sẵn có sẽ làmcho mức chi tiêu cho rau an toàn tăng 34.000 đ/người/tháng

Nhà nước và các nhà phân phối tổ chức được kênh phân phối tốt hơn như: có nhiều điểmcung cấp rau an toàn hơn, đa dạng các hình thức phân phối (phân phối tại nhà, qua dịch

vụ điện thoại) sẽ có khả năng làm tăng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng

do họ gia tăng được tính thuận tiện trong mua hàng

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự hỗ trợ của các cơ quanchuyên ngành trong việc chuyển giao công nghệ sẽ giúp cho người tiêu dùng hiểu biếtnhiều hơn về bản chất của rau an toàn và lợi ích của việc sử dụng rau an toàn, do vậy sẽlàm gia tăng ý thức sử dụng rau an toàn của số người chưa sử dụng rau an toàn Đồng thời

sẽ giúp cho các nhà cung cấp giảm được giá thành sản xuất, từ đó giảm giá bán, tạo điềukiện kích cầu sản phẩm rau an toàn (Nguyễn Văn Thuận 2008)

Trang 26

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

3.1.1 Rau an toàn

Rau an toàn là các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hoá - thổnhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại cónguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tạitrong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sửdụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới), với mục đích là đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn

vệ sinh thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra Rau an toàn khác với rau sạch vìtrong quá trình sản xuất rau an toàn nông dân vẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thựcvật (trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhưng với liều lượng hạnchế và có thời gian cách ly thuốc vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch để rau có thể phân hủycác chất độc gây hại đến sức khoẻ con người Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhấtđịnh các chất độc hại, nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng (ngộđộc thực phẩm)

3.1.2 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả kinh tế: có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị đầu ra thì được xem là có

hiệu quả và ngược lại là không có hiệu quả Cụ thể là chọn các mức đầu vào sao cho cónguồn đầu ra tối ưu

- Thu nhập/danh thu: là số tiền người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm: Thu nhập = sản lượng*đơn giá

- Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông dân bỏ ra trong quá trình sản xuất

và thu hoạch; bao gồm: định phí (chi phí khấu hao tài sản cố định, ), biến phí (chuẩn bịđất, nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất, chi chăm sóc, phí thu hoạch,…), và chiphí cơ hội/chi phí giả định (chi lao động gia đình, lãi suất ngân hàng, thuê đất,…)

- Lợi nhuận: là khoảng chênh lệch giữa thu nhập và tổng chi phí

Lợi nhuận = Thu nhập - Tổng chi phí

Trang 27

- Lao động gia đình và lao động thuê: là số ngày công lao động mà người sản xuấttrực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình và laođộng thuê được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính 8 giờ lao động)

Hiệu quả giá cả: dùng để xem xét tính chính xác, kịp thời và tốc độ phản hồi sự biến

động của giá cả từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất thông qua các kênh thị trường

Hiệu quả tài chính: được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi

phí tiền mặt bỏ ra để đạt kết quả đó Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh

tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh Nó chỉ ramối quan hệ giữa lợi ích tài chính thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳkinh doanh Lợi ích tài chính càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại

Chi phí cơ hội: là giá trị của những cơ hội bị bỏ qua được đánh giá như là một loại chi

phí

Lợi nhuận tài chính: là khoản thặng dư của doanh thu sau khi trừ chi phí hoạt động sản

xuất (chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí thuê mướn,…) và chi phí cố định (thuế, khấu hao,bảo hiểm)

Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát

từ việc sử dụng các yếu tố đầu vào ít nhất

3.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng được đề cập đến trong cácchương trình hành động của Trung ương và địa phương Một nền nông nghiệp bền vữngđược đề xuất bao gồm các thuộc tính:

- Đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ;

- Đảm bảo sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội;

- Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước,…;

- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội;

- Mang tính cạnh tranh thương mại và bảo vệ môi trường

Các tác nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển nông nghiệp bền vững

- Biến động của thị trường tiêu thụ, hoạt động hệ thống tiêu thụ, mạng lưới đầu tư;

- Qui mô và quan hệ sản xuất nông nghiệp;

- Tác động của quy hoạch nông nghiệp;

Trang 28

- Các nguồn lực đầu vào: quy mô, độ phì của đất đai, khả năng nguồn vốn của ngườisản xuất, trình độ nguồn nhân lực, khả năng tổ chức sản xuất dưới nhiều hình thức và ứngdụng khoa học công nghệ;

- Các tác động thông tin và chính sách;

- Tác động của tài nguyên - môi trường đến hiệu quả và tính ổn định của sản xuất

3.1.4 Những nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau an toàn

- Điều kiện tự nhiên: Sản xuất rau an toàn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là

diễn biến của thời tiết, khí hậu cũng như nguồn nước và lượng mưa Vì vậy, việc bố trí lịchthời vụ phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết là yếu tố quyết định đến hiệu quả mô hình

- Yếu tố kỹ thuật: cũng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng của

nông sản Việc người nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và theo hướng antoàn vệ sinh thực phẩm sẽ góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và an toàn đối vớisức khoẻ của người tiêu dùng

Trong điều kiện nhu cầu thị trường hiện nay ngày càng cao thì việc phát triển các mô hìnhsản xuất nông nghiệp an toàn là rất quan trọng, góp phần tăng sức canh tranh của nôngsản; vì thế, các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nhằmchuyển giao cho nông dân những kỹ thuật, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước: hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những

ngành có nhiều rủi ro do yếu tố khách quan nhất, vì thế nhà nước cần có những chính sách

hỗ trợ kịp thời góp phần hạn chế những khó khăn cho nông dân Bên cạnh đó, một số lĩnhvực đòi hỏi cần phải có sự đầu tư rất lớn của nhà nước để góp phần phát triển kinh tếnông nghiệp như: thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, nghiên cứu khoa học,…

- Thị trường: là một trong những yếu tố quyết định giá cả của nông sản, theo quy lực

cung - cầu thì khi hàng hoá sản xuất ra nhiều thì giá bán sản phẩm sẽ giảm và khi hànghoá khan hiếm thì giá sản phẩm sẽ cao Đối với nông sản (hàng hoá thiết yếu) khi đượcmùa thì giá bán sẽ giảm mạnh, nguyên nhân là do cầu sản phẩm nông nghiệp rất co giãnvới giá, khi sản lượng tăng đường cung dịch chuyển sang phải từ đó giá bán sản phẩm sẽgiảm và ngược lại khi mất mùa, giá bán nông sản sẽ tăng cao

- Các biến đầu vào:

Phân bón: dùng để chỉ lượng phân bón hoá học và hữu cơ được sử dụng trong quá

trình sản xuất, được thể hiện theo đơn vị kg/ha

Trang 29

Giống: số lượng và loại giống nông dân dùng để gieo trồng rau.

Thuốc: bao gồm thuốc hoá học và thuốc vi sinh dùng để diệt côn trùng, nấm,

phòng trừ bệnh, kích thích tăng trưởng,… trong quá trình sản xuất rau

Diện tích đất canh tác: là phần diện tích được đầu tư sản xuất rau (ha).

Nhân khẩu học: để chỉ số lượng thành viên sống và sinh hoạt chung 01 gia đình.

Độ tuổi: để chỉ tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình.

Trình độ học vấn: để chỉ trình độ học vấn cao nhất mà chủ hộ và các thành viên trong

hộ đã hoàn thành các lớp học

Kinh nghiệm sản xuất: số năm chủ hộ (hoặc người trực tiếp sản xuất) đã có kinh

nghiệm sản xuất rau an toàn

Lao động: để chỉ số người tham gia vào sản xuất rau an toàn, thể hiện theo ngày công

lao động (8 giờ/ngày)

Lao động chính: là số thành viên trong nông hộ có độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi.

Lao động gia đình: là số người trong số lao động chính của gia đình tham gia sản xuất

rau, thể hiện bằng ngày công

- Các biến đầu ra:

Tổng sản phẩm: để chỉ sản lượng rau được sản xuất ra trên diện tích gieo trồng.

Năng suất: sản lượng rau được sản xuất ra trên một đơn vị diện tích (ha) giae trồng.

3.1.5 Canh tác

Liên quan đến hoạt động của nông hộ trên phần đất của gia đình thông qua việc quản lýnhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế đối với cây trồng và vật nuôi Trong nghiên cứu nầycanh tác tập trung vào mô hình chuyên sản xuất rau thường và rau an toàn

3.1.6 Nông hộ

Dùng để chỉ chủ gia đình và những thành viên sống trong gia đình; đây vừa là một đơn vịtiêu dùng vừa là đơn vị sản xuất và là một tổ chức xã hội Nông hộ thường do một ngườiquản lý là chủ gia đình nhưng đôi khi cũng hoạt động theo tập thể Những thành viên tronggia đình thường sống trong cùng một nơi, chia sẽ thức ăn và phân chia nhiệm vụ trong hộ

Trang 30

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý nông nghiệp, chính quyền địa

phương, từ các đề tài nghiên cứu khoa học trước đây; cụ thể, từ các báo cáo tổng kết nămcủa huyện, tỉnh, niên giám thống kê của huyện, tỉnh Tiền Giang

- Số liệu sơ cấp: Thu thấp số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nông

hộ sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn, các thương lái sản phẩm rau thường và rau antoàn

Số mẫu điều tra phỏng vấn: 120 mẫu, được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên

phân tầng

Bảng 3.1 Phân bố cở mẫu điều tra theo 2 mô hình sản xuất

+ Giá bán sản phẩm, nơi tiêu thụ, hệ thống mua bán

+ Thuận lợi – khó khăn trong quá trình sản xuất

+ Định hướng sản xuất trong thời gian tới

3.2.2 Các chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả của mô hình

- Thu nhập trên chi phí (TN/CP) = Thu nhập/Chi phí: tỷ số nầy phản ánh một đồng chi phí

đầu tư thì chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu chỉ số nầy nhỏ hơn một thìsản xuất bị lỗ, bằng 1 hoà vốn và lớn hơn một là có lợi nhuận

Trang 31

- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP) = Lợi nhuận/Chi phí: tỷ số nầy phản ánh 01 đồng chi phí

bỏ ra đầu tư sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu tỷ số nầy là số dươngthì người sản xuất có lợi, chỉ số nầy càng lớn càng tốt

- Lợi nhuận trên thu nhập (LN/TN) = Lợi nhuận/Thu nhập: thể hiện 01 đồng thu nhập thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với thu nhập

- Lợi nhuận/ngày công lao động (LN/NC) = Lợi nhuận/ngày công lao động: chỉ tiêu nầy

phản ánh 01 ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất tạo được bao nhiêu đồng lợinhuận

3.2.3 Phương pháp phân tích

* Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp

các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế,bao gồm: giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, tần số xuất hiện các đối tượngnghiên cứu

* Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp CBA (phân tích chi phí - lợi ích) và phương

pháp phân tích hồi qui tương quan

- Phương pháp CBA: hiệu quả tài chính được xác định dựa theo phương pháp phân

tích chi phí - lợi ích nhằm mục đích:

+ So sách chi phí và lợi ích của nông hộ

+ Làm căn cứ cho việc phân bổ nguồn lực của nông hộ một cách có hiệu quả

Điểm mạnh của phương pháp nầy là giúp cho các nông hộ, nhà quản lý, nhà hoạch địnhchính sách trong việc quyết định sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất Tuy nhiên, hạn chế củaphương pháp nầy là một số vấn đề không thể lượng hoá bằng tiền nên việc ước lượng so sánhtương đối khó khăn Vì vậy, trong quá trình phân tích chúng ta sẽ đưa ra một số giả định phùhợp với thực trạng nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Phương pháp nầy dùng để phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn

Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tươngquan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích),hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân)

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y) bị ảnh hưởng bởinhiều biến độc lập (Xi )

Trang 32

Phương trình hồi qui hồi qui tuyến tính đa biến ước lượng có dạng:

Ŷ = a + b1X1 + b2X2 + … + biXi

Trong đó:

Ŷ: là biến phụ thuộc

a: là biến tự do, nó cho biến giá trị của biến Y khi các biến X1, X2,…,Xi bằng 0

X1, X2,…,Xi: là các biến độc lập (biến giải thích)

b1, b2,…, bi: gọi là hệ số hồi qui, hệ số hồi qui cho biết ảnh hưởng từng biến độc lậplên giá trị của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định

Hệ số tương quan bội (R): (Multiple correlation coefficient) nói lên tính chặt chẽ củamối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (Xi)

Hệ số xác định (R2) (Multiple coeffcient of determination) được định nghĩa như là tỷ

lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập(Xi)

Kiểm định phương trình hồi qui:

Đặc giả thuyết:

H0: βi = 0, có nghĩa là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

H1: βi  0, có nghĩa là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Cơ sở kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α= 0.95 = 0.5 = 5%)

1-Bác bỏ giả thuyết H0 khi Sig.F và Sig t < α

Chấp nhận giả thuyết H0 khi Sig.F và sig T α

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: từng nhân tố trong phương trìnhhồi qui ảnh hưởng đến phương trình với mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau; vì vậy, takiểm định từng nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng

và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình

* Đối với mục tiêu 3, 4: sử dụng ma trận SWOT

Mô hình phân tích SWOT được thể hiện mô phỏng như sau:

Trang 33

W1, W3+O1

W2 + On

Wn + O2Tận dụng, khắc phụcLiệt kê các đe doạ (T)

W1+T1, T4

W2, W3 + Tn

Wn + T2Khắc phục, né tránhPhương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và cácyếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diệntrên nhiều khía cạnh Từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp phát triển cho địa bàn nghiên cứu

3.2.4 Phương tiện phân tích

- Sử dụng máy tính (phần mềm Excel, SPSS) để tổng hợp, xử lý số liệu, chạy mô hình các

số liệu thu thập được

- Các công cụ cần thiết khác (phiếu điều tra, giấy, bút,…) phục vụ công tác nghiên cứu

Trang 34

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TIỀN GIANG

4.1.1 Vị trí địa lý

Tiền Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài 120

km và 32 km bờ biển Tọa độ địa lý là 105049’07” đến 106048’06” kinh độ Đông; 10012’20’’đến 10035’26” vĩ độ Bắc Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua,chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh Phía Bắc giáp tỉnh Long An và TP.HCM; Phía Tâygiáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long; Phía Đông giáp biểnĐông Diện tích 2.481,8 km2, dân số 1.670.216 người, 706 người/km² Số người trong độtuổi lao động chiếm khoảng 74% dân số

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với các sông Tiền, sông Vàm Cỏ, kênh ChợGạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,… nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM và là cửa ngõ rabiển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia

Hình 4.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

Có 4 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60) chạy ngang qua

Địa bàn nghiên cứu

Trang 35

qua sông Tiền nối liền Tiền Giang với Bến Tre, cầu Mỹ Lợi bắt qua sông Vàm Cỏ nối liềnTiền Giang với Long An và TP.HCM tạo nên cho Tiền Giang vị thế cửa ngõ của các tỉnhmiền Tây về TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đó là những điều kiện quantrọng để rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Tiền Giang đi TP.HCM vàcác địa phương trong khu vực.

Tỉnh hiện có 10 đơn vị hành chính gồm: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các huyệnCái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, TânPhú Đông

4.1.2 Đặc điểm thời tiết - khí hậu

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới giómùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm Nhiệt độ bình quân trong năm là 27

- 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm

Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 11 (thường có hạn Bà Chằng vào tháng 7, tháng 8)

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân

bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông; độ ẩm trung bình 80 - 85%

Gió: có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung bình2,5 - 6m/giây

4.1.3 Đất đai

Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau:

+ Nhóm đất phù sa: Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần lớn diện

tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phầnhuyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt Đây là nhóm đất thuận lợi nhấtcho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi vensông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái

+ Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552ha, chiếm phần lớn diện

tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo

Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳhoặc thường xuyên Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuấtnông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng

Trang 36

+ Nhóm đất phèn: Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912ha, phân bố chủ yếu ở

khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, TânPhước Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong quátrình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn Đất phèn tiềm tàng và hoạt độngsâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều)với tỷ lệ 6,82% so với 12,19%

Hiện nay, ngoài cây Tràm và cây Bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiếnhành trồng Khóm và Mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể Ngoài ra, một sốdiện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồngKhoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn trái trên những diệntích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ

Đất phèn nặng chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập triều vencác lạch triều bưng trũng

+ Nhóm đất cát giồng: Chiếm 3,1% diện tích tự nhiên với 7.336ha, phân bổ rải rác ở các

huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò CôngĐông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu làm đất thổ

cư và canh tác cây ăn trái, rau màu

Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồnnước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao

và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn trong thời gian qua được tập trungkhai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thácphát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộngvùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyêncanh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước

Đến nay, trên 90% diện tích đã được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích nhưBảng 4.1 sau:

Trang 37

Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Đất ruộng lúa 102.438 43,8 106.953 45,9 112.832 47,7 Đất cây lâu năm 47.486 20,3 64.573 27,7 65.996 27,9 Đất lâm nghiệp 11.341 4,8 3.974 1,7 8.265 3,5

4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 – 2009 của tỉnh Tiền Giang so với cả nước

Trong giai đoạn 1996 – 2009, GDP của Việt Nam cũng như của tỉnh Tiền Giang tăngtrưởng khá đồng đều, GDP năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, tăng trưởng của tỉnhTiền Giang cao hơn cả nước; cụ thể, năm 2000 GDP của tỉnh Tiền Giang tăng 36% so vớinăm 1996, trong khi đó GDP cả nước năm 2000 chỉ tăng 28% so với năm 1996; đến năm

2005 GDP của tỉnh Tiền Giang tăng 43% so với năm 2001 nhưng GDP cả nước năm 2005chỉ tăng 34% so với năm 2001; đến năm 2009 GDP của tỉnh Tiền Giang tăng 37% so vớinăm 2006 và GDP cả nước năm 2009 tăng 21% so với năm 2006 (nguồn: Niên giámthống kê tỉnh Tiền Giang; Tổng Cục Thống kê, 2010)

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh Tiền Giang vẫn caohơn so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước Giai đoạn 1996 – 2000 tốc độ tăng trưởngGDP bình quân của tỉnh Tiền Giang là 8,09% cao hơn cả nước là 1,73%, giai đoạn 2001 –

2005 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Tiền Giang là 9,43% cao hơn cả nước là1,77% và giai đoạn 2006 – 2009 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Tiền Giang

là 11,14% cao hơn cả nước là 4,45%, trong giai đoạn này nền kinh tế của nước ta bị ảnhhưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là đối với các tỉnh phát triển mạnh về côngnghiệp, dịch vụ nên đã gây ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP chung của cả nước RiêngTiền Giang, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ổn định và tăng với mức cao, nguyên nhân là do

cơ cấu kinh tế của tỉnh lĩnh vực nông lâm thủy sản (khu vực I) còn chiếm tỷ trọng rất lớn(45,3% năm 2006 và tăng lên 48,1 năm 2009) nên đã góp phần tạo nên tăng trưởng tronggiai đoạn này Điều này càng chứng tỏ vai trò kinh tế nông lâm thủy sản của tỉnh Tiền

Trang 38

Giang là rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TiềnGiang)

Bảng 4.2 Tăng trưởng GDP tỉnh Tiền Giang và cả nước 1996-2009 (giá so sánh 1994)

Tăng trưởng bình quân 1996 – 2000 (%) 6,36 8,09Tăng trưởng bình quân 2001 – 2005 (%) 7,66 9,43Tăng trưởng bình quân 2006 – 2009 (%) 6,69 11,14

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang; Tổng Cục Thống kê, 2010

Trang 39

Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Tiền Giang so với cả nước

Từ Hình 4.2 trên ta càng thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước tănglên đến nữa giai đoạn 2001 – 2005 có chiều hướng giảm xuống, còn tốc độ tăng trưởngGDP của tỉnh Tiền Giang tăng trưởng khá ổn định và có phần hơn tăng cao trong giaiđoạn sau Cụ thể được minh chứng rõ hơn qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 GDP và GDP bình quân/ người giai đoạn 2000 – 2009 (giá so sánh 1994)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2010

Từ Bảng 4.3 ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2004 là 8,6%.Tuy nhiên, đến giai đoạn 2005 – 2009 tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng lên 11,12%, cao

Trang 40

hơn giai đoạn 2000 – 2004 là 2,52% Riêng GDP bình quân trên người, năm 2000 GDPbình quân trên đầu người là 3.279 ngàn đồng, đến năm 2009 GDP bình quân trên đầungười đạt 7.693 ngàn đồng, tăng tăng 2,35 lần so với năm 2000.

6.331 5.604 5.046

4.561 4.177

Hình 4.4 GDP bình quân/người giai đoạn 2000 - 2009

Nhìn chung, GDP bình quân trên đầu người qua các năm tăng và có tốc độ tăng bình quânhàng năm cao hơn tốc độ tăng bình quân GDP của tỉnh là 0,51% ở giai đoạn 2005 - 2009.Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2009 lại thấp hơn tốc độtăng bình quân GDP của tỉnh là 0,41%, nguyên nhân là do ở giai đoạn 2000 – 2004 tốc độtăng GDP bình quân trên đầu người thấp hơn tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh là1,04%

Năm 2007, Tiền Giang vươn lên đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành cả nước về Chỉ số Nănglực Cạnh tranh Cùng với việc 'nhảy vọt' 21 thứ hạng so với năm 2006, môi trường đầu tưcủa tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt, có sức hấp dẫn cao Số liệu minhchứng cho nhận định trên: trong năm 2007 toàn tỉnh có thêm 358 doanh nghiệp thuộc

Ngày đăng: 21/04/2015, 23:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mã số BPV:…………………………………………………… Khác
2. Tên người phỏng vấn:……………………………………………… Khác
3. Tên người được phỏng vấn:……………………………………………… Khác
4. Địa chỉ: Ấp……………………..…., xã/phường………………huyện/TX/TP: …………………, tỉnh Tiền Giang Khác
5. Thông tin của người được phỏng vấn Khác
5.2. Trình độ học vấn (người trực tiếp sản xuất): mù chữ: , cấp 1: cấp 2 , cấp 3 , trung cấp ,đại học Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w