1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)

172 3,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y) 1 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA KÝ SINH TRÙNG THÚ Y CHƯƠNG 1 Đại cương về môn học 1.1. Định nghĩa và nội dung môn học 1.1.1. Định nghĩa về hiện tượng ký sinh Theo V.S. Erchov: “Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ lẫn nhau phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật (ký sinh trùng) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sinh vật kia (ký chủ). Ký sinh trùng lấy dịch thể, tổ chức của ký chủ làm thức ăn, đồng thời làm cho ký chủ bị tổn hại đến mức độ nào đó về mặt sinh vật học”. Định nghĩa này nêu rõ mối quan hệ qua lại giữa 2 sinh vật (ký sinh trùng và ký chủ), trong đó có mối quan hệ về không gian (cư trú tạm thời hay thường xuyên) quan hệ về dinh dưỡng (ký sinh trùng lấy thể dịch, tổ chức của ký chủ và thức ăn đã tiêu hóa sẵn của ký chủ), tác hại của ký sinh trùng (do quá trình phát triển sinh vật học của nó, do những sản phẩm mà nó tiết ra). Định nghĩa này cũng đồng thời vạch ra mục đích, phương pháp nghiên cứu và hoạt động của khoa ký sinh trùng học. 1.1.2. Nội dung môn học Khoa học nghiên cứu về ký sinh trùng và các bệnh do ký sinh trùng gây ra gọi là ký sinh trùng học. Ký sinh trùng học chia thành 2 bộ phận cơ bản: 1.2.1.1. Ký sinh trùng học thực vật Ký sinh trùng học thực vật nghiên cứu ký sinh trùng thuộc giới thực vật và bệnh do chúng gây ra cho thực vật và động vật. Ký sinh trùng thực vật gồm: vi khuẩn, virus, nấm. 1.2.1.2. Ký sinh trùng học động vật Ký sinh trùng học động vật nghiên cứu ký sinh trùng thuộc giới động vật và những bệnh do chúng gây ra cho động vật và thực vật. Ký sinh trùng động vật gồm: giun sán, nguyên trùng (nguyên sinh động vật đơn bào ký sinh), tiết túc (côn trùng), bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh ký sinh trùng (bệnh xâm nhiễm). Ký sinh trùng học động vật lại chia thành: ký sinh trùng y học, ký sinh trùng thú y học nông nghiệp. Rất nhiều ký sinh trùng là chung cho người và vật nuôi. Vì vậy mà ký sinh trùng y học và thú y học có nhiều phần quan hệ mật thiết. Nghiên cứu ký sinh trùng động vật là tìm hiểu hình thái, sinh lý, sinh thái, lịch sử phát dục, sự phân bố địa lý của chúng và vị trí của chúng trong hệ thống động vật học. Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi là nghiên cứu tác động của ký sinh trùng đối với cơ thể ký chủ, các phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh. Mục đích là bảo vệ vật nuôi để phát triển chăn nuôi, đồng thời bảo vệ cho người tránh các bệnh do súc vật truyền sang. 2 1.2. Ký sinh trùng và ký chủ 1.2.1. Ký sinh trùng 1.2.1.1. Định nghĩa Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống, chiếm các chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Ví dụ: Sán lá gan (Fasciola gigantica và F.hepatica) ký sinh ở ống dẫn mật trâu, bò. Như vậy theo khái niệm trên thì sán lá gan là ký sinh trùng. 1.2.1.2. Phân loại ký sinh trùng Ký sinh trùng có nhiều vị trí ký sinh có những đặc điểm sống khác nhau do vậy mà có thể phân loại ký sinh trùng theo một số căn cứ sau: a. Theo nguồn gốc của ký sinh trùng Chia làm hai loại: - Ký sinh trùng động vật: Là những ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật và nó có thể ký sinh trên động vật và thực vật. Ví dụ: Một số loài giun tròn ký sinh trên cơ thể động vật và thực vật. - Ký sinh trùng thực vật: Là những ký sinh trùng có nguồn gốc từ thực vật và nó có thể ký sinh trên động vật và thực vật. Ví dụ: Nấm ký sinh trên cơ thể thực vật và động vật. b. Theo chỗ cư trú của ký sinh trùng Chia làm 2 loại: - Nội ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng ký sinh ở bên trong cơ thể. Ví dụ: Các loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường máu (tiên mao trùng, lê dạng trùng….). - Ngoại ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt của cơ thể. Ví dụ: Ve, ghẻ ký sinh trên bề mặt cơ thể trâu, bò. c. Theo cách sống của ký sinh trùng Chia thành 3 loại: - Ký sinh trùng bắt buộc: Là những ký sinh trùng bắt buộc phải sống ký sinh vào cơ thể ký chủ, nếu không có cơ thể ký chủ thì nó sẽ chết. Ví dụ: Giun, sán ký sinh trong đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường máu… - Ký sinh trùng tùy nghi: Là những ký sinh trùng có thể sống ký sinh và có lúc có thể sống tự do ở ngoại cảnh. Ví dụ: Muỗi, ruồi trâu, mòng…. - Ký sinh trùng ngẫu nhiên: Là những ký sinh trùng có thể sống tự do lâu dài ở ngoài ngoại cảnh nhưng nó cũng có thể sống ký sinh nếu ngẫu nhiên gặp cơ thể ký chủ. d. Theo đời sống ký sinh Chia làm hai loại: 3 - Ký sinh trùng vĩnh viễn: Là những ký sinh trùng cả đời sống ký sinh trên cơ thể ký chủ. K.I. Skrjabin và R.S.Schutz (1940) đã chia các ký sinh trùng này thành hai nhóm cơ bản theo đặc điểm quan hệ với môi trường bên ngoài. + Ký sinh trùng cố định: Tất cả các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng đều hoàn thành trong cơ thể ký chủ. Ví dụ: Giun xoắn Trichinella spiralis không bao giờ gặp nó ở ngoài cơ thể và chỉ truyền trực tiếp khi có con vật khác ăn vật mang ký sinh trùng (cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng đều sống trên cơ thể ký chủ). + Ký sinh trùng định kỳ: Một số giai đoạn phát triển nhất định phải hoàn thành ở môi trường bên ngoài. Ví dụ: Giun đũa lợn Ascaris suum giai đoạn trưởng thành ký sinh ở ruột non của lợn và sau khi giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh và tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh cho đến khi thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. + Ký sinh trùng tạm thời: Những ký sinh trùng này phát triển từ trứng đến giai đoạn đoạn trưởng thành đều ở ngoài ngoại cảnh, chúng xâm nhập vào ký chủ cốt là để lấy thức ăn, sau khi ăn nó lại rời ký chủ và tìm đến ký chủ khi đói. Ví dụ: Muỗi, ruồi, mòng… e. Theo bản chất của ký sinh trùng Chia thành hai loại: - Ký sinh trùng chuyên loại: Là những ký sinh trùng chỉ ký sinh ở một loài hoặc một vài loài ký chủ gần giống nhau về phương diện động vật học. Ví dụ: Giun đũa bê, nghé chỉ ký sinh ở bê, nghé. Vì vậy giun đũa bê, nghé là ký sinh trùng chuyên loại. - Ký sinh trùng phiếm loại: Là những ký sinh trùng có thể sống ký sinh trên nhiều loài ký chủ khác nhau. Ví dụ: Muỗi, tiên mao trùng….có thể sống ký sinh ở nhiều ký chủ như trâu, bò, dê, cừu, chó… 1.2.2. Ký chủ (vật chủ) 1.2.2.1. Định nghĩa Ký chủ là những sinh vật đang sống bị ký sinh trùng sống nhờ tạm thời hay lâu dài và bị chiếm đoạt chất dinh dưỡng. Ví dụ: Lợn là ký chủ của giun đũa lợn. 1.2.1.2. Phân loại ký chủ Căn cứ vào đặc tính phát dục và thích ứng của ký sinh trùng đối với đời sống ký sinh, có thể phân ký chủ thành những loại sau: 4 - Ký chủ cuối cùng: Là những sinh vật để ký sinh trùng sống nhờ và phát dục đến lúc thành thục về giới tính. Ví dụ: Trâu bò là ký chủ cuối cùng của sán lá gan. - Ký chủ trung gian: Là những sinh vật để cho ký sinh trùng sống nhờ và phát dục trong giai đoạn là ấu trùng. Ví dụ: Lợn là ký chủ trung gian của sán dây Taenia solium. Ốc Limnaea là ký chủ trung gian của sán lá gan. - Ký chủ trung gian bổ sung: Có những loài ký sinh trùng trong quá trình phát triển, ấu trùng đã qua giai đoạn ở ký chủ trung gian thứ nhất nhưng vẫn chưa đạt tới giai đoạn là ấu trùng có sức gây bệnh cho ký chủ cuối cùng, vì vậy nó cần một ký chủ trung gian thứ hai để hoàn thành sự phát triển của ấu trùng. Ký chủ trung gian thứ hai này gọi là ký chủ trung gian bổ sung. Ví dụ: Sán lá cơ quan sinh sản gia cầm cần ký chủ trung gian thứ nhất là ốc nước ngọt và ký chủ trung gian thứ hai là ấu trùng chuồn chuồn. Như vậy ấu trùng chuồn chuồn là ký chủ trung gian bổ sung. - Ký chủ chuyên tính: Là ký chủ được ký sinh trùng chọn lọc một cách chặt chẽ để sống ký sinh. Ví dụ: Ngựa là ký chủ chuyên tính của giun đũa bê, nghé. - Ký chủ dự trữ: Là những sinh vật không thích hợp với ký sinh trùng nhưng nó vẫn cho ký sinh trùng sống nhờ một thời gian để chờ gặp ký chủ cuối cùng thích hợp. Ví dụ: Giun Symgamus trachchea ký sinh ở khí quản gà có ký chủ dự trữ là con gián. - Ký chủ đường cùng: Là những sinh vật hoàn toàn không thích hợp với ký sinh trùng. Vì vậy, ký sinh trùng vào sinh vật đó chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, sau đó bị chết do không gặp được ký chủ cuối cùng thích hợp. Ví dụ: Giun xoăn Strongyloidae ký sinh ở ngựa: Ngựa nuốt phải ấu trùng giun xoăn ở ngoại cảnh thì ấu trùng vào đường tiêu hóa của ngựa và phát triển thành giun trưởng thành. Ấu trùng này xâm nhập qua da của người thì nó nằm ngay dưới da gây ngứa ngáy, nhưng nó chỉ tồn tại được 1, 2 ngày rồi chết do không thích nghi. Như vậy người là ký chủ đường cùng của giun xoăn ngựa. 1.3. Đặc điểm của ký sinh trùng 1.3.1. Những đặc điểm về hình thái và kích thước 1.3.1.1. Đặc điểm hình thái - Ký sinh trùng có hình thái rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng loài mà ký sinh trùng có hình thái riêng. + Đối với nhóm sán lá: Đa số thân dẹp và có hình lá. Tùy theo từng loài mà có màu sắc khác nhau: màu đỏ nâu, hồng, đỏ hồng, đỏ máu, xám nhạt. 5 + Đối với nhóm sán dây: Thân dẹp và có hình dải băng, cơ thể phân đốt. Màu sắc của sán dây tương đối đồng nhất: màu trắng ngà, trắng, vàng nhạt. + Đối với nhóm giun tròn: Có hình sợi chỉ, hình thoi, tròn. Màu sắc, trắng ngà, vàng nhạt. + Đối với động vật chân đốt (động vật tiết túc): Có nhiều hình dạng khác nhau. Có chân, chân phân đốt, cánh, vòi hút. + Đối với đơn bào: Cơ thể chỉ có một tế bào, có hình thái đơn giản, phải quan sát bằng kính hiển vi. - Các loài trong cùng một giống cũng có hình thái khác nhau. Ví dụ: Fasciola hepatica khác F.gigantica (có “vai” và không có “vai”). - Cùng một loài, nhưng ở giai đoạn phát triển khác nhau thì hình thái cũng khác nhau. Sự khác nhau này nhiều khi đến mức khó có thể nhận ra chúng là một loài. Ví dụ: Ruồi, muỗi trưởng thành có chân và cánh nhưng khi là ấu trùng (giòi, bọ gậy) thì không có chân và cánh. 1.3.1.2. Đặc điểm về kích thước Ký sinh trùng có kích thước rất khác nhau, có loài có kích thước rất nhỏ, có những loài có kích thước rất lớn. Ví dụ: Sán dây Moniezia dài 4 – 5m. Đơn bào ký sinh có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát thấy bằng mắt thường. Ngay một ký sinh trùng trong quá trình sống cũng có sự thay đổi rất nhiều về kích thước. Ví dụ: Sán lá, sán dây, giun tròn trưởng thành có kích thước lớn nhưng khi là ấu trùng thì rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới quan sát được. Ký sinh trùng có thể trong một thời gian ngắn của đời sống ký sinh cũng có thay đổi lớn về kích thước. Ví dụ: Ve ký sinh sau khi hút máu có kích thước tăng lên 50 lần so với trước khi hút máu. Đặc điểm kích thước của ký sinh trùng khác vi khuẩn ở chỗ: Về kích thước, vi khuẩn tương đối thuần nhất (đều phải dùng kính hiển vi mới quan sát được), còn ký sinh trùng thì tùy loại, tùy từng giai đoạn có thể thấy được bằng mắt thường hoặc kính hiển vi. 1.3.2. Những đặc điểm về cấu tạo cơ quan của ký sinh trùng * Ký sinh trùng có sự thoái hóa, tiêu giảm những cơ quan không cần thiết cho đời sống ký sinh - Đối với sán lá: Tiêu giảm bớt cơ quan tiêu hóa nên hệ tiêu hóa của chúng rất đơn giản và không có hậu môn. Không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Hệ thần kinh và bài tiết của chúng cũng rất đơn giản. - Đối với sán dây: Không có hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn. Hệ thần kinh và bài tiết có cấu tạo rất đơn giản. 6 - Đối với giun tròn, sán lá, sán dây: Không có cơ quan vận động, không có hệ tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. - Đối với động vật đơn bào: Nhiều loài không có cơ quan vận động, không có hệ tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. Kết luận: - Để thích hợp với đời sống ký sinh, ký sinh trùng đã có sự thoái hóa, tiêu giảm các cơ quan không cần thiết. Sống trong cơ thể ký chủ, ký sinh trùng đã có đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể tiêu hóa, hấp thu dễ dàng. Mặt khác, nhiều loài ký sinh trùng sống yếm khí trong ký chủ. Đó là các nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá, tiêu giảm nói trên. - Sự thoái hóa, tiêu giảm các cơ quan không cần thiết cho đời sống ký sinh xảy ra ở hầu hết các nội ký sinh trùng (rất rõ rệt), còn đối với ngoại ký sinh trùng thì điều này không rõ. * Ký sinh trùng tạo ra và hoàn thiện các cơ quan mới cần thiết cho đời sống ký sinh - Ký sinh trùng có cơ quan phân tích (phân tích quan), nhờ đó mà nó có thể định hướng để tìm đến ký chủ và vị trí ký sinh thích hợp. Ví dụ: Giun đũa lợn: ở gioai đoạn ấu trùng có sự di hành đến các cơ quan: gan, phổi, ruột nhờ có phân tích quan. Nhờ phân tích quan mà muỗi tìm được ký chủ khi đói. - Ký sinh trùng tạo ra và hoàn thiện những cơ quan bám hút: Giun sán có giác bám (2 - 4 giác bám), rãnh bám (2 rãnh bám), môi, móc bám, gai. Ngoại ký sinh trùng: có vòi hút, chân có móng bám. Nhờ có cơ quan bám hút này mà ký sinh trùng có thể bám chắc vào vị trí ký sinh và chiếm đoạt chất dinh dưỡng dễ dàng. - Ký sinh trùng phát triển cơ quan vận động để tìm đến ký chủ : chân, cánh. Điều này thường gặp ở ngoại ký sinh trùng. - Có một số loài ký sinh trùng còn có khả năng tiết ra chất chống đông máu để lấy máu ký chủ được dễ dàng. Ví dụ: Đỉa, vắt, muỗi, giun xoăn dạ múi khế, giun móc. - Có một số loài tiết ra chất làm mềm da để chích, hút. Ví dụ: muỗi. - Ký sinh trùng hoàn thiện bộ phận đặc biệt ở cơ quan sinh dục để giúp cho việc sinh sản được dễ dàng hơn. Ví dụ: Muỗi phải giao phối trong khi bay nên cơ quan sinh dục của muỗi đực ngoài bộ phận dương vật còn có càng bám để giữ chắc muỗi cái. Muỗi cái vì số lần gặp muỗi đực rất ít nên nó có túi chứa và dưỡng tinh để thụ tinh cho những lứa trứng nối tiếp nhau. Kết luận: - Sự tạo ra và hoàn thiện những cơ quan cần thiết cho đời sống là một đặc điểm quan trọng của ký sinh trùng và thấy rõ hơn ở ngoại ký sinh trùng. - Sự tạo ra và hoàn thiện những cơ quan cần thiết cho đời sống ký sinh cũng là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của ký sinh trùng để thích hợp với đời sống ký sinh. 7 1.3.3. Đặc điểm về hình thức sinh sản của ký sinh trùng * Ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú - Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản đơn giản nhất. Đây là hình thức sinh sản không có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Có các hình thức sinh sản vô tính như sau: + Sinh sản theo hình thức trực phân: Là hình thức sinh sản từ một tế bào phân chia tạo ra hai tế bào con và hai tế bào con này giống hệt tế bào mẹ nhưng nhỏ hơn mẹ về kích thước, sau đó tiếp tục lớn lên thành dạng trưởng thành. Với hình thức sinh sản này thì số lượng tế bào sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Ví dụ: Tiên mao trùng Trypanosoma sinh sản theo hình thức trực phân và nó phân chia theo chiều dọc. Lê dạng trùng Piroplasma ký sinh trong hồng cầu: Từ một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con. + Sinh sản theo hình thức liệt phân: Từ một tế bào mẹ phân chia tạo thành nhiều tế bào con. Với hình thức sinh sản này, số lượng ký sinh trùng sẽ tăng lên gấp bội. Ví dụ: Cầu trùng Eimeria sinh sản trong tế bào biểu mô ruột. + Sinh sản theo hình thức đâm chồi, nảy mầm: thường thấy ở nấm ký sinh. + Sinh sản theo hình thức sinh nha bào: thường thấy ở vi khuẩn. - Sinh sản hữu tính: Là hình thức sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Có hai trường hợp sinh sản hữu tính: + Đối với những cơ thể đơn tính: Là hình thức sinh sản cần phải có con đực và con cái giao phối với nhau. Ví dụ: Giun tròn, muỗi, ve, bét… + Đối với những cơ thể lưỡng tính: Do có bộ dục sinh dục đực và cái nên ký sinh trùng có thể tự do giao phối hoặc có thể giao phối chéo giữa hai cá thể. Ví dụ: Sán lá Trematoda, sán dây Cestoda tự giao phối hoặc giao phối chéo với nhau. Kết quả của quá trình sinh sản hữu tính: + Đẻ ra trứng có phôi bào. Ví dụ: Giun đũa, giun tóc, … + Đẻ ra trứng có ấu trùng. Ví dụ: Giun phổi lợn, giun lươn, … + Ký sinh trùng đẻ ra ấu trùng. Ví dụ: Giun xoắn (giun bao). - Sinh sản theo hình thức phôi tự sinh: Là hình thức sinh sản của các ấu trùng hay nói cách khác ấu trùng có khả năng sinh sản. Bản chất của quá trình sinh sản này là hình thức sinh sản vô tính. Ví dụ: Ấu trùng của sán lá gan có thể sinh sản theo hình thức phôi tự sinh ở trong ốc nước ngọt – KCTG. * Ký sinh trùng sinh sản nhanh nhiều và rất dễ dàng Ví dụ: 1 giun đũa lợn có thể đẻ ra 200.000 trứng/ngày đêm. 1 giun xoăn dạ dày tuyến của gà đẻ: 10.000 – 15.000 trứng/ngày đêm. 1 giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại đẻ 5.000 – 10.000 trứng/ngày đêm. 8 1 sán lá gan trâu, bò đẻ hàng chục vạn trứng/năm. Từ các đặc điểm trên, chúng ta thấy ký sinh trùng sinh sản rất nhiều, sự ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong tự nhiên là rất lớn. Do đó, bệnh ký sinh trùng rất phổ biến ở gia súc, gia cầm và có những bệnh sẽ gây nhiễm sang người ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 1.3.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng 1.3.4.1. Đặc điểm môi trường sống Để sống và phát triển, ký sinh trùng cần có môi trường sống thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, độ cao cách mặt biển….Mức độ thích hợp có thể co giãn, có những biên độ nhất định. a. Các loại môi trường sống Có thể phân biệt các loại môi trường sống của ký sinh trùng như sau: - Môi trường sống tối thuận: Là môi trường mà ở đó ký sinh trùng có những điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất để sống và phát triển. - Môi trường sống tối thiểu: Là môi trường mà ở đó ký sinh trùng có những điều kiện thấp nhất để duy trì sự sống, nếu điều kiện sống thấp hơn thì ký sinh trùng không thể sống nổi. Ví dụ: Ấu trùng Miracidium của sán lá gan sống ở môi trường tự nhiên có nhiệt độ thích hợp nhất là 22 – 23 0 C, nhiệt độ tối thiểu để nó tồn tại là 15 0 C hoặc trên 30 0 C thì ấu trùng này không thể sống nổi. b. Ảnh hưởng của môi trường sống đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng Môi trường tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng), đất đai sông hồ, độ cao cách mặt biển. Môi trường tự nhiên không thể không có những biến động, thời tiết luôn thay đổi, các chất luôn chuyển hóa. Những thay đổi thiên nhiên còn có những thay đổi do con người tác động (Ví dụ: Con người phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh…). Những thay đổi này có tác động rõ rệt đến ký sinh trùng và tạo nên sự biến động của ký sinh trùng theo môi trường. Cũng vì vậy mà có sự phát triển của ký sinh trùng theo mùa. Ví dụ: Ở Việt Nam ruồi, muỗi phát triển chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9 là những tháng nóng ẩm; còn bọ chét lại phát triển chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 4 là những tháng mát lạnh và khô ráo. Nếu môi trường không có những thay đổi đáng kể thì sự biến động của ký sinh trùng không rõ rệt. Nói chung, yếu tố môi trường không những quyết định sự có mặt của 1 ký sinh trùng nào đó mà còn quyết định mức độ, khả năng hoạt động và lan tràn của ký sinh trùng. Ví dụ: Sán lá trong nhiều giai đoạn sống (khi là ấu trùng) cần phải có môi trường nước để sống. Vì vậy những vùng hoàn toàn khô cạn thì không có sán lá và bệnh sán. Những vùng ít nước có ít bệnh, những vùng nước nhiều thì bệnh sán lá phát triển. 9 c. Tính thích nghi của ký sinh trùng với môi trường sống Yếu tố môi trường tuy có tác động lớn đến toàn bộ sự sống, sự hoạt động của ký sinh trùng nhưng cần phải xét đến sự thích nghi của ký sinh trùng đối với môi trường. Qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, ký sinh trùng dần dần hình thành sự thích nghi với môi trường sống không hoàn toàn thích hợp. Sự thích hợp này dựa vào đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật có thể tạo thành những kiểu sống mới cho ký sinh trùng. Nhìn chung, ký sinh trùng có thể thích nghi với hoàn cảnh môi trường. Nếu sự thích nghi đó được tiến hành qua nhiều thế hệ thì có thể trở thành bản chất sinh thái của môi trường. Những yếu tố phụ thuộc của ký sinh trùng đối với môi trường cần quan niệm là những yếu tố động của hiện tượng sống. Yếu tố này luôn thay đổi chứ không phải là bất di bất dịch. Do đó việc cải tạo môi trường là hết sức cần thiết để khống chế ký sinh trùng. Nhưng mặt khác, vì quá trình khống chế là một quá trình kéo dài song song với quá trình cải tạo môi trường, nên cũng cần phải tính đến ký sinh trùng có thể thích nghi và từ đó cần có những đối phó kịp thời với sự thích nghi mới của ký sinh trùng. Nói cách khác, sự đối phó với ký sinh trùng bằng biện pháp cải tạo môi trường phải thường xuyên kịp thời và lâu dài để phá vỡ những quy luật sẵn có của ký sinh trùng với môi trường sống. Yếu tố môi trường tuy là yếu tố quyết định nhưng không phải là duy nhất vì đặc điểm sống của ký sinh trùng còn phụ thuộc vào chu kỳ của bản thân nó, phụ thuộc vào yếu tố ký chủ. 1.3.4.2. Yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng (vòng đời) a. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng là gì? Là toàn bộ quá trình phát triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của đời sống ký sinh trùng kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên cho đến khi sản sinh ra mầm sinh vật mới, tạo ra một thế hệ mới gọi là chu kỳ. Ví dụ: Chu kỳ phát triển của muỗi: Muỗi trưởng thành (cái) Trứng Ấu trùng (bọ gậy) Quan niệm về chu kỳ phải là không gián đoạn như là một đường tròn không có điểm mở đầu và không có điểm kết thúc. Do quan niệm này nên mới có danh từ “chu kỳ” (chu nghĩa là vòng tròn) hoặc “vòng đời”. Khi nới đến chu kỳ của một ký sinh trùng nào đó ta có thể mô tả từ giai đoạn nào cũng được. Nhưng do thói quen trình tự mà người ta thường mô tả chu kỳ bắt đầu từ mầm sinh vật đầu tiên. b. Các kiểu phát triển của ký sinh trùng Có 3 kiểu: - Kiểu chu kỳ hoàn toàn thực hiện ở ngoài ngoại cảnh. 10 [...]... do ký sinh trùng lạc chủ Ký sinh trùng sau khi vào ký chủ phải tìm vị trí thích hợp để ký sinh Mỗi ký sinh trùng có vị trí ký sinh nhất định trong cơ thể Vị trí n y có thể có những thay đổi Những trường hợp n y được gọi là ký sinh trùng lạc chỗ (hoặc ký sinh trùng di cư) Hiện tượng di cư n y x y ra chủ y u là do ký sinh trùng thay đổi sinh thái hoặc do cơ thể ký chủ có những thay đổi lý hóa tại chỗ ký. .. lượng bệnh ký sinh trùng Bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng nhiều hay ít theo ba nhân tố: - Theo tỷ lệ súc vật chết ít hay nhiều - Theo khả năng l y lan và truyền các bệnh khác: Nhìn chung bệnh ký sinh trùng l y lan chậm, không nhanh như các bệnh truyền nhiễm Khi kiểm tra th y súc vật nghi mắc bệnh ký sinh trùng bị chết nhiều thì thường có thể do bệnh ký sinh trùng ghép với một bệnh khác hoặc do bệnh ký sinh. .. ng y một lần l y bớt ít máu ngoại vi thì giun đũa ký sinh trong ruột gà sẽ trở nên rất lớn - Các bệnh khác ghép với bệnh ký sinh trùng: Nói chung, con vật nhiễm ký sinh trùng mà mắc một bệnh khác (bệnh do vi trùng, bệnh do ký sinh trùng) thì bệnh ký sinh trùng càng nặng hơn Ví dụ: Cùng g y nhiễm một số lượng ký sinh trùng cho hai con vật: một con vật bị bệnh truyền nhiễm và một con vật không mắc bệnh. .. ký sinh trùng đơn bào vào cơ thể ký chủ Hậu quả: G y ra bệnh khác (bệnh ký sinh trùng khác, bệnh truyền nhiễm….) ghép với bệnh do chính bản thân ký sinh trùng g y ra 1.4.2 Phản ứng của ký chủ đối với ký sinh trùng Ký chủ có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của ký sinh trùng Ví dụ: Sán d y Bothriocephalus latus có thể dài hàng m y mét ở người, trong khi chỉ dài 20 – 40 cm ở ruột mèo, tuy... ở một hoặc nhiều ký chủ trung gian rồi mới trở lại ký chủ cuối cùng Ví dụ: Sán lá gan, giun phổi lợn + Ký sinh trùng ở ký chủ và từ ký chủ được đưa vào vật môi giới truyền bệnh, sau đó vật môi giới n y lại truyền ký sinh trùng vào một ký chủ khác Ví dụ: Ký sinh trùng đường máu, giun chỉ - Như v y, ký sinh trùng g y bệnh không thể thiếu được y u tố ký chủ (gồm có ký chủ cuối cùng, ký chủ trung gian)... máng) Một số ký sinh trùng có thể có nhiều đường xâm nhập Ký sinh trùng có một hoặc nhiều ký chủ thích hợp Những ký sinh trùng có thể l y dinh dưỡng ở nhiều loài vật khác nhau là những ký sinh trùng tạp thực Tính tạp thực của một số ký sinh trùng làm cho một bệnh ký sinh trùng có thể truyền từ súc vật sang người hoặc ngược lại từ người sang súc vật 1.4 Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và ký chủ 1.4.1... lượng ký sinh trùng/ con gia súc, gia cầm 1.6.3 Chữa bệnh và phòng bệnh ký sinh trùng 1.6.3.1 Chữa bệnh Chữa bệnh phải nhằm đạt ba y u cầu: - Trước hết phải tiêu diệt ký sinh trùng, dùng thuốc t y trùng cho con vật (diệt trứng hay t y trùng còn sống ra ngoài) Phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc đối với nó và không độc đối với ký chủ Hệ số giữa liều lượng độc với con vật và liều lượng chữa bệnh. .. tháng 1.3.4.3 Y u tố ký chủ - Ký chủ là y u tố không thể tách rời ký sinh trùng Có 4 kiểu quan hệ giữa ký sinh trùng và ký chủ: + Ký sinh trùng chỉ ở ký chủ và do tiếp xúc mà sang một ký chủ khác Ví dụ: Ghẻ, rận + Ký sinh trùng từ ký chủ nhất thiết phải ra ngoại cảnh rồi mới trở lại ký chủ mới Ví dụ: Giun đũa, giun tóc, giun kết hạt 11 + Ký sinh trùng sống ở ký chủ cuối cùng, thải mầm bệnh ra ngoại... phòng bệnh ký sinh trùng Tuy nhiên, việc chế vacxin để phòng bệnh ký sinh trùng rất khó khăn vì: Việc nuôi c y ký sinh trùng trong môi trường nhân tạo rất khó khăn do ký sinh trùng thường không sống trong môi trường nhân tạo Nếu có 18 thu được ký sinh trùng thì chất lượng của kháng nguyên cũng không đảm bảo do kháng nguyên của ký sinh trùng dễ bị biến đổi Giá thành của việc chế vacxin phòng bệnh rất... protein, chuồng chật chội, kém vệ sinh là điều kiện thuận tiện cho sự phát sinh bệnh ký sinh trùng Thói quen ăn uống (ăn phân, ăn sống) giúp cho sự xâm nhập một số ký sinh trùng Mùa chăn ngoài đồng cỏ dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến cường độ nhiễm ký sinh trùng Trái lại, dinh dưỡng đ y đủ có thể làm cho bệnh ký sinh trùng giảm, thậm chí bản thân ký chủ có thể tống ký sinh trùng ra ngoài - Tình trạng sức

Ngày đăng: 21/04/2015, 19:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w