Tiểu luận: Thị trường cổ phiếu Việt Nam thực trạng và giải pháp nhằm trình bày lý luận chung về thị trường cổ phiếu, thực trạng thị trường cổ phiếu Việt Nam hiện nay, các giải pháp nhằm phát triển thị trường cổ phiếu Việt Nam.
Trang 1TRƯỜ NG ĐẠI HỌ C KIN H TẾ TP HỒ C HÍ MINH
Môn Thị Trường Tài Chính
Đ ề tài :
THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆ T NAM THỰC TRẠNG VÀ G IẢI PHÁP
G VHD: TS Th ân Thị Thu Thủ y
Lớp: N gân h àng Ngày 2
N hóm : 1 Khóa : Cao học K 20
Trang 35 TTLKCK – Trung tâm lưu ký chứng khoán
6 KQSXKD – Kết quả sản xuất kinh doanh
7 UBCKNN – Ủy ban chứng khoán nhà nước
8 CTCK – Công ty chứng khoán
9 CTCP – Công ty cổ phần
10 NHNN – Doanh nghiệp nhà nước
Trang 4MỤC LỤC
LỜ I MỞ Đ ẦU 1
CHƯƠ NG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU 3
1.1 Cổ phiếu .3 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu 3
1.1.2 Đặc điểm của cổ phiếu 3
1.1.3 Phân loại cổ phiếu 4
1.1.4 Phát hành cổ phiếu 8
1.2 Tổng quan về thị trường cổ phiếu 9 1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường cổ phiếu 9
1.2.3 Vai trò của thị trường cổ phiếu 10
CHƯƠ NG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 14
2.1 Thị trường sơ cấp .14 2.2 Thị trường thứ cấp .20 2.2.1 Giai đoạn 2000 200521
Trang 52.4 Đánh giá chung về thị trường cổ phiếu Việt Na m 31 2.4.1 Những thành tựu đạt được 31
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 32
CHƯƠ NG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT N AM 37
3.2 Nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động đầu tư 37 3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao tính minh bạch trên thị trường 38 3.3 Nhóm giải pháp phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa 40 3.4 Nhóm giải pháp thu hút đông đảo nhà đầu tư 42
KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7LỜ I GIỚI THIỆU -
Tính cấp thiết
Ngày nay, thị trường chứng khoán và các mã cổ phiếu đã dần trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam Đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trở nên quan trọng đối với mọi người Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển nếu có sự tham gia ngày càng đông của những người có kiến thức sâu rộng về thị trường chứng khoán Mỗi mã cổ phiếu đều có sự hấp dẫn riêng vốn có của nó tạo nên một thị trường
mà ở đó hàng hóa thật sinh động và đa dạng Tham gia vào thị trường này không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà nó còn quan trọng đối với mỗi người bởi vì khả năng đầu tư sinh lợi Vì vậy, mỗi người tuỳ theo điều kiện, khả năng của mình mà cần phải tiếp cận thật nhanh để tham gia đầu tư có hiệu quả vào thị trường chứng khoán Chính các hoạt động đó sẽ góp phần làm phong phú cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo thời gian và sự phát triển của thị trường dẫn đến yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với các mã cổ phiếu Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không của các công ty đang niêm yết đồng thời việc công bố thông tin liệu có đủ độ tin cậy, chính xác, kịp thời để thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển
Vì vậy, việc nghiên cứu các thực trạng cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút nhà đầu tư, xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh và phát triển tốt là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và thực tiễn hiện nay
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho Nhà đầu
tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, cơ quan quản lý có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó đưa ra các chính sách thích hợp nhằm phát triển thị trường chứng khoán
Mục đích nghiên cứu
Trang 8Nhiên cứu thị trường cổ phiếu Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp để ngày càng thu hút nhiều nhà đẩu tư hơn, phát triển mạnh hơn nữa các giao dịch về cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích thực trạng thị trường cổ phiếu Việt Nam trong giới hạn tại s ở giao dịch chứng khoán TPHCM và khảo sát thực tế để đưa ra những nhận xét sát xao nhất
Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương, mỗi chương được trình bày theo một bố cục
chặt chẽ và xuyên suốt
Trang 9CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CH UNG VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
1.1.1 Khái niệm
Cổ phiếu là giấy chứng nhận cấp cho cổ đông để chứng nhận số cổ phần mà cổ đông đó đã mua ở một Công ty cổ phần, chứng thực về việc đóng góp vào Công ty cổ phần, đem lại cho người chủ của nó quyền chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cổ phần và được quyền tham gia quản lý công ty
Theo Luật Chứng Khoán Việt Nam, cổ phiếu là lọai chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành
1.1.2 Đặc điểm của cổ phiếu
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Cổ phiếu là chứng khoán vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn
Cổ tức không được xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ
chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết) Nếu tổ chức phát hành hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư
và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán
Cổ phiếu có mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư Tuy một loại cổ phiếu rất tốt
nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng
khó tăng giá Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng
Trang 10 Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ s ở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình
Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền Mệnh giá của
cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu
Cổ phiếu có tính rủi ro cao phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển của Công ty cổ phần Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này
1.1.3 Phân loại cổ phiếu
Một Công ty cổ phần có thể phát hành 2 loại cổ phiếu:
a) Cổ phiếu thư ờng
Giấy chứng nhận cổ phần, thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty, quyền sở hữu được bỏ phiếu của công ty và những cổ phiếu này vĩnh viễn tồn tại cùng với những quãng đời hoạt động của công ty
Đặc điểm của cổ phiếu thường
Không có kỳ hạn và không hoàn vốn
Cổ tức phụ thuộc vào KQSXKD và chính s ách chia cổ tức trong từng thời kỳ
Cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý khi công ty phá sản
Giá cả biến động
Trách nhi ệm và quyền lợi của cổ đông:
Trách nhiệm
Phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn, không được rút lại
Cổ đông phổ thong chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp
Quyền lợi:
Quyền có thu nhập: cổ đông thường được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với số cổ phần sở hữu gọi là cổ tức
Trang 11 Quyền được chia tài sản thanh lý: trường hợp công ty bị giải thể, cổ đông thường cũng được chia phần những giá trị tài sản thanh lý
Quyền bỏ phiếu: Cổ đông thường có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia đại hội cổ đông
Quyền mua cổ phiếu mới: Cổ đông thường có quyền được mua trước cổ phiếu mới khi công ty phát hành thêm để tăng vốn
Các loại giá cổ phiếu
Mệnh giá (Parvalue): là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành là tỷ lệ giữa VĐL của công ty cổ phần/ Tổng số cổ phần phát hành
Thư giá (Book value): là giá cổ phần ghi trên sổ s ách kế tóan, phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định
Giá trị sổ s ách mỗi cổ phần là tỷ lệ giữa vốn cổ phần/số cổ phần thường đang lưu hành (Vốn CP = Tổng TS Nợ Cổ phần ưu đãi)
Giá trị nội tại (Intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, căn cứ tính toán:
+ Cổ tức công ty
+ Kỳ vọng phát triển công ty
+ Lãi suất thị trường
Thị giá (market value): là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực của cổ phiếu
Cổ tức
Cổ tức là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ họat động SXKD của công ty
Cổ tức thường được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ phiếu ưu đãi
Cổ tức được công bố theo năm và trả theo Quý
Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức:
Trang 12
Chính sách chia cổ tức của công ty phụ thuộc vào:
Kết quả họat động SXKD của công ty trong năm, căn cứ là thu nhập ròng của công ty sau khi trừ lã i và thuế
Số cổ phiếu ưu đãi chiếm trong tổng số vốn cổ phần
Chính sách tài chính trong năm tới
Hạn mức của quỹ tích lũy dành cho đầu tư
Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty
Lợi tức do chênh lệch giá
Rủi ro của cổ phiếu
Rủi ro s ức mua: tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư
Rủi ro không hệ thống: khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty sự không chắc chắn trong khả năng thanh toán của công ty
Trang 13 Các nhân tố ảnh hưởng giá cổ phiếu
Tác động quan hệ cung – cầu
Nhân tố khác: yếu tố tâm lý đầu tư theo phong trào, hành vi tiêu cực trên TTCK
b) Cổ phiếu ưu đãi:
Thể hiện quyền lợi sở hữu trong một cơng ty, tuy nhiên những cổ đơng nắm loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cơ đơng thường
Đặc đi ểm: g iống cổ phiếu thường
Cũng là chứng khốn vốn, khơng kỳ hạn, khơng hồn vốn
Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đơng đồng sở hữu của cơng ty
Đặc điểm g iống trái phiếu:
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá
Phân loại:
Cổ phiếu ưu đãi cĩ lũy kế lãi (cumulative preferred stocks)
Trường hợp cơng ty làm ăn khơng cĩ lợi nhuận để trả cổ tức, thì phần cịn lại thiếu năm nay sẽ được tích lũy sang năm sau hay vài năm sau khi cơng ty cĩ
đủ lợi nhuận để trả
Cổ phiếu ưu đãi không luỹ kế lãi (non cumulative preferred stocks)
Trường hợp cơng ty làm ăn khơng cĩ lợi nhuận để trả cổ tức, thì khoản cổ tức đĩ sẽ bị mất luơn Qua kỳ hoạt động tiếp theo, dù cơng ty làm ăn cĩ hiệu
Trang 14quả, có lời cao khoản cổ tức chưa chi trả của kỳ trước cũng không được truy lĩnh chỉ chi trả khoản cổ tức của kỳ hiện hành
Cổ phiếu ưu đãi dự phần (participating preferred stocks)
Người chủ s ở hữu loại cổ phiếu này ngoài việc nhận cổ tức đã công bố có thể nhận thêm khoản cổ tức đặc biệt, nếu cổ tức của cổ phiếu thường vượt quá một lượng tiền nhất định
Cổ phiếu ưu đãi không dự phần (participating preferred stock s)
Người chủ sở hữu không được hưởng thêm phần lợi tức nào vào những năm công ty làm ăn phát đạt vượt mức
1.1.4 Phát hành cổ phiếu
Khái niệm phát hành cổ phi ếu: Phát hành cổ phiếu là việc chào bán cổ
phiếu lần đầu tiên của công ty cổ phần trên thị trường sơ cấp
Phân loại phát hành cổ phiếu:
Căn cứ vào đợt phát hành: phát hành lần đầu và phát hành bổ sung
Căn cứ vào tính chất đợt phát hành: phát hành trực tiếp hoặc gián tiếp
Căn cứ vào phương thức phát hành: phát hành chào bán toàn phần và phát hành chào bán từng phần
Căn cứ vào phạm vi phân phối: phát hành nội bộ (riêng lẻ)
Phát hành ra công chúng:
+ Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO)
+ Phát hành cổ phiếu bổ sung ra công chúng
Các phương thức phát hành cổ phiếu: có 2 phương thức phát hành cổ phiếu
trên thị trường sơ cấp bao gồm
Phát hành riêng lẻ: là việc công ty phát hành chào bán cổ phiếu của mình
trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có
tố chức có ý định nắm giữ cổ phiếu một cách lâu dài) công ty bảo hiểm, quỹ
hưu trí…với những hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng
Phát hành cổ phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó cổ phiếu có
thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn
Trang 15người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ)
và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định Có 2 phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng:
Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư Bao gồm:
IPO sơ cấp: cổ phần được bán đầu tiên ra công chúng nhằm tăng vốn
IPO thứ cấp: cổ phần được bán từ số cổ phần hiện hữu
Phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty ra công chúng
1.2 Tổng quan về thị trường cổ phiếu
1.2.1 Khái niệm
Thị trường cổ phiếu là thị trường mà hàng hóa được giao dịch trao đổi, mua bán tại đó là các cổ phiếu
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường cổ phiếu
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Những dấu hiệu của một thị trường chứng khoán đã xuất hiện ngay từ thời Trung cổ xa xưa Vào khoảng thế kỷ thứ XV, ở các thành phố lớn của các nước phương Tây, trong cácc phiên chợ hay hội chợ, các thương gia thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hóa Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất kỳ hàng hóa, giấy tờ nào Đến cuối thế kỷ XV, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng Những quy ước này dần dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia
Năm 1453, ở thành phố Bruges (Bỉ), buổi họp đầu tiên đã diễn ra tại một lữ quán của gia đình Vanber Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình 3 túi da tượng trưng cho 3 loại giao dịch: giao dịch hàng hóa, giao dịch ngoại tệ và giao dịch chứng khoán động sản
Vào năm 1457, thành phố ở Burges (Bỉ) mất đi sự phồn vịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers (Bỉ)
Trang 16Ở đây, thị trường phát triển rất nhanh chóng, các thị trường như vậy cũng được thành lập
ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ
Sau một thời gian hoạt động, thị trường không chứng tỏ khả năng đáp ứng được yếu cầu của 3 loại giao dịch khác nhau nên đã phân ra thành nhiều thị trường khác nhau: thị trường hàng hóa, thị trường hối đoái, trị trường chứng khoán,…với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó Như vậy, thị trường chứng khoán được hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị trường hối đoái
Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bước thăng trầm Thời kỳ khủng hoảng nhất là vào năm 1875 – 1913, thị trường chứng khoán phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhưng đến ngày 29/10/1929, ngày được gọi là “ngày thứ năm đen tối”, đây là ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New York, và sau đó lan rộng ra các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc
Âu, Nhật Bản Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng khoán phục hồi, phát triển mạnh Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987, một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ Lần này, hậu quả của nó rất lớn và nặng
nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ 2 năm sau, thị trường chứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường
1.2.3 Vai trò của thị trường cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển Thị trường cổ phiếu là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế Một thị trường cổ phiếu lành mạnh và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất
Thị trường cổ phiếu góp phần thúc đẩy sự phát tri ển nhanh chóng nền kinh tế:
Chức năng cơ bản của thị trường cổ phiếu là công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và tăng tiết kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển cổ phiếu có
Trang 17giá Việc mua đi bán lại cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu đã tạo điều kiện di chuyển vốn
từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hướng đầu tư từ ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, phá vỡ “tính ỳ” trong đầu tư sản xuất, tạo ra những động năng cho sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế
Thị trường cổ phiếu là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tài chính,
là chất xúc tác quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy hoạt động kinh tế
Thị trường cổ phiếu góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn thông qua vi ệc buộc các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng theo một tỷ lệ nhất định
Điều này giúp giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế vào một nhóm nhỏ, song vẫn tập trung cho phát triển kinh tế Từ đó tạo sự cạnh tranh công bằng hơn, góp phần tăng tính hiệu quả và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Bên cạnh đó, giúp cho việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của công ty
Thị trường cổ phiếu tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài
Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có đầu tư vốn thông qua thị trường cổ phiếu Đây là hình thức đầu tư dễ dàng và hữu hiệu Với nguyên tắc công khai, thị trường cổ phiếu là nơi mà các nhà đầu tư có thể theo dõi và nhận định một cách dễ dàng hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước Hơn nữa, thị trường cổ phiếu thu hút vốn thông qua mua bán cổ phiếu, từ đó tạo môi tường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Thị trường cổ phiếu là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong
vũ biểu của nền kinh tế
Thị trường cổ phiếu phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp và của cả nền kinh
tế quốc gia Các thị giá cổ phiếu được thể hiện thường xuyên trên thị trường đã phản ánh giá trị phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của doanh nghiệp,
Trang 18mức độ đầu tư, trạng thái kinh tế Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trường của cổ phiếu công ty mới cao và ngược lại
Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, thị trường cổ phiếu còn là phong vũ biểu của nền kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế Diễn biến của thị giá cổ phiếu đã phản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều cho nhà đầu tư trước diễn biến của các rủi ro Thị trường cổ phiếu còn phản ánh rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua thị trường cổ phiếu để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thích hợp, qua đó tác động tới các hoạt động của nền kinh tế quốc dân
Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường cổ phiếu cũng có những
Hoạt động giao dịch nội gián thường xãy ra trên thị trường cổ phiếu Một các nhân nào đó lợi dụng việc nắm bắt thông tin nội bộ của doanh nghiệp, cũng như các thông tin mật không được hoặc chưa được phép công bố và sử dụng các thông tin đó cho giao dịch cổ phiếu nhằm thu lợi bất chính được gọi là giao dịch nội gián Các giao dịch nội gián được coi là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người có nguồn tin nội gián sẽ có lợi thế trong đầu tư so với các nhà đầu tư khác để thu lợi bất chính cho riêng mình Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư Như vậy sẽ tác động tiêu cực đến tích lũy và đầu tư
Thị trường cổ phiếu hoạt động trên cơ sở thông tin hòan hảo Tuy vậy, khi có tin đồn không chính xác hoặc thông tin sai lệch về hoạt động của doanh nghiệp, điều này
Trang 19tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, dẫn đến xu hướng thay đổi đầu tư, ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số nhà đầu tư
Như vây, vai trò của thị trường cổ phiếu được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường cổ phiếu thực sự phát huy hay bị hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
Trang 20THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT N AM HIỆN NAY
2.1 Thị trường sơ cấp
2.1.1 Giai đoạn 2000-2002
Thực tế cho thấy trong giai đoạn này, trong khi hoạt động của thị trường thứ cấp diễn ra liên tục và có nhiều giai đoạn khá sôi động thì thị trường sơ cấp lại vận hành khá chậm chạp và gần như rơi vào tình trạng “đóng băng” kéo dài
Kể từ khi chính thức ra đời cho đến hết năm 2001 đã có tới 9 công ty niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM nhưng tuyệt nhiên không có một công ty nào trong số nàyđã từng một lần phát hành cổ phiếuđể huy động vốn Thị trường sơ cấp chỉđược khởiđộng vàođầu năm 2002 khi mà HAPACO phát hành một đợt cổ phiếu với số lượng một triệu cổ phiếu mới Cho đến năm 2002 thìđã có tới 17 công ty niêm yết nhưng ngoài HAPACO mới chỉ có REE là công ty thứ 2 được phép phát hành một đợt cổ phiếu
bổ sung với số lượng 7,5 triệu cổ phiếu
2.1.2 Giai đoạn 2002 – 2005
Trước hết, phải nói rằng, chức năng “tạo hàng” đúng là của các CTCK, còn UBCK Nhà nước (SSC) có là m việc này thì tính chất và phạm vi khác với các CTCK, mà chủ yếu là thông qua việc đề xuất chính sách khuyến khích niêm yết và hoạt động tuyên truyền, thuyết phục Chức năng “tạo hàng” như vậy không phải do SSC tự nhận, mà đó là một nội dung trong nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thị trường được quy định trong các văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của SSC kể từ ngày đầu thành lập Việt Nam là một trong số rất ít nước và vùng lãnh thổ (như Đài Loan, Ba Lan) đã thành lập ủy ban chứng khoán trước khi ra đời TTCK Do vậy, trước khi có thể thực hiện chức năng quản
lý và giám sát thị trường, nhiệm vụ hàng đầu của SSC là xây dựng và tổ chức thị trường, trong đó, có nhiệm vụ tạo hàng cho thị trường
Thực tế cho thấy, do những bất cập trong hệ thống luật pháp và cải cách thể chế của nước ta mà nhiệm vụ tạo hàng của SSC chỉ đạt được những kết quả rất hạn chế Mặc dù tiêu chuẩn niêm yết ở TTCK Việt Nam thuộc vào loại đơn giản và dễ dãi nhất thế giới,
Trang 21Nhà nước lại dành ưu đãi thuế đáng kể cho các công ty niêm yết, SSC và các CTCK rất tích cực tiếp xúc, tuyên truyền cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, nhưng sau hơn 4 năm hoạt động, TTCK Việt Nam chỉ có 26 công ty niêm yết Số lượng các công ty niêm yết còn ít ỏi, chứng tỏ đại đa số doanh nghiệp chưa thấy lợi ích của việc niêm yết lớn hơn lợi ích của việc không phải công khai, minh bạch Thậm chí, có công ty niêm yết cảm thấy mình bị “ra ánh sáng” quá gắt, trong khi môi trường xung quanh thì tù
mù, nhộn nhạo
Thực vậy, hầu hết các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng không phải thực hiện công khai thông tin tài chính có kiể m toán và tuân thủ quy trình phát hành, nhằm bảo vệ lợi ích người đầu tư Do đó, phần lớn các tổ chức phát hành cũng chẳng cần đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của CTCK và việc phát hành ra công chúng của các doanh nghiệp cổ phần hoá, của các tổ chức tín dụng cũng không được gắn với việc niêm yết trên TTCK Khi đã trở thành công ty đại chúng, doanh nghiệp cũng chẳng phải công
bố thông tin thường xuyên và chịu sự giám sát của SSC như ở các nước khác Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ tạo hàng của SSC chỉ có thể là tuyên truyền, vận động các bộ, ngành
và doanh nghiệp, chứ không thể áp đặt mệnh lệnh hành chính; còn chức năng tạo hàng vốn có của các CTCK cũng gặp rất nhiều khó khăn Nhằm tiến tới từng bước quản lý việc phát hành chứng khoán ra công chúng,
Nghị định 144/2003 đã quy định tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện quy định và phải đăng ký với SSC Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành Tuy nhiên, quy định trên chỉ có hiệu lực đối với các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, còn đối tượng lớn nhất là các doanh nghiệp cổ phần hoá và các tổ chức tín dụng thì lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144 Hơn nữa, các tổ chức phát hành thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 144 cũng dễ dàng lách luật để thoát khỏi sự quản lý của nhà nước, nếu họ phát hành chứng khoán cho công chúng mà không sử dụng tổ chức trung gian
Trang 22Đó là lý do giải thích tại sao cho đến nay, chưa có tổ chức phát hành nào thực hiện đăng ký với SSC, ngoài các công ty đã niêm yết trên TTCK Tuy nhiên, do “phẩm cấp” pháp lý của Nghị định thấp hơn nhiều văn bản pháp lý khác hiện hành, đồng thời do nhận thức của các bộ, ngành về sự cần thiết quản lý hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng còn có nhiều điểm chưa thống nhất, nên những hạn chế nêu trên là điều không tránh khỏi
Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Nghị định 187/2004 vừa được ban hành đã có một bước tiến đáng kể so với Nghị định 64/2002 trước đây trong việc yêu cầu doanh nghiệp công khai một số thông tin chủ yếu cho các nhà đầu tư trước khi thực hiện việc bán cổ phần Tuy nhiên, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá qua phát hành cổ phiếu cho công chúng không bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính và chuẩn
bị bản cáo bạch đầy đủ để công khai cho công chúng, đồng thời phương thức bán cổ phần
ra ngoài doanh nghiệp được quy định chung cho mọi đối tượng là phương thức đấu giá Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp có thể cần đến nghiệp vụ tư vấn và định giá của các CTCK, nhưng sẽ chẳng có nhiều doanh nghiệp cần đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và cũng chẳng có gì đảm bảo là việc cổ phần hoá sẽ được gắn với niêm yết, vì sau
cổ phần hoá, các công ty cổ phần đại chúng không có nghĩa vụ công bố thông tin thường xuyên nếu không niêm yết
Như vậy, có thể nói những “lỗ hổng” trong luật pháp điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng vẫn còn khá lớn và vượt quá tầm của SSC, mặc dù với trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ (trước đây) và cho Bộ Tài chính (hiện nay), SSC
đã nhiều lần nêu kiến nghị và đề xuất trong các kế hoạch chiến lược và đề án tạo hàng Trong phạm vi thẩm quyền của mình, SSC đã rà soát và chỉnh sửa các quy định, thủ tục liên quan đến việc xử lý các hồ sơ niêm yết theo hướng đơn giản hoá
Tuy nhiên, những cố gắng nêu trên của SSC không thay thế được các giải pháp về
cơ chế, chính sách để có thể thúc đẩy hoạt động tạo hàng và bảo lãnh phát hành của CTCK như mong muốn Còn nếu tính đến chuyện hạ thấp hơn nữa tiêu chuẩn niêm yết thì sẽ khó mà đảm bảo được mục tiêu “duy trì thị trường an toàn và phát triển ổn định”
Trang 23Hơn nữa, đó sẽ là việc làm đi ngược lại yêu cầu của các cam kết hội nhập quốc tế và liên kết khu vực mà chúng ta đang theo đuổi
Qua những phân tích trên đây, có thể thấy, những yếu tố cơ bản đang cản trở nỗ lực tạo hàng của các CTCK cũng như của SSC là thuộc về môi trường thể chế và pháp lý còn nhiều bất cập hiện nay, đặc biệt là việc thả nổi các hoạt động và các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng Điều đáng lo ngại hơn nữa là việc thiếu sự quản lý nhà nước thống nhất đối với hoạt động phát hành chứng khoán đang tạo thuận lợi cho các hiện tượng thông tin sai lệch, xung đột lợi ích, thậm chí là lừa đảo trong hoạt động phát hành
2.1.3 Giai đoạn 2005 đến nay :
Quyền lợi của các cổ đông nhỏ dưới “làn sóng” phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán
bộ cốt cán
Thông thường phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ điều hành được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
Cấp quyền mua cổ phiếu:
Công ty cho các cán bộ điều hành và nhân viên chủ chốt quyền được mua một số lượng CP nhất định theo một giá nhất định Thông thường đó là giá thị trường tại ngày cấp (ví dụ ngày 1.3.2007) Các cán bộ chỉ được thực hiện quyền này (nghĩa là mua CP) sau một thời gian nhất định (ví dụ sau ngày 28.2.2009) và trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ trước ngày 28.2.2010) Họ sẽ chỉ phải trả theo giá tại ngày cấp (trong ví
dụ này là giá tại ngày 1.3.2007)
Nếu giá thị trường cuả cổ phiếu tại ngày họ thực hiện quyền mua cao hơn giá tại ngày cấp thì họ s ẽ thực hiện quyền mua cổ phiếu vàđược hưởng một khoản lợi nhuận từ việc mua thấp hơn giá thị trường
Nếu giá thị trường thấp hơn giá tại ngày cấp, thì người ta s ẽ bỏ và không thực hiện quyền mua
CP ưu đãi: Công ty cho phép cán bộ mua CP với giá ưu đãi thấp hơn một tỷ lệ
phần trăm nhất định so với giá thị trường Các nước có TTCK phát triển đều quy định tỷ lệ giảm giá tối đa (ví dụ 30% so với giá thị trường) Thông thường thời gian mua được xác định trước, số lượng CP hoặc giá trị CP cũng được xác định trước
Trang 24 Cấp CP: Công ty sẽ cấp một số lượng CP nhất định không mất tiền cho các cán bộ
chủ chốt Thực ra đây là một hình thức thưởng hoặc trả lương bằng CP Ví dụ cấp cho mỗi trưởng phòng 1.000 CP Nhưng người thụ hưởng chỉ được nhận hoặc có quyền sở hữu sau một thời gian nhất định Ví dụ ngày cấp CP là ngày 1.3.2007 Nhưng số CP này chỉ được chuyển cho người thụ hưởng vào ngày 1.3.2009 và cũng chỉ từ ngày này người thụ hưởng mới có quyền bán và/hoặc được chia cổ tức Tương
tự, đi kè m theo việc cấp CP là một số điều kiện nhất định
Có thể có một số các biến thể khác dựa trên 3 mô hình nêu trên Hình thức phát hành CP ưu đãi ở VN là mô hình thứ 2 Tất cả các mô hình này đều nhằm mục đích khuyến khích các cán bộ nhân viên trong công ty cố gắng hơn, gắn bó và đóng góp vào
sự phát triển của công ty; đồng thời làm tăng giá trị thu nhập của chính họ
Như vậy cổ phiếu ưu đãi mang lại thu nhập do phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu thị trường và giá mua thực tế Nhưng khoản chi phí phát hành cổ phiếuưu đãi cho cán bộ cốt cán không được đưa vào chi phí kinh doanh mà nó là chi phí ẩn Do đó sẽ gây thiệt thòi về quyền lợi cho cổ đông nhỏ không nằm trong ban điều hành
“ Làn sóng ” mua lại quyền mua cổ phiếu của một số cán bộ nhân viên của các công ty chưa có quyết định cổ phần hoá:
“Con chưa sinh đã cho đi ở đợ” – đây là một thuật ngữ dùng cho hiện tượng một số công ty chưa có quyết định cổ phần hoá màđã có rất nhiều nhà đầu tư đã mua lại quyền mua
cổ phiếu của một số cán bộ nhân viên trong công ty Bệnh viện và các ngân hàng của Nhà nước đang nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư như: Ngân hàng Ngoại thương VCB nằm trong danh sách đơn vị Nhà nước phải cổ phần hoá nhưng vẫn chưa biết thời gian chính thức
cổ phần hoá Tuy nhiên trên thị trường đã có mức giá chào bán quyền mua cổ phiếu của cán
bộ nhân viên VCB với giá 60 triệu đồng/năm thâm niên công tác hay một công ty về du lịch khách sạn Vũng Tàu vừa có dự định xây dựng một khách sạn 4 sao tại Côn Đảo, ngay lập tức trên thị trường đã hình thành nên chợ mua bán “ thâm niên công tác ” của cán bộ nhân viên với giá 20 triệu đồng/năm công tác
Một câu hỏi đặt ra la tại sao các nhà đầu tư lại “khoái” mua quyền mua cổ phiếu?!
Trang 25Thực tế cho thấy đối với những đơn vị của Nhà nước làm ăn tốt, có tiềm năng đợi lúc phát hành ra công chúng thì khó tới tay họ mà sẽ lọt vào những đại gia nên không mua quyền sẽ thua và sau khi mua có thể bán quyền này lại cho người khác kiế m lời
Thêm đó, theo Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty
cổ phần: cán bộ công nhân viên sẽđược mua tốiđa 100 cổ phần cho mỗi năm là m việc, vì vậy cán bộ công nhân viên trong công ty s ẽ được ưu tiên quyền mua cổ phần và chắc chắn
sẽ có cổ phần trong tay, không phải đấu giá mệt mỏi mà giá cổ phần của cán bộ công nhân viên chỉ cao hơn mệnh giá một chút Còn nếuáp dụng theo quy định của Nhà nước thì cũng chỉ trả bằng 60% giá đấu bình quân
Ngoài ra, người mua cổ phiếu ưu đãi cònđược hưởng nhiều quyền lợi như: chia tách
cổ phiếu, thưởng, chia cổ tức…
Trên đây là lập luận của các nhà đầu tư, còn ý kiến của các nhà chuyên môn thì sao?! Các nhà chuyên môn cho rằng nhà đầu tư mua quyền là mạo hiểm bởi hai lý do: dựa vào điều gì để định giá giá trị cổ phiếu chưa có mặt trên thị trường và nếu không tính toán kỹ sẽ
lỗ nặng sau khi cộng tổng số tiền mua quyền và tiền mua cổ phiếu ưu đãi khi công ty bán cổ phiếu đấu giá IPO
Chúng tôi xin đưa ra một minh chứng: giả sử một nhà đầu tư mua quyền mua cổ phiếu của nhà máyđạm Phú Mỹ mới đấu giá vừa rồi với giá 30 triệu đồng/1000 cổ phiếu thì
sẽ bị lỗ vì lấy 30 triệu/1000 cổ phiếu = 30000/cổ phiếu Sau khi đấu giá IPO thành công, đạm Phú Mỹ đạt giá bình quân là 54000 đồng/cổ phiếu Nhà đầu tư này sẽ phải trả tiền mua
cổ phiếu ưu đãi theo quy định của Nhà nước bằng 60% giá b ình quân tương đương 33000/cổ phiếu Như vậy khi cộng 30000 t iền mua quyền với 32000 tiền mua cổ phiếu ưu đãi thì giá nhà đầu tư trả là 62000/cổ phiếu đắt hơn nhiều so với mua cổ phiếu phổ thông là 8000/cổ phiếu
Đó là trường hợp công ty đã có cổ phiếu trên thị trường Còn nếu trường hợp VCB chưa có cổ phiếu trên thị trường thì khi nhà đầu tư mua quyền 60 triệu đồng/100 cổ phiếu/năm công tác đã gấp 60 lần mệnh giá của 1 cổ phiếu (mệnh giá 10000/cổ phiếu) chưa
kể đến tiền phải trả khi được mua cổ phiếu
Trang 262.2 Thị trường thứ cấp
2.2.1 Giai đoạn 2000 – 2005: thị trường phát triển chậm
Trước yêu cầu về đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước trên cơ sở nhập kinh tế quốc tế ngày 1171998 Chính phủ ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 28/07/ 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã chứng khoán là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông) với số vốn là 270 tỷ đồng
Từ năm 2001 đến năm 2004, thị trường phát triển khá chậm chạp do ít hàng hóa, số lượng các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi tiếng và không thu hút được nhà đầu tư trong nước Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động Đây có thể xe m là giai đoạn tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam Nó đóng vai trò không nhỏ để nói lên rằng Việt Nam đang đi trên con đường cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới Và đặc biệt hơn nữa, thị trường Việt Nam đã được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng)
Về chỉ số VN Index, trong 5 năm đầu tiên VN Index ở mức khá thấp ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001, lúc này chỉ số VN Index cao nhất đạt 571,04 đ iểm Tuy nhiên, chỉ 4 tháng sau ngày đạt kỷ lục đó, các cổ phiếu niêm yết đã mất 70% giá trị, chỉ số VN Index chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10 năm 2001 Nhìn chung, trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, số lượng công ty niêm yết là 41 công ty, một con số quá nhỏ bé so với 3000 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa và 2000 doanh nghiệp sắp được cổ phần hóa; tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP) Thị trường cổ phiếu Việt Nam đạt 4.500 tỷ đồng, thu hút 31.316 tài khoản giao dịch
Trang 27Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Mức vốn hóa thị trường (%GDP) 0,28 0,34 0,48 0,39 0,64 1,21
Số lượng tài khoản khách hàng 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316
2.2.2 Giai đoạn 2006 – 2007: thị trư ờng chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao
Kể từ năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi s ắc và có bước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng công ty niêm yết Tổng s ố lượng các công ty niêm yết
là 193 công ty, tăng gấp 5 lần so với năm 2005 Tất cả các tổ chức tiến hành niêm yết trong thời gian này đều đạt được thành công ngoài mong đợi, giá cổ phiếu liên tục tăng trần Tại thời điểm ấy, nhiều nhà đầu tư đã có cùng một cảm giác là bất cứ cổ phiếu nào được mua cũng sẽ đem lại lợi nhuận lớn ngay tức thì Tất cả những sự kỳ vọng ấy đã khiến cho khá nhiều tổ chức, doanh nghiệp là công ty cổ phần cũng bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho công cuộc niêm yết chứng khoán vào năm 2007, với mong muốn huy động các nhà đầu tư lớn nhỏ trong và ngoài nước
Chỉ số VnIndex tại s àn giao dịch TP Hồ Chí Minh tăng 144%, tại sàn giao dịch
Hà Nội tăng 152,4% VNIndex cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiế m 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường Hàng ngày có khoảng 80100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là những cổ phiếu được phát hành theo Luật Doanh nghiệp là chính Năm 2006, kỷ lục mới của VNIndex được xác lập ở mốc 809,86 đ iểm Với HASTCInde x là nỗ lực chạm mốc 260 điểm T ính chung, so với đầu năm, chỉ số VNIndex đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTCInde x tăng tới 170% Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng
Năm 2007, đây là năm có quá nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, với sự nóng lạnh thất thường của thị trường Đỉnh điểm là VNIndex đã lên đến 1.170,67 điể m vào ngày ngày 1232007 và kết thúc phiên cuối cùng của năm