Thực Trạng Tình Hình Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Trong Những Năm Qua Giải Pháp Để Kích Cầu Kinh Tế, Để Giải Quyết Bất Hợp Lý Về Thời Hạn Và Lãi Suất Cho Vay Vừa Qua

19 361 0
Thực Trạng Tình Hình Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Trong Những Năm Qua Giải Pháp Để Kích Cầu Kinh Tế, Để Giải Quyết Bất Hợp Lý Về Thời Hạn Và Lãi Suất Cho Vay Vừa Qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua giải pháp để kích cầu kinh tế, để giải quyết bất hợp lý về thời hạn và lãi suất cho vay vừa qua nêu một trong 5 thách thức lớn là biến động của thị trường tài chính tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước. Giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đến sự sống còn của một nền kinh tế nên chúng ta những người làm ngân hàng phải có tầm nhìn xa rộng hơn, nhận thức lại đúng đắn hơn là hệ thống ngân hàng thương mại đang ở đâu trên con dốc đứng, và trong độ nghiêng đó còn có những ngóc ngách nào nguy hiểm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG    ĐỀ TÃI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA GIẢI PHÁP ĐỂ KÍCH CẦU KINH TẾ , ĐỂ GIẢI QUYẾT BẤT HỢP LÝ VỀ THỜI HẠN VÀ LÃI SUẤT CHO VAY VỪA QUA. Giảng viên hướng dẫn : TS LẠI TIẾN DĨNH Học viên : Trương Thị Kim Huê Lớp : Ngân hàng 4 ngày 1 Khóa : K17 cao học TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 01/2009 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới . Hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng lắm gian nan . Một trong 5 thách thức lớn là biến động của thị trường tài chính tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước. Giữ vai trò chủ đạo , có tính quyết định đến sự sống còn của một nền kinh tế nên chúng ta những người làm ngân hàng phải có tầm nhìn xa rộng hơn, nhận thức lại đúng đắn hơn là hệ thống ngân hàng thương mại đang ở đâu trên con dốc đứng , và trong độ nghiêng đó còn có những ngóc ngách nào nguy hiểm. Để từ đó ta biết dồn hết sức lực có thể để lên đến đầu dốc và chinh phục những ngăn trở trên con đường tiến lên. Hiện tại ở Việt Nam cho vay doanh nghiệp là họat động lớn , chiếm tỷ trọng cao, đóng góp một phần rất lớn trong lợi nhuận mang về cho ngân hàng và cho đất nước. Làm thế nào để để tận dụng tốt các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức để phát triển là một bài toán khó đặt ra cho các ngân hàng. Nên cho vay ngành nào để kích cầu doanh nghiệp cũng như kích cầu nền kinh tế.? Và như mọi người đều biết sự bất hợp lý của thời hạn cho vay và mức lãi suất lên vùn vụt đến chóng mặt trong năm qua , vậy thì làm cách nào để giải quyết nhanh chóng sự bất hợp lý trên để tránh khủng hoảng kéo lây nhau từ doanh nghiệp đến ngân hàng. Muốn thành công thì hệ thống NHTM phải bám sát chiến lược phát triển , lộ trình gia nhập WTO, cũng như đi cụ thể hơn nửa theo từng nhiệm vụ chủ trương phát triển riêng của từng khu vực, từng địa bàn . Những nhà quản trị điều hành cấp cao phải linh họat hơn nửa, phải giao quyền tự chủ cho từng chi nhánh của hệ thống . Nhưng song hành đó phải có cơ chế xử phạt nghiêm minh. Xin chân thành cảm ơn Thầy ! Tháng 01 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1-VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP 1.1-Các khái niệm 1.1.1-Dựa vào mục đích tín dụng 1.1.2-Dựa vào thời hạn tín dụng 1.1.3-Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 1.1.4-Dựa vào phương thức cho vay 1.1.5-Dựa vàp phương thức hoàn trả nợ vay 1.2-Nguyên tắc vay vốn 1.2.1-Sử dụng vốn đúng mục đích thỏa thuận trong HĐTD 1.2.2-Hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn thỏa thuận 1.3-Điều kiện vay vốn 1.4-Các phương pháp xác định lãi suất cho vay 1.4.1-Lãi suất phi rủi ro 1.4.2-Lãi suất huy động vốn 1.4.3-Lãi suất cơ bản 1.4.4-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản 1.4.5-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất Libor hoặc Sibor 1.4.6-Cách xác định lãi suất cho vay dưa vào Raroc 1.5-Cho vay ngắn hạn 1.5.1-Xác định nhu cầu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp 1.5.2-Phương thức cho vay ngắn hạn 1.6-Cho vay trung dài hạn 1.6.1-Mục đích 1.6.2-Thẩm định dự án đầu tư 2-THỰC TRẠNG 2.1-Thực trạng những ngành sản xuất kinh doanh mà các NHTM đã đầu tư 2.2-Thời hạn cho vay trong thời gian qua thực sự chưa hợp lý 2.3-Lãi suất liên tục biến động cao trong năm qua lả bất hợp lý 3-GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP 3.1-Nên cho vay ngành nào để kích cầu 3.2-Khắc phục việc định kỳ hạn nợ không sát với thực tế bằng cách nào 3.3-Nên đưa ra một chính sách lãi suất không chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý như trước đây KẾT LUẬN 1-VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP : 1.1-Các khái niệm : Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Về ý nghĩa khái niệm tín dụng rộng hơn khái niệm cho vay. Bên cạnh cho vay, còn có nhiều hình thức cấp tín dụng khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Thời hạn nhất định chính là thời hạn cho vay, là khoảng thời gian được tính từ khi bắt đầu ngân hàng hàng giải ngân cho đến thời điểm khách hàng trả hết gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành ra nhiều loại tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. Theo đó cho vay doanh nghiệp cũng phân những loại như sau : 1.1.1-Dựa vào mục đích của tín dụng : Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Cho vay mua bán bất động sản Cho vay sản xuất nông nghiệp. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.1.2-Dựa vào thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn: có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của lọai cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm . Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vvào các dự án đầu tư. 1.1.3-Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp,cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác. 1.1.4-Dựa vào phương thức cho vay: Cho vay theo món vay ( từng lần ) Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi 1.1.5-Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay : Cho vay chỉ có một ký hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều ký hạn trả nở hay còn gọi là cho vay trả góp Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có ký hạn cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.2-Nguyên tắc vay vốn: Cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. 1.2.1-Sử dụng vốn đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn tới thất thóat và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ. Nêu sử dụng đúng cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó nâng cao uy tín và cũng cố mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. Do vậy về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rỏ mục đích vay vốn của khách, đồng thời kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng như mục đích đã cam kết không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không ảnh hưởng rất lớn đến khà năng thu hồi nợ vay sau này. 1.2.2-Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc nay xuất phát từ tính tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay (đại đa số là huy động từ khách hàng gửi tiền). Do đó sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách vay phải hoàn trả lại để ngân hàng hoàn trả lại cho khách gửi. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi. 1.3-Điều kiện vay: Đưa ra điều kiện là nhằm giúp cho khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc vay vốn trên. Phải có: - Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự. - Mục đích vay vốn hợp pháp - Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Phương án sản xuất , kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. 1.4-Các phương pháp xác định lãi suất cho vay: 1.4.1-Lãi suất phi rủi ro : Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khả năng hoàn trả nợ vay.Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa trên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể được xem là lãi suất phi rủi ro. 1.4.2-Lãi suất huy động vốn : Là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiền gửi. Lãi suất huy động vốn ( Rd ) có thể xác định như sau: Rd = Rf- Rtd Trong đó Rf là lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc Rtd là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng. 1.4.3-Lãi suất cơ bản : Lả lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố trên cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản có thể xác định theo công thức : Rcb = Rd + Rtn Trong đó: Rcb là lãi suất cơ bản Rd là lãi suất huy động vốn. Rtn là tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng 1.4.4-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi điều chỉnh rủi ro.Công thức xác định lãi suất cho vay R = Rcb + Rth + Rct Trong đó : R là lãi suất cho vay Rcb là lãi suất cơ bản Rth là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn Rct là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh. 1.4.5-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR : Đối với các khoản tín dụng bằng USD, ngân hàng thương mại lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR. LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do Hiệp hội các ngân hàng hàng đầu của anh xác định hàng ngày vào lúc 11:30. Ngân hàng có thể xác định lãi suất cho vay dựa vài LIBOR bằng công thức sau : R =LIBOR + Rtd + Rth 1.4.6-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào RAROC : RAROC xác định lãi suất cho vay bằng cách thêm chi phí sử dụng vốn vào tổng chi phí của khoản vay, chưa kể chi phí sử dụng vốn . ** Đi sâu vào phân tích cho vay doanh nghiệp theo thời hạn nợ ta có : 1.5-Cho vay ngắn hạn : 1.5.1-Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp : Nguyên tắc thì doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên do nhu cầu vốn dài hạn đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy để đầu tư vào tào sản lưu động doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ . Do vậy nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành : thường xuyên và thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định 1.5.1.1-Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên : Khi tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì doanh nghiệp có dòng tiền vào. Ngược lại khi mua nguyên liệu hoặc hàng hóa dự trữ thì doanh nghiệp có dòng tiền ra Nếu dòng tiền ra lớn hơn dòng tiền vào thì doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu này trước hết được bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả khác mà doanh nghiệp có thể huy động được. Phần còn lại doanh nghiệp sẽ sử dụng tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Đây là nguyên tắc mà cán bộ tín dụng cần nắm vững để xác định hạn mức tín dụng sau này. 1.5.1.2-Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ : Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ xuất phát đặc điểm thời vụ của sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến . Khi ấy, doanh nghiệp cần tài trợ vốn ngắn hạn để bổ sung nhu cầu vốn mang tính thời vụ. Điều này có lợi cho cà 2 phía. Về phía doanh nghiệp , việc cấp tín dụng giúp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh. Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng giúp ngân hàng tiêu thụ được sản phẩm của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1.5.2-Phương thức cho vay ngắn hạn : 1.5.2.1-Cho vay từng lần ( theo món ): Đặc điểm là mỗi lần khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó., chính vì vậy nó còn có tên khác là cho vay theo món Hồ sơ vay được phân tích, xem xét cho từng hồ sơ cụ thể. Phát tiền vay ( giải ngân ) căn cứ vào bản hợp đồng .Về mặt hạch toán khoản tiền vay này được chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp hoặc ghi có vào tài khoàn tiền gửi của khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu chính đáng và ghi nợ số tiền vay Nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Lãi được tính theo công thức Lãi tiền vay = Số tiền vay x lãi suất vay x Thời hạn vay Phạm vi áp dụng : Khách vay không thường xuyên ; vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng ; thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án; thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo. Ưu điểm là ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn và thu lãi nhiều đối với từng khỏan vay. Nhưng nhược điểm là thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, khách hàng không chủ động được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao, một thời điểm nào đó khách hàng vửa có số dư nợ vừa có số dư có tại ngân hàng. 1.5.2.2-Cho vay theo hạn mức tín dụng : Đặc điểm : Khách hàng chỉ cần lập một bộ hồ sơ vay vào đầu kỳ kế họach có thể sử dụng cho nhiều món vay. Trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa của khách hàng được duy trì trong một thời hạn nhất định . Không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay lên đến mức tối đa cho phép thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay để giải ngân. Toàn bộ tiền thu bán hàng , thu dịch vụ được dùng ưu tiên trả nợ vay. Cuối mỗi tháng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số. Nếu hạn mức tín dụng vẫn còn, ngân hàng sẽ thu lãi bằng cách ghi Nợ tài khoản cho vay luân chuyển . Nếu hạn mức tín dụng đã hết thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khỏan tiền gửi của khách hàng để thu lãi. Phạm vi áp dụng : cho khách vay có nhu cầu vay thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường cho vay lọai này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng. Ưu điểm : Thủ tục đơn giản, khách chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Nhưng nhược điểm ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi vay thấp. Cách xác định hạn mức tín dụng : Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hửu tham gia Mà nhu cầu vốn klưu động = Giá trị tài sản lưu động –Nợ ngắn hạn phi ngân hàng – Nợ ngắn hạn có thể sử dụng . 1.6-Cho vay trung và dài hạn: 1.6.1- Mục đích : Mục đích nhằm đầu tư và tài sản cố định hoặc các dự án đầu tư Được xem xét trên hai gốc độ : . Đứng trên gốc độ khách hàng : Nhu cầu vay trung dài hạn nhằm để tài trợ cho vĩệc đầu tư tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên . Doanh nghiệp có thể vay dài hạn thông qua ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu . Do đó vay dài hạn không phải là nguồn vốn duy nhất có thể huy động được để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. . Đứng trên gốc độ ngân hàng : Tín dụng trung dài là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận . Ngân hàng cần nhận thức rỏ đây là một loại sản phẩm mình có thể cung cấp cho khách hàng , bên cạnh tín dụng trung dài , doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Điều này nhằm cho ngân hàng thấy được trách nhiệm của mình và nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn , từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 1.6.2-Thẩm định dự án đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét có nên cho vay không. Dự án bao gồm các nội dung . Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án . Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án. . Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án. . Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự án. Trong những nội dung trên, phản ánh sự khả thi về mặt tài chính là cực kỳ quan trọng vì dựa vào đây ngân hàng có thể phân tích và đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng . Để thấy được sự khả thi về tài chính của dự án , khách hàng phải nêu bật được những căn cứ như sau : . Phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn cứ dự báo doanh thu từ dự án. . Phân tích và đánh giá tình hình thị trường ,giá cả chi phí để làm căn cứ dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí suốt quá trình họat động dự án. . Phân tích và dự báo dòng tiền ròng thu được từ dự án. . Phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án. . Xác định các chỉ tiêu ( NPV, IRR, PP) dùng để đánh giá và quyết định sự khả thi về tài chính của dự án. . Nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện dự án như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. * Cần chú ỳ thẩm định dự án là thẩm định của cán bộ tín dụng đứng trên gốc độ ngân hàng chức không phải trên gốc độ doanh nghiệp. việc thẩm định này cực kỳ quan trọng . Một mặt nó cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân hàng có thể quyết định hay từ chối cho vay. Mặt khác nó giúp ngân hàng phân tích, tiên lượng và quản lý rủi ro tín dụng sau khi cho vay. 1.6.3-Các phương thức cho vay trung và dài hạn : - Cho vay mua sắm máy móc thiết bị - Cho vay đầu tư dự án. 2- THỰC TRẠNG : 2.1-Thực trạng những ngành sản xuất kinh doanh mà các NHTM đã đầu tư trong những năm qua : Vì ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, then chốt trong phát triển kinh tế nên tình hình kinh tế của Việt Nam vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng của hệ thống NHTM trong thời gian gần đây : Do Việt nam gia nhập WTO, mở rộng các chính sách, vì mong mỏi được tiếp nhận càng nhiều nguồn đầu tư từ các nước ngoài vào và vì quá vội vàng hay chưa có kinh nghiệm nên ta đã thu hút đầu tư nước ngoài vào ào ạt bằng bất cứ giá nào mà không có lựa chọn dẫn đến hậu quả sau: Các nước phát triển đang tìm cách chuyển công nghiệp lạc hậu , tốn nhiều lao động, gây ô nhiểm môi trường sang các nước đang phát triển có nguồn lao động rẽ và môi trường còn trinh nguyên như ở Việt Nam, họ được phép gây ô nhiểm môi trường mà không phải trả phí tổn nào. Ta lại quan tâm nhiều đến những ngành hàng nông khoáng sản công nghiệp rẻ tiền cấp thấp như dầu mỏ, giầy, vải , hàng may mặc , hàng mỹ nghệ.Tóm lại công nghiệp của ta chỉ là công nghiệp gia công chỉ hợp lý trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển , chúng ta không nên kéo dài quá lâu thời kỳ này . Trong khi đó phải nhập siêu máy tính, xe ô tô, xe gắn máy, hàng công nghiệp khác cấp cao nên giá rất đắt. Từ đó thâm thủng cán cân thương mại là một vấn đề nóng bỏng và càng nhiều năm càng trầm trọng thêm. Do ảnh hưởng chung toàn thế giới mà bong bóng xà phòng của giá nhà đất ở Việt Nam cứ căng liên tục hết cở để rồi bể bùm vào những tháng cuối năm 2008 Xuất khẩu thiệt do USD mất giá, phải khẩn cấp cứu các doanh nghiệp: Vì trình độ nhận định hiểu biết của người nông dân Việt Nam còn thấp nên mỗi chu kỳ giá xuất khẩu tăng thì kéo theo tăng sản lượng ồ ạt làm cho giá xuất khẩu hàng nông , thủy sản sụt . Năm 2008 giá có tăng lên , tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp là chênh nlệch tỷ giá ngọai tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các doanh nghiệp càng xuất khẩu càng lỗ. Nền kinh tế tiêu dùng xa xỉ, dựa trên USD, ODA, kiều bào lao động, xuất khẩu , đầu tư nước ngoài hàng 10 tỷ USD, USD du đạo thừa số nhân, giá dầu hỏa tạm thời tăng cao là những yếu tố chính và đầy bất trắc của nên kinh tế Việt Nam hiện nay. [...]... vốn nước ngoài đã và đang được phép tự do kinh doanh ở Việt Nam Vừa qua nhà nước đã sai lầm khi cho phép thành lập quá nhiều NHTM, và dù có ra cơ chế điều hành nhưng không có sự kiểm tra việc thực hiện và chưa có biện pháp nghiêm trong xử phạt vi phạm 2.2- Thời hạn cho vay trong thời gian qua thực sự chưa hợp lý Việc định kỳ hạn nợ của các NHTM chưa thật hợp lý, điều này đã cho thấy qua việc phần lớn... CHO VAY DOANH NGHIỆP : 3.1-Nên cho vay ngành nào để kích cầu : Muốn các giải pháp đề ra có có ý nghĩa thực thi hay không chúng ta hãy xét đến những dự đoán có căn cứ khoa học và bắt nguồn từ thực tiển hứa hẹn nhiều hy vọng của Việt Nam trong những năm gần đây ( 2006-2007-2008 ) Đẩy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam lên 12-15% GDP trong thời gian các năm kế tiếp Việc này hoàn toàn có khả năng thực. .. vay trong chiến lược xu hướng kinh tế chung của Việt Nam trong những năm sắp tới Cũng cần phải thay đổi phương pháp tính lãi : từ lãi đơn sang lãi kép để lãi được phản ánh thực hơn trong hiệu quả mang về của ngân hàng KẾT LUẬN Để theo kịp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới và hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa, ở Việt Nam hiện nay đã đòi hỏi nhu cầu vồn rất lớn nhất là đối với các doanh nghiệp. .. công thương Việt Nam, những nhà điều hành vĩ mô đã sớm thấy được điều này , họ yêu cầu cấp dưới phải báo cáo đánh giá cho được thực lực của khách vay, có bao nhiêu doanh nghiệp chịu đựng nổi với mức lãi suất như trên, đó cụ thể là những doanh nghiệp nào Một cách rỏ ràng lãi suất trong năm qua chưa hợp lý không kích thích được sản xuất., chưa góp phần thúc đẩy k inh tế Làm cho cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm... rào cho dù đã chế tài ràng buột quy trách nhiệm cá nhân của ban quản tr ị điều hành cấp cao nhất của hệ thống ngân hàng Cho hàng lọat các doanh nghiệp vay kinh doanh bất động sản mà trên hồ sơ pháp lý các khách vay này không hề có chức năng kinh doanh bất động sản Chấp nhận cho vay mua đất để doanh nghiệp rào lại chờ một thời gian giá đất tăng lên sẽ bán lại và thu lời sai biệt giá Tuy nhiên về mặt... làm điêu đứng cho nhà đầu tư và cả ngân hàng - Tín dụng cho vay để sản xuất, kinh doanh nhưng doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không trả được nợ ngân hàng Mặc dù trên tờ trình thẩm định có ghi vốn chủ sở hửu tham gia vào phương án, dự án là 30% hay 50 % trong tổng nhu cầu đầu tư của dự án , nhưng thực sự đây chỉ là những con số ma do khách hàng vẽ ra .Trong thực tế doanh nghiệp Việt Nam thường có... từng doanh nghiệp riêng hoạt động cùng một ngành với nhau 3.3-Nên đưa ra một chính sách lãi suất không chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý như trước đây : Chấn chỉnh lại việc thiết kế một khung lãi suất phù hợp hơn so với tỷ suất lơi nhuận của các doanh nghiệp vay là việc cần phải làm ngay không thể chần chờ Thấy được điều đó nên vào tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, ngân hàng nhà nước đã cho hạ lãi suất. .. mãi ra đời nhiều sản phẩm tiện ích phù hợp cho từng lứa tuổi, từng ngành nghề và có sự thay đổi ngược 180 độ về thời hạn của lãi suất Trước đây thời hạn huy động càng dài lãi suất càng cao, nhưng hiện tại thời g ian huy động càng ngắn thì lãi suất càng cao : gử i 1 tháng lãi suất cao hơn gửi 12 tháng Không chỉ khách hàng cá nhân mà ngay cả khách hàng doanh nghiệp cũng khôn ngoan chuyển từ tài khoản... nhanh và nhảy những nấc chênh lệch nhiều tương ứng ngược lại y như hồi tăng đột ngột trong năm 2008 vừa qua Cộng thêm vào đó là tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng 1 lần đưa đến sự ổn định kế hoạch cho doanh nghiệp vay, khắc phục vấn đề không những lãi suất quá cao mà cón tần suất điều chỉnh mỗi tháng một lần Ngân hàng nhà nước đã giao quyền tự chủ cho các hệ thống NHTM bằng cách chỉ đưa ra giới hạn. .. sản xuất kinh doanh đã và sẽ vay vốn ngân hàng Dạy cả những kinh nghiệm của kiểm toán , những thủ thuật che giấu số liệu khi mà các doanh nghiệp muốn cố tình chứng minh tình hình tài chính của mình đủ điều kiện để vay. Trường này không những chỉ ph ải có một đội ngủ giảng viên là các nhà khoa học lớn có tầm cở, vững vàng trong phân tích tình hình mà còn phải có thêm một bộ phận được sàng lọc từ những cán . vào phương thức cho vay: Cho vay theo món vay ( từng lần ) Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi 1.1.5-Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay : Cho vay chỉ có một. đó cho vay doanh nghiệp cũng phân những loại như sau : 1.1.1-Dựa vào mục đích của tín dụng : Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Cho vay mua bán bất động sản Cho vay. chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp,cầm cố, hoặc bảo lãnh của

Ngày đăng: 24/04/2015, 21:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan