Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy biến thế của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm thiết bị điện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka (Trang 38 - 44)

phẩm máy biến thế của Công ty

2.1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 2.1.2.1.1. Nguồn lực bên trong doanh nghiệp

Nhà máy thiết bị điện HANAKA là nhà máy đầu tiên của Tập đoàn HANAKA. Tổng diện tích 20.000 m2, trong đó có 2 xưởng sản xuất chính, 3 kho rộng 12.000m2. Năm 2009 do nhu cầu về sản phẩm thiết bị điện ngày càng tăng công ty đã đầu tư xây dựng thêm 3 xưởng sản xuất chính với công suất lớn gấp đôi, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hiện đại góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao khả năng canh tranh, hiệu quả sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.

Tình hình lao động: hiện nay công ty có 5.345 lao động thì 4.782 lao động được ký hợp đồng lao động, được tham gia BHXH, BHYT, thu nhập ngườilao động đạt trên 3.5 triệu đồng/người/tháng. Người lao động được bảo đảm giờ làm 44 giờ/tuần, chính sách lương thưởng rõ ràng theo đúng quy địnhcủa pháp luật. Trong đó, 850 người có trình độ kỹ sư và cử nhân, 3000 công nhân có tay nghề cao là bộ phận nguồn lực quan trọng, đảm bảothực hiện tốt hoạt động PTTT tiêu thụ sản phẩm MBT cho Công ty.

Uy tín thương hiệu : Thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Thương hiệu là một thành phần vô hình nhưng lại rất cần thiết cho doanh nghiệp. Thương hiệu nói lên sự tin tưởng và an toàn, nó là yếu tố giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn trước hàng nghìn sự lựa chọn khi mua sản phẩm hay dịch vụ. Công ty càng phát triển mạnh thì thương hiệu lớn dần lên và nhiều người biết đến. Thương hiệu máy biến thế Hanaka đã được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và đã được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp tăng quy mô thị phần, doanh thu và lợi nhuận dễ dàng hơn.

2.1.2.1.2 Các nhà cung ứng

Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người có thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Để có thể sản xuất ra các sản phẩm điện và máy biến thế Công ty phải mua thép,nhôm,đồng, tôn, vỏ máy,….và các vật tư khác. Ngoài ra Công ty còn phải mua sức lao động,thiết bị nhiên liệu,điện năng,máy tính, máy cắt…cần thiết để sản xuất ra sản phẩm

Công ty Hanaka đã nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước như :Nhật bản,TháiLan,Trung Quốc…để có thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, Công ty cần lựa chọn nhà cung ứng đảm bảo chất lượng, giả rẻ, ổn định góp phần nâng cao khả năng canh tranh, thu hút khách hàng đối thủ cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

2.1.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Ở Việt Nam hiện đang có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm máy biến thế, đặc biệt là sự thâm nhập của các công ty nước ngoài ngày càng mạnh mẽ. Điều đó ngăn cản sự gia tăng thị phần, mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận của Hanaka. Mặc dù hiện nay Công ty đang nắm giữ 20.8% thị phần máy biến thế trong nước, tuy nhiên Hanaka cũng cần phải tập trung sản xuất ra chủng loại máy biến thế phong phú, có nhiều công dụng, tính năng tiện ích, giá rẻ để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn như: Công ty TNHH ABB, Công ty thiết bị điện cơ Hà Nội, Lioa, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh...

2.1.2.1.4.Khách hàng

Đa phần dân cư nước ta có thu nhập thấp, nắm được đặc điểm đó Công ty ngoài tập trung vào sản xuất máy biến thế công suất lớn, giá thành cao thì còn tập trung vào lượng khách hàng gia đình rất lớn. Bên cạnh những dòng sản phẩm cao cấp công ty còn có các sản phẩm bình dân thỏa mãn khách hàng đa dạng thuộc các phân khúc thị trường khác nhau.

2.1.2.2.Các nhân tốc thuộc môi trường vĩ mô 2.1.2.2.1.Môi trường kinh tế

Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập của người dân hiện nay là do các nguồn: tiền lương, thu nhập ngoài lương, thu nhập từ lãi suất tiền gửi. Thu nhập của người dân tăng nhanh trong những năm gần đây điều này (năm 2012 thu nhập bình quân đầu người trên 1200USD đã làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng . Sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ của hàng sản xuất và

hàng tiêu dùng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để sản phẩm thiết bị điện của Hanaka đến tay nhiều người tiêu dùng.

2.1.2.2.2. Công nghệ

Công nghệ là nhân tố mà bất kì doanh nghiệp kinh doanh cũng khôngthể bỏ qua đặc biệt là hiện nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng.Việc phát minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đápứng nhu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Việc nhận biết, ápdụng các thành tựu đó vào sản xuất , quản lý bán hàng giúp các doanhnghiệp tạo lợi thế riêng cho mình. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có bí quyết công nghệ máy móc thiết bị hiện đại được áp dụng trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt và nhanh chóngchiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, Công ty Hanaka không ngừng nghiên cứu và cập nhập cũng như áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến,hiện đại nhất để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình.

Hanaka áp dụng dây truyển công nghệ tự động hóa vào quá trình sản xuất các linh kiện, bộ phận của sản phẩm, giúp Hanaka tăng năng suất chất lượng sản phẩm giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản suất lắp ráp sản phẩm. Những công nghệ tiên tiến nhất được Hanaka tích cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết kiệm trong việc tái chế chất thải. Chế tạo các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, độ ồn thấp, khả năng canh tranh cao so với sản phẩm hãng khác.

2.1.2.2.3.Môi trường văn hóa xã hội

Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, tới sự lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, giá định hướng nhu cầu cho người tiêu dùng. Xu hướng của người tiêu dùng là tiết kiệm, lựa chọn hàng giá thấp không chỉ là lựa chọn của người tiêudùng Việt Nam kể cả người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Ở cùng một sản phẩm có cùng chức năng và công dụng, mức chất lượng gần như như nhau với mỗi mức giá khác nhau của từng doanh nghiệp kinh doanh sẽ có được sự ưa thích của khách hàng là khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thị và chiêu khách của công ty kinh doanh. Hanaka là công ty 100% vốn trong nước, có mặt trên thị trường nội địa khá lâu và là một trong nhưng công ty đứng đầu Viêt Nam về sản xuất thiết bị điện nói chung và sản phẩm máy biến thế nói riêng. Đây là một công ty rất có uy tín trên thị trường Việt Nam với mặt hàng như tủ điện, dây nối, dây cáp, máy biến thế…. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển thì nhu cầu về mặt hàng này càng lớn. Máy

biến thế không những được sử dụng nhiều trong các nhà máy hay mạng lưới điện quốc gia mà ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình.

Giá thành của mặt hàng này ở mức cao do chi phí nguyên vật liệu nhập tăng làm tăng chi phí SXKD, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo sụt giảm lợi nhuận.

2.1.2.2.4. Môi trường dân cư

Môi trường dân cư là một yếu tố rất được các nhà làm phát triển thị trường quan tâm. Bởi vì thị trường là do con người hợp lại mà thành. Hanaka dựa trên các đặc điểm phân bố dân cư và thu nhập để phân phối các sản phẩm của mình sao cho phù hợp. Từ đó, hình thành cơ cấu khách hàng về sản phẩm MBT cũng khác nhau.

Đối với các sản phẩm giá thành thấp, công suất hoạt động nhỏ công ty thường phân phối tại các khu vực nông thôn, miền núi vì ở đó người dân có nhu cầu cao về dòng sản phẩm này, họ có khả năng chi trả. Còn ở các khu vực thành thị công ty thường phân phối các chủng loại máy chất lượng cao, nhỏ gọn, tiện lợi, không tổn hao, không ồn. Vì người dân ở khu vực thành thị có thu nhập cao cho lên họ cũng có nhu cầu cao về các sản phẩm này.Môi trường dân cư ở Việt Nam nói chung là 1 nước đông dân ,và là 1 nước đang phát triển, thu nhập trung bình thấp nên nhu cầu người dân về máy biến thế chưa nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp. Do đó, công ty chủ yếu tập trung chế tạo loại máy công suất lớn.

2.2.Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy biến thế của Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka trên thị trường nội địa.

Hiệu quả công tác phát triển thị trường được thể hiện gián tiếp qua kết quả phân tích hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá một cách chi tiết và chính xác thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ của công ty chúng ta cần căn cứ vào một số chỉ tiêu đánh giá như sau:

2.2.1.Sản lượng và tốc độ tăng sản lượng

Thông qua bảng số liệu 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh ở trên ta nhận thấy rằng sản lượng tiêu thụ hàng năm đều tăng (mức tăng từ 2.16%- 12.609% so với chỉ tiêu năm trước). Công ty đang tiếp tục nâng cao năng suất lao động nhằm gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường. Công ty đang thực hiện chính sách đẩy mạnh sản phẩm MBT vào thị trường hơn nữa góp phần tăng quy mô sản phẩm MBT của công ty trên thị trường nội địa theo đúng như mục tiêu ngắn hạn công ty đề ra. Dự tính Phòng kinh doanh Công ty Hanaka nhận định rằng,trong dài hạn thì tốc độ sản lượng tiêu thụ tiếp tục giảm nếu nền kinh tế không thoát ra khỏi khủng hoảng.

Từ bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, thấy rằng qua các năm mức tăng doanh thu lớn và tốc độ tăng doanh thu cao, đặc biệt vào năm 2012 tốc độ tăng doanh thu tăng 145.07% so với năm 2011. Doanh thu hàng năm tăng, chứng tỏ các chính sách phát triển thị trường theo chiều rộng của Công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, sản phẩm của Công ty không chỉ phân phối tập trung ở các tỉnh phía Bắc như trước đây mà có mặt tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ trung tâm thành thị đến các tỉnh vùng xâu vùng xa, các sản phẩm cung cấp tập trung vào sự đa dạng đáp đáp ứng nhu cầu khách hàng là hộ gia đình hay tổ chức, DN. Ngoài ra, công ty đẩy mạnh tiêu thụ các loại MBT có giá trị chất lượng cao của công ty vào thị trường. Do đó, lượng doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng đáng kể.

Biểu đồ 2.2.Biểu đồ thể hiện mức tăng doanh thu hoạt động kinh doanh MBT giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng

2.2.3.Lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận

Từ bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh ở trên, ta thấy rằng lợi nhuận của Công ty tăng giảm không ổn định trong giai đoạn này trong khi doanh thuvẫn tiếp tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu tăng 1.082% nhưng lợi nhuẩn tăng lên 10.7 %, lợi nhuận tăng cao do năm 2011 lạm phát của nền kinh tế giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, thị trường nguyên nhiên liệu trong nước đáp ứng phần lớn nhu cầu các Công ty sản xuất thiết bị này, bộ máy hành chính vận hành hiệu quả tiết kiệm chi phí quản lý. Đến năm 2012 doanh thu tăng 145.07% so với năm 2011 nhưng lợi nhuận DN lại giảm mạnh do chi phí hoạt động SXKD tăng cao (chi phí nhập khẩu

nguyên vật liệu, máy móc tăng cao), sự khủng hoảng nền kinh thế thế giới, nợ công gia tăng, chi tiêu đầu tư,mở rộng thị trường trên các lĩnh vực đều bị cắt giảm làm cho việc tìm kiếm lợi nhuận trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, Công ty vẫn đạt được mục tiêu mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm MBT,giữ vững uy tín và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Biểu đồ 2.3.Biểu đồ thể hiện mức tăng lợi nhuận hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2010-2011.

2.2.3.Cơ cấu thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu thị trường

Do các nhà máy sản xuất MBT của công ty đều tập trung tại Bắc Ninh, cũng như căn cứ vào điều kiện lợi thế so sánh. Công ty đã lựa chọn phân khúc thị trường phía Bắc làm thị trường phân phối chính, trong đó thị phần lớn nhất là các thành phố như: Bắc Ninh, Hưng Yến,Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội.Ngoài ra, Công ty tích cực mở rộng địa bàn phân phối xuống các tỉnh Miền Trung và một số ít các tỉnh, thành phố phía Nam. Do khu vực này các sản phẩm MBT của hãng Thibidi chiếm 40% thị trường, áp đảo sự thâm nhập thị trường của một hãng mới.Trong thời gian tới Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ lên các tỉnh biên giới phía Bắc tiến tới chiếm lĩnh phần lớn thị trường Miền Bắc.

Mặt khác, do sự phát triển của kinh tế cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty đòi hỏi Công ty phải mở rộng thị trường, tăng thị phần của những thị trường còn yếu, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới nhằm phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của DN. Do đó, Công ty đang từng bước chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng mở rộng quy mô thị trường, tăng tỷ trọng giá trị hoạt động kinh

doanh tại một số tỉnh thành lân cận khác mà thị trường của DN còn nhỏ, hướng tới việc khai thác thêm nhiều thị trường tiềm năng mới như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên... Đây là những thị trường lớn đầy tiềm năng mà nếu khai thác tốt sẽ mang lại nhiều doanh thu cho Công ty.

Bảng 2.2. Tỷ trọng hoạt động kinh doanh MBT trên các thị trường.

Đơn vị: Tỷ đồng. Tỉnh thành 2010 2011 2012 Giá trị 2011/ Giá trị 2012/ Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Bắc Ninh 26047 23.62 27030 24.28 1799 22.49 103.77 6.65 Hưng Yên 24360 22.09 21324 19.13 1553 19.41 87.53 7.3 Hải Dương 22047 20 22039 19.77 1445 18.06 99.96 6.55 Hà Nội 33038 29.97 34057 30.56 1677 20.96 103.08 4.92 Khác 4743 4.32 6978 6.26 1525 19.08 147.12 21.85 Tổng 110235 100 111428 100 7999 100 101.0 7.2

Nguồn: phòng kinh doanh

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện thị phần của các thị trường kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm thiết bị điện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w