Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường của doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm thiết bị điện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka (Trang 30 - 33)

1.3.3.1.Sản lượng và tốc độ tăng sản lượng

• Tổng sản lượng (Q): là tổng lượng sản phẩm mà công ty sản xuất và bán ra trên thị trường. Thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lớn hay không....

• Tốc độ tăng sản lượng: Được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa sản lượng kỳ hiện tại so với sản lượng kỳ trước chia cho sản lượng kỳ trước, được đo bằng đơn vị %. Thể hiện tốc độ tăng sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng sản lượng =

Trong đó: Q1 là sản lượng kỳ nghiên cứu, Q2 là sản lượng kỳ trước đó.

1.3.3.2. Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu

• Tổng doanh thu: là tổng lượng tiền thu được do kinh doanh tất cả các mặt hàng của Công ty, thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty có tốt hay không, có thu được nhiều lợi nhuận hay không....

Cách tính tổng doanh thu: TR = ∑(Pi×Qi) Trong đó: - TR là tổng doanh thu

- Pi là giá của mặt hàng i

- Qi là lượng tiêu thụ mặt hàng i

• Tốc độ tăng doanh thu: được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô doanh thu kỳ hiện tại so với quy mô doanh thu kỳ trước chia cho quy mô doanh thu kỳ trước, được thể hiện bằng đơn vị %. Thể hiện doanh thu kỳ sau tăng so với kỳ trước bao nhiêu phần trăm, tốc độ tăng có lớn không, có đồng đều hay không.

Công thức tính: Tốc độ tăng doanh thu =

1.3.3.3.Lợi nhuận

Là chỉ tiêu nói lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tuy không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp kết quả của việc phát triển thị trường nhưng thông qua mức tăng trưởng của lợi nhuận cả về tuyệt đối và tương đối, doanh nghiệp có thể nắm bắt được phần nào kết quả của việc phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.

1.3.3.4.Thị phần

Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Thể hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty có lớn không, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác như thế nào, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của Công ty ra sao... Cách tính thị phần:

Thị phần của doanh nghiệp =

Trong đó: TRdn: Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được. TR: Doanh thu của ngành hiện có trên thị trường.

1.3.3.5.Cơ thị trường, khách hàng

• Cơ cấu thị trường:Thị trường trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ.

Để đánh giá hoạt động thị trường của Công ty ta tìm hiểu những khái niệm về phân khúc thị trường. Thị trường của Công ty được chia làm nhiều phân khúc thị trường khác nhau theo địa lý, theo nhân khẩu học... Tập hợp tỷ trọng giá trị hoạt động kinh doanh trên từng phân khúc thị trường trong tổng giá trị kinh doanh trên toàn bộ thị trường thể hiện cơ cấu thị trường của Công ty.

Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường của Công ty có thể thể hiện ở chuyển dịch về mặt lượng (thay đổi tỷ trọng giá trị hoạt động kinh doanh trên từng phân khúc thị

trường trong tổng giá trị kinh doanh trên toàn bộ thị trường) hoặc mở rộng thêm các phân khúc thị trường mới.

• Cơ cấu khách hàng: là tỷ trọng khách hàng của Công ty trên các thị trường khác nhau. Cơ cấu này phản ánh nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi như thế nào trên các thị trường cũ hoặc mở rộng tập khách hàng sang thị trường mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm thiết bị điện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w