1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án sự ĐÓNG góp của đạo CAO đài TRONG văn hóa NAM bộ và ẢNH HƢỞNG sắc THÁI của văn hóa NAM bộ

348 870 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 348
Dung lượng 6,36 MB

Nội dung

- So sánh đối chiếu là phương pháp được thực hiện trong quá trình điền dã nhằm so sánh các hoạt động tôn giáo diễn ra trong đời sống tín đồ Cao Đài với các nhóm cư dân khác để nhận biết

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các bảng biểu 3

Danh mục các hình vẽ 4

Danh mục các sơ đồ 5

Dẫn luận 6

1 Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài 6

2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 8

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 9

4 Những đóng góp mới của luận án 10

5 Bố cục của luận án 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 1.1 Những vấn đề lý luận 12

1.1.1 Khái niệm 12

1.1.2 Quan điểm tiếp cận của đề tài 21

1.1.3 Lý thuyết nghiên cứu 24

1.1.4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 31

1.2 Tổng quan về đạo Cao Đài ở Nam Bộ 38

1.2.1 Bối cảnh văn hóa Nam Bộ trước khi đạo Cao Đài ra đời 38

1.2.2 Đạo Cao Đài ở Nam Bộ 45

Chương 2 ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1 Đức tin của tín đồ Cao Đài 60

2.1.1 Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người 60

2.1.2 Tin vào thời mạt kiếp 66

2.1.3 Tin vào sự giải thoát và sự đọa đày 68

2.2 Sự thờ phụng của đạo Cao Đài 74

Trang 2

2.2.1 Thờ phụng tại Đền thánh 75

2.2.2 Thờ phụng tại Thánh thất 78

2.2.3 Thờ phụng tại tư gia 79

2.3 Tổ chức của đạo Cao Đài 79

2.3.1 Cơ cấu tổ chức 79

2.3.2 Chức năng của tổ chức tôn giáo 94

2.4 Nghi lễ của đạo Cao Đài 97

2.4.1 Nghi lễ Thiên đạo 98

2.4.2 Nghi lễ Thế đạo 112

2.4.3 Chức năng của nghi lễ 122

Chương 3 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG VĂN HÓA NAM BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG SẮC THÁI CỦA VĂN HÓA NAM BỘ 3.1 Sắc thái tôn giáo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ 142

3.1.1 Văn hóa vật chất 142

3.1.2 Văn hóa tinh thần 162

3.1.3 Văn hóa xã hội 174

3.2 Đạo Cao Đài ảnh hưởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ 186

3.2.1 Sự hỗn dung văn hóa 187

3.2.2 Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa 195

3.2.3 Giữ gìn văn hóa truyền thống 206

Kết luận 216

Tài liệu tham khảo 221

Chú thích 236

Phụ lục 1: Quyết định công nhận các chi phái Cao Đài 247

Phụ lục 2: Trích các cuộc phỏng vấn 257

Phụ lục 3: Trích nhật ký điền dã 280

Hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài 300

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 Số tín đồ theo đạo Cao Đài được thống kê từ năm 1928 đến

năm 1995

50

2 Số tín đồ có sớ cầu đạo và cơ sở thờ tự của Cao Đài ở Nam Bộ 51

3 Số tín đồ, chức sắc, chức việc và cơ sở thờ tự của các chi phái

vào năm 2007

53

4 Số liệu thống kê đạo Cao Đài ở các tỉnh, thành phố 54

7 Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Phước thiện 173

8 Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Ban Pháp Chánh 174

9 So sách Ban hành lễ của đạo Cao Đài và Ban tế tự ở Đình thần

Nam Bộ

203

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

6 Bàn thờ trong gia đình của tín đồ Minh Chơn Lý 145

7 Thiên bàn của Tây Ninh, Ban Chỉnh Đạo 149

8 Thiên bàn của Tiên Thiên, Truyền giáo 149

9 Thiên nhãn do ông Ngô Minh Chiêu vẽ 188

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

7 Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hiệp Thiên Đài 86

8 Sơ đồ tiến hành Đại lễ tại Đền thánh và Thánh thất 96

10 Sơ đồ chữ Thập trên bàn thờ Chiếu Minh 146

11 Sơ đồ chữ Vương trên Thiên bàn của Chiếu Minh 146

15 Cách sắp đặt các đồ vật trên Thiên bàn 148

16 Hình thức quán đàn tại Đền thánh Tây Ninh 165

17 Sơ đồ tổ chức của cơ quan Phước thiện 173

18 Thiết lập bàn thờ theo cách của ông Ngô Văn Chiêu 188

19 Cách thờ tự trong gia đình tín đồ Cao Đài ở Đồng Nai 191

20 Thân tộc của gia đình Chức việc ở quận 8, TP.HCM 195

Trang 6

DẪN LUẬN

1 Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài

Nam Bộ là đồng bằng lớn và trù phú ở Việt Nam với diện tích trên 67.000km2 Đây là vùng địa lý có nhiều nét đặc biệt và xã hội mang tính chất mở, thoáng hơn so với các vùng khác trong cả nước

Trong lịch sử khẩn hoang, Nam Bộ được xem là vùng đất mới của người Việt, đầy thách thức với người đi khai hoang, vì là vùng đất hoang vu Khai phá đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Các lưu dân như người Việt là chủ yếu và sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm cùng cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro đã đổ mồ hôi, xương máu khai phá vùng Nam Bộ và biến nó trở thành một trong những vùng trù phú của đất nước như ngày nay

Trong quá trình cộng cư, các tộc người ở Nam Bộ cùng hội tụ, cùng chịu sự chi phối bởi môi trường địa lý – lịch sử, cùng cảnh ngộ, thân phận, trải qua những khó khăn vất vả trong quá trình chinh phục vùng đất hoang vu… nên họ đã cố kết với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống Trong quá trình cố kết tộc người, yếu tố tâm linh được “chia sẻ”, kết quả là hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của

cư dân Nam Bộ luôn nằm trong sự đan xen lẫn nhau, dần dần dẫn đến sự biến đổi

so với yếu tố ban đầu mà các lưu dân mang đến Sự biến đổi đó đã bổ trợ sự khiếm khuyết của nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ đó, hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân Nam Bộ dần có những điểm chung, bên cạnh những yếu tố riêng biệt của từng tộc người Những điểm chung nói trên là kết quả hoà đồng tôn giáo rất đặc trưng của khu vực Nam Bộ

Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời tại khu vực Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX cũng bắt nguồn từ yếu tố hoà đồng tôn giáo đó

Khi đạo Cao Đài ra đời, Nam Bộ đã trở thành vùng đất màu mỡ:

“Ruộng đồng mặc sức chim bay Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua”

Trang 7

Nam Bộ cũng đã trở thành nơi quần tụ của nhiều tộc người, tạo nên một vùng văn hóa hỗn dung đặc sắc và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng “cứu thế” của đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ đã được hình thành và phát triển hàng trăm năm, nên tôn giáo này đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Nam

Bộ biến thành cái riêng mang tính đặc thù trong tôn giáo của mình như xây dựng đức tin theo Tam giáo, giáo lý dựa trên nền tảng của các tôn giáo có trước, tổ chức tôn giáo được sắp đặt theo cơ cấu nhà nước,… và được giải thích theo giáo lý Cao Đài Chính điều này, tạo nên sự mới mẻ của một tôn giáo mới, nhưng lại gần gũi với tín ngưỡng truyền thống của cư dân Nam Bộ, do đó đạo Cao Đài đã thu hút được nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam Bộ tham gia và trở thành tín đồ của Đạo

Trên thực tế, sự mới mẻ của đạo Cao Đài vẫn không nằm ngoài bối cảnh chung của văn hóa Nam Bộ, nó chỉ tích hợp từ những thành tố văn hóa đã có trước, rồi sắp xếp lại và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ Kết quả là đạo Cao Đài khi vừa thành lập (năm 1926) đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở khu vực Nam Bộ

Đạo Cao Đài đã có những điều chỉnh như thế nào về đức tin, về giáo lý, về

cơ cấu tổ chức, cách hành đạo… để tạo nên sự mới mẻ ở Nam Bộ và trở thành một trong những tôn giáo có đông tín đồ người Việt tin theo? Nghiên cứu vấn đề này

sẽ lý giải được vai trò tôn giáo trong đời sống của cư dân Nam Bộ và góp phần tìm ra những yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nam Bộ cũng như tính cách của người Việt Nam Bộ Hơn nữa, bản thân tác giải luận án là người “trong cuộc”, là một tín đồ Cao Đài nên tương đối hiểu rõ về tôn giáo này và có hướng tiếp cận dễ dàng hơn

Vì lý do trên, chúng tôi chọn “Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài

trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên

ngành Dân tộc học Với đề tài này, chúng tôi hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:

Trang 8

- Tìm hiểu chức năng tôn giáo trong đời sống của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ

- Tìm hiểu những đóng góp về mặt văn hóa của đạo Cao Đài đối với văn hóa Nam Bộ qua đời sống tôn giáo của tín đồ

- Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài, cũng như đối với đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài

- Tìm hiểu một số quan điểm lý thuyết về văn hóa trong nghiên cứu Nhân học như thuyết Chức năng, các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa, Cấu trúc…

2 Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ

đạo Cao Đài, do đó đối tượng nghiên cứu là những tín đồ theo đạo Cao Đài, chủ yếu là tín đồ người Việt Vấn đề nghiên cứu của đề tài là những hoạt động trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài người Việt như đức tin, thờ phụng, tổ chức, nghi lễ

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi Nam Bộ, vì khu

vực này là điểm xuất phát của đạo Cao Đài; hầu hết các Toà thánh, Tổ đình, Thánh thất của các chi phái trong đạo đều hình thành tại đây Hơn nữa, Nam Bộ là vùng văn hóa - lịch sử có nhiều điểm đặc biệt về quá trình tộc người, giao lưu tiếp biến văn hóa và là nơi ra đời nhiều tôn giáo mới so với các vùng khác ở Việt Nam

Vì vậy, Nam Bộ là nơi tốt nhất để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đã được đặt ra cho đề tài này

- Giới hạn thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về văn

hóa Nam Bộ và ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ trong đời sống tôn giáo của tín

đồ Cao Đài, nên thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1926 đến năm 2008 (Năm

1926 là năm đánh dấu sự ra đời của đạo Cao Đài Khi tôn giáo này ra đời đã luôn bồi đắp, tích tụ sắc thái của văn hóa Nam Bộ qua thời gian và phát triển dần Năm

2008 là mốc thời gian tạm giới hạn của đề tài nghiên cứu)

+ Thời gian khảo sát: Đề tài được khảo sát trong thời gian 4 năm, từ năm

2004 đến năm 2008 (Năm 2004, khảo sát để xây dựng đề cương nghiên cứu Từ năm 2005 đến năm 2008, khảo sát, nghiên cứu để hoàn thành đề tài)

Trang 9

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, các phương pháp được thực hiện gồm Quan sát –

Tham dự, Phỏng vấn sâu, So sánh đối chiếu, Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh và Nghiên cứu lịch sử (xét hai phương diện: đồng đại và lịch đại)

- Quan sát – tham dự là phương pháp đặc thù chuyên biệt của ngành Nhân

học, đòi hỏi người nghiên cứu phải tham dự, quan sát, cùng sinh sống và khảo sát tại cộng đồng mà mình nghiên cứu trong thời gian dài Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thực hiện điền dã dài ngày tại các tỉnh, thành như Tây Ninh, Bến Tre, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh Trong thời gian điền

dã, các lễ hội của Cao Đài như vía Đức Chí tôn, Diêu Trì Kim Mẫu, lễ Khai đạo, Hôn phối, Tang lễ, cúng Cửu, Nhập môn, Quì hương,… được tổ chức tại Đền thánh, các Thánh thất, tư gia của tín đồ,… chúng tôi đều tham gia Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu Các thông tin này được ghi

lại dưới hình thức Nhật ký điền dã

- Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên trong

cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định Trong quá trình điền dã, phương pháp này được dùng để phỏng vấn chức sắc, chức việc và tín đồ của đạo Cao Đài Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ được các nguyên tắc hành đạo, các suy nghĩ, cũng như biết được thân thế, sự nghiệp, ước vọng, niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ Thông tin có được

từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho những nhận định trong đề tài bằng hình thức trích dẫn nội dung phỏng vấn (đưa quan điểm của tín đồ, của người được nghiên cứu vào nội dung khoa học) bên cạnh ý kiến, nhận định của chúng tôi

- So sánh đối chiếu là phương pháp được thực hiện trong quá trình điền dã

nhằm so sánh các hoạt động tôn giáo diễn ra trong đời sống tín đồ Cao Đài với các nhóm cư dân khác để nhận biết những nét tương đồng và dị biệt trong bối cảnh chung của một vùng văn hóa Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc

so sánh và giải thích các hoạt động tôn giáo đang diễn ra ở cộng đồng tín đồ

Trang 10

- Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận

thông tin bằng các thiết bị kỹ thuật như máy ảnh, máy quay phim, các bản vẽ… Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của chúng tôi về hoạt động tôn giáo của tín đồ Cao Đài Nam Bộ

- Nghiên cứu lịch sử (đồng đại và lịch đại) là một trong những phương

pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài trong không gian cụ thể là Nam Bộ Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong điền dã Dân tộc học

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp emic, etic khi trình bày nội

dung khoa học của luận án Sử dụng emic là đưa tiếng nói của người trong cuộc, người được phỏng vấn, dưới dạng trích dẫn đóng trong khung vào nội dung để chứng minh cho các nhận định trong luận án Etic là quan điểm của người nghiên cứu bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với những nhận định của người trong cuộc Sử dụng phương pháp này nhằm có sự so sánh, đối chiếu những nhận định của tác giả với ý kiến của đối tượng nghiên cứu trong luận án

4 Những đóng góp mới của luận án

Dưới góc độ nghiên cứu Dân tộc học về đời sống tôn giáo của cộng đồng tín

đồ Cao Đài, luận án thể hiện một số đóng góp mới như:

- Tập hợp các nguồn tư liệu (tư liệu thành văn, tư liệu điền dã) thành hệ thống để phân tích, làm rõ quá trình ra đời, phát triển và phân hóa của đạo Cao Đài ở Nam Bộ một cách dễ hiểu so với những công trình đã công bố trước đây Miêu tả tỉ mỉ các nghi lễ, cơ cấu tổ chức, cách hành đạo của tín đồ Cao Đài nhằm tìm ra những chức năng của nó trong đời sống tôn giáo của tín đồ

- Công bố nhiều tư liệu mới, chủ yếu là tư liệu điền dã của tác giả về các hoạt động của đạo Cao Đài

- Các thông tin được sơ đồ hóa dưới dạng bảng, bản vẽ và hình ảnh cụ thể

- Dùng tư liệu điền dã Dân tộc học để chứng minh đạo Cao Đài ảnh hưởng nhiều yếu tố của văn hóa Nam Bộ và cũng chứng minh đạo Cao Đài đã có những

Trang 11

đóng góp không nhỏ trong việc góp phần tạo nên sắc thái đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XX

- Nội dung nghiên cứu về đạo Cao Đài góp phần bổ sung lý thuyết về tôn giáo, tôn giáo bản địa và các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa của ngành Dân Tộc học, Nhân học

5 Bố cục của luận án

Ngoài phần dẫn luận, luận án gồm ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận của việc nghiên cứu và tổng quan về đạo

Cao Đài ở Nam Bộ Nội dung trình bày những tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu,

trong đó làm rõ các khái niệm liên quan như tôn giáo, phân loại tôn giáo, đời sống tôn giáo; và đưa ra các hướng nghiên cứu, các lý thuyết để áp dụng cho việc phân tích, giải quyết vấn đề; ngoài ra, trong luận án còn trình bày bối cảnh văn hóa Nam Bộ và quá trình hình thành phát triển của đạo Cao Đài ở Nam Bộ

- Chương 2: Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ Nội dung hệ

thống hóa thông tin về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ với các nội dung được trình bày như đức tin, thờ phụng, tổ chức tôn giáo, lễ nghi và giải thích

về mục đích, nhu cầu và chức năng tôn giáo trong đời sống của tín đồ đạo Cao Đài

- Chương 3: Đóng góp của đạo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ và ảnh

hưởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ Nội dung trình bày đạo Cao Đài góp phần

làm đa dạng đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ và phân tích đạo Cao Đài đã ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Nam Bộ, qua đó chứng minh văn hóa Nam Bộ có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài

- Kết luận: Đúc kết các kết quả nghiên cứu từ ba chương và nêu những nhận

xét tổng kết của luận án

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm

Nghiên cứu đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, chúng tôi

trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài như Tôn giáo, cách phân loại tôn

giáo và đời sống tôn giáo, nhằm định hướng cho việc tiếp cận, nghiên cứu và giải

quyết vấn đề liên quan đến đề tài

* Tôn giáo

Do luận án thuộc lĩnh vực Nhân học tôn giáo nên chúng tôi trình bày khái niệm tôn giáo theo quan điểm Dân Tộc học và Nhân học là cơ sở lý luận để thực hiện đề tài

Tôn giáo là một khái niệm phức tạp với nhiều cách định nghĩa khác nhau

E.B Tylor cho rằng tôn giáo là “niềm tin vào các thực thể tinh thần” [194:22]; còn E Durkheim thì cho “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những

niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, nghĩa là sự tách biệt, cấm đoán, những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng đạo đức, được gọi là Giáo hội” [66:60] Anthony F.C Wallace

xem “Tôn giáo là tập hợp những nghi lễ, đã được biện minh bằng thần thoại,

động viên sức mạnh siêu nhiên nhằm mục đích đem lại biến đổi hoặc đề phòng biến đổi cho con người và tình trạng tự nhiên” [29:276] Theo Max Weber thì

“Tôn giáo đặc biệt tác động đến cộng đồng Tôn giáo gắn kết những thế lực siêu

nhiên Quy định các mối quan hệ giữa các thế lực của chúng với những con người tạo thành lĩnh vực của những hoạt động tôn giáo” [176:68] Clifford Geertz đưa

ra định nghĩa “Tôn giáo là một hệ thống các biểu tượng có tác dụng tạo ra những

trạng thái mạnh mẽ, lan tỏa, kéo dài và những động cơ trong những con người bằng cách trình bày có hệ thống những quan niệm về một trật tự tồn tại chung và

Trang 13

che phủ những quan niệm này bằng một thực tế tỏa ra rằng những tình trạng và những động cơ dường như là hiện thực duy nhất” [194:23] Theo định nghĩa này,

Clifford Geertz quan niệm tôn giáo như là sự truyền thông, trong đó những biểu tượng của tôn giáo sẽ chứa đựng những tín ngưỡng tổng hợp mà cộng đồng quan niệm về thế giới siêu linh Cùng quan điểm với Clifford Geertz, Meford Spiro cho

rằng “Tôn giáo là một thiết chế bao gồm sự tương tác mang tính hình mẫu văn

hóa với những siêu linh được mặc nhận bởi văn hóa” Nhưng Rohin Horton lại

không đồng ý với quan điểm “tôn giáo là biểu tượng” của C Geertz và M Spiro,

khi cho rằng “Tôn giáo là một sự mở rộng lĩnh vực những quan hệ của con người

ra bên ngoài những hạn chế của xã hội loài người đơn thuần, trong đó con người nhìn nhận mình như một sinh vật trong mối quan hệ phụ thuộc với tính phi nhân”

[194:23] Theo định nghĩa này, R Horton nhìn tôn giáo cùng quan điểm với E Durkheim, cùng cho rằng tôn giáo như một sự mở rộng các quan hệ phức tạp của

con người trong xã hội F.Engels cũng cùng quan điểm này khi cho rằng “Tôn

giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày”

[2:437-438] Trong khi đó K.Marx lại cho rằng “Tôn giáo là tiếng thở dài của

chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó

là tinh thần của những trật tự không có tin thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [110:33] Quan điểm của K.Marx, xem tôn giáo như là sự cứu rỗi (một trái

tim, một tinh thần) của những con người đang sống trong sự khủng hoảng, không

mang nghĩa của sự phê phán tôn giáo Tại Việt Nam, nhà Dân tộc học Đặng

Nghiêm Vạn cho rằng tôn giáo ra đời để phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên

ngoài khi nói “Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang

tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội/tôn giáo khác nhau” [176:167]

Trang 14

Từ các định nghĩa trên cho thấy tôn giáo là sản phẩm của con người Con người sáng tạo ra tôn giáo rồi chịu sự chi phối của tôn giáo tác động lại trong cuộc sống Tôn giáo ra đời nhằm lý giải những hiện tượng “kỳ lạ” xảy ra xung quanh cuộc sống con người, phản ảnh hiện tượng xã hội và cũng là một nơi cứu rỗi của con người trong xã hội bằng một thế giới siêu thoát (thế giới bên kia)

Khi ý niệm về một thế giới bên kia ra đời cũng là lúc tôn giáo được hình thành Do vậy, các nhà khoa học khi định nghĩa về tôn giáo thường nhấn mạnh đến “tính thiêng liêng”, một “niềm tin về tính siêu thực” về một “thế giới vô hình” Niềm tin siêu thực ấy là chỗ dựa tinh thần của con người khi gặp khủng hoảng trong cuộc sống và đây cũng là yếu tố để tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người

Khi nghiên cứu về tôn giáo, các nhà khoa học thường xem tôn giáo gắn liền

với 3 yếu tố: niềm tin, nghi lễ và những người thực hành nghi lễ tôn giáo Trong

luận án này, để nghiên cứu đạo Cao Đài, chúng tôi cũng kế thừa, vận dụng nội dung các khái niệm trên và cũng dựa vào ba yếu tố: niềm tin, nghi lễ, và những người thực hành nghi lễ tôn giáo

- Niềm tin tôn giáo là tin vào yếu tố “thiêng” liên quan đến thế giới vô

hình, đến những siêu linh do con người tưởng tượng và sáng tạo ra Đây là niềm tin siêu lý, không dựa vào lý tính và thực nghiệm, niềm tin được cảm nhận, hoặc theo truyền thống kinh nghiệm để dần khẳng định tính vững chắc của nó [167:94-

95] Niềm tin này có thể dựa vào huyền thoại để tạo nên những vị thần như thần

sáng tạo, thần sấm, thần sét, thần mưa… hay loại hình tôtem nào đó để rồi dẫn

đến việc tôn sùng, tín ngưỡng, chiêm bái Niềm tin cũng có thể dựa trên triết lý

“đối lập” về cuộc sống hiện tại bằng “một thế giới bên kia” Nhìn chung, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào thế giới hư ảo, siêu thực với các đấng siêu linh có khả năng chi phối cuộc sống của con người trần thế Đây là niềm tin không cần thực

nghiệm và niềm tin trong đạo Cao Đài cũng được thể hiện như trên

- Nghi lễ tôn giáo là những hành vi của con người nhằm biểu hiện niềm tin

tôn giáo của mình Bất cứ một tôn giáo nào, dù sơ khai hay phát triển, đều có những hành vi liên quan đến niềm tin, mà nghi lễ là một trong những hành vi quan

Trang 15

trọng đó Nghi lễ được thực hiện với tư cách cá nhân hay dưới hình thức cộng đồng

Nghi lễ tôn giáo được thực hành thường gắn liền với một thực thể siêu linh hay một thế giới vô hình nào đó liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn giáo qui định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống của tín đồ Nghi lễ

có thể dùng để giải tỏa những nỗi bất an của con người ở cuộc sống trần tục, cũng

có thể đưa con người đến gần hơn với thế lực siêu nhiên mà họ tin tưởng [176:130]

Nghi lễ được thực hiện theo nhiều cách như tuân thủ theo chu kỳ thời gian (được tổ chức theo năm, tháng của Dương lịch hoặc Âm lịch), theo chu kỳ đời

người (nghi lễ vòng đời) hoặc những nghi lễ riêng lẻ do từng tôn giáo qui định

Nghi lễ cũng là hình thức giúp tăng cường sức mạnh của cộng đồng (Rite of intensification), như nhận định của nhà nhân nhọc William A Haviland khi cho

rằng “Nghi lễ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng hay biến cố lớn nào đó

của cộng đồng cư dân, mục đích để giúp cho mọi thành viên trong cộng đồng đó gắn bó với nhau hơn” [236:358]; hoặc nghi lễ còn mang mục đích đánh dấu sự

chuyển đổi của thời gian và chuyển đổi vị thế của con người trong xã hội như nghiên cứu của Anorld Van Gennep với tiêu đề Rites of Passage (các nghi lễ chuyển đổi) Ngoài ra, nghi lễ được thực hiện còn phản ánh thực tại của xã hội, nơi con người đang sinh sống

Nghi lễ được thực hiện thường biểu hiện qua các yếu tố như:

+ Tạo bối cảnh: để mở đầu cho nghi lễ là một trong số hoạt động liên quan

đến việc nhập lễ (valoriation) hoặc thiêng liêng hóa (sacralization) đối với các

hiện vật tôn giáo nhằm làm thay đổi chức năng thông thường hàng ngày của nó

+ Nghi thức hưởng thụ phong phú (liên quan đến thực phẩm và đồ uống):

chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống dưới hình thức bữa tiệc nhằm thể hiện sự hưởng thụ phong phú mang tính phồn thịnh

- Gắn liền với nghi lễ tôn giáo là những người thực hành nghi lễ Những

người này có thể được chia thành ba hình thức: người hành lễ chuyên nghiệp,

người hành lễ bán chuyên nghiệp và người hành lễ thông thường [29:300]

Trang 16

+ Người hành lễ chuyên nghiệp là những người có tri thức, kỹ thuật và

năng lực tôn giáo Họ được đào tạo hoặc tu luyện trong tôn giáo Họ có chức năng chuyên môn về tôn giáo, nắm rõ những nguyên tắc, giáo luật và điều lệ của tôn giáo Họ có thể là mục sư, linh mục, nhà sư, người chủ lễ… trong các tôn giáo đương thời

+ Người hành lễ bán chuyên nghiệp là những người được tin rằng họ có

mối quan hệ trung gian giữa thế giới trần tục với thế giới thần linh Thông qua họ, thần linh có thể tiếp xúc được với con người trần tục; thần linh có thể chữa bệnh, ban bùa, phép bình an cho người trần tục Những người này thường được gọi là

shaman Shaman có thể là thầy phù thủy, thầy mo, thầy cúng, bà đồng, bà bóng…

Họ được gọi là những người hành lễ bán chuyên nghiệp vì khi kết thúc những buổi lễ, họ lại trở thành những con người bình thường trong cuộc sống

+ Người hành lễ thông thường là những người chưa hoặc không có chức

phận tôn giáo, nhưng lại có niềm tin và thực hành nghi lễ tôn giáo Họ có thể là tín

đồ hoặc người dân bình thường, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn trong tôn giáo như những người hành lễ chuyên nghiệp, hoặc cũng không thể trở thành những người trung gian cho thế giới thần linh như những vị shaman Người hành

lễ thông thường chỉ dựa vào niềm tin tôn giáo mà hành lễ hàng ngày hoặc theo chu

kỳ thời gian Họ vẫn giữ cuộc sống đời thường như những con người bình thường khác trong xã hội

Như vậy, những người thực hành nghi lễ kể trên là những người có vai trò

gìn giữ và phát triển tôn giáo trong xã hội, thông qua họ mà tôn giáo phát triển và gắn chặt với cộng đồng xã hội Điều này cũng được thấy rõ trong đạo Cao Đài

Từ những phân tích trên cho thấy, tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhằm làm chỗ dựa về tinh thần khi gặp những khủng hoảng trong cuộc sống

* Cách phân loại tôn giáo

Theo nhiều nguồn tài liệu thư tịch, hiện nay có nhiều cách phân loại tôn

giáo Trong khoa học Mác-xít, tôn giáo được chia thành hai loại: Tôn giáo của chế

độ tiền giai cấp (công xã thị tộc) và Tôn giáo của những xã hội có giai cấp X.A

Trang 17

Tôcarev cho rằng, trong xã hội có giai cấp, tôn giáo là công cụ tư tưởng của ách

áp bức giai cấp, là sự biện hộ cho bất bình đẳng xã hội; còn trong xã hội tiền giai cấp, tôn giáo là sự phản ánh về tư tưởng, trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất vật chất và thể hiện sự bất lực của người nguyên thủy trước hoàn cảnh tự nhiên và xã hội quanh họ [232:18] Robert N Bellah phân loại tôn giáo theo loại

hình tiến hóa về thời gian Ông phân tôn giáo thành các loại: Tôn giáo nguyên

thủy, Tôn giáo tiền sử, Tôn giáo lịch sử, Tôn giáo cận đại, Tôn giáo hiện đại

[66:275-307]

- Tôn giáo nguyên thủy chỉ là những đặc trưng của “thế giới thần thoại”

Hành động của tôn giáo nguyên thủy là sự tham gia đồng nhất của cộng đồng cùng hóa thân thành các nhân vật thần thoại để tái dựng lại thế giới thần thoại

- Tôn giáo tiền sử là sự tiến hóa của tôn giáo nguyên thủy Những nhân vật

thần thoại lúc này được đặc trưng hóa một cách rạch ròi, được nhìn nhận là có vai trò trong việc cai quản thế giới tự nhiên và xã hội của con người một cách chủ động Hành động của tôn giáo tiền sử là hình thái cúng tế dành cho các vị thần, thánh, được nhân cách hóa từ những nhân vật thần thoại trong loại hình tôn giáo trước

- Tôn giáo lịch sử được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi cộng đồng tộc người

Trong triết lý của tôn giáo lịch sử có xuất hiện thế giới siêu nhiên cao hơn thế giới trần tục và nắm quyền cai quản thế giới trần tục Nơi đó có “giáo chủ” vượt ra ngoài vòng sinh tử và là người sáng tạo, cai quản vũ trụ Hành động trong tôn giáo lịch sử sẽ mang tính “cứu rỗi” con người, qua đó lại xuất hiện những tổ chức tôn giáo tách biệt với các tổ chức xã hội thông thường Tổ chức tôn giáo nhằm hướng con người đến với phương thức cứu rỗi trong tôn giáo Tùy thuộc vào từng tôn giáo mà có các tổ chức và hành động tôn giáo khác nhau

- Tôn giáo cận đại là sự phân hóa của tôn giáo lịch sử Nội dung tập trung

vào mối quan hệ trực tiếp giữa các cá nhân với các thực thể siêu việt Một số loại hình lễ nghi trong tôn giáo lịch sử bị loại bỏ vì cho rằng “mê tín”, hoặc chuyển thể thành một hình thức khác giống như lễ “tưởng niệm” Sau tôn giáo cận đại sẽ là

Trang 18

tôn giáo hiện đại và Robert N Bellah cho rằng tôn giáo hiện đại vẫn đang nằm

trong “bước chuyển” nên chưa thể xác định rõ ràng

Nếu Robert N Bellah phân loại tôn giáo theo thời gian, một số nhà nghiên cứu khác [65][176][232] lại phân loại tôn giáo theo không gian Theo đó, tôn giáo

được phân thành: Tôn giáo dân tộc, Tôn giáo khu vực, Tôn giáo thế giới, Tôn giáo

bản địa

- Tôn giáo dân tộc là những tôn giáo được hình thành trong xã hội có giai

cấp, trong khuôn khổ của những quốc gia nhất định và những cộng đồng nhất định, không vượt ra ngoài khuôn khổ đó thì được xem (một cách qui ước) là tôn giáo dân tộc Các tôn giáo dân tộc có thể kể đến như Đạo giáo, Nho giáo (ở Trung Quốc), Shinto giáo (ở Nhật), Do Thái giáo (ở người Do Thái)…[232:20-21]

- Tôn giáo khu vực là các tôn giáo có nội dung mang tính phổ quát, không

gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, các nghi thức cụ thể của cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định Các tôn giáo này được phổ biến bằng con đường chiến tranh hay hòa bình, được các quốc gia đã bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận, rồi trên nền tảng tôn giáo truyền thống biến đổi thành tôn giáo của riêng quốc gia đó [176:49]

- Tôn giáo thế giới là những tôn giáo có phạm vi phát triển vượt ra ngoài

quốc gia, nơi nó ra đời và được nhiều cộng đồng tộc người chấp nhận Hiện nay, các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Islam, Tin Lành được xem là tôn giáo thế giới vì nó phát triển rộng khắp trên thế giới và được nhiều tộc người khác nhau chấp nhận

- Tôn giáo bản địa (Chú thích – CT:1) là tôn giáo mang sắc thái địa phương, xuất hiện trong một bối cảnh môi trường thiên nhiên và môi trường xã

hội tại chỗ, một thời điểm lịch sử nhất định, của một dân tộc cụ thể và mang dấu

ấn kinh tế-văn hóa-xã hội của dân tộc đó Tôn giáo bản địa chỉ của riêng một bộ phận cư dân trong dân tộc, tại một vùng đất cụ thể, không lan rộng trên quy mô

toàn lãnh thổ Nội dung của khái niệm tôn giáo Tôn giáo bản địa rất gần với khái niệm Tôn giáo dân tộc, có thể là một nhưng có khi là hai Tôn giáo dân tộc (ví dụ

đạo Shinto của Nhật Bản) phổ biến toàn thể một dân tộc với tâm thức chung,

Trang 19

nhưng Tôn giáo bản địa (có thể gọi là tôn giáo địa phương) chỉ của một bộ phận

cư dân trong dân tộc đó, tại một vùng đất cụ thể, không lan rộng trên quy mô toàn lãnh thổ và không phải tất cả hoặc hầu hết mọi người trong dân tộc đó đều theo như Tôn giáo dân tộc

Tại Nam Bộ, Tôn giáo bản địa chủ yếu là của người Việt, do một bộ phận người Việt sáng tạo ra và mang tính hỗn dung (syncretisme) do ảnh hưởng giáo lý cũng như sắc thái văn hóa, tâm lý của các tôn giáo khác và các dân tộc khác… Sự hỗn dung trong tôn giáo bản địa ở Nam Bộ như là đạo Cao Đài cũng có gốc rễ sâu

xa và chịu sự chi phối, tác động trực tiếp của những tiền đề kinh tế-văn hóa-xã hội

và lịch sử của vùng đất Nam bộ

Ngoài ra, một số tài liệu khác [53][54][65] còn phân tôn giáo thành các

dạng như: tôn giáo hỗn hợp, tôn giáo mới… Trong đó:

- Tôn giáo hỗn hợp là tôn giáo xây dựng giáo lý và cả cơ cấu của mình dựa

trên khuôn mẫu của nhiều tôn giáo đã có từ trước, có thể là vì chịu ảnh hưởng xã hội của các tôn giáo kia, cũng có thể vì muốn dễ thu hút tín đồ mới trong quần chúng tín đồ các tôn giáo cũ đã mang thói quen tín ngưỡng không dễ sửa bỏ [54:648]

- Tôn giáo mới, gọi chung là “đạo lạ”, “đạo mới”, “tạp giáo”… là các tôn

giáo xuất hiện từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở lại đây, trong đó có nhiều tôn giáo

bị ghi vào “danh sách đen” của chính quyền nhiều nước vì được coi là thủ phạm của các hoạt động gây bất ổn cho xã hội Tôn giáo mới có thể chia thành bốn loại

dựa trên tính đặc thù hoạt động của nó là: Phong trào thờ cúng, Phong trào thánh

linh mới giáng lâm, Phong trào tà giáo đương đại và Phong trào tu luyện thân tâm [54:648-650]

Tóm lại, theo các nguồn tài liệu thư tịch, tôn giáo hiện nay được chia thành nhiều loại hình khác Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và nước ngoài, đạo Cao Đài ở Nam Bộ mà chúng tôi chọn để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ thuộc loại hình Tôn giáo bản địa

Trang 20

* Đời sống tôn giáo

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Đời sống có nghĩa là toàn

bộ những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội hay toàn

bộ những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội [177:348] Trong quyển

Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, xuất bản năm 1994, Đời sống có nghĩa là

hoạt động về một mặt nào đó của một xã hội, cá nhân [118:319] Như vậy, đời sống tôn giáo có thể hiểu là những hoạt động liên quan đến tôn giáo của con

người, của xã hội Những hoạt động này có thể bao gồm: hoạt động tôn giáo, hoạt

động tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, hội đoàn tôn giáo… Theo pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội Việt Nam ban hành 2004 [17:8-9], thì:

- Hoạt động tôn giáo có nghĩa là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo

luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm

và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội

- Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo

lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận

- Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra

nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo

Ngoài ra, theo Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion),

“đời sống tôn giáo bao hàm toàn bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan

hệ giữa tôn giáo với xã hội”

Như vậy có thể hiểu, đời sống tôn giáo bao gồm những hoạt động cũng

như các mối quan hệ trong tôn giáo của con người, của xã hội Do đó, khi nghiên

cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ, chúng tôi chỉ xét đến các khía cạnh liên quan đến hoạt động tôn giáo, cũng như các mối quan hệ trong

tôn giáo của tín đồ Cao Đài qua các vấn đề như đức tin tôn giáo, phụng thờ trong

tôn giáo, tổ chức tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo của đạo Cao Đài Trong vấn đề

Trang 21

hoạt động tôn giáo, đạo Cao Đài giai đoạn trước năm 1975 còn có những khía cạnh khác như việc xây dựng và phát triển quân đội, hệ thống phát thanh, trường học, sự xung đột giữa các chi phái…, chúng tôi không đề cập đến trong luận án này, vì không thuộc phạm vi nghiên cứu

1.1.2 Quan điểm tiếp cận của đề tài

Chúng tôi nhận thức, tôn giáo là một thành tố của văn hóa, bởi tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo nên Do đó, khi nghiên cứu về đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ, chúng tôi chú trọng đến các hướng tiếp cận sau:

* Bối cảnh văn hóa

Bối cảnh văn hóa là nhân tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển tôn giáo, đặc biệt chúng tôi quan tâm đến bối cảnh biến đổi văn hóa của tộc người,

vì ngoài yếu tố phát triển nội tại do ảnh hưởng văn hóa trong khu vực, trong xã hội hiện đại còn có sự tác động của nhiều yếu tố khác như sự thay đổi về môi trường sống (gồm môi trường tự nhiên và xã hội) của tộc người, sự tiếp xúc giữa các tộc người khác nhau thông qua hôn nhân, buôn bán, lao động, di cư, truyền đạo…

Những biến đổi này có thể xét trên hai tính chất của văn hóa là tính truyền thống –

hiện đại và tính cộng sinh văn hóa Trong đó, tính truyền thống – hiện đại được

dựa trên cơ sở tích lũy, lưu truyền và tái tạo những giá trị của văn hóa trong cộng đồng Một nền văn hóa không bao giờ tồn tại trong sự bất biến, mà luôn trải qua những biến đổi, nhất là trong thời kỳ hòa nhập vào hệ thống xã hội hiện đại, khi các dân tộc không còn sống riêng biệt và khi quan hệ sản xuất hàng hóa, lối sống

đô thị và sự thay đổi về quan hệ giáo dục không ngừng tác động vào các đặc điểm truyền thống tộc người Do đó, nghiên cứu tôn giáo cần chú trọng đến sự biến đổi

của bối cảnh văn hóa, nhất là chú trọng đến khía cạnh truyền thống – hiện đại

trong văn hóa, nghĩa là nghiên cứu văn hóa truyền thống trong sự biến đổi, đổi mới của nó Quy luật của sự vận động, biến đổi sẽ bảo đảm cho văn hóa tồn tại

liên tục, không ngưng đọng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm đến tính cộng

sinh văn hóa Sự cộng sinh văn hóa phổ biến nhất là cộng sinh giữa hai yếu tố văn hóa nội sinh và văn hóa ngoại sinh [75:110] Trong lịch sử phát triển của tộc

Trang 22

người bao giờ cũng có quá trình hoạt động nội tại của văn hóa, được gọi là văn

hóa bản địa- tức là yếu tố nội sinh, ngoài ra còn có yếu tố do tiếp nhận và ảnh hưởng từ bên ngoài, gọi là ngoại sinh Khi các yếu tố văn hóa ngoại sinh hòa nhập

với các yếu tố văn hóa nội sinh và lâu dần yếu tố ngoại sinh sẽ có xu hướng nội

sinh hóa Nói khác đi, đó là yếu tố ngoại sinh được nội sinh hóa Trong quá trình

phát triển văn hóa tộc người, yếu tố nội sinh luôn đóng vai trò chủ đạo, nó củng cố nền tảng bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc đó Trên nền tảng văn hóa nội sinh, yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào sẽ được sàng lọc, chọn lựa để làm phong phú thêm cho nền văn hóa bản địa

Trong tôn giáo cũng vậy, sự biến đổi về mặt văn hóa cũng dẫn đến sự biến đổi về mặt tôn giáo Ví dụ một tôn giáo cũng sẽ có những biểu hiện niềm tin, hành

vi tôn giáo khác nhau khi nó được truyền sang những nền văn hóa khác Nguyên

nhân của sự biến đổi văn hóa là do “sự thẩm thấu” qua bức màn văn hóa bản địa

và bị chi phối bởi yếu tố bản địa trong văn hóa tộc người Trong lịch sử tôn giáo,

mỗi tộc người sẽ có cách biểu hiện niềm tin tôn giáo theo hành vi văn hóa của mình Đạo Bàni ở người Chăm miền Trung Việt Nam là một ví dụ Khi đạo Islam được truyền bá vào người Chăm miền Trung, một thời gian sau nó bị chi phối bởi những yếu tố bản địa để trở thành một đạo Bàni khác xa so với đạo Bà La môn hoặc Islam chính thống; hay như đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ khi truyền sang Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á cũng bị biến đổi rất nhiều,

sự biến đổi đó gọi là “bản địa hóa” mà một trong những nguyên nhân chính là do văn hóa bản địa của tộc người chi phối Theo quan niệm của các nhà khoa học thì tôn giáo sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia… kể cả tôn giáo có cùng nguồn gốc xuất phát Nguyên nhân của sự khác nhau

đó là do sự chi phối của nhiều yếu tố, từ yếu tố văn hóa của cộng đồng- xã hội đến yếu tố tự nhiên, yếu tố của không gian và thời gian

Từ những phân tích trên, quan điểm của chúng tôi khi nghiên cứu về đời

sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ là luôn tìm hiểu ở trạng thái động Do

bởi, động thái văn hóa là quá trình chuyển đổi văn hóa, trong đó có yếu tố văn hóa truyền thống bền vững được giữ lại, có yếu tố mất đi, có yếu tố được tái tạo, có

Trang 23

yếu tố biến đổi, cách tân v.v… Nghiên cứu dưới góc độ này, chúng tôi muốn lý giải những hiện tượng biến đổi về yếu tố văn hóa trong đạo Cao Đài và qua đó nhấn mạnh đến yếu tố thích nghi của tín đồ Cao Đài trong khu vực

* Nhu cầu tôn giáo của con người

Theo các quan điểm đã phân tích, tôn giáo ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người trong xã hội Trong xã hội nguyên thủy, con người yếu đuối trước sức mạnh thiên nhiên, cũng như bất lực trong quan hệ xã hội, thường phải cầu viện vào những hình thái tôn giáo như tôtem, ma thuật (phép màu, bùa, yểm…), đạo phù thủy hay shaman giáo, để cầu cứu thần linh giúp họ tăng thêm sức mạnh, vượt qua những khó khăn, cũng như chiến thắng những bệnh tật, thiên tai và kẻ thù Đến xã hội có giai cấp, mỗi dân tộc, tộc người, tổ chức xã hội, văn hóa, cộng đồng huyết thống, cá nhân… vẫn cầu viện đến thần linh, đến các thế lực siêu nhiên phù trợ cho cộng đồng được phát triển, cho cá nhân được che chở, chống lại thiên tai và những bất công, rủi may trong cuộc sống [176:169] Như vậy, tôn giáo ra đời chính là chỗ dựa tinh thần khi con người gặp những khủng hoảng không thể giải quyết được trong cuộc sống hàng ngày Nhu cầu này không phải ngẫu nhiên có, mà do điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội tạo nên

Từ nhận định trên, chúng tôi cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người dân Nam

Bộ ở đầu thế kỷ XX về sự ra đời của một tôn giáo mới như đạo Cao Đài nói riêng

và các tôn giáo khác nói chung

* Quan điểm giới trong tổ chức tôn giáo

Giới là khái niệm được dùng để chỉ địa vị và vai trò của con người mang

giới tính khác nhau trong xã hội theo qui định của nền văn hóa [195:108] Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có những qui định khác nhau về vai trò và địa vị cụ thể của nam và nữ trong xã hội Sự khác nhau là do văn hóa trong xã hội đó qui định Văn hóa còn qui định đến sự khác biệt giới trong cấu trúc xã hội của các tôn giáo trên thế giới Các nhà khoa học đã chứng minh, ở những nơi có sự bình đẳng về giới thì vai trò của phụ nữ ngang với nam giới trong việc thực hiện những nghi lễ tôn giáo Ở những xã hội theo chế độ phụ hệ, coi trọng nam giới, thì vai trò của người phụ nữ trong cấu trúc xã hội tôn giáo bị hạn chế [195:124] Trong xã hội Islam,

Trang 24

phụ nữ rất hạn chế về việc thực hành tôn giáo Họ không được đến Thánh đường hành lễ như nam giới, chỉ hành lễ tại nhà; nếu đến Thánh đường cũng không thể đứng hành lễ ở những vị trí trang trọng như nam giới Họ không được quyền nắm giữ chức vụ trong tôn giáo Hoặc trong các tôn giáo lớn khác như Công giáo, Phật giáo, Tin lành… vai trò của phụ nữ không thể sánh ngang với nam giới Họ cũng không có những chức danh tôn giáo như nam giới Nguyên nhân của vấn đề này là

do qui định của xã hội, trong đó có sự chi phối từ yếu tố văn hóa

Cao Đài là một tôn giáo được ra đời trong xã hội hiện đại, vậy yếu tố giới trong tổ chức tôn giáo như thế nào, ở mức độ nào? Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu,

lý giải các hiện tượng giới trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ

1.1.3 Lý thuyết nghiên cứu

Từ việc xác định các hướng tiếp cận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng một số lý thuyết sau:

* Các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa

Vùng văn hóa là một khái niệm được đưa ra nhằm nghiên cứu sự tương

đồng văn hóa và đặc trưng văn hóa của vùng, qua đó có thể phân biệt văn hóa của

vùng này với vùng khác Hiện nay, có nhiều trường phái lý thuyết về vùng văn hóa, trong đó có thể kể đến các trường phái của các nhà Nhân học Tây Âu với thuyết “Khuyếch tán văn hóa”, Bắc Mỹ với thuyết mang tên “vùng văn hóa (culture area)” và Xô Viết với tên “khu vực văn hóa – lịch sử” hay “vùng lịch sử – dân tộc học”

- Trường phái Tây Âu

Thuyết Khuyếch tán văn hóa được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu

của các học giả Âu – Mỹ khi đề cập đến các cụm từ thiên di, lan tỏa, mô phỏng…

nhằm giải thích cho các hiện tượng tương đồng văn hóa Đến thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thuyết Khuyếch tán văn hóa được phát triển và hình thành

nên những trường phái như trường phái Văn hóa- lịch sử ở Đức và Áo, trường phái truyền bá văn hóa ở Anh,… Nội dung của lý thuyết này giải thích sự phát

triển của các nền văn minh, văn hóa không phải là sự tiến hóa độc lập, mà cơ bản hoặc thậm chí chỉ bằng những sự vay mượn các thành tựu văn hóa hay bằng các

Trang 25

cuộc thiên di của các dân tộc Tuy nhiên, lý thuyết này có những hạn chế khi phủ nhận vai trò hoạt động của con người, mà nhấn mạnh đến khía cạnh tinh thần và

tôn giáo nên mạng nặng tính duy tâm [131:19-28]

- Trường phái Bắc Mỹ

Các thuyết liên quan đến vùng văn hóa do các nhà Nhân học Bắc Mỹ đưa

ra cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhằm mục đích chống lại thuyết tiến hóa (CT:2) của E.B Tylor và L.H Morgan; và cũng nhằm phê phán thuyết khuyếch

tán văn hóa (CT:3) của các nhà nghiên cứu phương Tây Những người đặt nền

tảng cho việc nghiên cứu vùng văn hóa có thể kể đến như Franz Boas, C.L Wissler…

Franz Boas phân tích, văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý cụ thể [182] Ông cũng nêu lên lý thuyết về sự biến đổi văn hóa khi nhận thấy đời sống xã hội của các dân tộc thường xuyên vay mượn từ các xã hội lân cận hơn là sáng tạo một cách độc lập Sự biến đổi văn hóa là mối quan hệ qua lại giữa các xã hội khác nhau và chính mối liên hệ này đã tạo điều kiện cho sự giao lưu và thích nghi văn hóa Ông đã tập trung mối quan tâm của mình vào các mô hình vay

mượn văn hóa theo thời gian và xem đó là một hình thức nghiên cứu về vùng văn

hóa, trong đó bao gồm nhiều loại hình văn hóa dẫn đến sự tương đồng, gần gũi

với nhau trong vùng như nghi lễ, phong tục tập quán, phong cách âm nhạc, phương pháp làm đồ gốm…

C.L Wissler đã từng nghiên cứu ở khu vực Bắc Mỹ và đưa ra khái niệm

vùng văn hóa khi chia khu vực lãnh thổ cư trú của người Da đỏ (Indian) thành 8

vùng C.L Wissler nhận định mang tính nguyên tắc là nghiên cứu các vùng văn

hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn hóa, không

thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể thống nhất không thể chia cắt, đó chính là kết quả của quá trình lâu dài nhóm cư dân ấy thích ứng

với những điều kiện của môi trường sinh thái Theo Wissler, tổ hợp văn hóa là tập

hợp những yếu tố văn hóa đặt trưng, gắn với trung tâm của vùng văn hóa 31]

Trang 26

[130:28-Như vậy, với trường phái Bắc Mỹ, các nhà lý thuyết rất xem trọng đến yếu

tố giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) giữa các tộc người trong cùng khu vực và đặc biệt là sự chi phối của môi trường, lịch sử đến việc hình thành các giá trị văn hóa tộc người

- Trường phái Xô Viết

Học giả tiêu biểu cho trường phái này là Trêbôcxarốp và Trêbôcxarôpva,

hai nhà khoa học này đã đưa ra thuyết khu vực văn hóa – lịch sử với nội dung:

“Khu vực văn hóa – lịch sử (vùng lịch sử – dân tộc học) là một vùng mà ở đó sinh

sống những tộc người Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu, ảnh hưởng khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung thể hiện trong văn hóa vật chất, cũng như văn hóa tinh thần” [130:40] Nội dung

này nhấn mạnh đến yếu tố giao lưu và ảnh hưởng lâu dài giữa các tộc người trong

một khu vực để tạo nên sự thống nhất cơ bản của vùng văn hóa Sự thống nhất đó được biểu hiện qua các đặc trưng văn hóa như nhà cửa, trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại, lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, các sáng tác tuyền miệng…

Như vậy, với các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa, chúng tôi có thể vận dụng để giải thích hiện tượng tương đồng văn hóa, biến đổi văn hóa, quan điểm giới và kể cả vấn đề không gian và thời gian trong tôn giáo Cao Đài mà chúng tôi

đã nêu trong các hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài

* Lý thuyết chức năng

Thuyết chức năng xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi của Bronislaw Malinowski (1884-1942) và sau đó là Arthur Reginald Radcliffe Brown (1881 – 1955)

B Maliknowski đã trải qua thời gian 6 năm (từ 1914 đến 1920) để nghiên cứu đời sống của dân đảo Trobriand và đã viết nhiều tác phẩm về các tập tục của người dân ở đây Ông là người đặt nền tảng cho thuyết chức năng Còn Radcliffe-Brown là người có tầm ảnh hưởng trong việc phát triển lý thuyết này Quan điểm của Malinowski và Radcliffe Brown là không xem những tập tục của các xã hội có

Trang 27

quy mô nhỏ như là những tàn dư của một thời kỳ trước đó, mà phải giải thích theo

chức năng hiện thời của chúng

Có ba định nghĩa khác nhau về khái niệm chức năng mà các nhà lý thuyết

chức năng đưa ra [223:28]:

1 Định nghĩa thứ nhất hiểu “chức năng” theo một nghĩa có vẻ toán học Mọi tập tục đều có tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng đồng, vì vậy mỗi tập tục quy định tình trạng của những tập tục kia

2 Định nghĩa thứ hai, do Malinowski sử dụng, được rút ra từ sinh học Chức năng của các tập tục là để thỏa mãn những nhu cầu sinh học chủ yếu của cá nhân thông qua phương tiện văn hóa

3 Định nghĩa thứ ba do Radcliffe-Brown lấy từ quan điểm của Durkheim Chức năng của mỗi tập tục là vai trò mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội

Từ các định nghĩa trên cho thấy, B Malinowski chú trọng đến chức năng của văn hóa Theo ông, để giải thích các tập tục phải dựa vào chức năng hiện có của chúng và điều này sẽ làm cho việc kiểm chứng được dễ dàng và khoa học hơn Ông đưa ra hai ví dụ về chức năng trong tập tục của người dân đảo Trobriand là khi đóng thuyền đi biển, người thợ đóng thuyền thường đọc những lời thần chú trong quá trình hoàn thành chiếc thuyền; hoặc họ luôn thực hiện những nghi lễ

“bùa phép” khi đi đánh bắt ngoài biển khơi Còn lúc đánh cá ở ven hồ hoặc tại vùng biển cạn, ít nguy hiểm đến tính mạng thì họ sẽ không có những nghi lễ liên quan đến “bùa phép” Giải thích cho hai trường hợp này, Malinowski cho rằng, việc “đọc thần chú” và “làm bùa phép” là nhằm trấn an tâm lý của con người Khi đọc thần chú, người thợ sẽ có được sự tự tin để hoàn thành con thuyền; cũng như khi làm bùa phép thì người đánh cá sẽ an tâm hơn khi đối mặt với biển cả [216]

Do đó, những tập tục xuất hiện trong đời sống cộng đồng đều gắn liền với một chức năng nào đó về mặt tâm lý của con người và những tập tục xuất hiện theo nguyên tắc của nó Malinowski còn cho rằng, tìm những nguyên tắc khi cộng đồng thực hiện những tập tục cũng quan trọng không kém việc quan sát cộng đồng thực hiện tập tục đó Vì vậy, ông đã xây dựng lý thuyết trên nguyên tắc sinh học có

Trang 28

quan hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu các phương thức nhằm thỏa mãn những nhu

cầu cuộc sống của con người trong ăn, ở, sinh hoạt Từ chức năng được dùng ở

đây theo nghĩa là “thỏa mãn nhu cầu sinh học chủ yếu (của cá nhân) thông qua những phương tiện của văn hóa” Ông lập luận, văn hóa “là cách thức hữu hiệu và bền vững hơn để thỏa mãn những nhu cầu sinh học bẩm sinh của con người” [223:31] và điều này tạo ra một bản sắc riêng biệt của tộc người Do đó, thuyết chức năng là nền tảng xem văn hóa là một hệ thống cân bằng, vì vậy mà Malinowski lập luận, bất kỳ văn hóa nào trong tiến trình phát triển cũng đều tạo ra một hệ thống cân bằng, ổn định, trong đó mỗi bộ phận đều thực hiện chức năng của nó Nếu triệt tiêu một yếu tố nào đó trong văn hóa thì toàn bộ hệ thống văn hóa tộc người sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và hủy hoại Do đó, ông thường lên

án sự can thiệp thô bạo của các quan chức thực dân vào cuộc sống của cư dân bản địa Sự can thiệp đó chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về những giá trị của các nền văn hóa Ông nhấn mạnh truyền thống theo cách nhìn sinh học là hình thức thích nghi của tập thể cộng đồng đối với môi trường của nó Tiêu diệt truyền thống kéo theo

tổ chức xã hội sẽ mất đi, đó là điều không thể tránh khỏi [223:34]

Khác với Malinowski, A.Radchiffe Brown quan tâm đến chức năng văn hóa theo hướng cấu trúc Ông dựa trên quan điểm của Durkheim khi cho rằng xã hội là một thực thể đặc biệt không đồng nhất với cá thể Bất kỳ một hệ thống nào cũng được xác định bằng các đơn vị (yếu tố) cấu thành nó và các quan hệ giữa chúng

Do vậy, chức năng của một tập tục là sự đóng góp của nó vào đời sống liên tục

của “cơ thể xã hội” Radchiffe Brown định nghĩa sự thống nhất chức năng là “một tình trạng trong đó tất cả mọi thành phần của một hệ thống xã hội cùng làm việc với nhau ở một mức độ hài hòa hoặc thống nhất nội bộ (để tiếp tục như một hệ thống), tức là không tạo ra những xung đột kéo dài mà không giải quyết hoặc điều chỉnh được” [223:37]

Mục đích của Radchiffe Brown là không giải thích sự đa dạng của xã hội loài người mà là khám phá những quy luật của hành vi xã hội Khám phá bằng cách quan sát trong những loại xã hội nhất định sẽ tìm thấy có một số quan hệ xã hội đặc trưng nào đó Theo ông, không phải mọi tập tục đều nhất thiết cần có một

Trang 29

chức năng tích cực và một số hệ thống xã hội có thể cao hơn những hệ thống xã hội khác do mức độ tích hợp (integration) của nó Radcliffe Brown thừa nhận, ý tưởng thống nhất chức năng của một hệ thống xã hội là một giả thuyết và sự đối nghịch hay đối kháng giữa các nhóm bên trong xã hội là một tính chất vốn có của mọi hệ thống xã hội Ông cũng nhận định, khi cơ cấu của một cơ thể động vật hiển thị một cách trực tiếp, thì cơ cấu xã hội không thể thấy trực tiếp được, mà phải suy luận từ việc quan sát những điều lặp đi lặp lại trong các hành động của những người tham dự Theo ông, trong một hệ thống xã hội, một tập tục hay thể chế có thể được thay thế bởi một cái khác mà chính hệ thống xã hội không bị tan vỡ Các

xã hội có thể thay đổi theo cách mà các cơ thể động vật thường không thay đổi được

Tuy nhiên trong những thập niên gần đây, thuyết chức năng đã bị phê phán như cho rằng quan điểm của B Malinowski là không sáng tỏ khi cho rằng thể chế

xã hội chỉ dựa trên những nhu cầu, do đó không thể có cái nhìn rõ hơn về đời sống

xã hội [6:93]

Theo chúng tôi quan niệm, thuyết chức năng nêu trên có giá trị để giải thích

cho nhu cầu về một tôn giáo trong đời sống con người và đến nay nếu tiếp cận tôn giáo dưới hình thức nhu cầu của một xã hội, của cộng đồng tộc người thì thuyết chức năng vẫn giữ được giá trị khoa học của nó Trong trường hợp đạo Cao Đài thì chúng tôi có thể vận dụng lý thuyết này để giải thích về các chức năng trong đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài

* Nghi lễ chuyển đổi (Rites of passage)

Nghi lễ chuyển đổi là một phần trong thuyết cấu trúc, do nhà Dân tộc học người Pháp Arnold Van Gennep (1873-1975) đưa ra vào thế kỷ XX, sau đó được phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX bởi các nhà Nhân học Mary Douglar, Victor Turner

Nghi lễ chuyển đổi là nghi lễ đánh dấu sự thay đổi vị thế xã hội của con người Nghi lễ chuyển đổi thường đi kèm với những lễ nghi xung quanh những sự kiện liên quan đến đời người như việc ra đời của một đứa trẻ, tuổi vào đời, hôn lễ,

thượng thọ… Không giống với khái niệm chu kỳ đời người (circle life) thường

Trang 30

dùng để chỉ về chu kỳ sinh học (sinh ra - trưởng thành - kết hôn – già yếu - chết) [20:130], nghi lễ chuyển đổi là nghi lễ được tiến hành như một sự tiếp nhận khi một cá nhân được chuyển từ vị thế xã hội này sang một vị thế xã hội khác

Theo Van Gennep, nghi lễ chuyển đổi có ba hình thức và ông sử dụng hai

nhóm thuật ngữ tương đương để chỉ cho ba hình thức là: cách ly (separation),

chuyển tiếp (transition) và tái hội nhập (incorporation); hoặc tương ứng với ba

hình thức trước ngưỡng (preliminal), trong ngưỡng (liminal) và sau ngưỡng

(postliminal) (CT:4)

Đưa ra lý thuyết này, Van Gennep muốn nhấn mạnh đến vai trò văn hóa, bằng cách thông qua những lễ nghi văn hóa mà vai trò và địa vị của con người được xác lập ở vị thế khác trước (có thể là cao hơn) trong xã hội, và cũng nhằm đánh dấu bước phát triển của con người về vị trí xã hội theo qui định của mỗi nền văn hóa

Nghi lễ chuyển đổi gồm nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc vào qui định

của mỗi nền văn hóa Nó có thể dựa trên nhiều yếu tố như sự phát triển về mặt

sinh học của con người bằng việc đánh dấu những bước đi đầu đời, những lời nói

đầu tiên của đứa trẻ, hoặc đánh dấu sự trưởng thành của cô gái qua các biểu hiện

về mặt sinh học như việc có kinh nguyệt lần đầu tiên, mang thai lần đầu tiên hay

sinh con lần đầu tiên…; cũng có thể dựa trên nghi lễ của tôn giáo bằng các lễ rửa

tội, nhập môn, tẩy uế cơ thể, thăng chức giáo phẩm…; hay dựa vào lễ nghi của

phong tục - tập quán như đầy tháng, thôi nôi, thành nhân, hỏi cưới, mừng thọ,

hoặc cũng có thể dựa vào một số loại nghi lễ khác do nền văn hóa đó qui định như

cắt tóc lần đầu tiên, tốt nghiệp, thăng chức…

Nghi lễ chuyển đổi không chỉ diễn ra một lần trong đời mà có thể diễn ra nhiều lần, nhiều nội dung khác nhau, nhằm đánh dấu sự thay đổi vị thế của con người trong xã hội

Như vậy, nghi lễ chuyển đổi đề cập đến loại hình sinh hoạt văn hóa được

thực hiện nhằm đánh dấu sự chuyển đổi vị thế của con người trong xã hội cũng như trong tôn giáo Tùy theo qui định của mỗi nền văn hóa mà nghi lễ chuyển đổi được tiến hành dưới những hình thức khác nhau

Trang 31

Trong đạo Cao Đài, nghi lễ chuyển đổi cũng được áp dụng khá rõ nét trên mọi đối tượng Từ tín đồ bình thường đến chức sắc cao cấp trong đạo đều phải trải qua những nghi lễ liên quan đến việc chuyển đổi vị thế của mình Do đó, chúng tôi muốn vận dụng khái niệm này để nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ

Ngoài ra, khi nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài, chúng tôi còn vận dụng thêm quan điểm lý thuyết của nhà nhân học William A Haviland

về việc tăng cường sức mạnh của cộng đồng trong nghi lễ tôn giáo (Rites of

intensification) Theo quan điểm của W.A Haviland, nghi lễ được thực hiện nhằm giúp cộng đồng tôn giáo gắn chặt nhau hơn, giúp con người vượt qua những khủng hoảng trong cuộc sống và giảm đi những căng thẳng, gây cấn khi phải đối mặt với những khó khăn Nguyên nhân là cộng đồng có cùng một niềm tin tôn giáo, nên cùng tham gia trong nghi lễ, cùng chia sẻ tâm thức tôn giáo và cùng thể hiện sự cộng cảm, từ đó thể hiện “chất keo” gắn kết cộng đồng, tạo nên tính thống nhất và sức mạnh của cộng đồng [75:176-177]

Trong đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài, nghi lễ được thực hiện khá nhiều và sức mạnh của cộng đồng cũng luôn biểu hiện thông qua những buổi thực hiện nghi lễ này

1.1.4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đạo Cao Đài chính thức ra đời vào năm 1926, sau đó nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở khu vực Nam Bộ Từ quá trình ra đời, tồn tại, phát triển đến quá trình phân hóa, đạo Cao Đài luôn chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội và tư tưởng của thời cuộc tại khu vực Nam Bộ Chính vì vậy, từ lâu đạo Cao Đài đã trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, kể cả những người trong đạo Đến nay, các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài dưới nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa,

tư tưởng, chính trị… đã được công bố Tuy nhiên, do nghiên cứu ở những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, nên các lý giải, đánh giá về sự ra đời, về những hoạt động của đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung trong các công trình này cũng khác nhau Từ những kết quả đã được nghiên cứu,

Trang 32

công bố về đạo Cao Đài, chúng tôi tạm thời phân thành các nhóm công trình nghiên cứu như:

* Các công trình nghiên cứu về lịch sử của Đạo

Các công trình nghiên cứu về lịch sử đạo Cao Đài có thể kể đến như Cái án

Cao Đài của Đào Trinh Nhất viết vào năm 1929 Đào Trinh Nhất là người thông

thạo chữ Hán, nên được chức sắc Tòa thánh Tây Ninh tin tưởng giao nhiệm vụ dịch kinh sách Cao Đài ra tiếng Hán Trong quá trình làm việc tại Tòa thánh Tây

Ninh, ông đã viết Cái án Cao Đài, với nội dung trình bày về quá trình ra đời, giáo

lý, cách thức hành đạo của Cao Đài Ông Đào Trinh Nhất đã phân tích điều kiện

xã hội ở Nam Bộ lúc bấy giờ và miêu tả các hoạt động cơ bút của các vị công chức để dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài Theo ông Đào Trinh Nhất, đạo Cao Đài là một tà giáo, không có những chính kiến rõ ràng, luôn biểu hiện sự hỗn tạp trong giáo lý, cách hành đạo, cũng như cơ cấu tổ chức Do đó, ông cho rằng, đạo Cao Đài sẽ “ngăn trở sự tiến hóa, có hại cho sinh hoạt dân gian và đào sâu hố phân cách giữa giai cấp này với giai cấp kia” [90:155]

Sau khi Cái án Cao Đài ra đời, ông Băng Thanh, một chức sắc cao cấp của đạo Cao Đài, đã viết quyển Cải án Cao Đài vào khoảng năm 1930 nhằm phản

biện lại quan điểm của ông Đào Trinh Nhất Ông Băng Thanh cho rằng sự tổng hợp giáo lý mà đạo Cao Đài thể hiện là một khía cạnh đạo đức, một ý nghĩa sâu xa của đạo Cao Đài Ông viết “Đạo Phật ví như mặt Nhựt, đạo Tiên cũng như mặt Nguyệt, đạo Nho cũng như Ngũ Tinh, bộ Nhựt – Nguyệt – Tinh, ba cái đó ở trên đời, thiếu một cũng không đặng Nho để trị phần đời, Tiên để trị phần xác thân, còn Phật để trị về phần cốt tủy Đó là cái ý cao thượng của Thượng đế đã sắp đặt trong nền đạo Cao Đài vậy” [120:8-27]

Ngoài hai tác phẩm trên, năm 1930, ông Nguyễn Trung Hậu, chức sắc cao

cấp của đạo Cao Đài, viết quyển Đại đạo căn nguyên Nội dung trình bày chi tiết

về lịch sử hình thành đạo Cao Đài Tác giả không đưa quan điểm của mình vào trong bài viết, chỉ miêu thuật chi tiết những sự kiện đã diễn ra trong đạo, từ việc

thu nhận đệ tử đến việc trình Tờ Khai đạo lên Chính phủ Nam kỳ, tường thuật về

Ngày khai đạo, sự kiện quỷ phá trong ngày khai đạo… Đây có thể được xem là

Trang 33

công trình lịch sử chi tiết của đạo Cao Đài từ khi manh nha hình thành đến khi dời

cơ sở thờ tự về xây dựng Tòa thánh Tây Ninh vào năm 1927

Từ năm 1948 đến năm 1949, Gabriel Gobron, một nhà văn người Pháp và cũng là tín đồ của đạo Cao Đài, đã xuất bản hai ấn phẩm liên quan đến lịch sử đạo

Cao Đài tại Paris là Lịch sử đạo Cao Đài (Histoire du Caodaisme) và Lịch sử và

triết học đạo Cao Đài (Histoire et Philosophie du Caodaisme) Trong hai tác phẩm

này, G Gobron đã phân tích khá rõ vai trò của Thần linh học trong việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài Ngoài ra, ông còn chú trọng giới thiệu giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của tôn giáo này Trong phần triết lý, ông viết

“đạo Cao Đài có giá trị liên kết các phần tử, liên kết những người đang sống của thời hiện tại trong tất cả các địa phương, với những người đã chết của thời quá khứ, và chuẩn bị cho kiếp tái sinh tương lai” [203]

Năm 1963, Huệ Lương, một chức sắc của đạo Cao Đài, cũng viết một công

trình với tên Đại đạo tam kỳ phổ độ (Cao Đài giáo) – Sơ giản Đây cũng được xem là công trình lịch sử của đạo, tuy tác giả sử dụng từ sơ giản để chỉ cho công

trình của mình, nhưng nội dung của nó lại chi tiết, trình bày hệ thống về quá trình hình thành và phát triển đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ Ngoài ra, tác giả còn trình bày hệ thống giáo lý, lễ nghi, cũng như cách tổ chức của đạo Cao Đài

Từ năm 1967 đến năm 1972, Đồng Tân, một tín đồ của đạo Cao Đài, đã viết

hai quyển sách về lịch sử của đạo, đó là Lịch sử Cao Đài – Đại đạo tam kỳ phổ độ

- phần vô vi (1967) và Lịch sử Cao Đài – Đại đạo tam kỳ phổ độ - phần phổ độ

(1972) Hai công trình này được xem là nguồn sử đạo chi tiết và có giá trị về mặt tài liệu, vì những bài Thánh giáo của đạo Cao Đài được trích nguyên văn, giúp người đọc thấy rõ bối cảnh xã hội của đạo Cao Đài lúc bấy giờ Các công trình này còn nêu rõ những mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc của đạo Cao Đài từ năm

1927 đến năm 1934 để dẫn đến việc ra đời các chi phái trong đạo

Năm 1970, R.B Smith có bài “Giới thiệu về đạo Cao Đài” (An introduction

to Caodaism) in trong tạp chí School of Oriental and African stuties số XXXIII

Bài viết mang tính giới thiệu về một tôn giáo mới ở Nam Bộ của Việt Nam, đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài, trong đó nhấn mạnh đến

Trang 34

vai trò sáng lập của ông Ngô Văn Chiêu và những vị phò loan khác 338]

[229:337-Năm 1995, công trình Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài do Đặng Nghiêm

Vạn chủ biên đã giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết về đạo Cao Đài ở Nam Bộ Công trình tập trung giới thiệu các vấn đề chính yếu như lịch sử đạo Cao Đài, sinh hoạt và sức sống của đạo Cao Đài, cơ cấu tổ chức và lễ nghi của đạo… Trong phần lịch sử của đạo Cao Đài, công trình nêu lên rất nhiều sự kiện liên quan đến những nhân vật chủ chốt của đạo như ông Ngô Văn Chiêu, ông Phạm Công Tắc, ông Lê Văn Trung… và chia lịch sử của đạo ra từng giai đoạn cụ thể; mỗi giai đoạn gắn liền với những sự kiện trong đạo, tạo nên một hệ thống các sự kiện rõ ràng, minh bạch trong lịch sử tôn giáo Cao Đài

Năm 1996, quyển Lịch sử đạo Cao Đài – thời kỳ tiềm ẩn (1920 – 1926) của

Lê Anh Dũng được xuất bản, giới thiệu những tiền đề hình thành đạo Cao Đài ở Nam Bộ Công trình này nghiên cứu về lịch sử của Đạo, nêu lên những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành đạo và những nhân vật có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền đạo Cao Đài ở thời kỳ đầu

Năm 2004, Nguyễn Thanh Xuân bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Khoa

học Lịch sử với đề tài Quá trình ra đời và phát triển của đạo Cao Đài từ năm

1926 đến năm 1975 Đây là một công trình chuyên khảo về lịch sử đạo Cao Đài

với các nội dung như quá trình ra đời và phát triển của đạo Cao Đài từ năm 1926 đến năm 1975 và ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống chính trị của đất nước Qua nội dung của công trình, tác giả đã phân tích khái quát về dân cư, địa

lý, văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ, những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, những bế tắc trong cuộc sống của cư dân Nam Bộ lúc bấy giờ và xem đây là nhân tố quan trọng để hình thành nên đạo Cao Đài ở Nam Bộ Tác giả còn phân tích những mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc Cao Đài và xem đó như là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc hình thành các chi phái của đạo trong quá trình phát triển

Năm 2005, cũng tác giả Nguyễn Thanh Xuân đã tái bản có bổ sung quyển

sách Một số tôn giáo Việt Nam, trong đó có phần giới thiệu về đạo Cao Đài, giới

Trang 35

thiệu về nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển, giáo lý, lễ nghi và cách tổ chức giáo hội của Đạo

* Các công trình nghiên cứu về tư tưởng, chính trị của đạo

Các công trình này có thể kể đến như Đạo Cao Đài và chính trị, của Phạm

Kỳ Chưởng viết vào năm 1973 có nội dung đề cập đến việc hình thành và phát triển quân đội Cao Đài từ thập niên 30 đến năm 1954 và trình bày các giai đoạn phát triển của đạo Cao Đài trong lịch sử Cùng nội dung này, năm 1974, tác giả

Jayne S Werner làm luận án tiến sĩ với tiêu đề Đạo Cao Đài: Đời sống chính trị

của một phong trào tôn giáo hỗn dung của người Việt (The Cao Đài: The Politics

of a Vietnamese Syncretic Religious Movement) và sau đó, năm 1981, dựa trên

nội dung của luận án tiến sĩ này, bà viết ra quyển sách Chính trị nông dân và giáo

phái tôn giáo: Nông dân và chức sắc trong đạo Cao Đài ở Việt Nam (Peasant

Politics and Religious Sectarianism: Peasant and priest in the Cao Dai in Viet

Nam) Trong công trình này, bà Werner xem đạo Cao Đài là phong trào nông dân

lớn nhất Việt Nam thời thuộc Pháp, đã thu hút hàng vạn tín đồ là nông dân tham gia và có tầm ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị ở Nam Bộ lúc bấy giờ Bà viết

“Đạo Cao Đài có một điều mới mẽ cho mọi người Sự khéo léo kết hợp truyền thống Tam giáo và sự diễn giải rõ ràng, chính xác truyền thống Tam giáo, không những tạo ra sức hút văn hóa mãnh liệt mà còn đưa ra nguồn sinh lực mới” [235:55] Công trình của bà Werner có thể xem là công trình chuyên sâu về yếu tố chính trị của đạo Cao Đài trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX

Năm 1975, một công trình với tên là Vị thế Cao Đài Tây Ninh trong quốc sử

(lịch sử chính trị và quân sự từ năm 1937 – 1954) của Trần Văn Rạng, một chức

sắc của đạo Cao Đài, được xuất bản Công trình này giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển đạo Cao Đài ở Việt Nam, trong đó phân tích cơ cấu tổ chức của chi phái Tây Ninh và đề cập đến việc xây dựng quân đội Cao Đài của ông Nguyễn Quang Vinh, Giáo sư, Tổng tư lệnh quân đội Cao Đài lúc bấy giờ Đây là công trình nhấn mạnh vị thế chính trị của đạo Cao Đài ở Nam Bộ từ năm 1937 đến năm 1954

Trang 36

Năm 1993, trong tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến Cách mạng tháng tám, tập II phần “Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó

trước các nhiệm vụ lịch sử”, Trần Văn Giàu đã dành hơn 40 trang để giới thiệu về đạo Cao Đài ở Nam Bộ và nêu ra các ý kiến xem đạo Cao Đài như một phong trào tôn giáo mới mang màu sắc chính trị ở Nam Bộ Quan điểm này cũng gần giống với quan điểm của bà Werner, khi Trần Văn Giàu viết “Trong một điều kiện cụ thể nào đó, đạo Cao Đài tuy là một tôn giáo vẫn, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, mang màu sắc và tính cách chính trị không làm cho dân sợ mà càng làm cho nhiều người chú ý đi theo” [52:216] Có thể xem đây là chuyên khảo nhằm phân tích, đánh giá tư tưởng của đạo Cao Đài và nêu ra những lý do để đạo Cao Đài phát triển ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX

Năm 2001, Phan Văn Hoàng viết quyển Cao Triều Phát – Nghĩa khí Nam

Bộ Nội dung giới thiệu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của ông Cao Triều

Phát, Chưởng quản Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang, Chủ tịch Hội Cao Đài cứu quốc thống nhất mười hai chi phái, Giáo tông Hội thánh duy nhất Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Thông qua các sử liệu về ông Cao Triều Phát, tác giả đã công bố những tư liệu về phong trào chính trị của các chi phái Cao Đài, với các tổ chức chính trị yêu nước của tín đồ Cao Đài Minh Chơn Đạo trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp Nhìn chung, đây là tác phẩm có giá trị về mặt sử liệu, liên quan đến hoạt động chính trị của các chi phái Cao Đài, trong đó nổi bật

là chi phái Minh Chơn Đạo

* Các công trình nghiên cứu về văn hóa của đạo

Năm 1929, G Coulet, học giả người Pháp, đã cho xuất bản quyển sách Thờ

cúng và tôn giáo ở các xứ Việt Nam trong Đông Dương [197] (Cultes et Religions

de l’Indochine An-namite), trong đó đề cập đến đạo Cao Đài Tác giả đã phân tích bối cảnh văn hóa – xã hội Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cho thấy đây là một xã hội hỗn dung và con người Nam Bộ có tính khoan dung tôn giáo Do đó, khi đạo Cao Đài của người Việt ra đời đã dung hòa tính hỗn dung truyền thống của dân tộc, nên trong giáo lý, tư tưởng và cách hành đạo của Cao Đài luôn biểu hiện tính dung hòa tôn giáo, và đặc biệt là yếu tố tam giáo truyền

Trang 37

thống của dân tộc được biểu hiện rất rõ nét trong đạo Cao Đài G Coulet còn phân tích tinh thần hỗn dung tôn giáo của người Việt đã dẫn đến sự pha trộn trong văn hóa tín ngưỡng của đạo Cao Đài, bằng chứng là thuật chiêu hồn của phương Tây

và thuật cầu cơ của phương Đông được hội tụ trong đạo Cao Đài

Năm 1975, Đinh Văn Khá viết luận văn cao học tại Trường Đại học Văn

Khoa Sài Gòn với tiêu đề Đại lễ vía đức Chí Tôn trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

(Tòa Thánh Tây Ninh) Nội dung đề cập chi tiết đến cách thức tiến hành đại lễ vía

Đức Chí Tôn ở Tòa thánh Tây Ninh, trong đó phân tích rất rõ về vấn đề lễ nghi, lễ nhạc, học trò lễ… Cùng nội dung này, năm 1997, Lê Ngọc Hòa viết luận văn cao

học về Lễ hội Cao Đài Tây Ninh; và năm 2006, Nguyễn Mạnh Tiến viết luận văn cao học về Lễ hội Cao Đài nhìn từ góc độ văn hóa

Năm 2008, Huỳnh Thị Phương Trang viết luận án tiến sĩ Đạo Cao Đài hiện

nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ… Công trình này tập trung nghiên cứu về tổ chức tôn giáo của chi

phái Tây Ninh và nêu lên những biến đổi của tổ chức tôn giáo này trong giai đoạn hiện nay Tác giả đã dùng phương pháp định tính (điều tra bảng hỏi) để nghiên cứu và giải thích, minh chứng những ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Đây là công trình nghiên cứu công phu, có nội dung phong phú và có những nhận xét, đánh giá khoa học về đạo Cao Đài cũng như về những đóng góp của đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ

Tóm lại, nghiên cứu về đạo Cao Đài ở Nam Bộ đến hiện nay đã có không ít công trình được công bố Nội dung của những công trình này đề cập đến nhiều vấn đề như lịch sử, tư tưởng chính trị, văn hóa… Nhưng, nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài, đặc biệt là giải mã những chức năng của nghi lễ, tổ chức, hội đoàn tôn giáo… liên quan đến đời sống tín đồ thì đến nay vẫn chưa có công trình nào thực hiện; hoặc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Nam Bộ với đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách rõ ràng Do đó, đề tài của chúng tôi một mặt kế thừa những công trình đã công bố, mặt khác chúng tôi phải tự đi nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng

Trang 38

vấn… để có những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

1.2.1 Bối cảnh văn hóa Nam Bộ trước khi đạo Cao Đài ra đời

Nam Bộ với diện tích trên 67.000km2, có 19 tỉnh thành (CT:5), là khu vực được người Việt khai phá cách đây hơn 300 năm Đây là vùng đất tụ cư của nhiều thành phần tộc người, chủ yếu là người Việt, sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm

và các cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro… ngoài ra nơi đây cũng có những người phương Tây sinh sống nên cũng là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa khác nhau Do đó, có thể nói văn hóa Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ

XX là văn hóa của sự pha trộn, giao lưu văn hóa các tộc người và các dòng văn hóa Đông-Tây, thể hiện những đặc trưng như:

* Nam Bộ là một vùng văn hóa

Nói Nam Bộ là vùng văn hóa do bởi đây là khu vực có sự tương đồng về môi trường địa lý tự nhiên Địa bàn Nam Bộ hiện nay là khu vực nằm trên thềm phù sa cũ và mới, thuộc khu vực của hai con sông Đồng Nai và Cửu Long cùng phụ lưu các con sông trên cũng như hệ thống kênh rạch chằng chịt (có tới 57.000km đường kênh rạch [35:313]) và là một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu

Khu vực Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống Theo cứ liệu khảo cổ học, cách đây khoảng 4.000 năm, vùng đất Nam Bộ đã có sự hiện diện của cư dân chủ nhân văn hóa Đồng Nai Sau đó khoảng đầu thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, có sự hiện diện của cư dân của văn hóa Phù Nam, nhưng đến thế kỷ thứ VIII vùng đất Nam Bộ trở thành hoang vu Đến khoảng thế kỷ XIII, cư dân Khmer ở Campuchia đến khai phá Họ chọn những rẻo đất cao trên các giồng dọc các triền sông Tiền, sông Hậu để trồng lúa và hoa màu [35:314] Nhưng để biến Nam Bộ từ vùng đất hoang vu, lầy trũng thành vùng đồng bằng trù phú thì phải nói đến công lao chủ yếu của người Việt

Từ thế kỷ XVI, người Việt đã có mặt ở Nam Bộ, họ là những cư dân chủ yếu

từ miền Trung vào với nguồn gốc xã hội khác nhau Một số người là tù nhân bị

Trang 39

nhà nước phong kiến đưa vào khai hoang đồn điền Một số người là giang hồ, dân nghèo đi biệt xứ tha phương, tìm đến đây để cư trú Nhưng chủ yếu họ là binh lính, quan lại được đưa vào đây để bảo vệ, khai phá vùng đất mới, rồi ở lại [178:269]

Người Hoa cũng góp phần trong việc khai khẩn và phát triển vùng đất Nam

Bộ Năm 1672, Mạc Cửu dẫn theo một đoàn gồm 400 người đến khai phá vùng đất Hà Tiên Năm 1679, Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn cho vào định cư vùng Mỹ Tho và Biên Hòa Những người Hoa này được gọi là người Minh Hương, về sau họ nhập vào bộ phận người Việt ở Nam Bộ Từ thế kỷ XVIII kéo dài cho đến năm 1954, người Hoa vẫn có nhiều đợt di cư đến Nam Bộ để sinh sống

Người Chăm đến định cư ở Nam Bộ vào khoảng thế kỷ XIX Họ được xem

là cư dân hồi hương từ Campuchia về cư trú ở vùng An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Sài Gòn…

Khai phá đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài của nhiều thế hệ

cư dân nối tiếp nhau Lưu dân người Việt, Khmer, Hoa, Chăm và các tộc người bản địa như S’tiêng, Châuro… đã đổ mồ hôi, xương máu để biến vùng đất hoang

vu này trở thành vùng đồng bằng phì nhiêu như ngày nay Trong quá trình cộng cư tại khu vực có sự tương đồng về môi trường địa lý – lịch sử, cùng cảnh nghèo khó, thân phận tha phương cầu thực, trải qua những khó khăn vất vả trong quá trình khẩn hoang, cũng như qua các cuộc hôn nhân giữa các tộc người… nên các dân tộc có nguồc gốc khác nhau đã cố kết với nhau, cùng cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, từ đó dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người

Cũng chính do quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa ấy mà tín ngưỡng tôn giáo của cư dân Nam Bộ cũng dần biến đổi so với nguồn gốc ban đầu mà các lưu dân mang đến, như Phật giáo Bắc truyền và đạo Minh Sư là những ví dụ điển hình

Trang 40

Phật giáo Bắc truyền được truyền vào Việt Nam từ rất sớm (khoảng TK I SCN) và có quá trình gắn bó với dân tộc Việt, góp phần quan trọng trong việc hình thành tâm lý, lối sống và phong tục tập quán của người Việt

Khi truyền vào Nam Bộ, để phù hợp với hoàn cảnh khẩn hoang nên Phật giáo Bắc truyền đã có nhiều thay đổi Các nhà sư Phật giáo Bắc truyền vào Nam

Bộ cùng với những người khẩn hoang đã tạo dựng các ngôi chùa thành các trung tâm Phật học để truyền đạt tư tưởng giáo lý Phật giáo uyên thâm Nhưng bên cạnh

đó, yếu tố tín ngưỡng dân gian vẫn được lồng vào trong tư tưởng Phật giáo Nam

Bộ Tại Nam Bộ vẫn có không ít nhà sư không chỉ đảm nhận vai trò của một vị sư tôn giáo, phổ độ chúng sanh mà còn kiêm cả việc đuổi tà, trị quỷ bằng việc luyện bùa phép, roi thần để cứu chúng sanh [52:229]… hoặc việc sự xuất hiện một bộ phận “nhà sư miệt vườn”, học thuộc vài cuốn kinh để đi tụng cầu siêu trong các đám tang [179:37] cũng là một yếu tố mới lạ trong tôn giáo này ở Nam Bộ

Bên cạnh đó, đạo Minh Sư cũng có những biến đổi khi được truyền vào Nam Bộ Thoạt đầu đạo Minh Sư chỉ là một hội kín ở Nam Bộ do các cựu thần và thương nhân nhà Minh đem vào, sau đó, tôn giáo này phát triển và phân hóa thành

các Tông như Tông Đức kế, Tông Phổ tế và Tông Hoằng tế và từ đó chia ra thành

4 chi, gồm Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiên và Minh Tân Bốn chi này hợp với chi Minh sư trở thành Ngũ chi minh đạo ở Việt Nam Tôn giáo này có mối quan

hệ đặc biệt với đạo Cao Đài ra đời sau này

Về Phật giáo, chính tại Nam Bộ đã khởi phát hệ phái Phật giáo Nam truyền

và hệ phái Khất sĩ của người Việt, trong khi đó ở miền Trung rất hiếm và ở miền Bắc không có hai hệ phái này Đây cũng là một sắc thái độc đáo trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam Bộ

Ngoài ra, Nam Bộ còn là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Cao Đài… Các tôn giáo này ra đời trong hoàn cảnh xã hội đương thời tại Nam Bộ, thể hiện sự hỗn dung văn hóa trong khu vực và mang tính cứu thế cho một bộ phận không nhỏ cư dân Nam Bộ lúc bấy giờ

Ngày đăng: 20/04/2015, 07:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 1995. Hồ Chí Minh Toàn Tập, in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn Tập
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
2. 1995. C. Mác – Ph. Anghen toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác – Ph. Anghen toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
4. 1995. Thánh ngôn hiệp tuyển, Pháp chánh truyền, Tân luật, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài tái bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh ngôn hiệp tuyển, Pháp chánh truyền, Tân luật
5. 2004. Đại thừa Chơn giáo, Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tái bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại thừa Chơn giáo
6. 2006. Một số vấn đề phương pháp và lý thuyết trong nhân học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phương pháp và lý thuyết trong nhân học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
7. Phan An (chủ biên). 1994. Những vấn đề dân tộc, tôn giáo ở miền Nam, NXB TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề dân tộc, tôn giáo ở miền Nam
Nhà XB: NXB TP. HCM
8. Đào Duy Anh. 1982. Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Nhà XB: NXB TP. HCM
9. Nguyễn Thị Tâm Anh. 2004. Mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Khmer”, tài liệu đánh máy 10. Toan Ánh. 1969. Nếp cũ – Con người Việt Nam, NXB Nam Chi TùngThư, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Khmer"”, tài liệu đánh máy 10. Toan Ánh. 1969. "Nếp cũ – Con người Việt Nam
Nhà XB: NXB Nam Chi Tùng Thư
11. Toan Ánh. 1969. Nếp cũ – Hội hè đình đám, quyển thượng, NXB Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – Hội hè đình đám
Nhà XB: NXB Nam Chi Tùng Thư
12. Toan Ánh. 1992. Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam, quyển hạ, NXB TP. HCM, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam
Nhà XB: NXB TP. HCM
13. Toan Ánh. 1995. Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, NXB Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Nhà XB: NXB Tổng hợp Đồng Tháp
14. Ban Tôn giáo chính phủ. 1992. Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tôn giáo (lưu hành nội bộ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tôn giáo
15. Ban Tôn giáo chính phủ. 1993. Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội 16. Ban Tôn giáo Chính phủ. 2005. Tài liệu phổ biến Pháp lệnh Tín ngưỡng –tôn giáo, NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tôn giáo ở Việt Nam", Hà Nội 16. Ban Tôn giáo Chính phủ. 2005. "Tài liệu phổ biến Pháp lệnh Tín ngưỡng – "tôn giáo
Nhà XB: NXB Tôn giáo
17. Ban Tôn giáo Chính phủ. 2007. Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo
Nhà XB: NXB Tôn giáo
18. Ban Cai quản Điện thờ Phật mẫu San Jose. 2001. Tiểu sử và lời thuyết đạo của đức Thượng sanh Cao Hoài Sang, ấn hành lần thứ nhứt tại Hoa Kỳ, http://www. caodaism. org/home. htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu sử và lời thuyết đạo của đức Thượng sanh Cao Hoài Sang
20. Bộ môn Nhân học. 2006. Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại TP. Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
21. Bộ môn Nhân học. 2006. Một số vấn đề phương pháp và lý thuyết trong nhân học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phương pháp và lý thuyết trong nhân học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
22. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp. 1991. Văn hóa Chăm, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
23. Dương Biểu. 1933. “Điều tra về phong trào tôn giáo xứ Nam kỳ”, Báo Phụ nữ Tân Văn, số 198 – 202, từ ngày 4/5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra về phong trào tôn giáo xứ Nam kỳ”, Báo "Phụ nữ Tân Văn
24. Nguyễn Xuân Bính. 1999. Văn hóa dân gian: những lĩnh vực nghiên cứu tuyển chọn và biên tập, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian: những lĩnh vực nghiên cứu tuyển chọn và biên tập
Nhà XB: NXB KHXH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w