Chương 2 ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài
2.1.3. Tin vào sự giải thoát và sự đọa đày
* Tin vào sự giải thoát
Sự giải thoát chính là sự định hướng cho hành vi của tín đồ trong việc tiếp cận, học đạo và hành đạo trong tôn giáo.
Giáo lý Cao Đài cũng phân định thế giới quan thành ba cõi như các tôn giáo khác, là Thiên đường, Địa ngục và Trần gian. Con người sinh sống tại Trần gian, đích đến của sự giải thoát là Thiên đường.
Thiên đường của đạo Cao Đài là nơi ngự của Thượng đế, người khai sinh và nắm giữ vũ trụ. Người đứng ở Ngôi Thái cực và trở thành đấng tối cao, mà đạo Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn. Do đó, Thiên đường là cõi Trời, là cõi Thiêng liêng hằng sống. Nơi đó chỉ toàn là an vui, hạnh phúc, tốt lành [71]. Thiên đường của đạo Cao Đài được chia 4 lớp:
- Lớp cao nhất có 3 từng trời. Từng trời thứ nhất gọi là Thái cực, nơi đây có tòa Bạch Ngọc kinh, nơi Thượng đế ngự trị. Từng thứ hai gọi là Ngôi dương và từng thứ ba là Ngôi âm. Mỗi từng do một vị Thiên đế chưởng quản. Thiên đế là
69
chiết thân của Thượng đế. Ba từng trời này hợp lại gọi là Tam Thiên vị (ba ngôi Trời).
- Lớp thứ hai có 33 từng trời. Mỗi từng trời cũng do một vị Thiên đế chưởng quản. 33 từng trời này hiệp với 3 từng trời trên gọi là Tam thập lục thiên (36 từng Trời).
- Lớp thứ ba có 3 từng trời với các tên gọi như Hư vô thiên do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật chưởng quản; Hội Nguơn thiên và Hỗn Nguơn thiên do Đức Di Lặc chưởng quản. 3 từng trời hiệp lại gọi là Cõi Niết Bàn.
- Lớp thứ tư có 9 từng trời với các tên gọi từ trên xuống như Tạo Hóa thiên do Phật Mẫu cai quản và cai quản chung cả 9 từng trời này; Phi Tưởng thiên do Đức Từ Hàng Bồ Tát cai quản; Hạo Nhiên thiên do Đức Chuẩn Đề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát cai quản; và tiếp theo là Kim thiên, Xích thiên, Huỳnh thiên, Thanh thiên. Hai từng trời thấp nhất không rõ tên gọi, chỉ biết một từng có vườn Đào tiên của Phật Mẫu do Nhị nương trong Diêu Trì Cung cai quản và từng còn lại có vườn Ngạn Uyển do Nhất nương cai quản. Chín từng trời này gọi là Cửu Trùng Thiên, nếu cộng với 3 từng ở lớp thứ ba sẽ trở thành 12 từng trời và được gọi là Thập nhị Khai thiên.
70
Sơ đồ 1: Thiên đường trong giáo lý Cao Đài
(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)
Người tu hành đắc đạo sẽ được lên Thiên đường, nhưng ứng với công phu tu hành của từng người mà được vào từng cõi riêng trên Thiên đường. Công phu càng cao thì sự thành đạo càng lớn và sẽ được vào những cõi thiêng liêng cao hơn.
Quan điểm giải thoát ở cõi Thiên đường như trên hoàn toàn không mới đối với tôn giáo khác; nhưng cái mới ở đây là Thiên đường được chia thành 4 bậc,
Ngôi dương Ngôi Thái cực Ngôi âm
33 từng Trời Hỗn Nguơn thiên Hội Ngươn thiên
Hư Vô thiên Tạo Hóa thiên
Phi Tưởng thiên Hạo Nhiên thiên
Kim thiên Xích thiên Huỳnh thiên
Thanh thiên Vườn Đào tiên Vườn Ngạn Uyển
Tam thập lục thiên
Cõi Niết BànCửu thiên Khai hóa Thập nhị khai thiên
71
gồm: Tam Thiên vị, Tam thập lục thiên, Cõi Niết Bàn, Cửu thiên khai hóa. Trong mỗi bậc trên được chia thành nhiều cấp nhỏ hơn. Mỗi cấp ứng với bậc công phu tu hành của tín đồ. Công phu tu hành càng cao, sự giải thoát của tín đồ ứng vào cấp bậc giải thoát càng cao; được đứng vào bậc giải thoát cao, yếu tố luân hồi và sự tận diệt càng giảm. Có thể nói, đây là sự phân định có chủ đích của những người tạo ra giáo lý Cao Đài, giúp cho tín đồ Cao Đài dễ hình dung, dễ định hướng cho hành vi tu đạo của mình.
Như vậy, việc cụ thể hóa từng cấp bậc trong thế giới giải thoát của đạo Cao Đài là một yếu tố mới so với các tôn giáo khác. Sự phân chia cấp này cũng nhằm tạo ra một triết lý dễ hiểu cho tín đồ, mà đa phần là người nông dân, ở Nam Bộ.
Qua đó, việc phân định cấp bậc cũng nhằm định hướng sự cố gắng trong hoạt động tôn giáo của tín đồ Cao Đài.
* Sự đọa đày
Cũng giống với tín đồ của các tôn giáo khác, tín đồ đạo Cao Đài cũng tin vào sự đọa đày của linh hồn, nơi đọa đày đó được gọi là địa ngục.
Giáo lý của đạo Cao Đài cho rằng địa ngục là nơi tối tăm, trái ngược với cõi Thiên đường, nơi dùng để đọa đày những kẻ bất lương, tàn ác; nơi ô trược, đau khổ nhất trong thế giới quan của tôn giáo. Trong kinh Sám hối mà đạo Cao Đài thỉnh về từ Minh Lý đạo có vạch ra các tội mà con người phạm phải bị đày xuống địa ngục để chịu các hình phạt. Qua kinh Sám hối này cho thấy địa ngục có 10 từng, được khái quát bằng các tranh vẽ, gọi là Thập điện diêm vương, do 10 vị Vương (vua) quản lý như:
- Nhứt điện do Tần Quảng Vương quản lý và có nhiệm vụ xét xử các tội nhân.
- Nhị điện do Sở Giang Vương quản lý, xử phạt những người mắc tội loạn luân, thừa cơ ăn cắp, ăn trộm.
- Tam điện do Tống Đế Vương quản lý, xử phạt kẻ giết người cướp của, gian dâm, đốt nhà người khác, săn bắn thú rừng.
- Tứ điện do Ngũ Quan Vương quản lý, xử phạt kẻ đo gian, đong thiếu, cho vay cắt cổ.
72
- Ngũ điện do Diêm La Vương quản lý, xử phạt kẻ hủy hoại lúa gạo, cơm cháo, con bất hiếu với cha mẹ.
- Lục điện do Biện Thành Vương quản lý, xử phạt kẻ đầu cơ, tích trữ, buôn bán ép giá, gian xảo, ngược ngang, chưởi gió, mắng mưa, kêu tên thần thánh…
- Thất điện do Thái Sơn Vương quản lý, xử phạt kẻ bán thuốc phá thai, đàn bà ngoại tình, nói tục.
- Bát điện do Bình Đẳng Vương quản lý, xử phạt kẻ bất hiếu, chứa xâu, trù ếm người khác, làm uế trược chỗ thờ tự, phơi đồ không kiêng cữ.
- Cửu điện do Đô Thị Vương quản lý, xử phạt kẻ bớt xén tiền công quả, xúi giục vợ chồng người phân chia, hãm hiếp, dụ dỗ trẻ thơ, viết thơ huê tình…
- Thập điện do Chuyển Luân Vương quản lý, xử phạt kẻ không kính trọng người lớn tuổi, xúi người kiện cáo…
Quản lý chung Thập điện là Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Quan điểm Địa ngục như trên xuất phát từ Kinh Sám hối do chức sắc Cao Đài thỉnh về từ Minh Lý đạo. Nhưng khi đọc Thánh giáo của đạo Cao Đài, chúng tôi lại thấy cách giải thích khác khi cho rằng Địa ngục không nằm trong lòng đất và cũng không có các Điện như trong Kinh Sám hối đề cập, mà Địa ngục nằm ở một quả địa cầu khác. Quả địa cầu đó là cõi ô trược, do khí âm lấn át nên rất đen tối, u minh, đó cũng là nơi dùng để đọa đày những linh hồn phạm tội (CT:12).
Phỏng vấn tín đồ Cao Đài thì được biết, đạo Cao Đài quan niệm địa ngục hiện nay không còn nữa, vì khi đạo Cao Đài ra đời cũng là lúc cửa địa ngục được đóng lại, giải thoát các vong hồn và ân xá kỳ ba.
H: Còn một việc này con muốn hỏi bác, khi đọc trong kinh sám hối thì có nói đến địa ngục và miêu tả địa ngục như thế này; nhưng khi đọc trong Thánh giáo thì thấy miêu tả địa ngục lại khác, như vậy là thế nào?
TL: Tại vì thời kỳ này là thời kỳ Chí tôn khai đạo. Chí tôn nói là đóng địa ngục, mở tầng thiên, nên thời kỳ này không còn ma quỷ nữa. Thời kỳ trước thì ma quỷ hiện hình, thời kỳ này thì không còn nữa. Cho nên thời kỳ này, khi mà con người ta phạm tội lỗi thì không còn xuống địa ngục, vì đóng địa ngục rồi, những chơn hồn đó thì hiện nay được giao cho Thất nương và Địa Tạng vương Bồ tát quản lý để mà giáo hóa, chứ hồi trước là phải xuống địa ngục
73
để rồi phải xay, phải cưa, thì đến nay không còn nữa, vì thời kỳ nó khác; cho nên Đức Chí tôn nói là thời kỳ đại ân xá, nên nói là đóng địa ngục, mở tầng thiên; mở để con người ta thức tỉnh những lầm lỗi của mình, rồi mình tu hành ăn năn sám hối để về Thượng đế, không phải như ngày xưa. Ngày xưa bị cưa, bị xẻ; còn bây giờ thì không còn. Do đó, thời kỳ này là thời kỳ đại ân xá kỳ ba...
H: Lúc nảy bác nói là địa ngục bị đóng, như vậy thì khi bị mất đi sẽ không còn xuống địa ngục nữa?
TL: Đúng rồi, không còn ở địa ngục mà chỉ ở lừng chừng rồi các đấng sẽ độ trì cho mình. Như về mặt khoa học, thì mình thấy có nhiều quả địa cầu. Đức Chí tôn có nói quả địa cầu mình ở đây là quả địa cầu 68, mà trong cái 72 quả địa cầu, những quả địa cầu từ 69 đến 72 thì hiện nay còn u u minh minh, không có con người sáng suốt thông minh sinh sống. Ví dụ, một thường dân ở địa cầu 67 sẽ như là ông vua ở địa cầu 68, 4 địa cầu còn lại là u u minh minh; do đó, khi chết sẽ đến các địa cầu này. Địa cầu này không phải là địa ngục mà mình chỉ ở đó để các đấng độ trì hướng dẫn, mình phải tự tu hành, học hỏi để từ đó mình đi lên, không còn bị cưa xẻ như trước nữa, với lại về triết lý của đạo Cao Đài, khi con người tội tình gì đó còn có tòa án lương tâm của mình xét xử, chứ không có ai xét xử cho mình, thí dụ mình làm chuyện gì ở nơi trần gian này tốt, thì mình sẽ được các đấng ghi chép cho chúng ta làm chuyện đó tốt, còn nếu chúng ta làm chuyện gì mà nó ác tâm, không được tốt đẹp thì lương tâm chúng ta phán xét, tòa án phán xét chúng ta. Điều đó cũng có thể nói là Minh cảnh đài, là một tấm kiếng mà rọi để thấy những lai lịch chúng ta như thế nào. Cho nên đạo Cao Đài hiện nay có cái hay đó, bởi vì Thầy ngự trong đó mà. Tất cả đều có đấng Chí tôn. Mình muốn cái gì, làm cái gì thì Chí tôn đã biết rồi. Khi ta làm gì sai trái thì luật quả báo đều nhan nhãn trước mắt, không có sai chạy.
(Trích phỏng vấn số: 4, PL: 2)
Như vậy, tín đồ Cao Đài khi mất đi sẽ được lên Thiên đường nhận sự phán xét của các đấng thiêng liêng, nếu có công tu hành, tùy theo quả phước sẽ được siêu thăng, nếu gây tội lỗi sẽ bị đày xuống trần gian để trả báo.
H: Còn địa ngục thì anh thấy trong Cao Đài có giống với các tôn giáo khác không?
TL: Điều này thì trước đây có. Trong Phật giáo, kể cả trong Thiên chúa cũng vậy, vẫn có địa ngục mà. Cái này trước đây là có. Nhưng từ ngày Đại Đạo Tam
74
Kỳ Phổ Độ khai ra, tức là mở đạo Cao Đài ra đến nay là 84 năm, thì khi mở đạo thì Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chỉ đạo xuống dưới Diêm Vương này, tức là ở Thập điện này, các vị coi thập điện này đã khóa cửa địa ngục, đóng cửa địa ngục, bởi vì trong kinh có nói “đóng địa ngục mở tầng thiên”
mà. Thành thử cho nên không còn địa ngục ở cõi Diêm vương nữa, nhưng mà bên Phật giáo vẫn duy trì, vẫn nói là còn; nhưng mà đã không còn nữa rồi. Tại vì sau khi anh đã thác đi, đã qui thiên rồi, thì linh hồn anh về trên và sau đó sẽ ra toàn tam giáo để phán xét tội lỗi. Thì khi mà anh có tội thì đưa anh trở xuống trần gian này để đầu thai làm kiếp con người, tiếp tục trả ở kiếp trần gian này thôi chứ không còn về địa ngục để chịu tội nữa. Còn nếu anh tạo phước nhiều thì anh sẽ trở lên trên để anh tu hành học đạo tiếp và trở thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Bởi vì Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng là người phàm mà ra.
H: Tôi hỏi lại nhé, nếu không được thì xuống lại làm người?
TL: Đúng rồi, xuống làm người để trả lại căn nghiệp của mình đã tạo ra. Khi mình tạo căn nghiệp như thế nào thì mình sẽ lãnh hậu quả mình làm như thế đó.
Tức là phải trở về trần gian này thôi chứ không có xuống kia nữa. Cửa địa ngục này đóng lại rồi. Bởi vì Đức Chí tôn, Ngọc Hoàng Thượng đế đã đại ân xá rồi. Khi ngài mở đạo Cao Đài ra.
(Trích phỏng vấn số: 3, PL:2)
Điều này cho thấy, mặc dù có những giải thích khác nhau nhưng nguyên tắc chung về sự đọa đày thì đạo Cao Đài vẫn không vượt ra khỏi lý giải của các tôn giáo khác. Sự trừng phạt những kẻ ác là điều răn đe nhằm hướng con người đến cái thiện, lìa cái ác.
Tóm lại, nền tảng đức tin của đạo Cao Đài là dựa trên giáo lý của đạo. Tín đồ Cao Đài tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người, tin vào một thế giới siêu linh, tin vào thời kỳ mạt kiếp, tin vào sự giải thoát… Từ đó, hướng tín đồ đến các hoạt động trong đời sống tôn giáo của họ như phụng thờ, tổ chức tôn giáo, nghi lễ…