Chương 2 ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài
2.4. Nghi lễ của đạo Cao Đài
2.4.1. Nghi lễ Thiên đạo
* Việc thực hành nghi lễ dành cho các đấng thiêng liêng
Trong thế giới thần linh của đạo Cao Đài, mỗi đấng thiêng liêng đều có địa vị và vai trò nhất định, được tín đồ chiêm bái với những loại hình nghi lễ khác nhau tùy theo vai trò và địa vị của các đấng thiêng liêng này. Nếu các đấng có địa vị và vai trò quan trọng sẽ được tín đồ chiêm bái bằng nghi thức Đại lễ, còn những vị khác được chiêm bái với nghi thức Tiểu lễ.
Đại lễ được tổ chức rất long trọng với nhiều nghi thức khác nhau. Có thể miêu tả một cách chung nhất về cách tiến hành đại lễ trong đạo Cao Đài như sau:
+ Cách tiến hành đại lễ
Đại lễ chỉ được tổ chức tại Đền thánh hoặc Thánh thất. Nếu ở Đền thánh, đại lễ được tổ chức vào đúng 0 giờ (giờ Tý); còn tổ chức tại Thánh thất vào đúng 12 giờ (giờ Ngọ). Đây được xem là những giờ thiêng trong 24 giờ của ngày, gọi là giờ Hoàng đạo. Người ta quan niệm vào giờ này, các đấng thần linh thường đi lại ở thế giới trần gian và cũng là giờ để rước các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng đàn (PL:3, Nhật ký điền dã – NKĐD số:2).
99
Đại lễ được tổ chức theo sơ đồ phân bố sau:
Sơ đồ 8: Sơ đồ tiến hành Đại lễ tại Đền thánh và Thánh thất
Chú thích:
Chức sắc nam
Chức sắc nữ Tín đồ hầu lễ Chức việc hầu đàn Ba cặp Lễ sĩ
Chức sắc Hiệp Thiên đài Đường dâng lễ của Lễ sĩ Chức việc hầu trống và hầu chuông Hầu lễ bàn Hộ pháp Ban nhạc lễ và Ban đồng nhi
(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)
THIÊN BÀN
BÀN NỘI NGHI
BÀN NGOẠI NGHI
BÀN HỘ PHÁP
2
LÔI ÂM CỔ ĐÀI BẠCH NGỌC
CHUNG ĐÀI
1 4 3
5
6 7
8 9
7 8 9
a b
Bát Quái đài
Cửu Trùng đài
Hiệp Thiên đài
c c
c c
1
2
3 4 5
6
a b
c
7 8 9
d d
d
100
Trước giờ hành lễ, chức sắc, chức việc và đạo hữu mặc lễ phục chỉnh tề, tụ tập về Tòa thánh hoặc Thánh thất. Ban Lễ sĩ gồm 6 người mặc áo dài màu xanh da trời, đội mão trắng, mang giày vải, chia thành 3 cặp bước vào chánh điện (Cửu Trùng đài) (H:57). Các Ban như Ban nhạc, Đồng nhi, Lễ vụ… làm nhiệm vụ kiểm đàn (kiểm tra lại nhang, đèn, nước cúng, rượu, trái cây…, kinh, nhạc cụ…). Một chức việc đứng tại Lôi Âm Cổ đài (ở Hiệp Thiên Đài) đánh lên 3 tiếng trống, và ngâm 4 câu kệ:
Lôi Âm Thánh Cổ triệt hư không Truyền tấu Càn khôn Thế giới thông Đạo pháp đương kim dương Chánh giáo Linh quan chiếu diệu Ngọc Kim Cung.
Dứt mỗi câu đánh một tiếng trống lớn, đến hết câu thứ tư đánh một tiếng trống lớn và gõ 12 gõ từ lớn xuống nhỏ lên mặt trống; sau đó đánh liền 3 hồi trống; mỗi hồi 12 chập; mỗi chập 12 dùi. Lúc đầu đánh chậm, sau thúc liên hồi và cuối cùng là 3 dùi chậm, trong đó có 2 dùi liền nhau, sau đến một dùi.
Một chức việc khác đứng bên Bạch Ngọc Chung đài sau khi nghe dứt tiếng trống liền đánh chuông. Cũng giống như bên trống, lúc đầu đánh 3 tiếng chuông, sau đó ngâm 4 câu kệ:
Thần Chung thinh hướng phóng Phong Đô Địa Tạng khai môn phóng xá cô
Tam kỳ vận chuyển kim quan hiện Sám hối âm hồn xuất u đồ.
Dứt mỗi câu đánh một tiếng chuông lớn; đến câu cuối cùng đánh một tiếng chuông lớn và gõ 12 tiếng nhỏ dần lên chuông; sau đó đánh tiếp 3 hồi chuông giống bên đánh trống và cũng kết thúc bằng 3 tiếng chuông.
Sau đó, chức sắc, chức việc, đạo hữu theo thứ tự phẩm vị, lớn trước, nhỏ sau, nam bên trái, nữ bên phải xếp thành hàng dài, trật tự, im lặng đi vào Chánh điện và đứng xoay mặt vào nhau (H:51). Hai vị chức sắc (một nam, một nữ) lãnh nhiệm vụ chứng đàn xá một xá rồi bước vào đứng trước bàn Nội nghi, (bàn hương án được đặt phía trước bàn thờ chính ở Bát Quái Đài), theo thứ tự nam bên trái, nữ bên phải. Hai chức việc hầu lễ cũng xá một xá rồi bước vào đứng trước bàn Ngoại
101
nghi (đặt ở bậc thấp nhất của Cửu Trùng Đài). Tiếp theo, vị hầu chuông khắc 3 tiếng chuông lớn làm hiệu. Chức sắc, chức việc, đạo hữu đồng xá một xá, bước vào ngay giữa Chánh điện và xoay người đứng hướng mặt lên Bửu điện (nơi thờ Đức Chí Tôn ở Bát Quái Đài). Chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng trước bàn thờ Hộ pháp, tay bắt ấn Tý, chắp ngang ngực, nhìn thẳng vào Chánh điện (đứng hầu như thế trong suốt buổi lễ).
Hình vẽ 1: Cách bắt ấn Tý
Cách thực hiện như trên được gọi là nghi thức nhập đàn. Tất cả tín đồ phải thực hiện đúng theo thứ tự, không được sai trái. Sau khi tín đồ đứng trang nghiêm trong chánh điện, Ban nhạc lễ đánh khúc Nhạc tấu Quân thiên nhằm nghinh tiếp Đức Chí Tôn và các đấng thiêng liêng giáng đàn. Khi dứt nhạc, Lễ sĩ bước vào đứng trước vị chức việc ở bàn Ngoại nghi. Trong đó, hai Lễ sĩ, một người cầm bó nhang 5 cây chưa đốt; một người cầm lư trầm cũng chưa đốt, đứng đầu hàng, sau đến hai Lễ sĩ cầm đèn rồi hai Lễ sĩ cầm đài. Chức việc hầu chuông khắc liền 3 tiếng, mọi người đồng xá ba xá rồi quì.
Chức việc ở bàn Ngoại nghi tiếp lấy bó nhang (5 cây) đưa lên hai ngọn đèn (chụm lại với nhau) của hai Lễ sĩ đốt, sau đó xá ba xá rồi đưa cho một Lễ sĩ cầm đài; tiếp đến đốt lư trầm, cũng xá ba xá, đưa cho Lễ sĩ cầm đài còn lại. Bốn lễ sĩ (hai cầm đèn và hai cầm đài), đứng dậy, lui ra, xoay người hướng vào Bửu điện.
Sau đó, điệu trống nổi lên; bốn Lễ sĩ đứng thành hai hàng dọc, hai Lễ sĩ cầm đèn đứng trước, hai Lễ sĩ cầm đài đứng sau; nghe theo điệu trống, bốn Lễ sĩ từ từ bước lên bàn Nội nghi; khi bước, hai tay cầm lễ vật đưa lên ngang ngực, chân đi theo hình chữ Tâm (心) – một cách đi lễ đặc trưng của đạo Cao Đài. Đến bàn Nội nghi, bốn Lễ sĩ xếp thành hàng ngang, sau đó hai Lễ sĩ cầm đèn lùi lại, đứng sau hai Lễ
Bước 1 -> bước 2 -> bước 3 –> bước 4 (Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)
102
sĩ cầm đài thành hai hàng dọc, rồi xoay người đối diện với nhau, cùng quì xuống trước mặt vị chức sắc chứng đàn, trao bó nhang cho nam chức sắc chứng đàn, lư trầm được vị nữ chức sắc tiếp lễ đón lấy và cầm quì bên cạnh vị chức sắc nam.
Lúc này, chức việc hầu chuông khắc chuông, vị chức sắc hai tay cầm bó nhang đưa lên giữa trán niệm Nam mô Phật, sau đó đưa qua trán bên trái niệm Nam mô Pháp và đưa qua trán bên phải niệm Nam mô Tăng; rồi đưa xuống ngay ngực niệm:
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân
Nam mô chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần (CT:14)
Trong câu niệm đều phải cúi đầu. Chức sắc, chức việc, đạo hữu hai tay bắt ấn Tý và cùng làm theo vị chức sắc chứng đàn. Sau đó, Ban Đồng nhi tụng kinh Niệm hương. Trong suốt thời gian tụng kinh, vị chức sắc phải hai tay cầm bó nhang dâng lên ngang trán của mình. Khi kết thúc bài Niệm hương, hai vị Tiếp lễ, một người cấm bó nhang, một người cầm lư trầm tiến lên Thiên bàn để cắm nhang. Nhang được cắm thành hai hàng, hàng trong 3 cây, hàng ngoài hai cây, theo vị trí sau:
Hình vẽ 2: Cách cắm nhang từ trên nhìn xuống
Hình vẽ 3: Cách cắm nhang từ bên phải sang (Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)
103
Sau đó, bốn vị Lễ sĩ trở về vị trí cũ.
Nghi thức như trên gọi là dâng hương. Kết thúc nghi thức này, người hầu chuông khắc một tiếng chuông lớn để toàn thể tín đồ cúi lạy. Khi lạy, hai bàn tay bắt ấn Tý đưa lên trán rồi từ từ hạ xuống, xòe ra úp xuống đất. Ngón tay cái của bàn tay phải đè lên ngón tay cái của bàn tay trái, đầu cúi xuống, trán đụng hai bàn tay, sau đó đầu gật 4 gật; mỗi gật niệm câu Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Hình vẽ 4: Cách để hai bàn tay khi lạy
Sau khi lạy xong, quì lại thẳng lưng, hai tay bắt ấn Tý đưa về ngang ngực và tiếp tục nghe tiếng chuông để lạy tiếp. Tín đồ lạy ba lần như vậy, sau đó Ban Đồng nhi tụng bài Khai kinh, rồi đến bài Ngọc Hoàng Bửu Cáo. Kết thúc bài kinh này, toàn thể tín đồ tiếp tục lạy ba lạy như trên và nghe tiếp bài Phật giáo Bửu cáo. Kết thúc bài này, tín đồ cũng lạy ba lạy, nhưng mỗi lạy chỉ gật 3 gật, trong mỗi gật niệm câu Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (ở Truyền giáo Cao Đài thì niệm Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật xiển giáo Thiên tôn). Tiếp tục nghe tiếp bài Tiên giáo bửu cáo và cũng lạy ba lạy, chín gật, nhưng niệm câu Nam mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn; rồi đến bài Thánh giáo bửu cáo cũng lạy ba lạy, chín gật và niệm câu Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn. Trên đây gọi là nghi thức tụng kinh.
Tiếp theo là nghi thức dâng hoa – quả, rượu và trà, cũng có thể gọi là nghi thức dâng cúng phẩm. Hai Lễ sĩ sắp đặt một bình hoa nhỏ đủ năm màu và một dĩa trái cây. Bốn Lễ sĩ đăng đàn đến quì trước bàn Ngoại nghi. Chức việc ở bàn Ngoại nghi chỉnh sửa hoa, quả cho ngay ngắn, cầm bình hoa xá ba xá rồi đưa cho Lễ sĩ cầm đài, sau đó cầm dĩa trái cây cũng xá ba xa rồi đưa cho Lễ sĩ cầm đài còn lại.
Bốn Lễ sĩ đứng lên xếp thành hai hàng dọc như trước và tiếp tục đi lễ để dâng hoa,
Bước 1 -> bước 2 (Hình vẽ: Huỳnh Ngọc Thu)
104
quả. Trong lúc Lễ sĩ dâng hoa, quả, Ban Đồng nhi tụng bài Dâng hoa. Khi hoa, quả được dâng đến bàn Nội nghi, Lễ sĩ quì xuống, nam chức sắc chứng đàn tiếp lấy bình hoa xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện; nữ chức sắc chứng đàn tiếp lấy dĩa trái cây và cũng xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện. Lời cầu nguyện với đại ý là “Con xin dâng hình hài của con lên cho Đức Chí Tôn tùy phương sử dụng”. Tín đồ quì dưới cũng đưa hai tay bắt ấn Tý lên trán cầu nguyện như trên. Sau khi cầu nguyện, hai vị Tiếp lễ nhận lấy hoa và quả đem đặt trên Thiên bàn. Bốn Lễ sĩ đứng lên quay về vị trí cũ. Sau đó, toàn thể tín đồ quì lạy một lạy và bốn gật; mỗi gật niệm một câu Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ha Ma Tát. Tiếp đến là lễ dâng rượu. Nghi thức giống với dâng hoa, quả và cách lạy cũng như trên, nhưng Ban Đồng nhi đọc bài Dâng rượu. Chức sắc nam nhận rượu từ Lễ sĩ; Chức sắc nữ tiếp rượu từ chức sắc nam, xá ba xá rồi cùng đưa lên trán cầu nguyện như trên và giao lại cho Tiếp lễ dâng lên Thiên bàn. Lễ dâng trà cũng có nghi thức giống với lễ dâng rượu. Đồng nhi đọc bài Dâng trà; Chức sắc nam tiếp nước trắng; Chức sắc nữ tiếp nước trà; sau đó xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện và Tiếp lễ dâng lên Thiên bàn.
Tiếp theo là nghi thức dâng sớ và cầu nguyện. Sớ được để sẵn trên bàn Nội nghi. Trong nội dung của sớ, bên cạnh việc xưng tụng công đức của Đức Chí Tôn còn có yếu tố cầu xin như:
“Quảng bố hồng ân, xá tội chúng sanh thoát ly nghiệp chướng, qui hiệp đại đồng, hòa bình thế giới, Đại Đạo hoằng khai, phổ hóa quần linh, hồi đầu hướng thiện, nhập vi môn đệ, vĩnh sùng chánh giáo, tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, lập công bồi đức, giải quả tiền khiên, hậu hưởng thái bình, Nghiêu thiên Thuấn nhựt, phong điều võ thuận, quốc thới dân khương, an cư lạc nghiệp” (CT:15).
Hai Lễ sĩ cầm đèn đi đến bàn Nội nghi (đi thường) lấy sớ, quay về quì trước mặt chức sắc chứng đàn. Chức sắc nhận sớ, xá ba xá rồi đưa lên trán cầu nguyện; sau đó mở sớ đưa cho vị Chức việc có nhiệm vụ đọc sớ quì kế bên. Vị chức việc mở sớ đọc lớn. Vị chức sắc nam hai tay cầm bao sớ cung kính nâng lên ngang trán trong suốt thời gian đọc sớ. Khi đọc xong, sớ được đưa lại cho chức sắc chứng đàn bỏ vào bao, cầm sớ xá ba xá. Hai Lễ sĩ cầm đèn chụm lại cho chức sắc đốt sớ. Sớ cháy được khoảng 1/3 thì bỏ vào trong thố đốt sớ do vị Tiếp lễ cầm
105
sẵn. Vị Tiếp lễ bưng thố đựng sớ đang cháy để trên bàn Nội nghi. Sau đó, Lễ sĩ và chức việc đọc sớ trở về chỗ cũ.
Sau đó, toàn thể tín đồ sẽ nghe theo chuông để lạy. Sau khi lạy, Đồng nhi tụng Ngũ nguyện gồm 5 câu:
Nam mô nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai Nam mô nhì nguyện phổ độ chúng sanh Nam mô tam nguyện xá tội đệ tử Nam mô tứ nguyện thiên hạ thái bình Nam mô ngũ nguyệt Thánh thất an ninh
Dứt Ngũ nguyện, nghe theo chuông, tất cả tín đồ đồng lạy 3 lạy, 12 gật và niệm danh hiệu Đức Chí Tôn. Sau đó, theo chuông làm hiệu, mọi người đứng dậy xá ba xá rồi xoay ra sau theo hướng bên trái đối diện với Bàn thờ Hộ pháp xá một xá, lui về xếp thành hai hàng, nam bên trái, nữ bên phải như lúc đầu.
Sau nghi thức cầu ngũ nguyện là nghi thức bãi đàn. Chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng trước Bàn Hộ pháp trong suốt thời gian hành lễ, đến lúc này đi thẳng đến bàn Nội nghi, xá ba xá, quì xuống, lấy dấu Tam bảo và khấn giống chức sắc chứng đàn, cầu nguyện Đức Chí Tôn, lạy 3 lạy, 12 gật, niệm danh hiệu Đức Chí Tôn, rồi quay lại xá một xá ở Bàn Hộ pháp, xong về chỗ cũ.
Tiếp đến, Ban Đồng nhi, Lễ sĩ, Tiếp lễ, Kiểm đàn và các chức sắc, chức việc, đạo hữu lúc đầu không có chỗ quì đều lần lượt theo thứ bậc vào hành lễ Đức Chí Tôn giống như chức sắc Hiệp Thiên Đài đã làm.
Sau cùng, chức việc hầu chuông tại Bạch Ngọc Chung Đài đánh 3 tiếng chuông lớn, đọc bài kệ gồm 3 câu:
Đàn tràn viên mãn, chức sắc qui nguyên, vĩnh mộc từ ân, phong điều vũ thuận.
Thiên phong hải chúng, Quốc thái dân an, hồi hướng đàn trường, tận thâu pháp giới.
Án dà ra đế dạ ta bà ha.
Đọc dứt mỗi câu, đánh một tiếng chuông lớn. Kết thúc tiếng chuông, Ban nhạc nổi lên, nam nữ đối diện xá một xá, xong hai tay tiếp tục bắt ấn Tý để ngang ngực. Chức sắc từ bên trong bước ra trước theo hai hàng nam, nữ; những người
106
khác nối theo, tay vẫn bắt ấn Tý cho đến khi ra khỏi Chánh điện. Buổi đại lễ kết thúc.
Đại lễ thường dành cho các bậc thiêng liêng có địa vị cao trong đạo Cao Đài như Đức Chí Tôn, Phật Thích Ca, Diêu Trì Kim Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Âm Bồ Tát, Thái Thượng Lão Quân. Ngoài những vị trên, các vị còn lại với các ngày vía của chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, hoặc các bậc có công khai đạo…
đều được tổ chức theo hình thức tiểu lễ.
+ Cách thức tổ chức tiểu lễ
Thời gian và cách thức giống với Đại lễ, nhưng có một số chi tiết được giảm bớt như:
- Không thiết bàn Ngoại nghi
- Không có chức việc hầu lễ ở bàn Ngoại nghi.
- Bốn Lễ sĩ lúc dâng hương, dâng hoa quả, dâng trà đi bước bình thường (không đi chữ Tâm).
Các chi tiết còn lại đều phải tuân thủ giống với Đại lễ.
Ngoài hai hình thức lễ trên, tại Đền thánh và các Thánh thất hàng ngày đều phải làm lễ Tứ thời do chức sắc, chức việc và đạo hữu thường trực thực hiện. Tứ thời là bốn thời Hoàng đạo được định sẵn trong ngày, gồm: Tý (0 giờ), Ngọ (12giờ), Mẹo (6giờ), Dậu (18giờ).
Lễ cúng Tứ thời đơn giản hơn nhiều so với Đại lễ và Tiểu lễ. Đến giờ lễ, vị Chức việc lên Bạch Ngọc Chung Đài đánh 3 tiếng chuông, rồi đọc bài kệ 3 câu sau:
Văn chung khấu hướng huệ trưởng càn khôn Pháp giới chúng sanh đồng đăng bỉ ngạn Án dà ra đế dạ ta bà ha
Dứt mỗi câu kệ, đánh một tiếng chuông. Sau đó, chức sắc, chức việc, đạo hữu nam nữ đồng vào Chánh điện, xếp thành hai hàng, nam trái, nữ phải đối diện nhau. Hai tay bắt ấn Tý đưa ngang ngực. Chức việc hầu chuông đọc tiếp bài kệ 3 câu sau:
Nhứt vi u ám tất giai văn
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác