Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người

Một phần của tài liệu luận án sự ĐÓNG góp của đạo CAO đài TRONG văn hóa NAM bộ và ẢNH HƢỞNG sắc THÁI của văn hóa NAM bộ (Trang 60 - 66)

Chương 2 ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài

2.1.1. Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người

* Sự xuất hiện vũ trụ

Giải thích về nguồn gốc vũ trụ, giáo lý Cao Đài dựa trên nền tảng triết học phương Đông để đưa ra quan điểm của mình về vũ trụ. Theo đó, vũ trụ khởi thủy từ một khối hỗn mang, gọi là Thái cực, từ Thái cực sinh Lưỡng nghi, rồi sinh Tứ tượng, hình thành nên Bát quái và từ đó sinh ra vạn vật trong trời đất.

Theo Đại Thừa Chơn giáo [5:145-149], trước khi có trời đất thì vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, mờ mịt, lặng lẽ, vô vi, được gọi là Tiên thiên hư vô chi khí. Trong khí hư vô ấy, xuất hiện một vòng đại quang minh, gọi là Thái cực hay vô cực, là vòng tròn hư vô. Trong vòng tròn hư vô ấy tự khắc sinh ra một tâm điểm. Từ tâm điểm đó phóng ra một vầng quang minh để phân định vũ trụ thành hai loại khí. Khí thanh nhẹ bay lên trên, gọi là khí dương hay Nghi dương ( ).

Nhiều khí dương ngưng tụ lại thành Trời, gọi là hay là Càn ( ). Khí trược nặng hạ xuống, gọi là khí âm hay là Nghi âm ( ). Nhiều khí âm ngưng lại thành Đất, gọi là Ngẫu hay là Khôn ( ). Năng lực của khí âm dương vần quanh, đùn đẩy nhau trong không gian. Khí âm do nặng nên đứng một chỗ. Khí dương nhẹ hơn nên bao trùm, di động. Năng lực của Thái cực mới vận hành khí dương hiệp cùng khí âm (Cơ Ngẫu hợp lại), nên bắt đầu sanh hóa ra muôn loài vạn vật. Từ đó,

61

muôn loài vạn vật cứ sanh hóa mãi mãi. Một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật…

Tuy nhiên, để có được muôn loài vạn vật ấy, Thái cực còn phải chuyển hóa nhiều lần nữa. Như, sau khi sanh hai khí âm, dương và hai khí này hiệp nhất để phát khởi thế giới; trong đó khí âm của Khôn lấy một phần khí dương của Càn nên Càn mất một phần khí dương để thay vào khí âm và biến thành Ly ( ). Ly là lửa, gọi là Thái dương hay là Mặt trời. Khôn khi lấy được khí dương thì biến thành Khảm ( ). Khảm là nước, gọi là Thái âm hay là Mặt trăng. Bốn quẻ Càn, Khôn, Ly, Khảm lúc thăng, lúc giáng, lúc mất khí âm lúc thêm khí dương mà sanh ra các quẻ khác như Đoài ( ) là Đầm lầy; Cấn ( ) là Núi non; Tốn ( ) là Gió; Chấn ( ) là Sấm. Nguyên nhân để sinh ra nước, lửa, núi, sông, cây, cỏ, đầm lầy… là do sự thăng giáng của hai khí âm, dương. Sự tồn tại và phát triển của các loại vật này cũng do hai loại khí âm, dương hợp lại mà thành. Do đó, khi khái quát về sự ra đời và phát triển của vũ trụ, giáo lý Cao Đài thường đề cập đến công thức:

- Hỗn ngươn (vô vi) sinh Thái cực (vô cực) - Thái cực sinh Lưỡng nghi

- Lưỡng nghi sinh Tứ tượng - Tứ tượng sinh Bát quái

Từ Bát quái, muôn loài vạn vật tiếp tục sinh sôi nẩy nở…

Đây là quan điểm của Đạo giáo, hoàn toàn không mới ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng, bởi vì Đạo giáo xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm với các phái Thần tiên, Phù chú, Phong thủy, Bói toán… và đã phát triển mạnh mẽ vào thời tự chủ (từ thế kỷ thứ X). Giới trí thức phong kiến chú ý đến Đạo giáo bởi tư tưởng triết học Lão – Trang, còn người dân bình thường thì quan tâm đến bởi yếu tố Thần tiên, Đồng cốt, Phương thuật…(CT:1). Chính yếu tố Thần tiên, Đồng cốt, Phương thuật và tư tưởng Lão – Trang đã ảnh hưởng đến tư tưởng Vũ trụ quan trong đạo Cao Đài. Đây là quan điểm hoàn toàn không mới đối với người Việt nhưng cái mới trong quan điểm này là sự xuất hiện của Đấng tạo hóa (Đức Chí Tôn hay Ngọc Hoàng Thượng đế), làm chủ và điều hành quá trình tạo hóa của vạn vật. Các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần đều được phân cấp và có nhiệm vụ, vai

62

trò rõ ràng trong việc tạo dựng Càn khôn. Họ lại là những người thừa hành mệnh lệnh của Thượng đế (Đấng tạo hóa). Đây chính là cái hay và chủ đích của những người tạo nên giáo lý Cao Đài.

Giáo lý của Cao Đài luôn hướng đến mục đích qui nguyên tam giáo, hiệp nhất ngũ chi để giải thích cho sự tạo tác vũ trụ và hình thành tư tưởng đại đồng tôn giáo. Tam giáo bao gồm Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo là các tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt và đã trở thành hệ tam giáo đồng nguyên trong tư tưởng văn hóa Việt. Khi giải thích cho quan điểm tam giáo đồng nguyên (CT:1) hoặc qui tam giáo của mình, Thánh giáo của đạo Cao Đài cho rằng các tôn giáo trước không còn đủ khả năng cứu rỗi nhân loại (CT:8) nên đạo Cao Đài phải ra đời để cứu độ chúng sanh. Nhưng đạo Cao Đài không phải là một tôn giáo mới hoàn toàn mà sẽ chọn lựa, qui hợp những gì

“tinh tú” nhất của các tôn giáo trước còn sử dụng được để đưa vào trong tôn giáo của mình nhằm thống nhất giáo lý. Chính vì thế mà yếu tố Tam thanh trong Đạo giáo của người Việt gồm Thượng thanh, Ngọc thanh, Thái thanh với các vị thần tối thượng là Nguyên Thủy Thiên tôn, Lĩnh Bảo Đạo quân, Thái Thượng Lão quân (CT:1) đã được đạo Cao Đài chuyển hóa thành tam giáo gồm Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Ý tưởng này còn được biểu hiện trong câu khấn của tín đồ dành cho Đức Chí tôn (Ngọc Hoàng Thượng đế) là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Trong đó:

- Cao Đài chỉ về Nho giáo, có nghĩa là cái Đài cao rất mực (Thái-cực) ngôi của Đấng Chúa tể càn khôn mà Nho giáo sùng bái dưới biểu tượng Thượng đế.

- Tiên Ông chỉ về một vị Đại giác Kim Tiên trong Đạo giáo.

- Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ về phẩm vị của một vị Phật trong Phật giáo.

Từ tư tưởng qui nguyên Tam giáo ấy, đạo Cao Đài đã xây dựng nên một quan điểm nữa là Hiệp ngũ chi, nghĩa là gộp 5 nhánh đạo về một mối.

Năm nhánh đạo đó là Phật đạo, Tiên đạo, Thánh đạo, Thần đạo và Nhân đạo (CT:9). Trong đó, Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ; Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ; Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ, Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ; Nhơn vì thương đời mà đạt cơ tùng khổ.

63

Đạo Cao Đài chọn các đấng đại diện cho Ngũ chi đạo kể trên để qui nguyên trong việc thờ tự của mình là:

- Đức Phật Thích Ca đại diện Phật đạo - Đức Lý Thái Bạch đại diện Tiên đạo - Đức Chúa Jêsu đại diện Thánh đạo

- Đức Khương Thượng (Khương Tử Nha) đại diện Thần đạo

- 7 cái ngai (1 Giáo Tông, 3 Chưởng Pháp, 3 Đầu Sư) đại diện Nhơn đạo Nói về Ngũ chi hiệp nhất, Thánh giáo của đạo Cao Đài giải thích, các tôn giáo trước đều do Thượng đế lập nên. Tùy theo mỗi vùng mà lập nên mỗi đạo cho hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng nay thế giới đã đại đồng, do đó cần thiết phải hiệp nhất (CT:10), tức là các tôn giáo có trên thế giới về một mối. Còn Ngọc Hoàng Thượng đế, tín đồ Cao Đài gọi là đấng tối cao hay Chúa tể của Càn khôn thế giới, là đấng cai quản các tôn giáo ấy. Người ta cho rằng, vì muốn hiệp nhất các tôn giáo và có đủ quyền năng để thuyết phục và cai quản các tôn giáo khác, Ngọc Hoàng Thượng đế đã không giáng trần làm người phàm tục như các đấng Giáo chủ trước mà dùng huyền diệu thiêng liêng của mình để điều hành, cai quản tôn giáo của mình. Trong cùng quan điểm này, người ta tin rằng Ngọc Hoàng Thượng đế chỉ có dùng huyền diệu mới có thể thu phục được các tôn giáo khác, chứ nếu thân mang xác phàm, Người sẽ không đủ khả năng hợp nhất Tam giáo, Ngũ chi đạo. Vì vậy, Giáo chủ của đạo Cao Đài là một Giáo chủ vô vi, không có xác phàm như các tôn giáo có trước. Chính từ yếu tố này mà đạo Cao Đài mang sắc thái mới mẽ hơn so với các tôn giáo khác.

Như vậy, tư tưởng về vũ trụ quan của đạo Cao Đài là sự tổng hợp của các giáo lý có trước và từ đó đã tạo nên một thế giới thần linh có sự “phân tầng” theo vũ trụ quan ấy; trong đó chịu trách nhiệm cao nhất ở “xã hội” này là Ngọc Hoàng Thượng đế, kế đến là các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần. Với sự phân tầng ấy, vũ trụ quan (thế giới siêu linh) của đạo Cao Đài là một xã hội thiêng liêng có thứ bậc.

Các đấng giáo chủ, đại trí, đại giác của những tôn giáo trước như Thích ca, Khổng tử, Lão tử, Jêsu… đều là những bậc thừa hành mệnh lệnh của Thượng đế hoặc là chiếc thân của Thượng đế xuống trần để gầy dựng tôn giáo nhằm cứu rỗi nhân loại

64

thoát khỏi sự đau khổ ở thế giới trần tục. Tín đồ Cao Đài tin rằng, đến khi đạo Cao Đài ra đời, các tôn giáo đã hết vai trò cứu rỗi nhân sinh, nên các đấng giáo chủ ấy được qui về đạo Cao Đài để hợp nhất trong việc giải thoát nhân loại lần cuối cùng.

* Sự ra đời của con người

Về nguồn gốc ra đời của con người, giáo lý Cao Đài có điểm mới so với các tôn giáo trước, đặc biệt là so với Phật giáo và Công giáo. Phật giáo không giải thích về sự phát khởi của con người trong vũ trụ mà chỉ nói đến sự hình thành con người như con người được hình thành phải có ba yếu tố căn bản và tập hợp nhiều điều kiện nhân duyên khác nhau. Ba yếu tố căn bản đó là người mẹ trong thời kỳ có thể thụ thai, cha mẹ có sự gần gũi và có sự hiện diện của Gandhabha (Kiết sinh thức). Ngoài ba yếu tố này, con người còn bị chi phối bởi các điều kiện nhân duyên cần thiết như vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não cùng sanh khởi. Còn Công giáo cho rằng con người do Thượng đế tạo ra.

Giáo lý Cao Đài không giải thích như trên mà cho rằng con người có sự tiến hóa của nó.

Theo giáo lý Cao Đài, khi Trời, Đất được tạo lập xong thì thảo mộc được hình thành do hai khí âm, dương tạo dựng. Thảo mộc nhờ hai khí này mà phát triển đơm hoa, kết trái, thành hạt. Từ hạt lại sản sinh thêm để duy trì nòi giống và lai tạo để hình thành nên nhiều dạng thảo mộc khác nhau. Nhưng vì thảo mộc là sản phẩm do Trời, Đất tạo thành nên có một phần hồn. Phần hồn này do Thượng đế, người chủ quản ngôi Thái cực, nắm giữ. Thảo mộc tiến hóa mãi, muôn vạn kiếp mới bước sang loài cầm thú. Loài cầm thú đã được ban hai phần hồn. Cầm thú cũng luôn tiến hóa; tiến hóa đến muôn vạn kiếp thì trở thành người. Khi thành người, con người có đầy đủ ba hồn bảy vía. Đây được xem là sản phẩm tối cao trong muôn loài vạn vật mà Thượng đế tạo thành và cai quản trong trời đất. Để được trở thành người, muông thú phải trải qua công phu khổ hạnh, muôn đắng ngàn cay, mãn kiếp này sang vạn kiếp sau mới tạo thành [5:165]. Tuy nhiên, những con thú mới thành người thì khờ khạo, ngu ngây, tính tình độc hiểm.

65

Nhưng khi con người biết xả thân giúp đời thì chuyển kiếp đôi ba chục lần cũng trở nên minh mẫn, khôn ngoan; và cứ xả thân giúp đời -> tiến hóa mãi, chuyển kiếp mãi thì trở thành người khôn ngoan, nắm bắt được mọi lẽ trong trời, đất. Khi muốn đạt đến phẩm vị Tiên, Phật… thì con người phải nhất tâm khổ hạnh, xả thân vì đời, không cầu danh lợi… mới mong đạt đến; bởi vì Phật, Tiên, Thánh… là những phẩm vị trên loài người, sống gần với Thượng đế.

Khi trình bày về quá trình tiến hóa từ thảo mộc đến con người, giáo lý Cao Đài dùng gốc ngọn để phân định ra các dấu hiệu nhận biết. Gốc được xem là nơi khởi nguồn của sự tinh túy, là cái đầu điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

Ngọn là những yếu tố được sinh ra từ gốc, do gốc điều khiển. Do đó, thảo mộc không bì được với muông thú và không thể sánh ngang với muông thú là do gốc (cái đầu) của nó nằm dưới đất, ngọn đưa lên trời. Điều này có nghĩa là sự tinh túy do khí âm quản lý, nên trí khôn của thảo mộc gần như không có. Đến khi thảo mộc phát triển thành muông thú. Lúc đó, gốc (cái đầu) của muông thú nằm ngang với cơ thể, tiếp giáp được với khí âmdương nên trí khôn phát triển hơn và chơn hồn được hình thành thêm. Nhưng vì đầu ngang với cơ thể, nên muông thú không phân biệt được phải trái, trắng đen, giết hại lẫn nhau… do đó, không thể so sánh được với con người. Con người do cái gốc (cái đầu) nằm trên cùng của cơ thể nên tiếp xúc khí dương nhiều hơn và trở nên thông minh hơn tất cả muôn loài, biết phân biệt phải trái, trắng đen, biết đâu là việc tốt, việc lành… do đó, chơn hồn cũng được hình thành nhiều hơn muông thú. Nhưng khi con người trở nên quá khôn ngoan lại bắt đầu sinh ra lòng tà, dục vọng, ham tài, hám sắc… cho nên khi chết lại quay trở về với kiếp thú. Đó là luật nhân quả trong Nhân sinh quan của giáo lý Cao Đài.

Như vậy, theo cách lý giải trên, nguồn gốc của con người không phải do sự tạo tác của đấng siêu linh mà do quá trình tu luyện tạo nên. Vì vậy, để trở thành các bậc đại trí, đại giác trong thế giới siêu sinh, con người cũng phải tiếp tục tu hành. Tu hành là cơ chế phát triển của con người; và quan niệm này đã chi phối hành vi trong đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài.

66

Một phần của tài liệu luận án sự ĐÓNG góp của đạo CAO đài TRONG văn hóa NAM bộ và ẢNH HƢỞNG sắc THÁI của văn hóa NAM bộ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)