Chương 2 ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài
2.2. Sự thờ phụng của đạo Cao Đài
Việc thờ phụng của tín đồ Cao Đài được biểu hiện rõ nét qua các cơ sở thờ tự của đạo. Hiện nay, các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài được chia thành ba dạng ở ba nơi: Đền thánh, Thánh thất và Tư gia.
75
2.2.1. Thờ phụng tại Đền thánh
Đền thánh là nơi thờ Thượng đế được đặt trong khuôn viên của Tòa thánh.
Mô hình chung của Đền thánh được cấu trúc thành ba phần: Bát Quái đài, Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài.
* Bát Quái đài: là một đài cao được xây tám cạnh đều nhau theo hình tượng của Bát Quái đồ nhằm tượng trưng cho quá trình tạo dựng vũ trụ. Bát Quái đài là nơi thờ Đức Chí Tôn, và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, dưới quyền chưởng quản của Đức Chí Tôn Thượng đế" [71]. Cách thờ tự được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cách sắp xếp trên bàn thờ Cao Đài Đức Chí Tôn
Lão Tử Thích Ca Khổng Tử
Quan Âm Lý Thái Bạch Quan Thánh Chúa Jêsu
Khương Thái Công Ngai Giáo tông 3 Ngai Chưởng pháp
3 Ngai Đầu sư
(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)
Trong đó, Đức Chí Tôn, Giáo chủ của đạo Cao Đài, được thờ ở Bát Quái đài dưới hình tượng Thiên nhãn (mắt Trời), được đặt trên quả Càn khôn (quả cầu được sơn màu xanh có đường kính 3,3m, vẽ cung Bắc đẩu và 3.072 vì tinh tú).
Thiên nhãn được vẽ nằm ngay trên sao Bắc đẩu, ý nói Đức Chí Tôn là chúa tể Càn khôn vũ trụ (H:39).
Phía dưới quả càn khôn là long vị các giáo chủ của các tôn giáo. Từ trong nhìn ra, hàng đầu tiên là tam vị giáo chủ của ba đạo gồm Phật Thích Ca (Phật giáo) ở giữa, Lão Tử (Đạo giáo) bên phải và Khổng Tử (Nho giáo) bên trái. Ba vị này đại diện cho ba tôn giáo ở phương Đông, và cũng đại diện cho các tôn giáo đã ra đời cứu rỗi nhân loại kể từ thời khai thiên lập địa. Giáo lý đạo Cao Đài xem họ xuất thế nhằm để phát triển ba tôn giáo nói trên, do đó họ được thờ nhằm mang ý
76
nghĩa đại diện của ba tôn giáo (Nho, Phật, Đạo) trong thời kỳ phát triển và cũng mang ý nghĩa qui nguyên tam giáo của đạo Cao Đài.
Dưới long vị Tam giáo là thờ Tam trấn, gồm ba long vị: Lý Thái Bạch ở giữa, Quán Âm Bồ Tát bên phải và Quan Thánh Đế Quân bên trái. Ba vị này có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nền Đạo của Đức Chí Tôn và thay mặt ba đấng giáo chủ trong Tam giáo cầm quyền tam giáo trong đạo Cao Đài. Trong đó, Lý Thái Bạch được gọi là Nhất trấn Oai nghiêm, thay mặt cho Lão Tử cầm quyền Tiên giáo (Đạo giáo); Quán Thế Âm Bồ Tát gọi là Nhị trấn Oai Nghiêm, thay mặt cho Thích Ca cầm quyền Phật giáo; Quan Thánh Đế Quân gọi là Tam trấn Oai nghiêm, thay mặt cho Khổng Tử cầm quyền Nho giáo. Ba vị này còn là những người đại diện cho Bi (thương xót – Quan Âm), Trí (sáng suốt – Lý Thái Bạch) và Dũng (ý chí mạnh mẽ – Quan Thánh) trong tư tưởng của đạo Cao Đài.
Dưới long vị của Lý Thái Bạch là long vị của Jêsu, đại diện cho Thánh Đạo; dưới nữa là long vị của Khương Tử Nha, đại diện cho Thần Đạo; sau đến Bảy cái ngai được sắp theo ba hàng, đại diện cho Nhơn Đạo.
Với cách sắp xếp thờ tự như trên, vô hình chung cho thấy cơ cấu tổ chức tại Bát Quái đài như sau:
- Cao nhất là Đức Chí Tôn, giáo chủ, người cầm giềng mối đạo của Cao Đài.
- Tiếp đến là giáo chủ của ba tôn giáo, gồm Thích Ca, Lão Tử, Khổng tử.
- Sau đó là Lý Thái Bạch, Quan Âm, Quan Thánh, Chúa Jêsu, Khương Tử Nha và vị trí của các vị tại thế đang điều hành tổ chức tôn giáo Cao Đài.
Xét về ý nghĩa, cách tổ chức như trên biểu hiện ý nghĩa là Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi hiệp nhất. Trong đó, Tam giáo là Phật giáo (Thích Ca), Đạo giáo (Lão Tử) và Nho giáo (Khổng Tử); Ngũ chi là Phật đạo (Thích Ca), Tiên Đạo (Lý Thái Bạch), Thánh Đạo (Chú Jêsu), Thần Đạo (Khương Tử Nha), Nhơn Đạo (bảy cái ngai).
Sau các Long vị trên là đến Thiên bàn (Bàn thờ Trời). Trên Thiên bàn đặt các vật phẩm theo mô hình chữ Vương (王) như sau:
77
Sơ đồ 3: Chữ Vương trên Thiên bàn
2 1 3
4 5 6 7 8
9 10 11
Trong đó:
Số 1 là đèn thái cực Số 5, 6, 7 là ba ly rượu trắng Số 2 là dĩa trái cây Số 8 là ly nước trắng
Số 3 là bình hoa Số 9 và 11 là hai cây đèn Số 4 là ly nước trà Số 10 là lư nhang
(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)
+ Các chức sắc liễu đạo được thờ trên bàn thờ nằm dưới Thiên bàn.
* Cửu Trùng đài: Trong kiến trúc của Đền thánh, Cửu Trùng đài là phần nối liền với Bát Quái đài. Nơi đây được chia thành 9 bậc, biểu thị cho 9 phẩm tu của Cửu Trùng đài.
Cách bày trí của Cửu Trùng đài: sau bàn thờ của các chức sắc liễu đạo là bảy cái ngai được sơn son, thiếp vàng của bảy vị chức sắc cao cấp Cửu Trùng đài.
Đầu tiên là ngai của Giáo tông, sau đến ba ngai của Chưởng pháp, rồi đến ba ngai của Đầu sư. Sau ba ngai của Đầu sư là Bàn Nội nghi. Trên Bàn Nội nghi đặt các vật phẩm như mâm để sớ (1), đĩa trái cây (2), bình bông (3), lư trầm (4), lư hương (5), đôi đèn (6,7). Sau Bàn Nội nghi là khoảng trống để tín đồ quì hành lễ.
Sơ đồ 4: Sơ đồ Cửu Trùng Đài Ngai Giáo tông
Ngai Thượng Chưởng pháp Ngai Thái Chưởng pháp Ngai Ngọc Chưởng pháp Ngai Thượng Đầu sư Ngai Thái Đầu sư Ngai Ngọc Đầu sư
(1)
(2) (4)
78
(3)
(6) (5) (7)
(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu)
* Hiệp Thiên đài: được xây dựng nối liền với Cửu Trùng đài. Nơi đây có hai lầu được xây cao lên, gọi là lầu chuông, lầu trống. Nhìn từ trong ra, lầu bên phải dùng để treo cái chuông lớn, gọi là Bạch Ngọc Chung đài. Lầu bên trái dùng để treo cái trống, gọi là Lôi Âm Cổ đài. Giữa hai lâu là Tịnh tâm điện, bên trong đặt bàn thời Hộ pháp, tượng Hộ pháp và bài vị của Thập nhị thời quân (H:41). Sau tượng Hộ pháp là chữ Khí (氣) bằng Hán tự. Dưới tượng Hộ pháp đặt bàn thờ Hộ pháp. Trên bàn thờ có vật phẩm như trái cây (1), bình hoa (2), hai ly nước (gồm nước trà và nước trắng – 3,4), ba ly rượu (5,6,7), lư hương (8), hai cây đèn (9,10).
Bên trái bàn thờ Hộ pháp treo cây phướn Thượng phẩm (上品), bên phải treo cây phướn Thượng sanh (上生).
Sơ đồ 5: Sơ đồ Hiệp Thiên đài
Lôi Âm Cổ đài Tịnh tâm điện Bạch Ngọc Chung đài Tượng Hộ pháp
Phướn Thượng phẩm
(1) (2) (3) (5) (6) (7) (4) (9) (8) (10)
Phướn Thượng sanh
(Sơ đồ: Huỳnh Ngọc Thu) 2.2.2. Thờ phụng tại Thánh thất
Mô hình của Thánh thất cũng giống với Tòa thành, gồm ba đài, nhưng cấu trúc và cách thờ tự gọn hơn.
* Bát Quái đài của Thánh thất không đặt quả Càn khôn. Thiên nhãn được được vẽ hoặc in trên giấy, được đóng khung, lộng kính cẩn thận. Bài vị của Tam giáo, Tam trấn được sắp xếp theo thứ tự như ở Đền thánh, nhưng không chạm khắc cầu kỳ.
* Cửu Trùng đài không đặt bảy ngai, chỉ đặt bàn Nội nghi
79
* Hiệp Thiên đài không đặt tượng Hộ pháp, chỉ để chữ Khí (氣) 2.2.3. Thờ phụng tại tƣ gia
Trong gia đình của tín đồ chỉ đặt bàn thờ, gọi là Thiên bàn, không có bàn thờ Hộ pháp. Thiên bàn được đặt tại nơi trang trọng nhất trong nhà (H:43-47).
Thiên bàn cũng được sắp xếp theo mô hình Thiên bàn chung của Đền thánh.
Nhưng, bức Thiên nhãn thì tùy theo mỗi chi phái mà cách bố trí khác nhau. Bức Thiên nhãn của Tây Ninh có vẽ thêm Tam giáo, Tam trấn; của Ban Chỉnh đạo chỉ có Tam giáo; của Tiên Thiên và Truyền giáo Cao Đài không có Tam giáo, Tam trấn (H:45-46). Thiên bàn trong gia đình được che rèm cẩn thận để giữ không gian tôn nghiêm, khi hành lễ rèm mới được vén lên.
Ngoài các nơi thờ tự như trên, chi phái Tây Ninh còn có thêm Điện Thờ Phật Mẫu, là nơi thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương (H:40). Tại Tòa thánh, Điện Thờ Phật Mẫu được đặt trong Báo Ân Từ; còn ở các Thánh thất, điện Thờ Phật Mẫu được xây dựng riêng có qui mô ngang với Thánh thất. Ý nghĩa của điện Thờ Phật Mẫu là thờ Mẹ; còn Đền thánh hay Thánh thất là thờ Cha. Ở các chi phái khác, không có điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, nhưng có xây dựng Báo Ân Từ dùng để thờ các vị tiền bối có công với đạo và các vị nhân sĩ có công với nhân loại.
Nhìn chung, cách thờ phụng của đạo Cao Đài được biểu hiện qua ba nơi:
Đền thánh, Thánh thất và Tư gia. Hình thức thờ phụng ở ba nơi này tuy có khác nhau về qui mô, nhưng biểu trưng và ý nghĩa đều giống nhau, đều hướng đến một đấng tối cao duy nhất, Ngọc Hoàng Thượng đế, và luôn biểu hiện Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi hiệp nhất, hai yếu tố cốt lõi trong giáo lý Cao Đài.