Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu luận án sự ĐÓNG góp của đạo CAO đài TRONG văn hóa NAM bộ và ẢNH HƢỞNG sắc THÁI của văn hóa NAM bộ (Trang 79 - 94)

Chương 2 ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài

2.3. Tổ chức của đạo Cao Đài

2.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài được hình thành trước khi tổ chức lễ ra mắt Đạo tại Chùa Từ Lâm vào tháng 11 năm 1926. Sau đó, Tân luật Pháp Chánh truyền (đây được xem là hai bộ luật của đạo) được ban hành thì cơ cấu này dần được hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài theo hình thức Tam Đài:

Bát Quái đài, Cửu Trùng đài Hiệp Thiên đài.

80

* Bát Quái đài

Đây là cơ quan thiêng liêng của đạo Cao Đài, nơi thờ Đức Chí Tôn và các đấng thiêng liêng trong đạo. Các đấng này đại diện cho thế lực ở cõi vô hình mà tín đồ Cao Đài tin tưởng, hướng đến để chiêm bái, cầu nguyện.

Như đã trình bày, thế giới thiêng liêng trong đạo Cao Đài được chia thành nhiều thứ bậc, trong đó cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng đế, các bậc thiêng liêng còn lại giữ các nhiệm vụ như Tam giáo, Tam trấn, hoặc đại diện cho các chi trong đạo như Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.

Như vậy, cơ cấu tổ chức tại Bát Quái Đài gồm những cá thể thuộc về phần Thiêng liêng, là những đấng siêu linh ở cõi vô hình, không có xác thân tại thế.

Trong đó, đứng đầu là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, sau đến các vị giáo chủ của các tôn giáo khác nhau. Đây được xem là cơ quan cao nhất của đạo Cao Đài.

* Cửu Trùng đài

Cửu Trùng Đài là cơ quan hữu hình, được cầm quyền bởi những người còn đang tại thế. Cơ quan này được lập sau lễ khai đạo, có nhiệm vụ tiếp nhận, phổ độ và dìu dắt chúng sanh trở về với Thượng đế. Do đó, đây là cơ quan duy nhất trong đạo Cao Đài được chia thành hai phái (lưỡng phái) gồm nam phái và nữ phái.

Trong cơ quan này, nam phái được chia thành 9 bậc, gọi là cửu phẩm Thần Tiên.

Người đứng đầu là Giáo tông, sau đến Chưởng pháp, Đầu sư, Phối sư, Giáo sư, Giáo hữu, Lễ sanh, Chánh – Phó trị sự và Đạo hữu. Chức phẩm nam phái ở cơ quan này được chia thành bốn hạng, gồm: chức sắc, hạng người đức hạnh, chức việc, đạo hữu.

- Chức sắc, gồm những người giữ từ chức vị Giáo hữu đến Giáo tông. Số lượng của chức sắc là 3.115 người, trong đó có 1 Giáo tông, 3 Chưởng pháp, 3 Đầu sư, 36 Phối sư, 72 Giáo sư, 3.000 Giáo hữu.

+ Giáo tông là người giữ chức vụ cao nhất ở Cửu Trùng Đài, được xem là

“anh cả” trong đạo, có quyền thay mặt Chí Tôn để dìu dắt tín đồ trong đường đạo và đường đời; là người có quyền “thông công” cùng Tam Thập Lục Thiên (36 cõi trời) và Thất thập nhị địa giới (72 thế giới) để cứu rỗi chúng sanh.

81

+ Chưởng pháp là phẩm vị thấp hơn Giáo tông, 3 người nắm giữ. Ba người này sẽ đại diện cho ba tôn giáo là Phật giáo, Đạo giáo Nho giáo, gọi là ba chi tương ứng với các tên biểu là Thái (Phật giáo), Thượng (Đạo giáo), Ngọc (Nho giáo) với ba màu tiêu biểu là Vàng (Phật giáo), Xanh (Đạo giáo) và Đỏ (Nho giáo). Chưởng pháp có quyền xem xét luật lệ trước khi thi hành. Luật lệ này có khi của Giáo tông truyền xuống, cũng có khi của Đầu sư dâng lên. Nếu hai bên (Giáo tông và Chưởng pháp hoặc Đầu sư và Chưởng pháp) không đồng ý, phải dâng lên cho Hộ pháp để cầu Thượng đế sửa lại. Chưởng pháp cũng giữ quyền xem xét kinh điển trước khi phát hành. Ba vị Chưởng pháp đều có con dấu riêng.

Văn kiện, kinh sách của đạo muốn được ban hành phải đủ 3 con dấu ấy. Chưởng pháp còn giữ nhiệm vụ can gián, sửa lỗi Giáo tông và có quyền đề xuất “truất phế”

chức Giáo tông.

+ Đầu sư: cũng gồm ba chi: Thái, Thượng, Ngọc và cũng do ba người nắm giữ. Đầu sư có nhiệm vụ giữ quyền lập luật và ban hành luật của đạo, nhưng phải thông qua Chưởng pháp và Giáo tông phê chuẩn. Đầu sư có quyền xin hủy bỏ luật nếu đó là điều trái với lợi ích của tín đồ. Ba vị này cũng có ba con dấu riêng. Khi ban hành luật, ba vị phải cùng đóng dấu trên đó.

+ Phối sư: cũng gồm ba chi: Thái, Thượng, Ngọc, nhưng số người đảm nhận lên đến 36 người (bao gồm mỗi chi 12 người). Trong mỗi chi chọn ra một người đứng đầu gọi là Chánh phối sư. Ba chi có 3 Chánh phối sư. Ba vị này có thể thay quyền cho Đầu sư để hành đạo, nhưng không có quyền xin hủy bỏ luật lệ. Phối sư là những người thừa lệnh từ Chánh phối sư để hành đạo.

+ Giáo sư: cũng gồm 3 chi: Thái, Thượng, Ngọc, tổng số người được giao giữ phẩm này là 72 người (mỗi chi có 24 vị). Giáo sư có nhiệm vụ dạy dỗ tín đồ trong đường đạo và đường đời. Đây là những người giữ sổ bộ của tín đồ, thực hiện các lễ nghi liên quan đến đời người của tín đồ. Giáo sư có quyền cầu xin giảm bớt luật lệ liên quan đến lợi ích của tín đồ.

+ Giáo hữu: cũng gồm ba chi: Thái, Thượng, Ngọc và số lượng là 3.000 người, chia đều làm ba chi. Giáo hữu có nhiệm vụ phổ biến chơn truyền của đạo và có quyền xin giảm luật lệ của đạo.

82

Các phẩm trên được liệt vào hàng chức sắc của Cửu Trùng Đài. Những người giữ phẩm này phải là người có đức độ, hết lòng vì đạo, không còn vướng bận chuyện gia đình và xã hội, phải phế đời hành đạo.

- Hạng người đức hạnh, là những người giữ phẩm Lễ sanh. Lễ sanh không giới hạn số lượng người và cũng được phân theo ba chi như trên. Lễ sanh có nhiệm vụ dạy tín đồ nghi lễ, cúng tế và lãnh trách nhiệm thượng tượng (lập bàn thờ trong gia đình tín đồ), khai đàn cho những tín đồ mới nhập môn. Tín đồ muốn bước vào hàng chức sắc phải qua hàng Lễ sanh. Do đó, Lễ sanh là phẩm “đệm”

quan trọng trước khi tín đồ đứng vào hàng ngũ chức sắc.

- Chức việc: phẩm này được hình thành sau khi chơn linh Đức Lý Thái Bạch nắm chức Giáo tông của đạo Cao Đài, gồm 2 chức vị: Chánh Trị sự Phó Trị sự [140]. Phẩm vị này không chia theo chi như các phẩm thuộc hàng chức sắc mà được phân bổ ở các địa phương nhằm giúp đỡ các vị chức sắc trong việc dạy đạo cho tín đồ.

- Chánh trị sự có nhiệm vụ chăm sóc, giúp khó, trợ nghèo, giúp đỡ sự sinh hoạt của tín đồ trong một xóm, một làng; phải xem tín đồ như em ruột, có quyền phân xử những việc nhỏ liên quan đến đạo xảy ra trong địa phận của mình, không có quyền đối với tín đồ ngoài địa phận mình quản lý. Chánh trị sự phải nghe theo lịnh của Giáo hữu và Lễ sanh.

- Phó Trị sự có nhiệm vụ giúp Chánh Trị sự dìu dắt, dạy dỗ tín đồ trong địa phận mình quản lý, không có quyền phân xử những việc bất hòa giữa các tín đồ.

Phó Trị sự còn có nhiệm vụ tuyển chọn những tín đồ làm công quả, tiến cử lên Chánh Trị sự để được phân công giúp đỡ người cô thế, bịnh tật, bị tai nạn trong địa phận mình quản lý và phải thực hiện những công việc do Chánh Trị sự giao phó.

- Đạo hữu, gồm những người không có chức vị trong Đạo. Đây là những giáo dân bình thường nên không hạn định về số lượng mà càng nhiều càng tốt.

Đối với nữ phái, phẩm bậc chỉ gồm 7 phẩm, từ đạo hữu đến Đầu sư, không được quyền giữ chức Chưởng pháp và Giáo tông. Giải thích cho điều này, trong Pháp Chánh truyền (chú giải) nêu rõ:

83

- Ông Phạm Công Tắc thắc mắc:

Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, nam nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của nữ phái không cho lên địa vị của Chưởng pháp và Giáo tông thì con e mất lẽ công bình chăng?”

- Lời thắc mắc ấy được giải thích:

Thiên địa hữu âm dương, dương thạnh tắc sanh, âm thạnh tắc tử, cả Càn Khôn Thế Giới nhờ dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi dương quang, ngày nào mà dương quang đã tuyệt, âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn Thế Giới phải chịu trong hắc ám mà bị tiêu diệt. Nam ấy dương, nữ ấy âm, nếu Thầy cho nữ phái cầm quyền Giáo tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho âm thắng dương, nền Đạo ắt bị tiêu tàn ám muội”.

- Ông Phạm Công Tắc lại thắc mắc

Thầy truất quyền Giáo tông nữ phái thì đã đành, song quyền Chưởng pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại”.

- Lời thắc mắc được giải thích:

Chưởng pháp cũng là Giáo tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người thay mặt cho Hộ pháp nơi Cửu Trùng Đài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo tông thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ pháp con. Bởi chịu phận rủi sanh, nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên cơ đã định, Thầy chỉ dạy con để dạ thương yêu bênh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp” [4 :235-236].

Theo lời đối thoại trên, nữ phái không được giữ phẩm Giáo tông và Chưởng pháp vì đây là hai phẩm quan trọng để đạo Cao Đài phát triển (Dương phải luôn vượt Âm). Nữ phái chỉ có thể giữ các phẩm từ Đầu sư trở xuống. Chức phẩm của nữ phái cũng ngang quyền với nam phái. Đầu sư nữ phái đồng quyền với Đầu sư nam phái và cùng tùng lệnh Chưởng pháp và Giáo tông. Do đó, Phối sư nam phái cũng chịu dưới quyền Đầu sư nữ phái và khi gặp ở đại điện Phối sư nam phái phải đảnh lễ trước. Đầu sư nữ phái chỉ quản lý chức sắc, chức việc và tín đồ nữ phái.

Đầu sư nam phái cũng không được can thiệp bên nữ phái.

Chức sắc nữ phái không phân theo chi và số lượng cũng không được qui định rõ ràng như bên nam phái.

Điều đặc biệt trong tổ chức ở Cửu Trùng Đài là quyền hành của Nam phái và nữ phái ngang nhau. Nam phái lo phận sự bên nam; nữ phái lo phận sự bên nữ.

84

Như vậy, điều này rất khác so với các tôn giáo có trước ở Nam Bộ như Phật giáo, Công giáo, và một số tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa... Trong các tôn giáo này, nữ phái gần như không có chức phận trong cơ cấu tổ chức Giáo hội, nhưng với đạo Cao Đài, nữ phái đã có chức phận và quyền hành rõ ràng trong tổ chức tôn giáo, tuy vẫn còn ở mức độ hạn chế nhất định.

Do đây là cơ quan phổ độ, chịu trách nhiệm dìu dắt chúng sanh nên nhiệm vụ của từng phẩm vị được phân định rõ ràng. Chức vụ cũng được ứng với từng bậc tu trong đạo như sau:

Bảng 5: Đối phẩm với bậc tu trong đạo STT Phẩm vị Bậc tu (đối Phẩm)

1 Giáo tông Thiên tiên 2 Chưởng pháp Nhơn tiên

3 Đầu sư Địa tiên

4 Phối sư Thiên thánh 5 Giáo sư Nhơn thánh 6 Giáo hữu Địa thánh 7 Lễ sanh Thiên thần 8 Chánh-Phó trị sự Nhơn thần

9 Đạo hữu Địa thần

Trong đó, bậc tu cao nhất của Cửu Trùng Đài là Thiên tiên, ứng với phẩm Giáo tông. Người tu hành trong đạo muốn đạt được phẩm vị cao đó phải bắt đầu từ đạo hữu, và phải luôn nhờ sự dẫn dắt, hướng dẫn tu hành của những người có phẩm vị trên mình, bên cạnh việc tự mình cố gắng.

Từ năm 1930 trở đi, nội bộ của đạo Cao Đài bắt đầu có sự xung đột. Một số nhân vật chủ chốt có xu hướng ly khai, do đó chức sắc của Cao Đài ở Tây Ninh ban hành Sáu đạo nghị định, trong đó Đạo nghị định thứ ba điều thứ hai có nội dung phân quyền quản lý cho các chức sắc nắm các cơ sở đạo từ địa phương đến Trung ương. Nội dung Đạo nghị định này rõ [135]:

Điều thứ nhứt: - Chánh Phối Sư Nam Phái, hành chánh riêng nam; Chánh Phối sư Nữ Phái, hành chánh về nữ, Nam Nữ phân quyền.

85

Điều thứ hai: - Chức sắc hành chánh các nơi, chia quyền theo đẳng cấp như vầy:

- Phối sư, phải ở tại Tòa Thánh.

- Giáo sư làm đầu một tỉnh.

- Giáo hữu làm đầu một họ.

- Lễ sanh làm đầu một quận.

- Chánh Trị sự làm đầu một làng.

- Phó Trị sự làm đầu một xóm cùng Thông Sự.

Điều thứ ba: - Cả chức sắc có địa phận đặc biệt, chẳng đặng qua khỏi ranh đất trách nhậm của mình, mà gây điều ganh lẫn.

Điều thứ tư: - Cả chức sắc phải tùng lịnh Hội Thánh, chẳng đặng tư chuyên mà cải sửa Chơn Truyền của Đạo.

Điều thứ năm: - Những chức sắc phạm tội về Nghị Định này, phải bị giải ra Tòa Tam Giáo.

Điều thứ sáu: - Nghị định nầy sẽ ban hành từ ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.

Theo Đạo nghị định này, cơ cấu tổ chức của cơ quan Cửu Trùng Đài trở nên chặt chẽ hơn từ Trung ương đến địa phương. Đây được xem là sự lớn mạnh của tổ chức nhằm phổ độ tôn giáo trong toàn xã hội và cũng nhằm hướng đến mục đích quản lý chặt chẽ tín đồ theo chiều dọc. Đứng đầu cơ quan Trung ương là các chức sắc có phẩm vị từ Phối sư trở lên. Từ Giáo sư xuống đến Phó trị sự được chia về phân nhậm tại cơ sở với mức độ qui định khá rõ ràng. Trong đó, Giáo sư đứng đầu một tỉnh, Giáo hữu đứng đầu một Họ (Tộc đạo), Lễ sanh đứng đầu một quận, Chánh trị sự đứng đầu một làng, Phó trị sự đứng đầu một xóm.

Theo qui định của đạo Cao Đài lúc bấy giờ, nhiều xóm đạo ở gần nhau được gộp vào thành một làng, gọi là Hương đạo hoặc Xã đạo. Đây là đơn vị nhỏ nhất trong tổ chức của đạo Cao Đài tại địa phương. Nhiều Hương đạo gộp lại thành Họ đạo hay Tộc đạo. Tộc đạo có qui định rõ ràng về số lượng tín đồ. Để có thể thành lập được Tộc đạo, Tân luật của đạo Cao Đài qui định phải có đủ 500 tín đồ trở lên. Người đứng đầu Tộc đạo phải là người giữ phẩm vị Lễ sanh trở lên, và có quyền xây dựng một Thánh thất [4]. Nhiều Tộc đạo gần nhau sẽ được thành lập

86

một Châu đạo. Chức sắc cai quản Châu đạo là Giáo hữu. Trên Châu đạo là Trấn đạo, do Giáo sư đứng đầu.

Với cơ cấu như vậy, sau năm 1930, Cửu Trùng Đài đã trở thành một cơ quan hành chính quản lý tín đồ xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Ngay tại Tòa thánh, cơ quan Cửu Trùng Đài cũng có những tổ chức nhằm củng cố và phát triển hơn nữa cơ cấu hành đạo của mình, như việc ra đời Cửu viện (gồm 9 viện) với các tên gọi như Hộ viện, Lương viện, Công viện, Học viện, Y viện, Nông viện, Hòa viện, Lại viện, Lễ viện.

Chức năng của các viện này gồm:

- Hộ viện: Quản lý sản nghiệp và tài chính của Đạo, lo về thu xuất tiền bạc do các nơi cúng hiến, lập kế hoạch thu xuất mỗi năm để trình Hội Thánh.

- Lương viện: Chăm lo về lương thực, tiếp thu, phân phối, nấu nướng (Phòng trù), chăm lo chức sắc và tín đồ hiến thân làm công quả nơi các cơ quan tại Tòa thánh.

- Công viện: Tạo tác, tu sửa Thánh Thất, dinh thự, đường sá, hệ thống điện nước, phát triển các ngành công nghiệp nhằm đem lợi ích cho Hội Thánh.

- Học viện: Phụ trách việc giáo dục và đào tạo, giáo dục thanh thiếu niên trong Đạo, huấn luyện Ban Trị sự và chức sắc để có đủ khả năng về đạo đức và trí thức để hành đạo.

- Y viện: Phụ trách việc trị bệnh và phòng bệnh, cung cấp thuốc đông y và Tây y, chăm sóc các nhà dưỡng lão, cô nhi viện, tổ chức cứu tế ở vùng bị Thiên tai.

- Nông viện: Phụ trách trồng tỉa, khai phá ruộng rẫy, trồng các cây lương thực, lập đồn điền trồng cây công nghiệp, lập các nhà máy chế biến thực phẩm.

- Hòa viện: Xem xét giữ gìn sự công bằng giữa chức sắc, chức việc và đạo hữu, có quyền hòa giải sự tranh tụng cá nhân, cảnh cáo hay răn phạt các tội nhẹ.

Trường hợp tội nặng, Hòa Viện phải chuyển lên Hội Công đồng hay Tòa Tam giáo.

- Lại viện: Lập hồ sơ cá nhân chức sắc, lo việc cầu phong và cầu thăng, nghiên cứu và đề nghị bổ nhiệm hay thuyên chuyển chức sắc hành đạo ở các địa

87

phương. Lại Viện có nhiệm vụ lưu trữ, tiếp chuyển hay ban hành các văn thư, Huấn lịnh của Hội Thánh, tiếp nhận giấy tờ từ các địa phương gởi về.

- Lễ viện: Sắp đặt việc thờ phượng, các nghi thức cúng kiếng, tế lễ trong Đạo, lo việc Hôn, Tang. Lễ Viện đứng ra tổ chức các buổi lễ lớn trong Đạo, lo sắp đặt kho sách, in ấn kinh sách của Đạo.

Quản lý các viện này là các Chánh Phối sư. Cửu Trùng Đài có hai phái:

Nam pháiNữ phái, nên Cửu viện cũng được chia thành hai.

- Cửu viện của Nam phái sẽ do ba Chánh Phối sư Nam phái đảm trách.

+ Thái Chánh Phối sư quản lý ba viện: Hộ viện, Lương viện, Công viện + Thượng Chánh Phối sư quản lý ba viện: Học viện, Nông viện, Y viện + Ngọc Chánh Phối sư quản lý ba viện: Hòa viện, Lại viện, Lễ viện.

- Cửu viện dành cho Nữ phái chỉ do một Chánh Phối sư nữ đảm trách.

Các Chánh Phối sư đều có văn phòng riêng. Chánh Phối sư là Tổng quản văn phòng, giúp việc là các Phối sư, đứng đầu các viện, được gọi là Thượng thống. Các nhân viên khác giữ các nhiệm vụ như Phụ thống (Giáo sư phụ trách), Quản văn phòng, Thư ký…

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cửu Trùng Đài sau năm 1930 được tổ chức theo mô hình sau:

Một phần của tài liệu luận án sự ĐÓNG góp của đạo CAO đài TRONG văn hóa NAM bộ và ẢNH HƢỞNG sắc THÁI của văn hóa NAM bộ (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)