Chính vì thế,tái cấu trúc hệ thống NHTM, làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn, an toàn hơn là mộtnhu cầu bức thiết của nền kinh tế và xã hội.Bằng những kiến thức đã được học vàtìm hiểu, em
Trang 1MỤC LỤC
Chương I 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 2
1.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản 2
1.1.1 Ngân hàng nhà nước 2
1.1.2 Hệ thống ngân hàng thương mại 2
1.1.3 Vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động 3
1.1.3.1 Vai trò của ngân hàng thương mại 3
1.1.3.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 4
1.1.3.3 Nguyên tắc hoạt động 5
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 6
1.2.1.Quá trình hình thành 6
1.2.2.Thành tựu đạt được 6
1.2.3.Tình trạng khó khăn trong thời kỳ suy thoái bộc lộ những hạn chế 7
1.3.Điểm qua tình hình vốn, nợ của toàn hệ thống qua một số số liệu 8
Chương II 11
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU 11
2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống 11
2.1.1 Hiệu quả thể hiện qua vai trò 11
2.1.2 Hiệu quả thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh 12
2.1.3 Sự phát triển quá nóng kém bền vững 13
2.1.4 Bong bóng bất động sản và vấn đề nợ xấu 15
2.2 Phân tích nguyên nhân của vấn đề “sức khỏe kém” 17
2.2.1 Nguyên nhân khách quan 17
2.2.2 Nguyên nhânchủ quan 18
2.3 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 20
2.3.1 Đôi nét về tái cấu trúc nền kinh tế 20
2.3.2 Sự cần thiết phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 23
2.4 Tháo gỡ khó khăn: Xử lý nợ xấu và Tái cơ cấu hệ thống 24
2.4.1Độ.ng thái từ cơ quan nhà nước 24
2.4.2 Tái cơ cấu vi mô từ bản thân từng ngân hàng 26
Trang 2ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 28
3.1 Đánh giá vấn đề 28
3.2 Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài 28
3.2.1 Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Trung Quốc 28
3.2.2 Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Hàn Quốc 30
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
3.3.1 Thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước 32
3.3.2 Việc xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các NHTM 33
KẾT LUẬN 35
SV: Hà Văn Thanh Lớp: Tài chính công 52
Trang 3NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nộiDNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
BĐS Bất động sản
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong việc lưu chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế- xãhội của quốc gia phát triển Trong những năm vừa qua, hệ thống NHTM ở Việt Namnhìn chung vẫn chưa phát huy tốt vai trò quan trọng của mình, bên cạnh đó, trongquá trình hoạt động còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, hệ thống NHTM hoạt độngkhông hiệu quả, tình trạng độc quyền, lũng đoạn dẫn đến nợ xấu tăng cao và tìnhtrạng mất thanh khoản của một số không ít các NHTM trong hệthống Chính vì thế,tái cấu trúc hệ thống NHTM, làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn, an toàn hơn là mộtnhu cầu bức thiết của nền kinh tế và xã hội.Bằng những kiến thức đã được học vàtìm hiểu, em thực hiện đề án “THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC”với mong muốn giớithiệu cho người đọcvề hệ thống NHTM, thực trạng, những khó khăn, cũng nhưmong muốn mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quát hơn về vấn tái cấu trúc
hệ thống NHTM ở nước ta
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Viện Ngân hàng – Tàichính trường đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Minh Quế đãgiúp đỡ em hoàn thành đề án này
Trong quá trình thực hiện đề án, có thể đang còn nhiều điều thực hiện còn chưatốt về mặt hình thức cũng như nội dung, do vậy em rất mong nhận được ý kiến đónggóp của các thầy cô để cho đề án được hoàn thiện hơn nữa
Xin cảm ơn!
Hà Nội ngày 1/5/2013
Trang 5Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC
Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2 Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ngân hàng Trung ương Việt Nam, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiệnchức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chứctín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, nhằm ổn định giá trị đồng tiềngóp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng, thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội
Với chức năng của mình Ngân hàng Trung ương là đầu não của toàn hệ hệthống ngân hàng, quản lý toàn bộ hệ thống trên cấp độ vĩ mô bằng chính sách tiền tệquốc gia Quyết định của Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển kinh tế cũng như toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng và các TCTDkhác
3 Hệ thống ngân hàng thương mại
NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của LuậtCác tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật (Nghị định số59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động vốn như nhậntiền gửi, đi vay ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại khác, huy động vốn chủ
sở hữu,phát hành giấy nợ… vv; hoạt động xử lý vốn như cho vay, đầu tư…vv; và
Trang 6cung cấp các dịch vụ liên quan như tư vấn tài chính, bảo hiểm, thực hiện các dịch vụtrung gian.
Mối quan hệ giữa các ngân hàng tạo nên một hệ thống các ngân hàng thươngmại và các tổ chức tín dụng, nằm dưới sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng NN Ở cấp
vi mô, các ngân hàng là các tổ chức kinh doanh và cung cấp các dịch vụ sinh lờiphục vụ cho nền kinh tế Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cóảnh hưởng qua lại với nhau hết sức chặt chẽ và vô cùng nhạy cảm Sự chặt chẽ thểhiện trong các nghiệp vụ của các ngân hàng như chiết khấu, tái chiết khấu, vay vàcho vay lẫn nhau, sở hữu cổ phần, trái phiếu, sở hữu nợ, quyền thanh toán Và cũngnhư tất cả các hệ thống tài chính khác, hệ thống ngân hàng thương mại cực kỳ nhạycảm do mỗi thành viên đều ảnh hưởng rất lớn đến nhau Mỗi sự biến động nhỏ nhưtình hình hoạt động kinh doanh, nhân sự… hoặc lớn hơn như biến động về lãi suất,
về giá vàng, giá ngoại tệ, giá chứng khoán… cũng có thể ảnh hưởng hàng loạt đếntoàn bộ hệ thống, mang tính dây chuyền và rất khó kiểm soát
4 Vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động
4.1.1.1Vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế:
Thứ nhất, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Để pháttriển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt độngsản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Bằng vốn huy động được trong xã hộithông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho mọi hoạtđộng kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất Nhờ cóhoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, cácdoanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ
để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho
xã hội
Thứ hai, ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường Sựphát triển của tín dụng Ngân hàng đã khơi dậy sức sống của các doanh nghiệp bằngcác dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ
Trang 7các nước tiên tiến, điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệpvốn dĩ đã rất ít ỏi Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốnkhông nhỏ trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp.
Thứ ba, ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nềnkinh tế Thông qua ngân hàng nhà nước, Chính phủ cấp vốn cho hoạt động cho cácngân hàng thương mại hoạt động và sử dụng như công cụ để quản lý hoạt động tiền
tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàngdẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàngthương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng tronglưu thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế,Ngân hàng thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chiavốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả
Thứ tư, ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tàichính quốc tế Thông qua hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các lĩnh vựckinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối
và các nghiệp vụ khác, đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoạihối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng thương mại trựctiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
và thông qua đó Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trongnước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
4.1.1.2Chức năng của ngân hàng thương mại
Với những vai trò của mình, ngân hàng thương mại thực hiện ba chức năngchính là chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chứcnăng tạo tiền
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóngvai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năngnày, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là
Trang 8suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay.
Ở chức năng trung gian thanh toán, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho cácdoanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhưtrích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhậpvào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theolệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiệnlợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán
an toàn thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưuchuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
Chức năng tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất củangân NHTM Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốnhuy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để muahàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để muahàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăngtổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trảcủa xã hội
4.1.1.3Nguyên tắc hoạt động
Khác với Ngân hàng phát triển và ngân hàng chính sách xã hội, NHTM là mộtdoanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, có nghĩa là phảiđảm bảo được hai điều Thứ nhất là đảm bảo thực hiện được đầy đủ chức năng, vaitrò của ngân hàng như đã trình bày ở trên Thứ hai, hoạt động của ngân hàng phải cóhiệu quả tức là phải có lợi nhuận và tăng trưởng Có thế, các ngân hàng mới có thểtồn tại và phát triển để thực hiện vai trò của mình Để hoạt động có hiệu quả thì ngânhàng cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như các nguyên tắc về huy động vốn,các nguyên tắc về cho vay, đầutư và các nguyên tắc về tăng trưởng tín dụng vàphòng ngừa rủi ro…
Trang 91.2.Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
1.2.1.Quá trình hình thành
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử pháttriển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước, có thể chia làm 3giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất từ trước 1951: Ngân hàng Đông Dương hoạt động dưới sựquản lý của Pháp và phục vụ cho chế độ tay sai
Giai đoạn thứ hai 1951-1985: Ngân hàng Trung ương Việt Nam, đảm nhận cảvai trò của ngân hàng Trung Ương, cả vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại
Và giai đoạn hiện nay từ khi đất nước đổi mới 1986 đến nay: Hệ thống ngânhàng chia làm 2 cấp quản lý, tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chứcnăng kinh doanh tiền tệ, tín dụng; bao gồm NHNN và hệ thống ngân hàng hoạt độngtheo cơ chế thị trường, điển hình là hệ thống ngân hàng thương mại
1.2.2.Thành tựu đạt được
Từ giai đoạn thứ 3 đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàngViệt Nam, giai đoạn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, thể hiện qua rất nhiều “cộtmốc” có tính đột phá như thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luậtcác tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997), thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày9/11/1999), cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tàichính và hoạt động của các NHTMCP năm 2000, tự do hoá lãi suất cho vay VNDcủa các tổ chức tín dụng năm 2002 Sau hơn 60 năm hoạt động và hơn 20 năm đổimới, toàn ngành hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mạinói riêng đã cơ bản thực hiện tốt những chức năng quan trọng mà nó phải gánh vác:Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt độngxuất nhập khẩu, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăngtrưởng kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, hỗtrợ hiệu quả trong chính sách vừa phát triển kinh tế, vừa ổn định an sinh xã hội, tạocông ăn việc làm, phát triển công nghiệp- dịch vụ, hiện đại hóa nông thôn
Trang 10Trong vài năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTM VN vào quá trìnhđổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiệnđại hoá là rất lớn Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốnquan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền Đến nay,vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sảncủa hệ thống lên tới khoảng 140% GDP.1
Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM VN đã tăng nhanh.Tới nay, đã có gần 100 NHTM và các tổ chức tín dụng với đa dạng về quyền sở hữu
từ ngân hàng thương mại nhà nước như Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDVđều là các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, đến các ngân hàng cổ phần, liên doanh,ngân hàng có 100% vốn nước ngoài có thể kể đến như ANZ, Citibank, HSBC Tínhđến cuối năm 2011, có 5 NHTM nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng là: Ngân hàngNgoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank, vàNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đã được cổ phần hóa, tuy nhiên,Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70%), 1 ngân hàng chính sách, 37 NHTMCP,
5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, và 54 chi nhánh ngânhàng nước ngoài.2
1.2.3.Tình trạng khó khăn trong thời kỳ suy thoái bộc lộ những hạn chế
Việt Nam đã duy trì được tăng trưởng cao và các điều kiện kinh tế vĩ mô ổnđịnh trong một khoảng thời gian dài từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Trong bối cảnhhội nhập quốc tế, lĩnh vực ngân hàng đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn Hệ thốngcác ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số lượng cácngân hàng và liên tục mở rộng mở rộng mạng lưới trong những năm vừa qua, tuyvậy, vẫn không thể phủ nhận những mặt hạn chế của hệ thống ngân hàng thươngmại VN như năng lực cạnh tranh thấp trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của toàn
bộ nền kinh tế chưa cao, yếu kém chung về quản trị và năng lực quản lý rủi ro, cơ
sở hạ tầng quan trọng cho các hoạt động ngân hàng còn nghèo nàn, việc đa dạng hóacác loại hình hoạt động, bổ sung các dịch vụ mới, năng lực quản lý cũng như nhân
1 Số liệu ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn
2 Tạp chí cộng sản www.tapchicongsan.org.vn
Trang 11viên trong toàn hệ thống ngân hàng chưa bắt kịp được với yêu cầu phát triển của hộinhập kinh tế thế giới Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện cũng đãgây khó khăn cho các ngân hàng trong việc mở rộng, cạnh tranh trong nước và vươn
ra thị trường thế giới
1.3.Điểm qua tình hình vốn, nợ của toàn hệ thống qua một số số liệu
Nhìn qua một số chỉ tiêu chính, ta có thể hình dung cụ thể hơn quy mô của hệthống ngân hàng hiện nay Tính đến hết nửa đầu năm 2012, tổng tài sản của cả nhómtôt chức tín dụng là 4,999,027 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ hệ thống ngân hàngthương mại Dư nợ tín dụng của nền kinh tế là 2,887,697 tỷ đồng, chiếm hơn nửatổng tài sản của hệ thống Do đặc thù của hệ thống ngân hàng và tín dụng, vốn tự có
và vốn điều lệ nhỏ chỉ 416,322 và 384,918 tỷ đồng Tuy nhỏ nhưng vốn tự có và vốnđiều lệ lại đóng vai trò quan trọng với ngân hàng, thể hiện sức mạnh và tiềm lực củamỗi ngân hàng, giải quyết các khan hiếm vốn lưu động , bổ sung tính thanh khoảncủa ngân hàng trong tình huống khó khăn Do vậy, Ngân hàng nhà nước Việt Namquy định rất chặt chẽ về vốn điều lệ và có xu hướng ngày càng tăng
Trang 12Biểu đồ 2:Tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/7/2012 (đơn
vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Dựa vào biểu đồ 2, ta có thể thấy được cơ cấu tỉ trọng tài sản của các loại hình
tổ chức tín dụng Trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thươngmại Nhà nước chiếm tỉ trọng rất lớn, chiếm tới trên 96% Các tổ chức tín dụng khácchỉ chiếm khoảng 4% với 196,927 tỷ đồng tài sản
Tăng trưởng vốn và tăng trưởng tín dụng ở hệ thống các ngân hàng, trong giaiđoạn 2001-2010, luôn trên mức 20% và được xem là mức tăng trưởng khá cao Đặcbiệt năm 2007, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng vốn ở mức cao nhất kỷ lục, lầnlượt là 51,39% và 39,6% Điều này cũng dễ lý giải được do nguồn tiền lúc này đangchảy vào bất động sản Hai chỉ tiêu này ngay lập tức gặp cú sốc vào năm 2008 dokhủng hoảng tài chính của khu vực Đông nam Á nhưng nhanh chóng phục hồi vàocác năm tiếp theo Cùng với đà suy thoái kinh tế, năm 2011, tăng trưởng vốn và tíndụng đã lao xuống mức thấp nhất trong thập niên vừa qua, nằm ở mức hơn 10%
Trang 13Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Bi u đ 3: ểu đồ 1: ồ 1: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở
VN
Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng vốn
Trang 14Chương II HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU
2.1.1 Hiệu quả thể hiện qua vai trò
Hệ thống ngân hàng có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, đăc biệt là với nềnkinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay Quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng
đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng nămchiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội3 Các dịch vụ ngânhàng ngày càng đa dạng Ngoài các loại hình nhận gửi với mức lãi suất linh độngnhằm tạo ra nhiều gói dịch vụ tiền gửi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, cácphương thức thanh toán cũng ngày càng trở nên đa dạng: séc, nhờ thu, tín dụngchứng từ, chuyển tiền, chuyển tiền qua thẻ ATM,…đáp ứng nhu cầu vốn của nhiềuchủ thể kinh doanh khác nhau Không những cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư cốđịnh, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăngcường nguồn vốn lưu động, quỹ để dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động… là cầunối giúp doanh nghiệp có thể vươn ra thị trường
Trong những năm qua, khi tình trạng kinh tế khó khăn toàn cầu, ngân hàngthương mại trở thành thành phần rất quan trọng để thực hiện các chính sách tiền tệcủa Chính phủ Do là trung gian tài chính nên hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa rấtnhiều thành phần kinh tế khác nhau, việc thực hiện được các mục tiêu về chính sáchtiền tệ của Chính phủ dễ dàng hơn Thông qua NHNN, hệ thống ngân hàng thươngmại trở thành công cụ đắc lực cho chính sách tiền tệ quốc gia
Không chỉ dừng lại ở các vai trò nội địa, hệ thống ngân hàng thương mại còn làcầu nối của quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài Hệ thống đã thực hiện tốtđược vai trò đó trong suốt hơn 20 năm đổi mới của đất nước Thông qua hệ thốngcác ngân hàng, dòng ngoại tệ cũng như nội tệ liên tục được lưu thông, đáp ứng được
3 Trang DĐ Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán Việt Nam số 12, ngày 15/12/2007
Trang 15nhu cầu thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nướcngoài
Nhìn chung, hệ thống ngân hàng đã thực hiện cơ bản là tốt vai trò của mìnhtrong nền kinh tế, tuy vậy không thể phủ nhận những thiếu sót, yếu kém của mìnhtrong quá trình phát triển, những vấn đề đó sẽ tiếp tục được phân tích trong phần tiếptheo
2.1.2 Hiệu quả thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh
Trong nền kinh tế như Việt Nam thì ngành ngân hàng là một ngành có tốc độtăng trưởng cao nhất nếu so với nhiều ngành nghề khác Vì kinh tế Việt Nam đangphát triển nên nhu cầu về dịch vụ tài chính lớn, ngân hàng đã và sẽ vẫn là kênh cungứng vốn chính cho các doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế mở cửa với sự thamgia nhiều ngân hàng liên doanh, ngân hàng quốc tế và chi nhánh ngân hàng quốc tế,những ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước vẫn đang chiếm ưu thế với lượngvốn và tổng tài sản lớn Trong giai đoạn phát triển nóng gần đây nhất, tốc độ tăngtrưởng của nhóm ngành ngân hàng liên tục ở mức cao, cụ thế tố độ tăng trưởng tíndụng từ năm 2006 đến 2010 luôn trên mức 20%, cao nhất là năm 2007 với 51,39%.Tăng trưởng về vốn của các ngân hàng cũng tăng không kém khi liên tục tăng trên20% và đạt cao nhất cũng năm 2007 là 39,6%.4 Do ảnh hưởng của khủng hoảng tàichính toàn cầu nên bắt đầu từ năm 2008 mới có dấu hiệu chậm lại Đáp ứng nhu cầu
về tăng trưởng, các ngân hàng cũng liên tục tăng vốn điều lệ cho mình để đề phòngrủi ro cũng như đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Nhà nước về vốn điều lệ, theo
đó vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi trừ đi 70 tỷ đồng cho bảnhiệu,hiệu số còn lại, cứ 20 tỷ đồng vốn điều lệ, ngân hàng thương mại ấy mới đượcthành lập một chi nhánh Đến năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quyđịnh vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.Đáp ứng yêu cầu đó là cuộc chạy đua tăng vốn của các ngân hàng Cuối năm 2007,tổng số vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nước ta là 60.680,49 tỷ đồng, đến hếttháng 6/1012 vốn điều lệ của toàn hệ thống đã là 384,918 tỷ đồng Tốc độ tăng vốn
Trang 16trung bình luôn trên mức 30% Không chỉ tăng mạnh về vốn, cho đến năm 2012, sốlượng ngân hàng toàn hệ thống đã lên tới con số 60 ngân hàng thương mại Tất cả sốliệu trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.Tuy vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu củanền kinh tế Thứ nhất là yêu cầu về chất lượng, thì theo đánh giá của ngân hàng thếgiới cũng như tổ chức tín dụng khác, chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của
hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực
Sự tăng trưởng nhanh đã kéo theo hệ lụy là các ngân hàng chưa thực sự tập trungphục vụ hết các đối tượng khách hàng, thay vào đó, các ngân hàng quay sang conđường mang lại lợi nhuận nhiều hơn như đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư vào tài sản, bấtđộng sản, chứng khoán Cá hoạt động này có rủi ro khá cao và kết quả là bắc tranh
ảm đạm của hệ thống ngân hàng hiện tại Thứ hai là tăng trưởng nhanh nhưng hệthống ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của thị trường Trong việccung cấp phương thức thanh toán như dịch vụ thẻ ATM thì số lượng đang còn rấtthấp so với thì trường hơn 80 triệu dân, số lượng máy ATM cũng đang còn rất hạnchế Số lượng các phương thức thanh toán còn chưa đá dạng, nhiều phân khúc thịtrường đang còn bỏ ngỏ Thứ ba, sự tăng trưởng nhanh đã kéo theo yêu cầu tăngmạnh về nhân sự Khi số lượng nhân sự tăng ồ ạt thì việc chất lượng quản lý đixuống là điều dễ hiểu Rất nhiều cán bộ nhân sự cấp cao cũng như thấp của các ngânhàng đã bị khởi tố cho thấy hiệu quả quản lý của ngân hàng đang trong mức báođộng
2.1.3 Sự phát triển quá nóng kém bền vững
Sự phát triển nhanh của ngành ngân hàng trong nhưng năm qua là điều đánmừng, tuy nhiên, những biểu hiện của sự phát triển thiếu bền vững cũng không ít.Thứ nhất, về vấn đề tiền tệ hóa: Trong một số năm gần đây, tốc độ tăng tiền tệhóa của nền kinh tế đã ở mức rất cao Tốc độ tăng tiền tệ hóa ở nước ta bình quânhàng năm trong 20 năm từ năm 1991 đến năm 2011 ở mức trên 9,5% và nếu tínhmức tăng bình quân trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2006 là 7,5%, 5 năm từnăm 2006 đến năm 2010 là 7,2% So sánh với tốc độ tăng hệ số tiền tệ hóa của một
Trang 17số nước khác như Trung Quốc bình quân 5 năm 2001 -2006 là 2,8%, Hồng Kông(Trung Quốc) tăng 4,8%, Hàn Quốc tăng 2,0%, Đài Loan (Trung Quốc) tăng 2,2%,Malaysia tăng 4,2%, Singapore tăng 1,4% Đặc biệt, ở Thái Lan, tốc độ tăng hệ sốtiền tệ hóa bình quân hàng năm từ năm 2001 đến năm 2006 là -3,1.5 Điều này chothấy chính sách tiền tệ của nước ta còn quá lỏng lẻo., Như vậy, có thể nói, hệ thốngngân hàng nước ta đã tạo ra tình trạng tiền tệ hóa quá nóng, hệ thống ngân hàngđang trong tình trạng phát triển thiếu bền vững do tốc độ tự do hóa tài chính củachúng ta tiến nhanh hơn tiềm năng và thực tế phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, về tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán: Tổng phương tiện thanhtoán tăng ở mức 20-30% trong các năm 2001-2006, tăng đột biến trong năm 2007với mức khoảng 43,7% so với năm 2006 và các năm 2008-2011 ở mức 17-30%.6Những con số trên nói lên hiện tượng luợng cung tiền tệ tăng quá mức cần thiết củanền kinh tế
Thứ ba, về huy động vốn và dư nợ tín dụng: Theo số liệu bên trên về huy độngvốn có thể thấy đây là một thành tích đáng kể của hệ thống ngân hàng nhưng tốc
độ tăng huy động vốn cao gây ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi, ảnh hưởng không tốtđến tình hình đầu tư và hiệu quả của nền kinh tế tốc độ tăng dư nợ tín dụng từ năm
2001 đến năm 2010, có thể thấy việc thực hiện chính sách tín dụng lỏng lẻo trongmột thời gian tương đối dài đã tạo ra yếu tố rủi ro cao cho hệ thống ngân hàng vàlàm cho hệ thống ngân hàng phát triển thiếu tính bền vững Dư nợ tín dụng tăngmạnh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm qua không tương xứng thểhiện hiệu quả sử dụng đồng vốn của nền kinh tế nước ta không cao Dư nợ tín dụngtăng quá cao cộng với khả năng sinh lời cả các doanh nghiệp hạn chế dẫn đến khảnăng trả nợ của các doanh nghiệp vì thế mà cũng kém đi, từ đó nguy cơ không thuhồi được nợ của các ngân hàng thương mại tăng cao và đây chính là mối lo đe dọa
sự an toàn của các ngân hàng hay là yếu tố làm cho hệ thống ngân hàng phát triển
5 Nguồn www.tapchitaichinh.vn
Trang 18Sự phát triển thiếu bền vững của hệ thống ngân hàng còn thể hiện ở nhiều khâunhư tổ chức, quản lý, điều hành của hệ thống ngân hàng nước ta chưa tốt, năng lựcquản trị hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao Trong bối cảnh nền kinh tếnước ta đang còn có nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao nhưmong muốn, tính thiếu bền vững trong hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng bộc
lộ rõ nét Do vậy, tập trung nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong hoạt độngcủa hệ thống ngân hàng là một quyết sách sống còn bảo đảm cho nền kinh tế pháttriển nhanh và ổn định
2.1.4 Bong bóng bất động sản và vấn đề nợ xấu
Cùng điểm qua vấn đề tín dụng và bong bóng bất động sản ở nước ta Từ đầu
2006 đến đầu 2008, thị trường nhà đất Việt Nam có một giai đoạn bùng nổ mãnhliệt Số liệu lịch sử cho thấy sự bùng nổ của thị trường nhà đất gắn liền với chínhsách tiền tệ và dòng vốn Khi chính sách tiền tệ trở dễ dãi thì dòng tiền thường đổvào lĩnh vực phi sản xuất đẩy giá BĐS và chứng khoán tăng cao Ngoài ra, khi dòngngoại hối đổ vào quá lớn vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế Tăng trưởng tíndụng tăng cao, sự tiếp tay của các ngân hàng thương mại và chính sách tiền tệ nớilỏng của ngân hàng nhà nước là nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt nhà đất vàonăm 2007-2008 Nhận biết được tình hình cũng như đặt ra mục tiêu kiềm chế lạmphát, NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, giới hạn mức tăng trưởng tín dụng năm
2011 của toàn bộ nền kinh tế là 20%, tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốnlàm cho cho lãi suất thị trường tăng vọt, lãi suất huy động có thời điểm là 20%, lãisuất cho vay đến 25% Thị trường BĐS đóng băng và đi xuống Nhiều dự án BĐSphải ngừng triển khai do thiếu vốn và sự ảm đạm của thị trường Các doanh nghiệpBĐS bán tháo và mất khả năng thanh toán nợ
Điều đáng lưu ý là hầu hết các doanh nghiệp BĐS sử dụng tỷ lệ vốn vay lớn đểđầu tư cho các dự án Vì vậy, nhiều doanh nghiệp buộc phải “khất nợ” ngân hàng làđiều không thể tránh khỏi Ngoài ra các khoản vay của ngân hàng lại thường sửdụng tài sản thế chấp là BĐS Mặc dù, ngân hàng thường cho vay với số tiền bằngkhoảng 50% giá trị BĐS tại thời điểm định giá nhưng với việc giá nhà đất tăng
Trang 19mạnh thì khoản cho vay của ngân hàng đều vượt quá giá trị hợp lý của BĐS thếchấp Những doanh nghiệp và người vay vốn không những không trả được nợ màcác tài sản thế chấp cũng không còn đảm bảo được giá trị khoản vay, đồng nghĩa vớiviệc nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh dẫn đến nguy cơ sụp đổ dây chuyền Số liệucủa NHNN công bố cho thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ tíndụng cho nền kinh tế trong mấy năm qua chỉ ở dưới 15-16% nhưng con số tuyệt đốithì tăng rất nhanh vì tổng tín dụng cũng tăng rất nhanh với tốc độ bình quân lên đếntrên 30% Nếu như vào năm 2008, dư nợ tín dụng bất động sản mới là 138.000 tỷđồng thì sang năm 2009 và 2010, con số này lần lượt là 184.000 tỷ và 235.000 tỷ.Tuy NHNN đã yêu cầu cắt giảm, dư nợ tín dụng bất động sản vẫn còn khoảng221.000 tỷ đồng vào thời điểm tháng 6 năm 2011.7
Về vấn đề nợ xấu nợ xấu tại các ngân hàng thương mại,cho đến nay, vẫn chưa
có tiếng nói thống nhất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng tỷ lệ nợ xấu trêntổng dư nợ tại các NHTM đến 2/1013 vào khoảng 6% Trong khi cơ quan Thanh traNHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đươngvới trên 200.000 tỷ đồng Cũng theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tỉ lệ nợ xấuđang có xu hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối thì không giảm Còn theo báo cáocủa các ngân hàng thương mại, tỉ lệ nợ xấu cuối năm 2012 đang có xu hướng tănglên, mức trung bình toàn hệ thống khoảng 4,6% Dù chưa biết chắc rằng chỉ số nào
là đúng thì nợ xấu vẫn là một con số không hề nhỏ