Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC (Trang 31)

Trong khi cuối những năm 1990, hầu hết ngân hàng Trung Quốc đều vật lộn với vô số vấn đề như hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng tài sản xấu đi, cạn kiệt

thanh khoản, tỷ lệ nợ dưới chuẩn (NPL) thực tế thậm chí vượt quá mức 40% ở nhiều tổ chức tín dụng. Hướng giải quyết của Trung Quốc là như thế nào?

Đầu tiên, Chính phủ Trung Quốc trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tiến hành tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) nhằm tăng cường khả năng giám sát và tính độc lập, tự chủ trong quản lý, điều hành các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này. Tiếp theo là củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa. Năm 1998, Trung Quốc thông báo bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay. Nhờ đó, bức tranh toàn cảnh về số nợ dưới chuẩn trở nên rõ ràng hơn và hình thành kế hoạch làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các NHTM nhà nước xúc tiến kế hoạch niêm yết trên TTCK. Động thái này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, kế hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán. Nhằm tạo ra môi trường lành mạnh để tránh cho các ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn của làn sóng nợ dưới chuẩn mới phát sinh, PBC kiên quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, vì đó là bước đầu tiên trong việc quản trị rủi ro ngân hàng. Từng ngân hàng được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực.

Trong toàn bộ quá trình tái cơ cấu đó, có 5 yếu tố thành công then chốt bao gồm:

1.Giải quyết triệt để các khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn trong đó có tỷ lệ lớn là nợ ở khối DNNN

2.Tăng cường năng lực quản trị ngân hàng bao gồm cả về tổ chức, nhân sự 3.Thu hút các nhà đầu tư chiến lược

4.Đưa ngân hàng niêm yết ở trong nước và nước ngoài, một mặt giúp các ngân hàng tăng vốn, mặt khác buộc các ngân hàng tự đẩy mạnh tái cấu trúc để tuân thủ các chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của thị trường

5.Sử dụng vốn huy động mới để tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ, quản trị rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng.

Bài học quan trọng nhất mà chúng ta rút ra được là kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc, từ năm 1999 đến năm 2003, đánh dấu bằng sự thành lập của 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation- AMC), mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 (Bing Wang and Richard Peiser, 2007). Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000, và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

Các AMC đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu bao gồm thanh lý tài sản, bán tài sản trực tiếp cho các nhà đầu tư và chứng khoán hóa những khoản nợ xấu này. Các AMC đã tích cực bán, đấu giá và cơ cấu lại các khoản nợ xấu, nhà bị tịch thu, kiện tụng và thanh lý. Cho đến nay, thời hạn hoạt động của các AMC đã kết thúc nhưng vẫn chưa có công bố cụ thể nào về tỷ lệ thu hồi thực sự của 4 AMC này. Tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi của Trung Quốc thấp hơn chủ yếu là do chất lượng tài sản thấp, quy định mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách, và tính thiếu minh bạch tại các AMC.

Năm 2012, trong khi cả thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, kể cả các ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu cũng đang lao đao, thì khối ngân hàng Trung Quốc lại có vẻ không hề hấn gì, mà ngược lại vẫn trụ vững và đang tích cực hỗ trợ chủ trương kích cầu của Chính phủ bằng cách tăng cường cho vay và vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w