Động thái từ cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC (Trang 27)

Cho đến thời điểm hiện tại thì hành động mang tính chiến lược nhất là Quyết định 254 của Thủ tướng về Đề án “Cơ cấu lại Hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém, và đề ra một loạt chỉ tiêu cần phải đạt được cho đến năm 2015. Quyết định này cũng đưa ra các phương án tái cơ cấu, bao gồm những trọng tâm: thứ nhất là để NHNN trực tiếp mua lại vốn chủ sở hữu của các ngân hàng yếu kém. Thứ hai là tăng tỉ lệ sở hữu cho các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh hơn mua lại các khoản vay và tài sản có chất lượng tốt từ các ngân hàng yếu kém và thứ ba là cho phép các ngân hàng bán nợ xấu cho Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng (DATC) nhằm gải quyết tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng

Theo đó, hồi tháng 12/2011, NHNN công bố việc hợp nhất ba ngân hàng có mức nợ xấu cao (SCB, Tín Nghĩa, Ficombank), trong đó BIDV đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn (dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNN). Trong Quý 1, NHNN tuyên bố quyết tâm tái cơ cấu mạnh mẽ 8 ngân hàng thương mại yếu nhất nằm trong nhóm 4 theo phân loại ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một trường hợp sáp nhập, trong

đó Ngân hàng SHB, một ngân hàng tầm trung mua lại Habubank, một ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn và gặp vấn đề về thanh khoản. Những thương vụ khá lớn khác là Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - thành viên của Tập đoàn Tài chính Mizuho (Nhật Bản) mua 15% vốn tính trên số cổ phần đã phát hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), tương đương 567,3 triệu USD và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (Nhật Bản) mua 20% cổ phần của Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) với giá 743 triệu USD. Trước đó, thương vụ mua bán, sáp nhập được đánh giá cao phải nói đến Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPOST) góp vốn vào Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) với việc sáp nhập Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và LienVietBank. Sau sáp nhập, ngân hàng có tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).9 Mua bán sát nhập không những giúp tăng cao năng lực của hệ thống mà đây là một phần trong mục tiêu giảm số lượng ngân hàng, dần loại bỏ các ngân hàng nhỏ, yếu kém ra khỏi thị trường và đây chính là lối đi vàng cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Về xử lý nợ xấu, thông báo số 79/TB-VPCP, ngày 22/2 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trình Chính phủ thành lập và quy định về điều lệ công ty quản lý tài sản để triển khai thực hiện ngay trong quý 1/2013. Như vậy, chắc chắn Chính phủ sẽ có công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng. Hướng đi này cũng được đánh giá khả quan và rất tích cực tuy xử lý được khối nợ xấu trên không phải là dễ dàng và nhanh chóng.

Bên cạnh đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ngân hàng Nhà nước trong năm 2013 được dự báo là sẽ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn do không phải chịu áp lực làm phát quá lớn như năm 2012 nữa. Hơn nữa, chính sách tiền tệ mở rộng đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ giảm mạnh, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cũng hy vọng được cải thiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w