Trong lịch sử, năm 1998, Việt Nam đã phải xử lý một khối lương nợ xấu khá lớn của các NHTM (khoảng 10,11% tổng dư nợ). Về cơ bản, giai đoạn đó, Việt Nam đã xử lý tương đối thành công những khoản nợ xấu trên. Bài học kinh nghiệm cho chúng ta có thể dược đúc kết thành hai hướng cơ bản sau:
3.3.1 Thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN thực hiện quản lý) là điều
Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau:
1.Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
2.Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
3.3.2 Việc xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các NHTM
NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm) thông qua việc trích dự phòng.Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên, nên thực hiện cơ chế như sau:
Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.
Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm).
Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái
phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên.
Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009).
Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng hệ thống NHTM đang trở thành một trong những trọng tâm của công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế bởi vai trò của hệ thống là quá lớn. Nền kinh tế chỉ có thể hồi phục được khi hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả. Do vậy, ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ là cơ cấu lại hệ thống, trong đó tập trung chủ yếu vào hai vấn đề chính là xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản lý của các ngân hàng thương mại. Dựa vào kinh nghiệm rút ra từ những lần khủng hoảng trong nước năm 1998 cũng như kinh nghiệm của một số nước khác có có nét tương đồng về tình hình kinh tế, đề án tái cấu trúc đã hoàn thành và đưa vào áp dụng với nhiều điểm được đánh giá là sẽ có tác động rất tích cực. Tuy là công việc cần thiết và cấp bách, nhưng để thực hiện được đề án thì cần phải trải qua từng lộ trình cụ thể và không thể nôn nóng trong hành động. Năm 2012-2013 là năm đầu lộ trình thực hiện đề án, tuy kết quả chưa thực sự tốt nhưng mong đợi nhưng chúng ta đã thu được nhiều dấu hiệu khả quan. Trong quá trình thực hiện, đề án sẽ có những thay đổi để phù hợp hơn nữa với tình hình của hệ thống ngân hàng. Tuy nỗ lực của Chính phủ là vậy, nhưng vẫn rất cần sự thay đổi của bản thân hệ thống Ngân hàng trong việc nâng cao năng lực quản lý, tăng năng lực cạnh tranh. Chỉ có kết hợp hai mặt như vậy thì chúng ta mới có thể tin tưởng vào một hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU-VIETNAM MUTRAP III, báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025”
2. Ts Nguyễn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thùy Linh- Ngân hàng nhà nước Việt Nam, bài viết “ Hệ thống ngân hàng Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách”
3. NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng, Giám đốc học viện Ngân hàng, “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia cho Việt Nam”.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Trường Đào tạo & PTNNL VietinBank, “Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra”.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
6. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam www.ddn.vn
7. Tạp chí tài chính www.tapchitaichinh.vn
8. Trang DĐ Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng, Chứng khoán Việt Nam số 12, ngày 15/12/2007
9. Nguồn Diễn đàn kinh tế Việt Nam www.vef.vn
10. Theo báo Hà Nội mới www.hanoimoi.com.vn
11. Trang tin điện tử www.vnexpress.net
12. Tạp chí cộng sản www.tapchicongsan.org.vn