1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG RỦI RO NGOẠI HỐI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO NGOẠI HỐI Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

37 472 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 243,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian gần đây, khi Việt Nam mở cửa đẩy mạnh giao lưu kinh tế với thế giới, thì hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầu nối quan trọng nhất cho mọi hoạt động kinh tế trong nước với nước ngoài. Chính hệ thống ngấn hàng là bộ phận tham gia sâu rộng nhất vào hoạt động tài chính quốc tế và sự hòa nhập ngày càng ở mức độ cao hơn, sâu hơn. Hoạt động tài chính quốc tế và các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối do vậy mà càng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể nói không một ngân hàng nào ở Việt Nam lại không tiến hành các nghiệp vụ tài chính liên quan đến nước ngoài. Những hoạt động ngoại hối bản thân nó đã tiềm ẩn vô số rủi ro cho bất kỳ ai tham gia. Cùng với tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro ngoại hối cũng càng ngày có ảnh hưởng lớn hơn. Chúng ta đều biết rủi ro trong ngân hàng có phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống –kinh tế -chính trị -xã hội của một nước. Vì vậy việc đánh giá đúng rủi ro ngoại hối và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro ngoại hối là việc cần thiết ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Thị trường ngoại hối. 1.1.Khái niệm ngoại hối: Ngoại hối ( the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để cho trả, thanh toán lẫn cho nhau. 1.2.Khái niệm thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối ( FOREX/ FX) là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Forex là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1972 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hóa. Đó là nơi tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện kinh doanh quốc tế. Forex bao gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho các xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thong qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được coi là thị trường trao đổi ngoại tệ “tiêu thụ”. Ngoài ra các nhà đầu tư còn tham gia vào thị trường Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế. Thị trường ngoại hối trở thành thị trường lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới, được giao dịch bởi hàng triệu cá nhân và tổ chức quốc tế. Tại đây, người tham gia sẽ quyết định cụ thể chủ thể giao dịch, tùy vào điều kiện, giá cả và uy tín của đối tượng. 1.3.Hoạt động của ngân hàng thương mại trong Forex. Các Ngân hàng thương mại giữ vai trò chủ đạo của các hoạt Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng động kinh doanh ngoại hối, xuất phát từ vị trí trung tâm của các ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế. Trong kinh doanh ngoại hối, gần như không có việc chu chuyển ngoại tệ dưới dạng tiền mặt. Việc thanh toán giá trị ngoại tệ được thực hiện bằng cách ghi có (Credit) hoặc ghi nợ (Debit) các tài khoản có liên quan. Ví dụ: Vietcombank mua ngoại tệ của một ngân hàng. Họ chuyển giá trị VND phải trả vào tài khoản do ngân hàng bán ấn định và chỉ thị cho ngân hàng bán ghi có số ngoại tệ đã mua vào tài khoản ngoại tệ của họ. Với vai trò là những người chủ chốt hình thành nên hoạt động giao dịch của thị trường hối đoái, các ngân hàng thương mại có các hoạt động sau: - Cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Các ngân hàng thương mại thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng, từ việc mua bán ngoại hối đến việc đảm bảo thanh toán bằng ngoại tệ. - Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng như thông tin về tỷ giá, lãi suất, mức độ phát triển kinh tế… tóm lại là cung cấp khả năng tiếp cận hoàn hảo và tư vấn chính xác cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. - Quản lý trạng thái hối đoái của các đồng tiền ở mức độ cần thiết. - Thu lợi nhuận cho Ngân hàng chủ yếu từ: chênh lệch giá mua và bán; Phí hoa hồng; chênh lệch thời gian, ví dụ: khoảng thời gian khách hàng giao vốn cho ngân hàng và khoảng thời gian ngân hàng giao vốn đó cho người mua; chênh lệch không gian, ví dụ: tỷ giá hối đoái trên các thị trường khác nhau thường chênh lệch. - Hoạt động ngoại hối liên ngân hàng: Đối với các ngân hàng thương mại, thị phần hoạt động ngoại hối liên ngân hàng trong những Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng năm gần đây lớn hơn rất nhiều so với hoạt động khách hàng thuần tuý. Ví dụ: tại các thị trường London, Zurich và Frankfurt, hoạt động ngoại hối liên ngân hàng chiếm 70-90% doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các ngân hàng thường xuyên có giao dịch với nước ngoài thường mở tài khoản tại một ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Hoạt động của các ngân hàng thương mại không thu hẹp trong biên giới quốc gia mà phát triển với quy mô toàn cầu. 2.Khái niệm rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối là các rủi ro xuất hiện trong quá trình kinh doanh ngoại hối, chủ yếu là do sự thay đổi của tỷ giá, Không chỉ xuất hiện trong kinh doanh ngoại hối, rủi ro ngoại hối còn nảy sinh ngay cả đối với khoản ngoại tệ dự trữ và giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ của các đơn vị. Rủi ro ngoại hối có nguyên nhân là do sự thay đổi của các biến cố có liên quan và ảnh hưởng tới ngoại hối, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái, trạng thái ngoại hối, thời hạn giao dịch. Nói đến rủi ro là nói đến mất mát, tổn thất mà rủi ro gây ra cho giá trị và lợi nhuận của tài sản và công việc kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp sự vận động các biến cố liên quan là phù hợp với mục tiêu của các nhà kinh doanh thì rủi ro lại có thể lợi dụng để kiếm lời.Ví dụ: tỷ giá thay đổi là một rủi ro luôn đe dọa các khoản ngoại tệ, nhưng sự biến động của tỷ giá trên các thị trường lại được lợi dụng để thu lợi nhuận từ các nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá. Các thành viên của thị trường ngoại hối luôn phải đương đầu với các rủi ro này, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại, Vì vậy các ngân Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hàng thường có phòng quản lý rủi ro, hoạt động như một bộ phận không thể tách rời khỏi công việc kinh doanh. Muốn đưa ra những giải pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro ngoại hối đối cới các ngân hàng thương mại Việt Nam, thì việc đầu tiên phải làm là phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro, lượng hóa được mức độ rủi ro ngoại hối… Dựa trên các kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp, các công cụ nhằm hạn chế và bù đắp rủi ro. Hoạt dộng trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ là các biện pháp thường được dùng để bù đắp rủi ro. Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 2. RỦI RO NGOẠI HỐI 1. Trạng thái ngoại tệ. • Trạng thái ngoại tệ ( the foreign exchange position): Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. • Doanh số ngoại tệ trường: Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh doanh số trường ( doanh số dương) ngoại tệ đó, nó được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ảnh doanh số tăng quyền sở hữu trong kỳ tính toán. • Doanh số ngoại tệ đoản: Các giao dịch làm giảm quyền sơ hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh doanh số đoản( hay doanh số âm) ngoại tệ đó. Nó được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số giảm quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán. Bảng 1:Các giao dịch làm phát sinh doanh số ngoại tệ trường và đoản Các giao dịch làm phát sinh doanh số ngoại tệ trường Các giao dịch làm phát sinh doanh số ngoại tệ đoản 1.Mua một ngoại tệ. 2.Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ. 3.Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ. 4.Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ. 5.Nhận tiền lương, thưởng bằng ngoại tệ. 1.Bán một ngoại tệ. 2.Trả lãi huy động vốn bằng ngoại tệ. 3.Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ. 4.Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ. 5.Ngoại tệ bị mất, rách, nát , hư hỏng. • Trạng thái ngoại tệ ròng ( NEP): Là chênh lệch giữa Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng doanh số phát sinh trường và doanh số phát sinh đoản của một ngoại tệ trong một thời điểm nhất định . Nếu NEP >0 thì ngoại tệ ở trong trạng thái trường ròng. Nếu NEP <0 thì ngoại tệ ở trong trạng thái đoản ròng. Nếu NEP= 0 thì ngoại tệ ở trạng thái cân bằng. • Open Position- trạng thái mở: là trạng thái hối đoái thực chưa được cân bằng hay bù đắp bằng các nghiệp vụ của thị trường hối đoái. • Swap Position – trạng thái Swap: là trạng thái hối đoái nảy sinh khi thực hiện giao dịch Swap ngoại hối trên thị trường hối đoái. Trạng thái này thường xuyên mở do kỳ hạn của các giao dịch đối ứng trong nghiệp cụ Swap là không bằng nhau. 2. Các rủi ro ngoại hối 2.1. Rủi ro tỷ giá. 2.1.1. Khái niệm tỷ giá _ cách yết tỷ giá. • Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. • Các cách yết giá đều thể hiện hai vấn đề là yết giá cái gì, và sử dụng cái gì để định giá. Ví dụ: Tại Hà Nội tỷ giá được yết USD/VND=20000/20500. Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá (Reference), đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá (Price). Nếu giá cả hàng hoá chỉ có một mức thì ngoại tệ luôn được yết hai chiều: - BID là giá đứng trước thể hiện giá cao nhất ngân hàng sẵn sàng mua ngoại tệ vào. - ASK là giá đứng sau thể hiện giá thấp nhất ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ ra. Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Quan hệ hai chiều thể hiện ở chỗ luôn có chênh lệch giữa giá BID và giá ASK, cụ thể là ASK>BID. Chênh lệch này còn được gọi là Spread, nếu có lợi cho Ngân hàng thì bất lợi cho người giao dịch với ngân hàng và ngược lại. Tỷ giá được yết theo luật hoặc theo tập quán của các nước, nhìn chung có hai phương pháp cơ bản: - Yết giá trực tiếp (Certain Quotation): thông qua cách yết giá biết được một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu số lượng nội tệ. Giá của một ngoại tệ được thể hiện trực ra bên ngoài. Ví dụ: Tại Hà Nội USD/ VND = 20000/ 20500. - Yết giá gián tiếp (Uncertain Quotation) qua cách yết giá biết được một đơn vị nội tệ bằng bao nhiêu đơn vị bằng bao nhiêu đơn vị ngọai tệ. Giá của ngoại tệ chưa được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Ví dụ - Tại New york USD/ FRF = 5,8065/75. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá. Giả sử không có sự can thiệp của của nhà nước, tỷ giá sẽ được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại hối trên thị trường. Bản thân cung cầu ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trái ngược nhau. Bởi vậy, sự hình thành tỷ giá hối đoái là cả một quá trình mang tính tổng hợp cao. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và biến động của tỷ giá: (Giả thiết rằng các nhân tố khác không đổi). 2.1.2.1. Lạm phát – yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá: Sức mua của đồng tiền được biểu hiện bằng chỉ số lạm phát là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Xét quan hệ giữa USD và DEM như một ví dụ: nếu mức độ lạm phát ở Mỹ là IA, ở Đức là IG, tỷ giá trước lạm phát là USD bằng a DEM, tỷ giá sau lạm phát sẽ là: USD = a DEM + a DEM (IA-IG) Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của nhân tố lạm phát nên tỷ giá phải xem xét cả một quá trình dài. Sự thay đổi của lạm phát trong thời gian ngắn chưa thể có ảnh hưởng và được phản ánh vào tỷ giá ngay trong thời gian đó. 2.1.2.2 . Tình trạng dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cán cân thanh toán của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. Trong cán cân thanh toán, cán cân vãng lai được coi là thước đo trực tiếp nhất ảnh hưởng đến tỷ giá. Ảnh hưởng của cán cân thương mại lên tỷ giá hối đoái được thể hiện qua đồ thị sau: Đồ thị: D là đường cầu ngoại tệ, S là đường cung ngoại tệ. T 0 là tỷ giá hối đoái tại điểm cân bằng cán cân thanh toán. Khi có dư thừa trong cán cân thanh toán cung ngoại tệ tăng do xuất khẩu tăng, ngược lại cầu ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá hối đoái giảm tới T 1 . Khi có thiết hụt cán cân thanh toán, cung ngoại tệ giảm do xuất khẩu giảm, cầu ngoại tệ tăng do nhập Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B E 1 E 0 E 2 T 1 T 0 T 2 D S Tỷ giá Dư thừa CCTT Cân bằng CCTT Thiếu hụt CCTT [...]... đi đáng kể Ở các nước công nghiệp phương Tây rủi ro chủ quyền rất ít khi xuất hiện và thường được xem là không tồn tại Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG RỦI RO NGOẠI HỐI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO NGOẠI HỐI Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1 Các rủi ro thường gặp Kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam cũng không... tính chất của rủi 1điểm ro 3 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro ngoại hối ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1 Kiểm soát rủi ro Là việc thực hiện các biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro trước khi rủi ro xuất hiện như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, trung hòa rủi ro, đa dạng hóa,… Các biện pháp cụ thể mà ngân hàng thực hiện bao Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng gồm: 3.1.1... Học viện Ngân hàng Rủi ro thanh toán và tín dụng ngày càng trở nên quan trọng trong kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam Là do là hiểu biết của chúng ta về đối tác trong giao dịch còn rất hạn chế, nhất là những đối tác nước ngoài Cơ cấu các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay tương đối phức tạp với nhiều hình thức khác nhau Các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh ngân hàng nước... Trạng thái ngoại hối = A-B Trạng thái ngoại hối vốn tự có ròng Tổng trạng thái ngoại hối so với vốn tự có ròng (Nguồn: Quy chế về trạng thái ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối) Thực tế cho thấy rủi ro trạng thái đối các ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu là nguyên nhân là do các khoản ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch với khách hàng hoặc giao dịch đối ứng, ví dụ như ngoại. .. nghiệp Học viện Ngân hàng đầy đủ cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp sử dụng được các công cụ cân bằng trạng thái một cách có hiệu quả nhất Các rủi ro còn lại như rủi ro thanh toán và tín dụng, rủi ro chủ quyền, rủi ro kinh tế… cũng có ảnh hưởng đáng kể nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà quản lý vốn có thể sử dụng nhiều công cụ để phòng chống Do đó, các rủi ro này được đánh... ngoại tệ mua chưa nhận và ngoại tệ bán chưa giao… Tức là rủi ro trạng thái phần lớn xuất hiện từ bên ngoài ngân hàng chứ không phải là từ bên trong ngân hàng như trong trường hợp trạng thái do chênh lệch tài sản cố định …Do đó ngân hàng khó lòng kiểm xoát được mức các rủi ro, đặc biệt là rủi ro với các khoản ngoại tệ mua chưa nhận Trên thực tế, ngân hàng đã phải gánh chịu trạng thái đối với khoản ngoại. .. nhu cầu ngoại tệ của nhà kinh doanh có thể không được áp dụng kịp thời nhằm phục vụ thanh toán 2 Đánh giá mức độ các rủi ro Việc đánh giá mức độ các rủi ro được thực hiện trên cơ sở xét tầm quan trọng của các rủi ro, xác xuất xảy ra rủi ro, cao hay thấp, mức độ tổn thất và khả năng phòng chống Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam , rủi ro quan trọng nhất vẫn là rủi ro tỷ giá Rủi ro này... toàn ngân hàng Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng Ngân hàng cần phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng Bảng dưới đây cho chúng ta thấy rằng tổn thất dự kiến của ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố: trạng thái ngoại hối và sự biến động của tỷ giá Bảng 4: Sự phụ thuộc của tổn thất dự kiến của ngân hàng vào trạng. .. định hạn mức trạng thái tối đa để khống chế rủi ro về tỷ giá Về phía các NHTM, mỗi NHTM có phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá riêng ngoài việc tuân thủ các quy định của NHNN Hầu hết các NHTM quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức về giá trị tối đa của một giao dịch hoặc hạn mức về trạng thái ngoại hối Các ngân hàng sẽ quy định hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng cán bộ giao dịch, từng bàn giao dịch và. .. nghiệp Học viện Ngân hàng 2.1.4 .Rủi ro tỷ giá Thực tế, thị trường ngoại hối bản thân nó đã chưa đựng rất nhiều rủi ro, nhưng rủi ro thường trực gắn liền và được coi là rủi ro đặc trưng của nó chính là rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là rủi ro gây ra bởi sự biến động về tỷ giá Tỷ gíá hối đoái luôn biến động trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định Trong hệ thống thả nổi, tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ . những giải pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro ngoại hối đối cới các ngân hàng thương mại Việt Nam, thì việc đầu tiên phải làm là phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro, lượng hóa được mức độ rủi ro ngoại. ngoại hối Rủi ro ngoại hối là các rủi ro xuất hiện trong quá trình kinh doanh ngoại hối, chủ yếu là do sự thay đổi của tỷ giá, Không chỉ xuất hiện trong kinh doanh ngoại hối, rủi ro ngoại hối còn. thiết ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm Thị Hợp _ LTĐH5B Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Thị trường ngoại hối. 1.1.Khái niệm ngoại hối: Ngoại hối

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w