MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................................................................................... 4 Chương I: Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam ..... 6 I.Tổng quan về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam .......... 6 1.Khái niệm về NHTM ......................................................................................... 6 1.1.Khái niệm NHTM theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 ........................................................................................... 6 1.2.Khái niệm NHTM theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 .......................... 7 1.3.Khái niệm NHTM theo quan niệm của các nước khác trên thế giới ................ 9 2.Chức năng, vai trò của NHTM trong nền kinh tế ............................................... 9 2.1.Chức năng trung gian tín dụng ........................................................................ 9 2.2.Chức năng trung gian thanh toán .................................................................. 10 2.3.Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế ............................................................... 11 2.4.Chức năng cung ứng dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác .......................... 12 3.Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ............................ 13 4.Các loại hình NHTM ở nước ta hiện nay ......................................................... 15 II.Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam ................................................................................... 16 1.Bản chất và đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng .. 16 2.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam .... 17 3.Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam ................................................................................... 22 3.1.Cơ hội ........................................................................................................... 23 3.2.Thách thức .................................................................................................... 25 4.Kinh nghiệm của Trung Quốc về cải cách hệ thống NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................... 27 4.1.Bối cảnh hệ thống NHTM Trung Quốc trước tiến trình hội nhập quốc tế ...... 27 4.2.Các diễn biến đáng chú ý trong quá trình cải cách hệ thống NHTM Trung Quốc ................................................................................................................... 28 4.3.Bài học kinh nghiệm với Việt Nam ............................................................... 32 Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................... 34 I.Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của một NHTM ........... 34 1.Năng lực tài chính ............................................................................................ 34 2.Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm dịch vụ ....................................................................................................................... 353.Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý và hệ thống chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ ................................................................................................................ 36 4.Nguồn nhân lực ............................................................................................... 37 5.Trình độ công nghệ ngân hàng ......................................................................... 38 6.Thị phần trong nước trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính ............... 38 7.Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 39 II.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................... 39 1.Thực trạng về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam ............................. 40 1.1.Quy mô vốn tự có và mức độ an toàn vốn ..................................................... 40 1.2.Chất lượng tài sản “có” ................................................................................. 50 2.Thực trạng về mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam ....................................................... 58 3.Thực trạng trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam ....................................................................... 63 4.Thực trạng về nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam ................................ 67 5.Thực trạng về trình độ công nghệ ngân hàng của các NHTM Việt Nam .......... 72 6.Thực trạng về thị phần trong nước của các NHTM Việt Nam trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính ......................................................................... 76 6.1.Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng ............................................ 76 6.2.Hoạt động thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối........................................... 78 6.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối ................................................................... 80 6.4.Hoạt động thẻ ............................................................................................... 81 7.Thực trạng về kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam ........................... 82 Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 86 I.Các giải pháp vi mô nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại của các NHTM Việt Nam .................................................................. 86 1.Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường một cách khoa học, toàn diện và chi tiết ...................................................................................................................... 86 2.Tăng cường năng lực tài chính ......................................................................... 88 3.Đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ cung cấp và không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với năng lực, quy mô, chất lượng hoạt động kinh doanh và nhu cầu của thị trường ....................................... 95 4.Nâng cao trình độ quản lý điều hành, hoàn thiện và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ .......................................................... 98 5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................. 100 6.Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng ........................................................ 105 II.Các giải pháp vĩ mô góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nâng các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh ........................................................................................... 107 1.Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế ..... 107 2.Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống NHTM nhà nước và các DNNN, giảm bớt sự can thiệp quá mức của Chính phủ và các cơ quan công quyền vào hoạt động kinh doanh của các NHTM nhà nước nhằm tăng cường tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của các NHTM nhà nước ................................................... 109 3. Xoá bỏ dần bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM trong nước đi đôi với nới lỏng từng bước các quy định hạn chế mang tính hành chính đối với các NHTM trong và ngoài nước nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng hơn cho hệ thống NHTM Việt Nam ............................... 110 4.Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô và vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng .................................................................................................................. 112 5.Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và thị trường tài chính tiền tệ ...................................................................................................... 113 Kết luận ........................................................................................................... 114 Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 115
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Bùi Đức Hoàn Lớp : Pháp 1 Khóa : 41 E Giáo viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Văn Hồng Hà Nội, 11/2006 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 1 MỤC LỤC Lời mở đầu 4 Chương I: Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam 6 I.Tổng quan về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 6 1.Khái niệm về NHTM 6 1.1.Khái niệm NHTM theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 6 1.2.Khái niệm NHTM theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 7 1.3.Khái niệm NHTM theo quan niệm của các nước khác trên thế giới 9 2.Chức năng, vai trò của NHTM trong nền kinh tế 9 2.1.Chức năng trung gian tín dụng 9 2.2.Chức năng trung gian thanh toán 10 2.3.Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế 11 2.4.Chức năng cung ứng dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác 12 3.Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 13 4.Các loại hình NHTM ở nước ta hiện nay 15 II.Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam 16 1.Bản chất và đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 16 2.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam 17 3.Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam 22 3.1.Cơ hội 23 3.2.Thách thức 25 4.Kinh nghiệm của Trung Quốc về cải cách hệ thống NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 27 4.1.Bối cảnh hệ thống NHTM Trung Quốc trước tiến trình hội nhập quốc tế 27 4.2.Các diễn biến đáng chú ý trong quá trình cải cách hệ thống NHTM Trung Quốc 28 4.3.Bài học kinh nghiệm với Việt Nam 32 Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 34 I.Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của một NHTM 34 1.Năng lực tài chính 34 2.Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm dịch vụ 35 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 2 3.Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý và hệ thống chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ 36 4.Nguồn nhân lực 37 5.Trình độ công nghệ ngân hàng 38 6.Thị phần trong nước trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 38 7.Kết quả hoạt động kinh doanh 39 II.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 39 1.Thực trạng về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam 40 1.1.Quy mô vốn tự có và mức độ an toàn vốn 40 1.2.Chất lượng tài sản “có” 50 2.Thực trạng về mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam 58 3.Thực trạng trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam 63 4.Thực trạng về nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam 67 5.Thực trạng về trình độ công nghệ ngân hàng của các NHTM Việt Nam 72 6.Thực trạng về thị phần trong nước của các NHTM Việt Nam trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 76 6.1.Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng 76 6.2.Hoạt động thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối 78 6.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối 80 6.4.Hoạt động thẻ 81 7.Thực trạng về kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam 82 Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 86 I.Các giải pháp vi mô nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại của các NHTM Việt Nam 86 1.Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường một cách khoa học, toàn diện và chi tiết 86 2.Tăng cường năng lực tài chính 88 3.Đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ cung cấp và không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với năng lực, quy mô, chất lượng hoạt động kinh doanh và nhu cầu của thị trường 95 4.Nâng cao trình độ quản lý điều hành, hoàn thiện và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ 98 5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 100 6.Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng 105 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 3 II.Các giải pháp vĩ mô góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nâng các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh 107 1.Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế 107 2.Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống NHTM nhà nước và các DNNN, giảm bớt sự can thiệp quá mức của Chính phủ và các cơ quan công quyền vào hoạt động kinh doanh của các NHTM nhà nước nhằm tăng cường tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của các NHTM nhà nước 109 3. Xoá bỏ dần bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM trong nước đi đôi với nới lỏng từng bước các quy định hạn chế mang tính hành chính đối với các NHTM trong và ngoài nước nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng hơn cho hệ thống NHTM Việt Nam 110 4.Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô và vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng 112 5.Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và thị trường tài chính tiền tệ 113 Kết luận 114 Danh mục tài liệu tham khảo 115 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 4 LỜI MỞ ĐẦU Sau 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ nhất từ trước đến nay với những thành tựu to lớn, trở thành một điểm sáng kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay không cho phép đất nước ta bằng lòng với những thành tựu ban đầu đó mà phải nỗ lực hơn nữa để trở thành một đất nước giàu mạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mục tiêu chủ nghĩa xã hội là chủ trương, đường lối chủ đạo của đất nước ta trong thời đại mới. Những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng vốn được coi là huyết mạch, là thước đo trạng thái của nền kinh tế. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, trong tiến trình mở cửa, hội nhập chung của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI, ngành ngân hàng, trong đó đặc biệt là các NHTM không thể đứng ngoài cuộc mà phải giữ vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức cho các NHTM Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một vấn đề hết sức cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp. Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: - Chương I: Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam. - Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 5 Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo, TS. Nguyễn Văn Hồng, phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thày, cô giáo, các cán bộ nhân viên Khoa Kinh tế ngoại thương cũng như trường Đại học ngoại thương, những người đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cũng như một môi trường học tập nghiêm túc trong suốt hơn 4 năm học vừa qua. Đồng thời em cũng bảy tỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các NHTM Nhà nước, các NHTMCP, các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan khác đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài “Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” là một đề tài có nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu sâu rộng, do vậy trong khuôn khổ hạn hẹp của khoá luận tốt nghiệp, bài viết không thể đề cập và đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện nhất toàn bộ thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay và còn có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành, quý báu của các thày cô giáo trong Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, khoa Kinh tế Ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương và của toàn thể bạn đọc để khoá luận tốt nghiệp của em hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2006 Bùi Đức Hoàn KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 6 Chương I: Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam I.Tổng quan về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 1.Khái niệm về NHTM Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng ra đời sớm nhất xét về mặt lịch sử ở các nước phương Tây. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các chức năng, vai trò, đối tượng và phạm vi hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, do vậy mà ở các nước có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM. Tuy nhiên các nhà kinh tế học và luật gia ở các nước khác nhau đều thừa nhận ở điểm chung là khái niệm NHTM được dùng để chỉ tổ chức làm chức năng thu nhận tiền gửi của công chúng và đem số tiền đó cho người khác vay để kiềm lời. Do việc đưa ra định nghĩa về NHTM phức tạp nên pháp luật các nước thường nêu ra một số khía cạnh sau đây để phân biệt các hoạt động của NHTM với các hoạt động kinh tế thương mại khác: - Thực hiện các thao tác giao dịch ngân hàng (còn gọi là các thao tác nghiệp vụ ngân hàng). Các thao tác giao dịch ngân hàng đó thường bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu là: Thu nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức và có hoàn trả; Cấp tín dụng cho người đi vay dưới nhiều hình thức khác nhau để kiếm lời; Làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các thao tác dịch vụ phi ngân hàng nhưng gắn với hoạt động ngân hàng. - Các tổ chức được làm các thao tác giao dịch đó khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Khái niệm NHTM theo pháp luật Việt Nam được hiểu như sau: 1.1.Khái niệm NHTM theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 Trước khi có Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, khái niệm NHTM chưa từng được đề cập đến trong các văn bản pháp luật KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 7 Việt Nam. Trước đó, Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 mới chỉ quy định các nghiệp vụ của NHTM nhà nước dưới khái niệm “Ngân hàng chuyên doanh” ở điều 3, theo đó các ngân hàng chuyên doanh là tổ chức kinh doanh trực tiếp, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trong quan hệ kinh doanh đối với các đơn vị và các thành phần kinh tế cơ sở và trong hệ thống mỗi ngân hàng chuyên doanh. Các ngân hàng chuyên doanh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Tổ chức kinh doanh về tín dụng và dịch vụ ngân hàng, về ngoại hối, vàng bạc, kim khí quý, đá quý trong và ngoài nước theo pháp luật. - Huy động và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng những biện pháp kinh tế năng động, có hiệu quả (kể cả cổ phần, cổ phiếu); thực hiện cho vay vốn hoặc hùn vốn khi cần thiết đối với các thành phần kinh tế. - Thực hiện cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước và trong phạm vi nguồn vốn ngân sách nhà nước chuyển sang. Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 đã lần đầu tiên định nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. 1.2.Khái niệm NHTM theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 đã thừa kế định nghĩa NHTM trong Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, ngoài ra có quy định rõ ràng, đầy đủ và hoàn thiện hơn về NHTM. Luật không trực tiếp và chính thức đưa ra định nghĩa về NHTM mà chỉ gián tiếp đề cập tới các nội dung chính của định nghĩa về NHTM thông qua định nghĩa “ngân hàng” và “hoạt động ngân hàng”. Theo đó: - Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 8 - Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Đến nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM, khái niệm NHTM đã được đề cập và định nghĩa rõ ràng ngay trong Điều 1 như sau: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Như vậy Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định 49 đã bao quát được đầy đủ nội hàm và bản chất của NHTM. Về tư cách và tính chất loại hình doanh nghiệp, cả Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Nghị định 49 đều coi NHTM là tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chứ không chỉ là tổ chức kinh daonh tiền tệ đơn thuần. Về nội dung hoạt động, so với Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Nghị định 49 đưa ra nội dung hoạt động của NHTM rộng hơn ở chỗ hoạt động cấp tín dụng rộng hơn hoạt động cho vay, và việc cung ứng dịch vụ thanh toán rộng hơn việc sử dụng tiền gửi làm phương tiện thanh toán. Mặt khác, so với Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, Luật các tổ chức tín dụng cũng định hướng rõ hơn về mô hình tổ chức và hoạt động của các NHTM. Theo Điều 32 của Pháp lệnh, NHTM ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng còn được thực hiện thêm một số nghiệp vụ giống như công ty tài chính, đó là nghiệp vụ chứng khoán (cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá) và một số nghiệp vụ mang tính thương mại thuần tuý như cho thuê động sản và bất động sản, các nghiệp vụ về vàng, kim khí quý, đá quý. Còn theo Luật các tổ chức tín dụng, NHTM ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền thống còn được tham gia vào hoạt động chứng khoán, bảo hiểm thông qua việc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân. Đặc trưng này chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo hướng tăng cường các thiết chế an ninh tài chính, an toàn và đảm bảo cho hoạt động của NHTM, xây dựng và thực thi cơ chế thanh tra, giám sát, quản lý chặt chẽ và KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 9 nghiêm ngặt nhất để đảm bảo cho hoạt động của các NHTM và cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo tinh thần của Luật, các NHTM Việt Nam được xây dựng và phát triển theo định hướng đa năng giống như ở các nước có ngành ngân hàng phát triển nhất như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia những năm gần đây. 1.3.Khái niệm NHTM theo quan niệm của các nước khác trên thế giới Khái niệm NHTM theo quan niệm của pháp luật hay của các nhà kinh tế ở các quốc gia khác nhau không hoàn toàn giống nhau mặc dù có những điểm tương đồng. Theo luật của Pháp thì “Ngân hàng thương mại là một xí nghiệp hay bất kỳ một cơ sở nào thường xuyên nhận tiền gửi từ công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức nào khác các khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín thác hay dịch vụ tài chính”. Còn luật của ấn độ định nghĩa “Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay tài trợ và đầu tư”. Tuy nhiên các định nghĩa trên xét về thực chất vẫn chưa thực sự là những khái niệm rộng, bao quát được toàn bộ hình thức, nội dung, tính chất, đối tượng, phạm vi hoạt động của NHTM. Nhà kinh tế học người Mỹ Peter Rose đă đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về NHTM. Theo ông, “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Nguồn: [2]). 2.Chức năng, vai trò của NHTM trong nền kinh tế Với tư cách là một trung gian tài chính, các NHTM giữ vai trò huyết mạch trong nền kinh tế và là thước đo trạng thái phát triển của nền kinh tế, chiếm vị trí quan trọng bậc nhất về quy mô vốn, tài sản và nội dung các nghiệp vụ. Vai trò, tầm quan trọng của các NHTM thể hiện qua những chức năng chính của nó: 2.1.Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng của các NHTM thể hiện ở 2 khâu: một mặt các NHTM huy động và tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời từ trong dân cư, từ các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên nguồn vốn, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động đã hình thành, các NHTM cho vay lại các doanh nghiệp, các tổ chức [...]... K41E Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 33 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế I .Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của một NHTM Với sự phát triển của lĩnh vực tài chính nói chung và của dịch vụ ngân hàng hiện nay, các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại ngày càng trở nên đa dạng... cho các NHTM Việt Nam Các NHTM Việt Nam sẽ phải gồng mình để đứng vững trong cạnh tranh nếu muốn tồn tại và phát triển 3 .Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện tự do hoá và mở rộng thị trường ngân hàng theo các cam kết quốc tế Việc thực hiện tiến trình hội. .. nông thôn Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long) Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng là những ngân hàng của nhà nước nhưng không phải là các NHTM vì không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Các NHTM nhà nước thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác... tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng chính là quá trình từng bước thực hiện xoá bỏ các rào cản và mở cửa thị trường ngân hàng theo các cam kết khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) đã ký năm 2000, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại. .. cảnh của thị trường ngân hàng Việt Nam khi thực sự hội nhập vào thị trường ngân hàng quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đã và đang tạo ra cho các NHTM Việt Nam những cơ hội để phát triển, nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức khó khăn phải vượt qua 3.1.Cơ hội Các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính đã đưa ra kết luận từ kinh nghiệm hội nhập kinh tế trong lĩnh vực tài chính ngân. .. án do tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ tại Việt Nam; các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi được NH Nhà nước Việt Nam cho phép (Nguồn: [20]) II .Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam 1.Bản chất và đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất... lĩnh vực tiền tệ ngân hàng Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam Bên cạnh lợi... học Ngoại thương Hà Nội 24 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 3.2.Thách thức Bên cạnh những cơ hội, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam cũng tạo ra những thách thức và sức ép lớn cho các NHTM Việt Nam, xuất phát từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hoá, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn kém phát triển, hệ thống NHTM của Việt Nam vẫn... NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết với các định chế tài chính và tổ chức thương mại quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong. .. giá một cách toàn diện thực trạng hoạt động kinh doanh của một NHTM là rất khó khăn và phức tạp Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ đơn thuần thể hiện ở những con số, những chỉ tiêu về nguồn lực và kết quả kinh doanh mà còn được biểu thị thông qua cách thức tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh, các chiến lược kinh doanh hiện tại và trong dài hạn, các tác động về mặt kinh tế, tài . các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 38 7.Kết quả hoạt động kinh doanh 39 II .Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 39 1 .Thực trạng. vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam. - Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt. trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam 17 3 .Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam 22 3.1.Cơ hội 23 3.2.Thách