Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-*** -
TIỂU LUẬN Tài chính - Tiền tệ
Đề tài:Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế
GV hướng dẫn: Ths Trần Chí Thọ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Triệu Phạm Văn Thiện Phạm Văn Tuấn
Lớp : Anh 4 – TCQTB – K46
Hà nội 10 - 2008
Trang 2Lời nói đầu
Lý do chọn đề tài : Hệ thống ngân hàng là xương sống của nền kinh tế của một quốc
gia bất kỳ trên thế giới Hệ thống ngân hàng không phát triển hay không có ngân hàng điều đó chứng tỏ nền kinh tế đó chưa phát triển Vai trò của ngân hàng càng được khẳng định trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Đó cũng là thách thức đối với mỗi quốc gia khi hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng phải là ưu tiên số một và là mục tiêu phải đạt được Nếu hệ thống ngân hàng trong nước bị phụ thuộc quá nhiều vào các ngân hàng ngoại thì nền kinh tế vĩ mô khó có thể ổn định để phát triển bền vững được, sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nước sẽ khó đạt được mục
tiêu.Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam là một điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài : Nhận thức đúng đắn và đầy đủ những
cơ hội và thách thức, những lợi ích và nguy cơ để chủ động hội nhập theo một lộ trình hợp lý chắc chắn sẽ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có được một sự chuẩn bị thật tốt trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Mục tiêu nghiên cứu cuả đề tài này là trên cơ sở phân tích thực trạng hiện nay cuả hệ thống NHTM Việt Nam và từ những vấn đề đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Trang 3PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 1.1 NGÂN HÀNG
1.1.1 Ngân hàng và chức năng của một ngân hàng đa năng
Ngân hàng là 1 loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Vậy mà vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa ngân hàng là gì? Rõ ràng, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính sách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi Thực tế là, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công tymôi giới chứng khoán, quĩ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo
hiểm, đầu tư vào quĩ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác
Sơ đồ 1 – 1 Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay:
Trang 4
1.1.2 Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian có vai trò quan trọng nhất trong
nền kinh tế, tổng tài sản có của của ngân hàng thương mại luôn luôn lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.Mặt khác, khối lượng séc hay tài khoản tiền gửi không kỳ hàn mà nó có thể tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cung tiển tệ M1 của cả nền kinh tế
Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại:
Ỏ Hoa Kỳ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt đồng trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
Ỏ Pháp : Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cở sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khac các số tiền ma họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính
Ở Việt Nam theo sắc lệnh số 018CT/LĐGCQL/SL Ngày 20-10-1969 của chính quyền Sài Gòn cũ cho rằng ngân hàng thương mại làm mọi xí nghiệp công hay tư lập, kể cả chi nhánh hay phân cục ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động thường xuyên là thi hành cho chính mình nghiệp vụ tín dụng triết khấu, tài chính với tiền ký thác của tư nhân hay của xí nghiệp, cơ quan công quyền
Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng nhà nước xác định ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiẹp vụ triết khấu và là phương tiện thanh toán”
* Đặc trưng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ( NHTM) là một tổ chức đc phép sử dụng ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả
NHTM là một tổ chức đc phép sử dụng ký thác của công chúng để cho vay, triết khấu và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác
1.2 chức năng của NHTM
- là trung gian tín dụng: đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM, nó đóng vai trò to lớn trong việc chu chuyển vốn trong nền kinh tế Tạo điều kiện phát triển kinh tế , nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh , sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội
- Là trung gian thanh toán của nền kinh tế
- Là trung gian trong việc thực hiện các chích sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng TW: Để NHTW thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì nó phải thông qua hệ thống ngân hàng phát triển tốt và có thể điều tiết dễ dàng Không ngân hàng nào ngoài NHTM trong nước có thể thực hiện tôt điều đó và như thế thì NHTM của nước ta phải đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nứoc ngoài với mọi lợi thế hơn hẳn chúng ta
- Một chức năng quan trọng khác đó là khả năng tạo tiền ghi sổ cho nền kinh tế -
1.2 Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng
Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ Như chúng ta đã thấy ở
phần trước, các ngân hàng đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng Qúa trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dười áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết
Trang 5và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn Các dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay
Sự gia tăng cạnh tranh Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày
càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công ty kinh doanh chứng khoán như Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai
Phi quản lý hóa Cạnh tranh và quá trình mở rộng dịch vụ ngân hàng cũng được
thúc đẩy bởi sự nới lỏng các quy định – giảm bớt sức mạnh kiểm soát của Chính phủ Điều này bắt đầu từ hai thập kỷ trước, xu hướng nới lỏng các quy định đã được bắt đầu với việc Chính phủ nâng lãi suất trần đối với tiền gửi tiết kiệm nhằm cố gắng giúp công chúng một mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình Cũng lúc đó, nhiều loại tài khoản tiền gửi mới được phát triển giúp cho công chúng có thể hưởng lãi trên các tài khoản giao dịch Gần như đồng thời, các dịch vụ mà những đối thủ chính của ngân hàng như hiệp hội tín dụng và cho vay cũng được mở rộng nhanh chóng và do đó khả năng cạnh tranh với ngân hàng của những tổ chức này cũng được củng cố Các quốc gia hàng đầu như Australia, Canada, Anh quốc và Nhật Bản gần đây đã tham gia vào trào lưu phi quản lý hóa, nới rộng giới hạn pháp lý cho ngân hàng, cho người kinh doanh chứng khoán và cho các công ty dịch vụ tài chính khác Chi phí và rủi ro tổn thất theo đó cũng tăng lên
Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm
tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy đọng vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi)
Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Các qui đinj của Chính phủ
Trang 6cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực Và công chúng đã làm việc đó Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi thoe điều kiện thị trường Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơi với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm
Cách mạng trong công nghệ ngân hàng Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn,
từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, ở Mỹ có hơn 100.000 chiếc, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới
Do đó, ngân hàng đang trở thành ngành sử dụng nhiều vốn và chi phí cố định; sử dụng ít lao động và chi phí biến đổi Nhiều chuyên gia tin rằng các tòa nhà ngân hàng và các cuộc mít tinh gặp mặt trực tiếp giữa các nhà ngân hàng và khach shàng cuối cùng sẽ trở thành những di tích của quá khứ và bị thay thế bởi các cuộc liên quan và giao tiếp điện tử Sản xuất và cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn tự động Những bước đị đó sẽ giảm đáng kể chi phí nhân công hóa ngân hàng và gây ra tình trạng mất việc làm khi máy móc thay thế người lao động Tuy nhiên, những kinh nghiệp gần đây gợi ý rằng một ngành ngân hàng hoàn toàn tự động có thể vẫn còn là điều xa vời Một tỷ lệ lớn khách hàng vẫn ưa chuộng các dịch vụ của con người và những cơ hội để nhận được sự tư vấn cá nhân về các vấn đề tài chính
Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý Sử dụng có hiệu quả quá trình
tự động hóa và những đổi mới công gnhệ đòi hỏi các hoạt động ngân hàng phải có qui mô lớn Vì vậy, ngân hàng cần pahỉ mở rộng cơ sở khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới, xa hơn và gia tăng số lượng tài khoản Kết quả là hoạt động mở chi nhánh ngân hàng diễn ra Mô hình công ty sở hữu ngân hàng mua lại các ngân hàng nhỏ và đưa chúng trở thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng mua lại các ngân hàng nỏi và đưau chúng trở thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng đa trụ sở đã ngày càng phổ biến Nhiều vụ đại hợp nhất đã diễn ra như vụ hợp nhất giữa Chemical Bank và Chase Manhttan ở New York hay Bank of America và Nations Bank Số lượng các ngân hàng sở hữu độc lập và bắt đầu giảm và qui mô trung bình của các công ty ngân hàng đã tăng đáng kể Cùng lúc đó, số lượng các ngân hàng nhỏ của Mỹ (tổng tài sản dưới 1 tỷ USD) đã giảm mạnh ít nhất là 1/3 kể từ giữa thập kỷ 80, số lượng nhân viên giảm hơn 100.000 người trong cùng thời ký
Trang 7Hơn nữa, thập kỷ 80 và 90 đã mở ra một kỷ nguyên sự bành trướng “liên tiểu bang” trong hệ thống ngân hàng Mỹ Hơn 300 tổ chức ngân hàng đã vương ra khỏi thị trường tiểu bang, thôn tính các ngân hàng nhỏ để trở thành những ngân hàng tầm cỡ quốc gia Hiện nay ngân hàng đang tìm mọi cách để đạt được sự đa dạng hóa và ngân hàng không còn muốn duy trì mô hình ngân hàng cổ điển và nhấn mạnh vai trò của nó như là các tổ chức tài chính năng động, đổi mới và hướng về khách hàng
Với sự phát triển của tự động hóa, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở những vùng xa với các thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp mở rộng qui mô thị trường hơn là xây dựng các cơ sở vạt chất mới Trong nhiều trường hợp, hệ thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ thay thế các văn phòng chi nhánh đa năng của ngân hàng
Quá trình toàn cầu hóa ngân hàng Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân
hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lể và lan rộng ra với quy mô toàn cầu Ngày nay, các ngân hàng lớn nhất thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục địa Vào những năm 80, các ngân hàng Nhật, dẫn đầu là Dai_I Chi Kangyo Bank và Fuji Bank đã phát triển nhanh hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên khắp thế giới Các ngân hàng lớn đặt trụ sở tại Pháp (dẫn đầu là Caisse Nationale de Credit Agricole), tại Đức (dẫn đầu là Deutsche Bank) và tại Anh (dẫn đầu là Barclays PLC) cũng trở thành những đối thủ nặng ký trên thị trường cho vay Chính phủ và cho vay công ty Quá trình phi quản lý hóa đã giúp tất cả các tổ chức này cạnh tranh hiệu quả hơn so với các ngân hàng Mỹ và nắm được thị phần ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu về dịch vụ ngân hàng Ngày nay, Canada, Mỹ và Mexico đã thực hiện Hiệp ước mậu dịch tư do Bắc Mỹ (NAFTA) điều mà cho phép ngân hàng ở những nước này sở hữu và quản lý các chi nhánh ngân hàng ở nước kia và sức mạnh dịch vụ của các chi nhánh loại này hoàn toàn so sánh được với những chi nhánh sở hữu bởi các ngân hàng trong nước
Rủi ro vỡ nợ gia tăng và sự yếu kém của hệ thống bảo hiểm tiền gửi Trong khi xu hướng hợp nhất và bánh trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều ngân hàng ít tổn thương trong điều kiện kinh tế trong nước thì sự đẩy mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng kèm theo các khoản tín dụng có ván đề một nền kinh tế luôn biến động đã dẫn tới sự phá sản ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới Xu hướng phi quản lý hóa trong lĩnh vực tài chính đã mở ra cơ hội cho các nhà ngân hàng, nhưng cũng chỉ tạo ra một thị trường tài chính xảo trá hơn, nơi mà sự phá sản, thôn tính và thành lý ngân hàng dễ xảy ra hơn
1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế
Là sự gắn kết nền kinh tế 1 nước vào các tổ chức kinh tế quốc tế như: giảm thuế, giảm hàng rào phi thuế, giảm hạn chế đối với thương mại dịch vụ, giảm thiểu hạn chế đối với đầu tư, điều chính chỉnh sách quản lý thương mại, nâng cao năng lực về văn hoá - xã hội, thuận lợi hoá hoạt động thương mại
1.3.1 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 8Mở rộng thị trường; tranh thủ vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài; giải quyết việc làm; tăng trưởng kinh tế; học tập kinh nghiệm quản lý
Đây chính là bước đi của mỗi quốc gia dần xoá bỏ tự cung, tự cấp để hội nhập nền kinh tế toàn cầu
1.3.2 Cơ hội khi Việt Nam hội nhập KTQT và là thành viên WTO
Một là : Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành
viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà không bị phân biệt đối xử Tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia Đây chính là yếu tố tăng hạn ngạch xuất khẩu, đảm bảo sự tăng trưởng GDP
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện Đây là tiền đề không chỉ phát huy tiềm năng lợi thế của các thành phần kinh tế trong nước, mà cần thu hút mạnh đầu tư nước ngoài Qua đó, tiếp cận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động
Ba là: Có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp
Bốn là: Thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải
cách của Việt Nam đồng bộ hơn, hiệu quả hơn
Năm là: Nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện
cho Việt Nam thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế vì hoà bình, hợp tác và phát triển
1.3.3 Thách thức chúng ta phải đối mặt
Khi chúng ta là nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé Những thách thức này bắt nguồn tự sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của chính quá trình hội nhập
Một là: Thuế nhập khẩu cắt giảm, cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản
phẩm với sản phẩm, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn diễn ra giữa Nhà nước với Nhà nước Rõ ràng cạnh tranh sẽ gay gắt với nhiều đối thủ trên diện sâu rộng hơn Vì vậy chính sách quản lý phải tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất, môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng, thuận lợi tạo nên sức cạnh tranh đủ mạnh của toàn bộ nền kinh tế
Hai là: Sự phân phối lợi ích không đồng đều: Nhà nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ích hơn Ở mỗi quốc gia sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều, dẫn đến nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo ngày một rõ rệt Đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội
Trang 9Ba là: Tính tuỳ thuộc giữa các quốc gia tăng lên Sự biến động hị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước Trong khi Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều Đòi hỏi phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình cơ chế quản lý tạo cơ sở cho nền kinh tế có phản ứng tích cực hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
Bốn là: Đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền
Trang 10Phần II
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1 Điểm mạnh (Strengths)
1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Đây là một lợi thế rất lớn của Việt Nam trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế gới trong những năm vừa qua hết sức phức tạp Môi trường kinh tế vĩ mô mà hệ thống NHTM Việt Nam đang hoạt động là tương đối ổn định và lành mạnh Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chắc chắn trong những năm qua , môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho việc kinh doanh đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính một cách ổn định Nhờ sự ổn định về mặt vĩ mô này mà các ngân hàng có điều kiện huy động và cấp tín dụng ngày càng nhiều hơn cho các hoạt động tsản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng đáng kể lợi nhuận thu được
Mặt khác, với sự ổn định về mội trường kinh tế vĩ mô ổn định và lành mạnh đã giúp thị trường vốn trong nước phát triển vượt bậc trong thời gian qua Hiện nay các NHTMCP có thể phát hành cổ phiếu dễ dàng và điều này đã giúp hệ thống NHTM Việt Nam gia tăng năng lực tài chính của mình một cách rõ rệt
1.2 Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp
Mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, các NHTM liên tục khai trương nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại khắp các tỉnh thành nhằm gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng mình (NH Nông nghiêp và phát triển nông thôn có chi nhánh đến tận xã, Sacombank hiện nay có khoảng 102 chi nhánh và điểm giao dịch, ACB đang nỗ lực để hướng đến con số 100 chi nhánh…) Như vậy sau hơn 15 năm phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đã xây dựng được cho mình một hệ thống pân phối sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tương đối rộng lớn Đây là một lợi thế lớn của hệ thống NHTM Việt Nam mà các ngân hàng nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam còn phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể xây dựng được
1.3 Về vị thế thị trường
Hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm năm ngân hàng thương mại quốc doanh, một ngân hàng chính sách và 38 ngân hàng thương mại cổ phần Các NHTM Việt Nam hiện thống trị thị trường tiền gửi và cho vay với thị phần tương đối lớn và đối tượng khách hàng thì đa dạng Điều này có được nhờ những lợi thế sẵn có với vai trò là ngân hàng trong nước bởi các NHTM Việt Nam không phải chịu những hạn chế về quy mô hoạt động hay số lượng các chi nhánh trong một khu vực Trong khi những ngân hàng nước ngoài lại gặp phải một số hạn chế khi nhận tiền gửi tại thị trường trong nước
Trong khi các NHTMQD vẫn tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống là những DNNN lớn, các NHTM cổ phần đã tìm ra những thị trường ngách là phục
Trang 11vụ những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các khách hàng cá nhân Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngân hàng chính sách xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho khu vực nông thôn và những người nghèo
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng hệ thống NHTM Việt Nam hiện chiếm một thị phần tương đối lớn ở thị trường Việt Nam hiện nay (khoảng gần 90%, các NH nước ngoài hiện chỉ chiếm khoảng 10% thị phần trong nước) và theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thì trong một tương lai gần, thị phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ không thay đổi nhanh chóng; mặc dù có thể xuất hiện một số thay đổi về cấu trúc, ví dụ như thị phần của các ngân hàng TMCP sẽ tăng lên
1.4 Am hiểu thị trường và “văn hóa” của khách hàng trong nước
Với lợi thế hoạt động lâu năm trên “sân nhà”, các NHTM Việt Nam tỏ ra rất có lợi thế về việc am hiểu thị trường cũng như am hiểu về phong tục tập quán, tâm lý và “văn hóa” của các khách hàng trong nước Ngoài ra các NHTM Việt Nam còn có được những thông tin về khách hàng tốt hơn các ngân hàng nước ngoài và trong nhiều trường hợp các thông tin này có thể bổ sung cho các Báo cáo tài chính thiếu minh bạch của khách hàng trong việc phục vụ mục đích cho vay của ngân hàng
1.5 Về các đối tác chiến lược
Trong thời gian vừa qua, do quá trình thực hiện các cam kết của hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam đã cho phép các đối tác nước ngoài nắm giữ 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Đây là một cơ hội rất lớn đối với hệ thống NHTM Việt Nam nhằm tranh thủ công nghệ và tận dụng vốn của các tổ chức nước ngoài và các NHTM cổ phần đã tỏ ra rất nhanh nhạy trong vấn đến này Lần lượt các NHTM cổ phần lớn của Việt Nam như ACB, Sacombank, Techcombank,… Đã bán cổ phần của mình cho các ngân hàng hàng đầu của thế giới như ANZ, HSBC, IFC, … Nhằm khai thác các kinh nghiệm và trình độ chuyên môn quý báu của các đối tác chiến lược này Với xu hướng bán cổ phần cho các NH nước ngoài để họ trở thành cổ đông chiến lược của các NHTM Việt Nam thì chúng ta có thể kỳ vọng là các NHTM Việt Nam sẽ ngày càng mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn và có đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
2 Điểm yếu (Weaknesses)
2.1 Về thể chế
Điểm yếu rõ nét nhất về thể chế của ngành ngân hàng Việt Nam là thiếu một hệ
thống pháp lý có thể bảo vệ các lợi ích của ngân hàng với tư cách là người cho vay trong trường hợp các khách hàng vay vốn bị phá sản Quyết định của tòa án cho phép các ngân hàng bán tài sản thế chấp nếu như bên vay không trả được nợ đôi khi không tinh đến lợi ích của ngân hàng và quyền lợi của bên cho vay Điều này làm cản trở hiệu quả của các ngân hàng, ăng chi phí cho vay vì các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro để trang trải cho những thất thoát về vốn
Vấn đề thể chế thứ hai đó là các khoản tín dụng ưu đãi và vấn đề cho vay theo chỉ
định của các NHTMQD Mặc dù trong thời gian gần đây việc cho vay chỉ định đã
Trang 12kéo dài vấn đề nợ quá hạn vốn đã rất nghiêm trọng của các NHTMQD, từ đĩ cản trở quá trình cổ phần hĩa mà các ngân hàng này đang thực hiện
Vấn đề thứ ba về thể chế đĩ là vấn đế thiếu minh bạch trong các Báo cáo tài chính
của các khách hàng doanh nghiệp Hiện nay chỉ cĩ một số ít doanh nghiệp được kiểm tốn độc lập hàng năm Việc thiếu kiểm tốn và kế tốn minh bạch sẽ gấy khĩ khăn cho việc đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, qua đĩ ngân hàng khĩ cĩ thể cĩ quyết định cho vay hiệu qủa Đây chính là vấn đề cản trở ngân hàng chưa mạnh dạng cho các khách hàng doanh nghiệp vay vốn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và điều này cũng lý giải vì sao các NHTMQD chỉ cho các doanh nghiệp lớn vay mà ít quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Muốn khắc phục vấn đề này địi hỏi Chính phủ phải cĩ những biện pháp nhằm phát triển thị trường vốn bởi vì các doanh nghiệp muốn khai thơng nguồn vốn trên thị trường chứng khốn thì họ phải cơng khai và minh bạch tài chính, do đĩ các ngân hàng cũng dễ cho các doanh nghiệp vay hơn và các doanh nghiệp cũng dễ tiếp cận các khoảng tín dụng ngân hàng hơn
2.2 Về năng lực tài chính
Trong thời gian gần đây một loạt các NHTM đã và đang cĩ những sự gia tăng đáng kể về vốn điều lệ, cụ thể như: ACB vừa phát hành thành cơng 1.650 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, Sacombank vừa phát hành 10% cổ phiếu thưởng nâng mức vốn điều lệ của mình lên 1999 tỷ VND, Eximbank phát hành 400 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu cho cổ đơng hiện hữu để tăng vốn lên 1200 tỷ VND,… song nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu – sức mạnh tài chính của NHTM Việt Nam vẫn cịn khá thấp so với các NHTM trong khu vực và thế giới Nhiều NHTM nước ngồi cĩ quy mơ vốn chủ sở hữu hàng tỷ USD, trong khi đĩ các NHTM nước ta quy mơ vốn chủ sở hữu cịn rất khiêm tốn, tổng vốn chủ sở hữu của tồn hệ thống NHTM nước ta khoảng hơn 2 tỷ USD Điều này đã hạn chế các ngân hàng nâng cấp cơng nghệ và giới thiệu những dịch vụ mới như ngân hàng điện tử, ATM, vốn là những dịch vụ địi hỏi phải đầu tư đáng kể
Bảng 1 : Vốc chủ sở hữu của một số Ngân hàng qua các năm
(Tỷ giá quy đổi : 15.700 VND/USD)
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2005 Tên Ngân
hàng (triệu VNĐ
VND)
Quy đổi (triệu
USD)
VNĐ (triệu VND)
Quy đổi (triệu
USD)
VNĐ (triệu VND)
Quy đổi (triệu
USD) ĐT&PT VN 3.760.127 239 5.503.637 351
Vietcombank 4.397.848 280 5.734.965 365 Incombank 3.173.697 202 4.154.083 265 Á Châu 489.452 31 562.391 36
Trang 13Mặc dù năng lực tài chính có hạn, các NHTM Việt Nam còn đang tham gia vào các cuộc chạy đua về lãi suất cả về ngiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay Việc chạy đua về lãi suất có thể dẫn tới rủi ro làm tất cả cùng suy yếu Nếu các NHTM nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, chiến lược marketing mạnh mẽ tham gia vào cuộc chạy đua này thì cuộc chạy đau về lãi suất của các NHTM trong nước sẽ không thể kéo dài được
Vì thế năng lực tài chính còn nhỏ bé có thể xem là một điều bất lợi rất lớn đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập, đặc biệt là trong điều kiện các NHTM quốc tế đang có xu hướng sáp nhập tạo thành các NHTM có quy mô vốn chủ sở hữu lớn và rất lớn
Tuy trong những năm gần đây hệ thống NHTNQD đã có những cải thiện đáng kể về tính hình tài chính, nhưng nhìn chung thìmtình hình tài chính của các NHTMQD vẫn còn kém lành mạnh, các chỉ tiêu khả năng sinh lời và chi phí đều không tốt bằng mức trung bình của khu vực
2.3 Năng lực quản lý điều hành còn kém so với yêu cầu của một NHTM hiện đại
Tính chuyên nghiệp trong quản trị NHTM hiện đại : Quản trị NHTM hiện đại
đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có tính chuyên nghiệp cao Khả năng quản trị, vận hành, điều chỉnh, bổ sung, không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý cuả Ban lãnh đạo NHTM quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo định hướng xác định Ở Việt Nam hiện nay hầu hết các nhà quản trị NHTM đều chưa được đào tạo nghề quản trị NHTM một cách bài bản mà chủ yếu được lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh nên tính chuyên nghiệp trong quản trị một NHTM còn nhiều bất cập
Tính năng động của cán bộ quản lý NHTM : Trong nền kinh tế thị trường thì
cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải hết sức sáng tạo và năng động Cơ chế quản lý hiện nay cuả các NHTM quốc doanh chưa cho phép các nhà quản trị phát huy tính năng động chủ quan cuả mình Rất nhiều các cơ chế Nhà nước quá chặt chẽ không dễ một sớm một chiều tháo gỡ được đã hạn chế đáng kể tính năng động của các nhà quản trị NHTM quốc doanh Quyền và trách nhiệm, kể cả trách nhiệm vật chất đối với
Trang 14Giám đốc, Tổng Giám đốc NHTM quốc doanh cịn hạn chế rất nhiều và chưa rõ ràng, khơng khuyến khích tính năng động cuả đội ngủ quản trị NHTM quốc doanh, trong khi đĩ các nhà quản trị NHTM ngồi quốc doanh lại cĩ nhiều điều kiện thuận lợi hơn Vì thế những nhà quản trị NHTM quốc doanh đã khơng cĩ nhiều điều kiện để phát huy tính năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách mhiệm – những phẩm chất quý báu cuả các chủ doanh nghiệp thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh Thực chất họ vẫn là các cơng chức Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, được bổ nhiệm cĩ thời hạn 5 năm một lần Trong 5 năm, họ cố gắng làm cho trịn trách nhiệm, khơng để xảy ra những “sự cố” đáng tiếc trong đơn vị mình Đây là một thách thức lớn hạn chế sức cạnh tranh cuả các NHTM quốc doanh
2.4 Về cơng nghệ ngân hàng
Cơng nghệ ngân hàng giữ vai trị quyết định trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cũng như trong việc hiện đại hố hoạt động ngân hàng Nhìn chung cơng nghệ cuả các NHTM ở nước ta những năm vừa qua đã phát triển vượt bậc so với những năm trước đây Nhiều cơng nghệ hiện đại đã và đang được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh cuả các NHTM như máy rút tiền tự động ATM, vấn tin tài khoản, dịch vụ Phone Banking, thanh tốn điện tử, thẻ tín dụng nội điạ, thẻ tín dụng quốc tế… song vẫn chưa đạt trình độ trung bình của khu vực, trong khi đĩ nhiều NHTM quốc tế đã đạt trình độ cơng nghệ rất cao, các sản phẩm dịch vụ của các NHTM này ngày càng thoả mãn nhu cầu của xã hội
Do trình độ cơng nghệ cịn yếu nên các sản phẩm và dịch vụ phi tín mà các NHTM Việt Nam cung cấp chưa thật sự đa dạng, tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập cuả ngân hàng
Biểu đồ 1 : Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng ở các nước
Việt Nam
thu nhập từ dịch vụthu nhập ngoài dịch vụ
thu nhập từ dịch vụthu nhập ngoài dịch vụ