- Việt Nam có thể sẽ sa vào “bẫy” thu nhập trung bình đang giăng sẵn trêncon đường phát triển phía trước.Đó là khuyến nghị của một số học giả,nhà kinh tế hàng đầu trong cuộc hội thảo với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHÓA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN NGỌC SƠN
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ VÂN ANH
LÊ THỊ THANH HOA
TẠ THỊ THU THẢO LƯU THỊ PHƯƠNG THẢO
Hà nội , Tháng 6/ 2010
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do lựa chọn đề tài: 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
2.1 Mục tiêu cụ thể 1
2.2.Mục tiêu tổng quát 2
3.Tính cấp thiết của đề tài 2
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5.Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 2 : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH 4
I Sự phân loại của các nước trên thế giới 4
1 Hệ thống phân loại của WB ( Ngân hàng Thế Giới) 4
2 Hệ thống phân loại của UNDP ( Chương trình phát triển Liên hiệp quốc).5 3 Hệ thống phân loại của UN ( Liên hiệp quốc) 7
4 Hệ thống phân chia theo OECD ( phân theo trình độ phát triển kinh tế) 9
II Các nước thu nhập trung bình và những đặc trưng cơ bản của các nước thu nhập trung bình 10
1 Các nước thu nhập trung bình 10
2 Đặc trưng cơ bản của các nước thu nhập trung bình 11
2.1 Tốc độ tăng trưởng nóng 11
2.2 Mức sống chưa cao 12
2.3 Trình độ phát triển công nghệ chưa cao 13
2.4 Năng suất lao động thấp 13
2.5 Tỷ lệ tích lũy thấp 14
III Bẫy thu nhập trung bình và kinh nghiệm của một số quốc gia 14
1.Khái niệm về bẫy thu nhâp trung bình 14
2 Tại sao phải tránh bẫy thu nhập trung bình 16
2.1 Nhận định chung 16
2.2 Đối với Việt Nam 17
3 Một số bẫy thu nhập trung bình mà các nước đang gặp phải 19
Trang 3IV Kinh nghiệmcủa một số nước 20
1.Các nước NICs Đông Á 21
2 Châu Mỹ La Tinh và ASEAN4 28
2.1 Châu Mỹ La Tinh 28
2.2 Asean 4 34
2.2.1 Malaysia 36
2.2.2 Thái Lan 38
CHƯƠNG II:CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH 44
I.Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 44
1 Tình hình kinh tế 44
1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 45
1.2 Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người 46
1.3 Cơ cấu kinh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 49
1.4 Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế 53
1.5 Các nguồn vốn đầu tư 55
2 Xã hội Việt Nam 59
2.1 Dân số- nguồn nhân lực của Việt Nam 59
2.1.1.Dân số 59
2.1.2.Nguồn lực 62
2.1.3.Phát triển con người ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay 64
2.2 Giáo dục 72
2.3 Y tế 76
2.4 Đói nghèo và bất bình đẳng 78
3 Môi trường Việt Nam 82
II Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình 83
1 Điểm mạnh 83
2 Điểm yếu 85
3 Cơ hội 88
4 Thách thức 89
III Nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam 91
Trang 41 Nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực nước ngoài 91
2 Sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ 96
3 Mảng chính sách của Việt Nam còn thiếu và yếu 98
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 101
1 Điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế 101
2 Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế 102
3 Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn”, kết hợp với phát triển kinh tế tri thức 104
4 Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 105
5 Đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia 106
6 Cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục và đào tạo, chăm lo đào tạo và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao 107
7 Đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 109
8 Đổi mới tầm nhìn và phương thức tư duy của Doanh nghiệp Việt Nam 110
PHẦN III: KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5ĐỀ TÀI:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ
THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do lựa chọn đề tài:
Cuối tháng 12/2009, Việt Nam chính thức được WB công nhận là nước có thunhập trung bình ( 1052 USD/ng/năm) Đây là thời mốc quan trọng, mở ra nhiều cơhội phát triển cho kinh tế nước ta Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều nhànghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong hơn 15 năm qua phầnlớn là dựa vào nguồn lực bên ngoài, nguồn tài nguyên sẵn có và nguồn lao động dồidào nhưng thiếu kỹ năng,đặc biệt hơn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm
và sự gia tăng sức mua từ các nước khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam,trong khi nguồn nội lực vẫn chưa được phát huy theo đúng nghĩa của thuật ngữ
“phát triển”
Nếu không có cái nhìn toàn diện và nghiêm túc về vấn đề này thì sự phụthuộc chủ yếu vào bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhậptrung bình, thậm chí trung bình cao nhưng rất có thể chỉ “giẫm chân” ở đó, hay nóicách khác là rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” Thái Lan, Malaysia… là những ví
dụ điển hình cho sự mắc kẹt này
Vì vậy, nhóm em chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra những cơ hội,thách thức của Việt Nam khi bước vào ngưỡng cửa của nước thu nhập trung bình
Từ đó đề xuất một số giải pháp để Việt Nam tận dụng những cơ hội có được vàvượt qua những thách thức để tránh “bẫy thu nhập trung bình”
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Việt Nam khitrở thành nước thu nhập trung bình
- Phân tích bẫy TNTB mà Việt Nam có nguy cơ mắc phải
- Đưa ra giải pháp để VN tận dụng những cơ hội có được và vượt quathách thức dựa trên nguồn lực có sẵn
Trang 62.2.Mục tiêu tổng quát
- Giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình
3.Tính cấp thiết của đề tài
- Khái niệm bẫy thu nhập trung bình là mới ,các nguy cơ và thách thức đốivới Việt Nam cũng là mới xuất hiện
- Thuật ngữ : “bẫy thu nhập TB” đã được biết đến từ lâu nhưng nó chỉđược nhắc đến thường xuyên khi Việt Nam chính thức bước vào nước có thunhập bình quân đầu người vượt ngưỡng 1000USD/người/năm Đây là vấn đềhiện đang mang tính thời sự
Đã có nhiều cuộc hội thảo về “ bẫy thu nhập trung bình” như:
- Ngày 18/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế "Vượt qua bẫy thunhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam" do Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Quốcgia Nhật Bản (GRIPS) và Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tổ chức
- Buổi Tọa đàm “Kinh tế Việt Nam năm 2009 và triển vọng năm 2010”, doHội doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức cuối tuần qua, có nhắc đến vấn đềđáng lưu ý: Làm thế nào để Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trungbình” và vươn lên con Rồng châu Á?
- Việt Nam có thể sẽ sa vào “bẫy” thu nhập trung bình đang giăng sẵn trêncon đường phát triển phía trước.Đó là khuyến nghị của một số học giả,nhà kinh tế hàng đầu trong cuộc hội thảo với bốn văn phòng Trung ươngĐảng, Quốc hội, Chính phủ và Chủ tịch nước tại Hà Nội
- Ngày 19-3, tại Hội thảo về Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Namđến năm 2020, các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo: liệu Việt Nam cóthoát khỏi cái bẫy của “nước thu nhập trung bình”, dẫm chân tại chỗ sauCông nghiệp hóa hay không?
Tuy Việt Nam mới bước vào nhóm nước có TNTB, nhưng nguy cơ mắc bẫy là rất lớn, vì vậy mà có rất nhiều cuộc hội thảo mới được mở ra, nhưng trong các cuộc hội thảo đó, chỉ mới nêu ra những giải pháp mang tính chất rất chung chung nhưng lại đem áp dụng cho nhiều nước mắc bẫy khác nhau với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
Trang 7Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể, giải pháp trọng tâm phù hợp vớiđiều kiện Việt Nam để tránh lãng phí nguồn lực mà vẫn “tránh bẫy” có hiệu quả.Với mong muốn phân tích sâu hơn, rõ hơn để biết được thế mạnh của Việt Nam
là gì, từ đó nắm bắt những cơ hội và hạn chế những rủi ro từ những thách thức gặpphải khi trở thành nước TNTB Vì vậy mà nhóm em đã lựa chọn đề tài : “Cơ hội vàthách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình”
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: cơ hội, thách thức và giải pháp để Việt Nam tránh
“bẫy thu nhập trung bình”
- Phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế Việt Nam với số liệu từ năm 2009 trở vềtrước
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp , logic
Trang 8PHẦN 2 : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC
NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH.
I Sự phân loại của các nước trên thế giới
1 Hệ thống phân loại của WB ( Ngân hàng Thế Giới)
Ngân hàng Thế Giới phân loại các nước dựa vào GNI bình quân đầu ngườitrên năm ( GNI/người/năm)
WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổtheo mức GNI năm 2008:
(1) Nhóm nước có thu nhập thấp (có GNI dưới 975 Đô la Mỹ/người);
(2) Nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 Đô la Mỹ/ngườiđến 11.905 Đô la Mỹ/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855
Đô la Mỹ/người trở xuống và trung bình cao);
(3) Nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 Đô la Mỹ/người)
Như vậy, trong phân loại năm 2010 dựa vào số liệu GNI 2008, Việt Nam chưathuộc nhóm nước thu nhập trung bình (890 Đô la Mỹ/người so mức ít nhất là 975
Đô la Mỹ/người), mà mới chỉ bằng 91,3% của ngưỡng trên của nhóm nước thu nhậpthấp
Cuối tháng 12/2009, Việt Nam chính thức được WB công nhận là nước có thunhập trung bình ( 1052 USD/ng/năm)
Trang 9Bảng 1.1.1.1: Phân loại thu nhập của WB
Nhóm nước Tiêu chuẩn
Số liệu của Ngân hàng Thế Giới năm 2005-2009
Theo đó, Việt Nam đã đạt thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD và đượcxếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp
2 Hệ thống phân loại của UNDP ( Chương trình phát triển Liên hiệp quốc)
Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ
lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới Nó làchỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em HDI cònđược sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển vànước kém phát triển Do vậy, từ khi xuất hiện khái niệm HDI thì đây được xem làchỉ số để xếp hạng các nước theo trình độ phát triển kinh tế xã hội thay thế chỉ sốGNI bình quân đầu người
Các quốc gia được xếp vào ba nhóm chính là nhóm có chỉ số HDI: cao, trungbình và thấp
Bảng phân loại chỉ số HDI của các quốc gia :
Trang 10Bảng 1.1.2.1: phân loại thu nhập theo UNDP
Các nước có HDI rất cao Thu nhập rất cao Từ 0,9 trở lên
Các nước HDI trung bình Thu nhập trung bình Từ 0,5 đến dưới 0,8
(Nguồn: UN, List of coutries by Human Development Index, 2009 )
Bảng 1.1.2.2: phân chia HDI theo vùng miền và nhóm nước
10 Các quốc gia kém phát triển nhất 0,480
Trong số 182 thành viên Liên Hiệp Quốc, Na Uy đã được xếp đầu Đứng hàng thứ
181 là Afghanistan và hạng chót, 182 là Niger
Trang 11Bảng 1.1.2.3: Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2007
Năm Tính
cho
Giá trị chỉ số phát triển con người
Thứ hạng so với các nước có trong báo
Thứ hạng so với các nước trong báo
( Nguồn: Báo cáo phát triển con người từ năm 1995 đến 2009 của UNDI)
Như vậy rên tổng số 182 thành viên Liên Hiệp Quốc Việt Nam đứng hàngthứ 116 trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người Trong bảng xếp hạng2007-2008, Việt Nam xếp thứ 105 trong tổng số 177 quốc gia được xem xét
Việt Nam nằm trong nhóm có mức phát triển trung bình, với 0,725 điểm Trongbảng xếp hạng 2007-2008, Việt Nam được 0,733
3 Hệ thống phân loại của UN ( Liên hiệp quốc)
UN phân loại thu nhập các quốc gia theo GDP bình quân đầu người theo PPPPhân loại như sau:
(1) Nhóm 1 là các nước có thu nhập thấp, chậm phát triển, hoặc chậm pháttriển nhất (LDC) có 50 nước (không có Việt Nam)
(2) Nhóm 2 là các nước đang phát triển là các nước có thu nhập bình quânđầu người từ 765 đến 9.385 USD
Trang 12Nhóm này chia thành 3 nhóm nhỏ: nhóm các nước đang phát triển có thunhập thấp là những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 765 USD (ViệtNam thuộc nhóm này); nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình là cácnước có thu nhập bình quân đầu người từ 766-9.385 USD, gồm các nước có thunhập trung bình thấp (766- 3.035 USD/người) và những nước có thu nhập trungbình cao (3.036- 9.385 USD/ người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên9.385 USD/người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên 9.386 USD/người) - tuy mức cao, nhưng không được gọi là nước đã công nghiệp hóa vì trình độdân trí còn thấp, mức thu nhập cao chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên dầu mỏ.Nhìn bản đồ dưới đây ta có thể phân biệt được mức thu nhập của từng vùngxếp vào thu nhập nào.
Trang 134 Hệ thống phân chia theo OECD ( phân theo trình độ phát triển kinh tế)
OECD phân loại thành:
- Các nước kém phát triển(LDCs): >130 nước
- Nước xuấtKhẩu dầumỏ (OPEC): 13 nước
- Công nghiệp mới (NICs): 11 nước
- Các nước phát triển(DCs): 34 nước OECD và G8
II Các nước thu nhập trung bình và những đặc trưng cơ bản của các nước thu nhập trung bình.
1 Các nước thu nhập trung bình
Ở đây ta sẽ dựa vào cách phân loại của Ngân Hàng Thế Giới theoGNI/người/năm, các nước đạt thu nhập trung bình của các nước Đông Á và ĐôngNam Á và Châu Mỹ La Tinh trong bảng dưới đây:
Các nước có thu nhập trung bình khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ La TinhBiểu đồ GNI per capita ( Nghìn $) năm 2008 của các quốc gia có thu nhậptrung bình được WB công nhận:
Biểu đố 1.2.1.1 : Các nước Đông Nam Á
Trang 14Nguồn : Ngân hàng Thế Giới
Các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa có quốc gia nào được xếp vàonước có thu nhập cao
Các nước trong ASEAN4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines) đềumắc bẫy, còn các quốc gia khác thì chưa đạt được mức thu nhập trung bình thấp ViệtNam vừa mới bước chân vào nước có thu nhập trung bình thấp, nhưng nguy cơ bị mắcbẫy như ASEAN4 là rất lớn, vì vậy mà cần có những đối sách cụ thể cho quốc gia
Biểu đồ 1.2.1.2: Các nước Châu Mỹ La Tinh
Trang 15Nguồn : Ngân hàng Thế Giới
Nhìn biểu đồ trên ta thấy rằng, hầu hết các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh đềuthuộc nhóm nước có thu nhập trung bình ( trừ Mexico), nhưng họ đều bị mắc kẹt ở
đó và đó chính là bẫy thu nhập trung bình mà rất nhiều quốc gia gặp phải, giườngnhư có một trần thủy tinh nào đó đã ngăn cách họ với thế giới bên ngoài Cho tớithời điểm hiện nay chỉ có Mexico là nước NICs đã vượt qua được cái bẫy này vớimức thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD
2 Đặc trưng cơ bản của các nước thu nhập trung bình
2.1 Tốc độ tăng trưởng nóng
Liên hợp quốc dự báo trong bối cảnh bị tác động nặng nề của khủng hoảng vớităng trưởng kinh tế năm 2009 chỉ đạt 4,3% và 4,1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế khuvực Đông Á và Nam Á trong năm nay lần lượt sẽ đạt 6,7% và 5,5%, chiếm vị trí thứnhất và thứ hai về tốc độ tăng trưởng so với tất cả các khu vực trên thế giới Năm
2007, tăng trưởng kinh tế tại 2 khu vực này đạt tốc độ 9,3% và 9,6%, cao nhất củatoàn thập kỷ kể từ năm 2000 so với các khu vực khác trên thế giới.Tuy nhiên, Liênhợp quốc cảnh báo những nguy cơ của tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu cóthể tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế Đông và Nam Á vì các nền kinh tếnày phụ thuộc rất lớn vào hệ thống tài chính và thương mại thế giới
2.2 Mức sống chưa cao
Trang 16Ở các nước thu nhập trung bình, mà ở đây ta đi nghiên cứu chủ yếu về cácnước ở Đông Á và Đông Nam Á, mức sống còn thấp, mặc dù đạt mức thu nhậptrung bình, nhưng đại đa số người dân có mức sống thấp, do của cải tập trung mộtphần lớn vào một số ít bộ phận dân cư, tạo nên bất bình đẳng.
Mức sống thấp ko chỉ biểu hiện ở GNI/người/năm, mà nó còn được thể hiện ở:sức khở kém, tỷ lệ mù chức, tỷ lệ sơ sinh ở trẻ em cao, tuổi thọ thấp…
Ví Dụ ở Thái Lan, sự bất bình đẳng tằng đột ngột dường nhue phần nào lienquan đến sự phát triển chậm của hệ thống trung học Hệ thống giáo dục đại học nhỏ
bé ở Trung Quốc có thể gây ra những vấn đề trong tương lai Tại sao Indonesia vàPhilippin có 1 số lo ngại về chất lượng giáo dục Một số nước Đông Á đã thực hiệnrất tốt nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nhưng bên cạnh đó,tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinhvẫn còn cao ở Indonesia và Philippin
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay, nhưng sự nghèođói dai dẳng vẫn còn phổ biến ở các nước thu nhập trung bình Ở Đông Dương sốlượng nghèo vẫn còn cao,phản ánh một sự tăng trưởng chậm hơn.Tại các nước cómức thu nhập cao hơn, tình trangj dễ bị tổn thương cũng còn khá phổ biến trongđiều kiện rất nhiều hộ gia đình sống ở mức nghèo khổ Hơn nữa, tình trạng nghèođói kiệt quệ đang kéo dài dai dẳng ở một số vùng hoặc ở một số nhóm người.Những người nghèo thường sống ở nông thôn, trình độ giáo dục thấp hơn và các hộgia đình này dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Thêm nữa một dân số dân tộcthiểu số nghèo quá mức và có sự phân biệt giới tính trọng nam khi nữ
Trang 17
2.3 Trình độ phát triển công nghệ chưa cao
Ở các nước thu nhập trung bình, hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuấtnhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trong tương đối cao, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu.Nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có công nghiệp phát triển Sự
ra đời của các phương thức sản xuất mơi luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp.Các ngành kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăngtrưởng ngành nông nghiệp Hiện nay các nước thu nhập trung bình tuy có nhữngngành công nghierpj mới nhưng phần lớn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổtruyền, trình độ kỹ thuận thấp, sản phẩm sản xuất ra thường ở dạng thô, sơ chế hoặcchế biến với chấp lượng thấp
2.4 Năng suất lao động thấp
Các nước thu nhập trung bình còn phải đối mặt với một thách thức mới trongquá trình phát triển đó là áp lực về dân số và việc làm Dân số các quốc gia này tăngchóng mặt, điển hình nhất là Việt Nam và Trung Quốc Sự bùng nổ về dân số ở cácquốc gia này đã tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế Tỷ lệ gia tăng dân sốthường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế làm cho mức sống của nhân dân ngày cànggiảm
Trang 182.5 Tỷ lệ tích lũy thấp
Muốn tích lũy phải hy sinh tiêu dung, trong khi các nước thu nhập trung bìnhmức sống trung bình vì vậy việc giảm tiêu dùng chỉ một phần nhỏ, chỉ có thể để lại20% đến 40% thu nhập để tích lũy, nhưng phần lớn phần tích lũy này phải dùng đểcung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên Vì vậy màhạn chế quy tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tế
Quan hệ tích lũy - tiêu dùng là một mối quan hệ cân đối vĩ mô, mà các nhàquản lý và điều hành đất nước phải quan tâm hàng đầu, nhưng luôn là bài toán khócho mọi quốc gia, nhất là nước ta đang còn thuộc nhóm nước thu nhập trung bình vàthu nhập thấp Do đó vấn đề đặt ra là phải cân đối tích lũy và tiêu dùng sao cho hợp
lý nhất, hiệu quả nhất, trong đó đặc biệt chú ý tới đầu tư công
III Bẫy thu nhập trung bình và kinh nghiệm của một số quốc gia
1 Khái niệm về bẫy thu nhâp trung bình
Thuật ngữ “bẫy thu nhập trung bình” (Middle-Income Trap) dùng để chỉ tìnhtrạng một số nước sau khi đã thoát được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhậpthấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, song dừng lại ở đó rất lâu, không vươnlên được ngưỡng nước có thu nhập cao Như vậy, theo cách hiểu phổ biến hiện nay,một nước bị mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình có nghĩa là nước ấy sau khi đạtđược mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm, mất nhiều thập kỷ vẫnkhông đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/năm, mà chỉ loanhquanh ở dưới mức ấy
"Bẫy thu nhập trung bình" là cách nói hình tượng để chỉ một tình trạng của nềnkinh tế, mà sau khi đã cố gắng để đạt được mức thu nhập trung bình nhất định, nềnkinh tế bị đình trệ, không những dừng lại ở mức thu nhập đó, mà toàn bộ những gì
đã giúp nền kinh tế tạo ra được mức thu nhập trung bình trong quá trình trước đâylại trở thành cản trở lớn cho các bước phát triển tiếp theo Một số tài liệu dùng hình
ảnh "bẫy tăng trưởng" để chỉ cùng một trạng thái như vậy.
Bẫy thu nhập trung bình, có thể được hình dung giống như “chiếc trần thủytinh vô hình” ngăn cản sự phát triển kinh tế giữa giai đoạn 2 với giai đoạn 3 trongquá trình 4 giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển như sau:
Trang 19Giai đoạn 1: Do sự gia tăng FDI ồ ạt, các lĩnh vực của nền kinh tế như thiết
kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều được chỉ đạo bởi người nước ngoài Ởgiai đoạn này, các nguyên liệu và các thành phần quan trọng của sản xuất đều phảinhập khẩu, nguồn lực trong nước chỉ cung cấp đất công nghiệp và lao động kỹ năngthấp Điều đó tạo việc làm cho người nghèo, nhưng giá trị nội tại thấp và giá trịđược tạo ra chủ yếu bởi người nước ngoài Việt Nam đang ở giai đoạn này
Giai đoạn 2: Khi FDI tích lũy và sản xuất mở rộng, cung nội địa cho nền kinh
tế bắt đầu phát triển Ở giai đoạn này, công nghiệp lắp ráp trở nên cạnh tranh vàvòng tuần hoàn giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được thiết lập Nguồn lực trongnước đã tạo ra sự phát triển cho nền công nghiệp Sáng tạo giá trị nội tại tăng,nhưng sản xuất cơ bản vẫn dưới sự quản lý và hướng dẫn nước ngoài Thailand vàMalaysia đã đạt đến giai đoạn này
Giai đoạn 3: Nội địa hóa kỹ năng và kiến thức bằng cách phát triển nguồn
nhân lực trong nước để thay thế lao động nước ngoài ở mọi khâu của sản xuất baogồm quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành xí nghiệp, hậu cần, quản lý chất lượng,
và marketing là thách thức tiếp theo của nền kinh tế Khi mức độ phụ thuộc nướcngoài giảm, giá trị nội tại tăng đáng kể Nền kinh tế nổi lên như một nhà xuất khẩunăng động của các sản phẩm chất lượng cao, thách thức những đối thủ cạnh tranh ởtrình độ cao hơn và thiết lập lại bức tranh công nghiệp toàn cầu Hàn Quốc và ĐàiLoan đang trong giai đoạn này
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, nền kinh tế tạo được khả năng tạo ra sản
phẩm mới và xu hướng thị trường toàn cầu Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU hiệnđang là những nhà sáng tạo công nghiệp
Chiếc trần thủy tinh vô hình giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là “bẫy thunhập trung bình” Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh
tế sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vàonội lực Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao độngnước ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩmchất lượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới Đến thời điểm hiệnnay, không có quốc gia nào thuộc ASEAN, kể cả Thailand và Malaysia, vượt quađược chiếc trần thủy tinh vô hình này Đa số các nước Nam Mỹ cũng vẫn đang ở
Trang 20mức thu nhập trung bình, mặc dù ngay từ thế kỷ XIX, các nền kinh tế này đã đạtđược mức thu nhập khá cao
Sơ đồ về bẫy thu nhập trung bình
2 Tại sao phải tránh bẫy thu nhập trung bình
2.1 Nhận định chung
Thuật ngữ bẫy thu nhập trung bình (Middle-Income Trap) dùng để chỉ tìnhtrạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, song không giàu nổi do nhiềunguyên nhân
"Bẫy thu nhập trung bình" là vấn đề mà nhiều nước đang mắc phải, đặc biệt lànhững nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan Cácnước sẽ mắc phải "bẫy thu nhập trung bình" khi không nhận thức và tạo ra được thểchế khuyến khích vốn con người dẫn đến tăng trưởng sẽ chậm lại
Trang 21Đơn cử như tăng trưởng chỉ dựa vào những lợi thế không căn bản, không hợpthời, như xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giárẻ Đến một lúc nào đó, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, công nghệ lạc hậu nhưnglại không đủ tài chính để đổi mới công nghệ và thiết bị sẽ trở thành một lực cản ghêgớm cho quá trình phát triển tiếp theo Sử dụng lợi thế nhiều nhân công giá rẻ làmcho người lao động không có thời gian để đào tạo lại và nâng cao trình độ, đến khicho dù có công nghệ mới, thì trình độ của nhân công cũng không thể đáp ứng đượcnhững đòi hỏi mới của công nghệ hiện đại Rút cuộc, nền kinh tế rơi vào trạng tháimất cân đối trầm trọng về các yếu tố đầu vào cho sản xuất, do đó không thể pháttriển được.
Theo các nhà kinh tế, việc phấn đấu phát triển từ một nước thu nhập thấp đếnthu nhập trung bình là cả một quá trình không đơn giản, thế nhưng để tiếp tục vươnlên thành nước có thu nhập cao đòi hỏi lại phải trải qua một quá trình cam go hơnrất nhiều
2.2 Đối với Việt Nam
Vừa qua, kèm theo gói viện trợ 500 triệu USD, ngày 23.12.2009, World Bankxác nhận Việt Nam đã bước vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình Họ ghinhận chỉ cần 7 năm tăng trưởng, chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước đóinghèo Kể cả năm qua, trong lúc kinh tế toàn cầu suy thoái, chúng ta vẫn đạt mứctăng trưởng 5,32% Ghi nhận trên là tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam hiện naycũng có nhiều nỗi lo Giá cả tăng, lạm phát đe dọa và bong bóng bất động sản bắtđầu xuất hiện tại
Đây là thời mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít tháchthức cho sự phát triển kinh tế đất nước Nếu không có tầm nhìn chiến lược, quyếtsách thích hợp thì Việt Nam có thể không tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững đểdần bước vào nhóm các nước thu nhập có thu nhập cao (Đài Loan, Hàn Quốc …)đón đầu, tránh đi vào vết xe đổ mà một số nước đã gặp phải: sau một thời gian dàikhông thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình như Thái lan, Malaysia
Việc Việt Nam từ một nước nghèo, có thu nhập thấp trở thành một nước có thunhập trung bình đã là một kết quả rất đáng trân trọng thể hiện nỗ lực của Việt Namtrong vòng nhiều năm Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại và xem mức thu nhập đó
Trang 22có được dựa trên kết quả nào và trong tương lai, chúng ta sẽ có thể vượt lên đượccái “bẫy” thu nhập trung bình hay không?
Để tránh cái “dớp” của một đất nước bị ám ảnh bởi nghèo đói và dư âm chiếntranh tàn phá, việc “mở cửa” những năm cuối thập niên 80 đã đưa nước ta thoátkhỏi nước nghèo Sau hơn 20 năm, với ước mơ thành “Rồng châu Á”, chúng ta vẫnđang ở mức nước có thu nhập trung bình Nghĩa là mới chỉ bước lên đúng một bậcthang giá trị sống Điều này khiến chúng ta sốt ruột, đặc biệt là các nhà cải cáchkinh tế, và sau nữa chính là người dân, với nhu cầu được sống trong một xã hội vớimôi trường có chất lượng về cả mặt văn hóa lẫn kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường gặp phải nhiều vấn
đề, trong đó có sức ép về việc làm và trình độ công nghệ thấp Việt nam lựa chọntrong thời gian ấy (đến tận bây giờ) là phát triển các ngành hàng gia công và xuấtkhẩu khoáng sản, nông sản dạng thô (Giày da, may mặc ) Đây là các ngành hàngthâm dụng lao động (Giải quyết được bài toán thất nghiệp) Có suất đầu tư thấp,công nghệ rẻ tiền và tương đối đơn giản (Giải quyết được bài toán về vốn và sự yếukém về công nghệ) Tuy nhiên, cách phát triển này cũng có cái giá khá đắt (Giá trịgia tăng thấp, ô nhiễm môi trường, căng thẳng tỷ giá, cạn kiệt tài nguyên v.v)
Giai đoạn kế tiếp Việt nam bắt đầu kích thích kinh tế bằng các khoản đầu tưcông Nguồn đầu tư là từ trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài ( có cả vốnODA) Trong những khoản đầu tư này, chính phủ đặt hi vọng đầu tư XDCB sẽ làđòn bẩy để kích thích các ngành khác phát triển theo và giải quyết vấn đề cơ sở hạtầng yếu kém (Thép xây dựng, xi măng, VLXD khác )
Tuy các chính sách này đã đem lại kết quả tốt : Tăng trưởng kinh tế ( thoátkhỏi các nước có thu nhập thấp), điều kiện sống người dân được nâng cao v.v.Nhưng như người ta nói "Không có bữa trưa nào là miễn phí" Việt Nam cũng phảitrả giá Ở đây là tình trạng nợ nước ngoài, căng thẳng tỷ giá, giá trị gia tăng thấp, ônhiễm, cạn kiệt tài nguyên, dân số già hoá Đây chính là khởi đầu của “bẫy” thunhập trung bình
Khả năng Việt Nam có thể sẽ sa vào “bẫy” thu nhập trung bình đang giăng sẵntrên con đường phát triển phía trước là rất cao mà khi đã mắc vào thì thoát khỏi
“bẫy” là bài toán phát triển, thuộc loại hóc búa nhất bởi các nước ở ngưỡng nhưViệt Nam cần ít nhất 50 năm để vươn lên, thoát khỏi mức thu nhập thấp nếu mắc
Trang 23vào Chúng ta sẽ sa vào bẫy thu nhập trung bình, vì không tận dụng được cơ hộikhủng hoảng để phát triển Trên thực tế, chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội và bâygiờ khó có thể tận dụng được cơ hội như thế
Việt Nam đang gặp 4 thách thức lớn là giải quyết nợ chính phủ, quản lý cácdòng vốn, tăng cường đầu tư, tiếp tục giải quyết vấn đề đói nghèo, bất bình đẳng.Nếu như để sa vào bẫy thu nhập trung bình chúng ta sẽ làm cho tình trạng nợ và phụthuộc nước ngoài gia tăng, bất bình đẳng ngày càng lớn Những điều này không cầnnhìn đâu xa chỉ cần nhìn sang các nước láng giềng đang mắc trong cái bẫy mà vẫnchưa thoát khỏi
Nếu mắc vào bẫy do không đủ cơ sở hạ tầng, nền tảng khoa học công nghệ,chất lượng nguồn nhân lực, thể chế quản lý vững mạnh để tận dụng cơ hội tái cấutrúc kinh tế vượt qua bẫy thì Việt Nam sẽ rất khó để thoát được cái bẫy này Mộtkhí rơi vào bẫy rất khó thoát ra mà những hậu quả của nó là khá lớn Nếu như để đạtđược ngưỡng thu nhập như hiện nay chúng ta đã khai thác tối đa mọi yếu tố sẵn cóthì sau giai đoạn phát triển đỉnh cao có thể chúng ta sẽ phải khắc phục những hậuquả , những dấu tích , những căn bệnh… để lại.Có thể thấy rất rõ ví dụ điển hình:một khi môi trường bị ô nhiễm , tài nguyên bị khai thác cạn kiệt thì thật khó đưa nó
về trạng thái ban đầu Chi phí, công sức bỏ ra là qua lớn Như phân tích ở trên chothấy bẫy thu nhập trung bình sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, nền kinh tế yếu kém, trì trệnhư rơi vào mê cung mà tìm được một đường ra là rất khó Nó sẽ làm cho đất nướcrơi vào vỏng luẩn quẩn trong một thời gian dài Chính vì thế cần phải nhanh chóngtìm ra các giải pháp để tránh bẫy này
3 Một số bẫy thu nhập trung bình mà các nước đang gặp phải
“Việt Nam đã đạt đến một mức phát triển mà tại đó tăng trưởng hướng tới mứcthu nhập cao hơn sẽ không thể được bảo đảm nếu như không đổi mới quá trìnhhoạch định chính sách nhằm phát huy tiềm năng đầy đủ của đất nước” Sự phụthuộc chủ yếu vào bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhậptrung bình, thậm chí trung bình cao nhưng rất có thể chỉ “giẫm chân” ở đó, hay nóicách khác là rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” Thái Lan, Malaysia… là những ví
dụ điển hình cho sự mắc kẹt này Vậy cái “bẫy” đó là gì? Theo kinh nghiệm củacác nước ASEAN đi trước như Malaysia, Thái Lan hoặc Indonesia và Philippines,đều không vượt thoát cái “bẫy” thu nhập trung bình sau những bước phát triển nhảy
Trang 24vọt, đáng ngạc nhiên trong suốt hai thập niên 1970-1980 chỉ có số ít nền kinh tếĐông Á như Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan đã vượt qua “bẫy” bằng con đườngphát triển hướng tới công nghệ cao trên nền móng chất lượng nguồn nhân lực, laođộng kỹ thuật cao
Cái “bẫy” ấy là trình độ phát triển, chất lượng phát triển kinh tế không thể quacái ngưỡng do chính mình tạo ra Ví như một vận động viên điền kinh lập kỷ lụccao, nhưng suốt bao năm không thể vượt qua thành tích của mình, không đủ sứcthắng nổi tốc độ, độ cao Vì thế, thế giới cảnh báo Việt Nam có thể mắc “bẫy” thunhập trung bình mà rất ít quốc gia vượt qua được
Cuộc khủng hoảng thế giới có thể coi là “khoảng lặng” cần thiết để xem xét,đánh giá lại mô hình tăng trưởng của nước ta Hàng loạt vấn đề cần được “mổ xẻ”như lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc các doanh nghiệp và nền kinh tế Thờigian và công sức để thực sự tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả, chất lượng cạnh tranhdoanh nghiệp chưa đáng là bao ở các nước, “nhân dịp” khủng hoảng họ tranh thủ
“quét dọn” những gì không hiệu quả cho những “mầm chồi” phát triển
Đã có những ví dụ điển hình như Thái Lan, Malaysia… Dù đã tiến hành côngnghiệp hóa khá sớm, nhưng đến nay, hai nước này vẫn là nước có thu nhập trungbình Trong khi đó, nhờ mối tương tác giữa hai yếu tố “sự năng động của khu vực
tư nhân” và “chính sách tốt” nên Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan (dù thực hiệncông nghiệp hóa gần cùng thời) nhưng đã vươn lên top trên
IV Kinh nghiệmcủa một số nước
Những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều nước châu Á đã rơi vào “bẫy” TNTB.Sau đó, Đài Loan, Hàn Quốc đã vươn lên thành những “điểm sáng” của việc “vượtbẫy” thành công, đạt tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước
có thu nhập cao Còn một số quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Malaysia saumột thời gian dài vẫn loay hoay chưa thể thoát ra khỏi mức TNTB Mặc dù kinh tếViệt Nam đã phát triển nhanh, thu nhập tính trên đầu người trong 20 năm qua tăng
10 lần nhưng so với các nền kinh tế trong khu vực như Malaysia, Indonesia, TháiLan và Philippines thì Việt Nam vẫn còn ở trình độ thấp hơn nhiều
Trang 251.Các nước NICs Đông Á
Nền kinh tế Đông Á đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong một thờigian dài hơn, và kết quả là các nước Đông Á (trừ Trung Quốc) đang nằm trong sốnhững nước giàu nhất trên thế giới.Các nước Đông Á thành công là nhờ có chínhsách đúng đắn trong 6 lĩnh vực then chốt, bao gồm giáo dục, cơ sở hạ tầng và đô thịhóa, doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế, hệ thống tài chính, hiệu năng của Nhà nước,
và công bằng Sự tiếp nối thành công của Đông Á Việt Nam cũng sẽ phụ thuộc vàohiệu quả của chính sách trong 6 lĩnh vực này
Bài học của Đông Á
Vào những năm 90 (thế kỷ XX), với một quan niệm rất tương đối, những nướccông nghiệp mới ở châu Á gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Singapore(NICs/NIEs)khi thì được gọi là những con rồng, khi thì được gọi là những con hổ.Người ta coi hổ châu Á gồm những nước mới nổi: Indonesia , Malaysia , Philipines ,Thailand và đôi khi cả Trung Quốc Con đường của các nước Đông Á là con đườngthẳng để đạt tới sự thịnh vượng, ổn định và kính trọng của cộng đồng quốc tế
Khoảng hơn 20 năm nay, Đông Á với sự trỗi dậy của Hàn Quốc, Đài Loan,Hongkong và Singapore là chủ đề không xa lạ với giới lý luận và các nhà hoạt độngchính trị, xã hội Sự xuất hiện của 4 con rồng châu Á được coi là điều kỳ diệu củathế kỷ XX Trên khắp các diễn đàn từ Đông sang Tây, người ta đã nhiều lần mổ xẻ
sự phát triển thần kỳ của các nền kinh tế này nhằm tìm ra bài học kinh nghiệm chocác nước chậm phát triển, và cả các nước phát triển Tấm gương công nghiệp hóathần tốc của Đông Á cho tới nay vẫn là liều thuốc kích thích, gây ấn tượng mạnhvới các nước đi sau:
- Không nhất thiết phải đi qua hàng trăm năm tích lũy và cải tạo tư bản chủnghĩa như châu âu, các nước đi sau có thể nhanh chóng tiến tới thịnh vượng và phồnvinh trong một xã hội công nghiệp
- Không nhất thiết phải có nguồn lực tự nhiên giàu có và đa dạng, trong xã hộihiện đại, con người và văn hóa chính là những nguồn lực quan trọng và quyết định
- Không nhất thiết phải chịu sự trói buộc của thực trạng kinh tế, hoặc chỉ là
“đầu ra” của nền kinh tế, ngày nay, giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra
Trang 26nguồn lực phát triển - “Tri thức đẻ ra tri thức, tri thức là thứ lấy không bao giờ cạn”(Alvin Toffler)
- Không nhất thiết hiện đại hóa phải đồng nhất với phương Tây hóa, các nước
đi sau có thể và cần phải tìm những con đường riêng của mình để trở thành một xãhội hiện đại
- Không nhất thiết phải phá bỏ các giá trị cũ hoặc “cứng nhắc rập khuôn” cácgiá trị mới, trong tương quan với các giá trị ngoại sinh, giá trị truyền thống có thểhóa thân thành sức mạnh mới - hiếu học, cần cù, đồng thuận và trách nhiệm xãhội… là những giá trị không bao giờ cũ
Cần phải nói vắn tắt về lịch sử kinh tế của 4 con rồng này để thấy rõ nhữngđiều gây ấn tượng vừa nêu:
Vào năm 1960, GDP (thực tế) của Hàn Quốc mới chỉ là 87 USD/người, ĐàiLoan 170 USD/người, Singapore 427 USD/người, Hongkong 1631 USD/người Lúc
đó tất cả đều không khác mấy những làng quê nghèo, nóng lạnh vì những vấn đềchính trị độc Sau gần hai thập niên, GDP của Singapore năm 1985 là 10.811 USD/người, Hàn Quốc năm 1988 là 8.934 USD/người, Đài Loan năm 1987 là 9.992USD/người, Hongkong năm 1990 là 9.896 USD/người Nghĩa là đã vượt quangưỡng bị coi là nước nghèo (960 USD/người theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thếgiới, hoặc 875 USD/người theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc) Không rơi vào cáibẫy của sự phát triển và dừng lại ở đó, các nước này tiếp tục phát triển và trở thànhcác nước công nghiệp mới (NICs/NIEs) Đến năm 2005, GDP (tính theo PPP) củaHàn Quốc đã là 22.029 USD/người, Hongkong là 34.833 USD/người, Singapore là29.663 USD/người GDP của Đài Loan năm 2001 là 19.200 USD/người
Trang 27GDP bình quân đầu người một số quốc gia Đông Á ( tính theo PPP)
Chỉ số phát triển con người (HDI) ở các nước này cũng rất cao: theo Báo cáophát triển con người 2007/2008 thì Hongkong có chỉ số HDI là 0,937, xếp hạng21/177 nước; Singapore - HDI là 0,925, xếp hạng 25/177 nước; Hàn Quốc - HDI là0,921, xếp hạng 26/177 nước
Cần nói thêm rằng, Singapore là một quốc gia độc lập, nhưng chỉ là một đảoquốc, có diện tích và dân số thua kém nhiều thành phố của các nước khác Tuy vậy,với nền kinh tế mở, năng động vào loại bậc nhất thế giới, có sự kiểm soát, điều tiết
vĩ mô rất nghiêm ngặt, từ giữa thập niên 80 trở lại đây Singapore là trung tâm tàichính thứ tư của thế giới sau New York, London và Tokyo "Con đại bàng tài chínhphương Đông" này là trung tâm dịch vụ, thương mại của của hầu hết các công ty đaquốc gia trên thế giới, đồng thời là thị trường trao đổi ngoại tệ bậc nhất toàn cầu Còn Hongkong, từ năm 1997 đã trở về với Trung Quốc; tuy từ đó nền kinh tếcủa đặc khu này có nảy sinh một số vấn đề nhất định, song vị trí quốc tế củaHongkong vẫn rất lớn và cũng như trước 1997, Hongkong vẫn là “con gà đẻ trứngvàng” của người Trung Hoa
Truy tìm nguyên nhân của sự thần kỳ Đông Á, dĩ nhiên là phải phân tích vaitrò của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội… Tuy nhiên, ngoài các nguyên nhânvừa nói, điều đáng lưu ý là, hai chục năm nay, các học giả phương Tây lại chú ý
Trang 28nhiều đến những nguyên nhân thuộc về văn hóa Nổi lên ở đây là vai trò của Khổnggiáo, của các giá trị châu Á, của những nét đặc thù về con người và văn hoá ÁĐông
Bởi vậy, trong khuôn khổ của những bàn luận về mô hình Đông Á những bàihọc kinh nghiệm để đi tới thịnh vượng mà người ta có thể tham khảo ở 4 con rồng,thường được nói đến là:
Sử dụng nguồn lực có hiệu quả, chú trọng nội lực, đặc biệt nguồn lựccon người
Đề cao văn hóa và giá trị truyền thống, đặc biệt văn hóa Nho giáo vớicác giá trị cần cù, yêu lao động, hiếu học, tôn trọng cộng đồng và giađình…
Đề cao đồng thuận và gắn kết xã hội tạo ra ý chí phát triển mạnh mẽ
Quản lý vĩ mô linh hoạt, có tầm nhìn dài hạn
Những “đặc trưng cơ bản của mô hình phát triển Đông Á
- Giáo dục: “Các quốc gia Đông Á đầu tư hết sức mạnh mẽ cho giáo dục ở tất
cả các cấp, có tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực conngười…”, “xây dựng được một nền giáo dục và y tế đẳng cấp thế giới cho ngườidân của mình” Ngày nay, nhiều trường đại học của Trung Quốc, Hàn Quốc, và ĐàiLoan nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu của Châu Á
- Cơ sở hạ tầng và đô thị hóa: “Các nước Đông Á đạt được những kết quảđáng tự hào hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á trong việc xây dựng cơ sở hạtầng và đô thị hóa” “Những thành phố của những quốc gia này năng động về mặtvăn hóa, trật tự về mặt xã hội, và an toàn về mặt vệ sinh, môi trường” Thành phố ởĐông Á là động lực cho tăng trưởng và đổi mới kinh tế Trong khi đó, thành phố ởcác nước Đông Nam Á ô nhiễm, ùn tắc, đắt đỏ, ngập nước, nghèo đói, tội phạm vàbất lực trong việc cung cấp các dịch vụ đô thị cơ bản
- Phát triển doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế: “Đông Á thực hiện mộtchính sách kiên trì nhiều khi đến cực đoan trong việc theo đuổi kỹ năng, công nghệ,
và tri thức tiên tiến để giúp các doanh nghiệp của mình xâm nhập thị trường và hiệnđại hóa sản xuất”
Trang 29Ở Đông Á, nhà nước căn cứ vào thành công trong kinh doanh để đánh giá cácdoanh nghiệp Nhà nước xác định một ranh giới rạch ròi giữa những thế lực kinh tế
và chính trị, thường xuyên từ chối nhu cầu ngay cả của những tập đoàn có thế lựcnhất về mặt chính trị, khi lợi ích xã hội bị xâm phạm
- Hệ thống tài chính: Ở Đông Á, hệ thống tài chính năng động, hiệu quả vàminh bạch “Các nước Đông Á dành một phần lớn thu nhập quốc dân cho các hoạtđộng đầu tư, và họ đã đầu tư một cách hiệu quả, nhà nước đóng vai trò then chốttrong việc điều tiết thị trường để giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống”
- Hiệu năng của Nhà nước: “Những quốc gia Đông Á đều tự hào vì có chínhphủ năng động, hiệu quả, có quyền năng và xã hội tiên tiến” “Đặc trưng cơ bản của
mô hình phát triển Đông Á (Được thể hiện ở Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore) làkhả năng của nhà nước trong việc áp đặt kỷ cương đối với các nhóm lợi ích, nhất làkhi các nhóm này cản trở nền kinh tế trở nên có tính cạnh tranh hơn
- Công bằng xã hội: “Một trong những đặc điểm quan trọng của mô hìnhĐông Á là sự tăng trưởng nhanh về kinh tế được kết hợp với sự phân phối thu nhậptương đối đồng đều Ngay cả khi có mức thu nhập cao như hiện nay, phân phối thunhập ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng vẫn đồng đều hơn so với Malaysia, Philipines,Thailand, Singapore và Việt Nam”
- Ngoài ra, “Đông Á còn có thể tạo ra những quyết tâm chính trị mạnh mẽ đểthay đổi khi cần thiết” Hàn Quốc đã phản ứng một cách mạnh mẽ trước những yếukém trong cấu trúc nền kinh tế mà họ nhận ra được từ cuộc khủng hoảng 1997 vàsau đó đã trỗi dậy vững vàng hơn
Tâm thế phát triển của một dân tộc hay một quốc gia xưa nay chưa bao giờ làcái kém quan trọng Trong xã hội hiện đại, đôi khi người ta tưởng các quy luật thépcủa đời sống có thể làm cho ý chí hay nhiệt huyết của cá nhân hay của cộng đồngtrở nên ít giá trị hơn Nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại
Vượt bẫy thành công của Hàn Quốc , Đài loan
Một vài trong số ít những trường hợp đã thoát bẫy thu nhập trung bình thànhcông là Hàn Quốc và Đài Loan Thu nhập trên đầu người của Hàn Quốc (năm
2009 :17074$) và Đài Loan (năm 2009: 16392$)đều vượt mức $ 15.000 Sự thực làtrong khu vực, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nước duy nhất (ngoại trừ Sing-ga-po
Trang 30và Nhật Bản) đã thành công trong việc đưa mức thu nhập trung bình của người dânvượt ngưỡng $ 10.000.
Từ vị thế của người nhận viện trợ, nay Hàn Quốc đứng ở cương vị người hỗtrợ Tháng 11, Hàn Quốc trở thành thành viên thứ 24 của Ủy ban Hỗ trợ Phát triểncủa Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD World Bank và các tổ chức khác đánhgiá sự kiện này đánh dấu Hàn Quốc trở thành nước có mức thu nhập bình quân đầungười cao
Lịch sử cho thấy người Nhật không ngại nhìn nhận nghiệt ngã về những yếukém của mình để kích động lòng tự tôn dân tộc Ở người Nhật có hai phẩm chất rấtđáng học tập: Ý chí cháy bỏng vươn tới hưng thịnh và Tinh thần sẵn sàng học hỏi
Họ có tham vọng biến Nhật Bản thành châu Âu ở phương Đông Hàn Quốc cũng làmột xã hội tương tự Tham vọng vươn lên của người Hàn Quốc đã được một số tàiliệu mô tả : Khi nền kinh tế đạt mức 1.000 USD đầu người năm, người Hàn chẳngnhững không có tâm lý thỏa mãn, mà ngược lại còn sôi sục đặt ra các mục tiêu10.000 USD rồi là 15.000 USD đầu người năm Không chỉ trong kinh tế, trong khoahọc, giáo dục người Hàn cũng quyết liệt đặt ra các mục tiêu để cạnh tranh với thếgiới Khi bất mãn với với các chế độ độc tài vào những năm 60-70, khi phát hiện ranhững yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính năm 1997,cũng như khi đối mặt với những quyết định không hợp lòng dân hồi tháng 6/2008…người Hàn đều phản ứng rất mạnh mẽ, đòi chính phủ phải tỏ rõ trách nhiệm với sựphát triển đất nước
Việc chuyển tiếp từ thu nhập bình quân trung bình đến thu nhập cao là một quátrình lâu dài, nhưng vững chắc Các quốc gia phải cần khoảng 50 năm mới đạt đượcdanh hiệu này, đi kèm với nhiều nỗ lực Thực tế thì Hàn Quốc đã đạt được mức thunhập bình quân đầu người khá cao từ nhiều năm nay
Hai nước này đã thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành “Rồng vấn đềtruy tìm nguyên nhân thuộc về nhân tố văn hóa và con người khiến Hàn Quốc, ĐàiLoan thành công Dẫu không thuyết phục được tất cả, nhưng trên thực tế, đại đa số
đã thừa nhận: chính những nét ưu trội của văn hóa truyền thống, mặt tích cực trongtính cách cộng đồng, cùng với phương thức hợp lý trong quản lý nguồn nhân lực
đã là những nguyên nhân, bên cạnh hoặc đằng sau các nguyên nhân khác (chẳnghạn, về dòng chu chuyển vốn, về lợi thế xuất khẩu, hay về hoàn cảnh địa chính trị )
Trang 31làm cho các nước này trỗi dậy mạnh mẽ ở những thập niên 60-80 (thế kỷ XX), rútngắn quá trình công nghiệp hóa từ vài trăm năm, nếu tuần tự phải trải qua mọichặng của lịch sử công nghiệp hóa như ở châu Âu, xuống còn vài chục năm, trởthành các thực thể công nghiệp hóa mới
Để đạt được những thành tựu như vậy là do :
Trước tiên phải nói đến bản chất của con người các nước này đặc biệt là trongtính cách con người, những phẩm chất như cần cù, hiếu học, khả năng thông minh -năng động, mức độ trách nhiệm cộng đồng… rất cao
Với quan điểm xuất phát: Con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xãhội Không nhất thiết phải có nguồn lực tự nhiên giàu có, trong xã hội hiện đại, conngười của mỗi quốc gia là của cải đích thực, là nguồn lực quan trọng và quyết địnhcủa quốc gia đó nên các nước này đã chú trọng khai thác và giải phóng nội lực, sửdụng nguồn lực có hiệu quả, đặc biệt nguồn lực con người, vốn con người, vốn xãhội
Chú trọng giáo dục, coi giáo dục là nền tảng là chìa khóa của sự phát triển và
là phương thức tạo ra nguồn lực phát triển, tạo ra của cải xã hội Biết quý trọngnguồn vốn con người, biết trân trọng sử dụng hiền tài, xây dựng các đại học tiêuchuẩn quốc tế và chịu khó học hỏi khoa học công nghệ tiên tiến của các nước đitrước Rất khôn khéo trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia ở nước ngoài, từ đó
có được những hợp đồng xuất khẩu lao động rất tốt
Quản lý vĩ mô linh hoạt, có tầm nhìn dài hạn Không bị mắc kẹt trong bẫy thunhập trung bình
Như vậy, từ thoát nghèo đến giàu có và thịnh vượng lại là một quá trình phứctạp, khó khăn và khó kiểm soát hơn gấp nhiều lần Vào những năm 80 (thế kỷ XX),Indonesia đã từng được đánh giá là một con rồng châu Á trong tương lai gần.Malaysia, Philipines, Thailand cũng được đánh giá là những nước có thể có bứt phá.Một số nước Trung Đông cũng có tốc độ tăng trưởng tốt trong một thời gian dài.Peru và vài nước Mỹ Latinh khác cũng được kỳ vọng trong những năm 70-80.Nhưng đến nay, các nước này vẫn kẹt lại trong bẫy thu nhập trung bình Thực tế lànửa thế kỷ qua, trừ Ireland, Singapore và Hongkong, không có nước nào phá đượcbẫy thu nhập trung bình và đạt tới thành công như Hàn quốc và Đài Loan
Trang 322 Châu Mỹ La Tinh và ASEAN4
2.1 Châu Mỹ La Tinh
Có một số các quốc gia trong thế giới nghèo khó vì họ thiếu tài nguyên thiênnhiên Nhưng điều đó không đúng ở các nước Mỹ Latin Họ có một sự phong phúcủa các nguồn lực cần thiết để làm cho một quốc gia giàu có Không lục địa nàotrên thế giới sánh được với Châu Mỹ Latin về đất canh tác có năng suất cao, hoặctrữ lượng gỗ lớn Danh sách các kim loại quan trọng để phát triển công nghiệpđồng, thiếc, sắt, bạc, vàng, kẽm, chì…cũng như dầu mỏ và thủy điện đều phong phútuyệt vời ở châu mỹ la tinh.Đây còn là một thị trường rộng lớn, với số dân hơn ½
tỷ người Từ lâu khu vực Nam Mỹ có vai trò quan trọng như là sân sau của Bắc Mỹ.Khu vực này có diện tích đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho canh tác nôngnghiệp trồng trọt cây lương thực, rau quả, chăn nuôi sản phẩm thịt sữa Nguồn laođộng dồi dào có lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, người dân Mỹ Latinh đang rất nghèo.Các nước Mỹ La tinh có mức thu nhập bình quân đầu người GDP trung bìnhkhá trên thế giới, cao hơn chỉ số này của khu vực Đông Nam Á Thu nhập bìnhquân đầu người thấp Những người Mỹ trung bình có thể sống đến bảy mươi tuổinhưng tuổi thọ ở Mỹ Latinh chỉ 46 Trong khi tỷ lệ tử vong trẻ em là rất cao Khoảng 50% trẻ em tuổi đi học không có trường để học Nghèo đói, mù chữ, thấtvọng và cảm giác của sự bất công, tình trạng bất ổn chính trị và xã hội-gần như phổcập ở nông thôn Mỹ Latinh
Sau 6 năm tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân 5,36% năm, do ảnhhưởng của khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ cuối năm 2008, kinh tế cácnước khu vực Mỹ latinh bị tác động tiêu cực, sản xuất đình đốn, việc làm bị cắtgiảm, tỷ lệ thất nghiệp cao tới 8,3 %/ năm GDP toàn khu vực Mỹ La tinh chỉ đạtmức tăng trưởng âm 1,8 % trong năm 2009 Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toànkhu vực bị giảm tới 37% Đến nửa cuối năm 2009, kinh tế Mỹ La tinh có dấu hiệuphục hồi dần dần
Một trong những nguyên nhân giúp kinh tế Mỹ la tinh kháng cự khá tốt vớicuộc khủng hoảng, sớm hồi phục kinh tế hơn dự báo trước đây là do : Các nướcđầu tầu có quy mô GDP lớn như Brazil (37% GDP Mỹ la Tinh), Achentia,Colombia…đã đúc rút bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng khoảng tài chínhquốc tế và khu vực trước đây, có đối sách ứng phó kịp thời Một số chính phủ kịp
Trang 33thời điều chỉnh chính sách vĩ mô hợp lý đối với các diễn biến của khủng hoảngnhằm ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ Đổi mới việc tiếp cận với nguồn vốn tàichính quôc tế, phục hồi thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế Mỹ la tinh có viễn cảnh phát triển khá tốt, sẽ đạt mức tăng trưởngGDP tới 4,1 % trong năm 2010 và còn ở mức cao hơn vào những năm tiếp theo Tuy nhiên họ phải đối mặt với không ít thách thức để duy trì mức tăng trưởng bềnvững như thời kỳ trước khủng hoảng diễn ra Đa phần các nước Nam Mỹ có độ mởkinh tế rộng, quan hệ mật thiết với thị trường thế giới Các nước như Brasil, Chile,Achentina, Mexico Peru, Colombia chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng GDP của toàn khuvực đã thực thi các biện pháp mạnh mẽ trong việc kích cầu nội địa Các nước này
có thị trường nội địa tiềm năng lớn, coi là động lực chính phát triển kinh tế Tuynhiên, đa phần các nước khu vực châu mỹ latinh đều mắc bẫy thu nhập trung bình(Mexico) Một số nước còn thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối mỏng yếu, nợnước ngoài tăng cao, các chỉ số y tế giáo dục và phát triển chon người đang tụt dốc
Bảng 1.3.2 : GDP bình quân đầu người các nước Châu Mỹ La Tinh
(Nguồn :Ngân hàng thế giới )
Châu Mỹ Latinh vẫn còn phải đối mặt với những thách thức đáng kể, có lẽ làbức xúc nhất trong số đó là làm thế nào để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trongkhi duy trì sự ổn định Tăng trưởng tại Mỹ Latinh ít mạnh mẽ.Có thế xem Brazil là ví
Trang 34dụ điển hình do lựa chọn mô hình tăng trưởng nhanh đã khiến cho brazil đang phảichấp nhận những hậu quả , mất đi những cơ hội trở thành nước thu nhập cao.
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Brazil là nền kinh tế lớn thứchín thế giới theo sức mua tương đương Brazil có nền kinh tế đa dạng ở mức thunhập trung bình (thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 8220 $) với mức độphát triển rất khác nhau Hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài Brazil cólĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh Dù nền kinh tế Brazil có kích thước
và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển nhưtham nhũng, nghèo đói và mù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển
Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brazil là sự bấtbình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác.Trong mấythập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức[đang có nguy cơgây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brazil
Nền kinh tế của Brazil vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cầnnhững cải cách quan trọng được đưa ra So với những nước đang phát triển khác,những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều,chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạngquan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.Nợ công trongnước đã đạt tới kỷ lục từ trước tới nay và chi tiêu công cũng tăng thêm
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
Trang 35Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
Brazil lựa chọn mô hình tăng trưởng này vì Brazil là nước có tài nguyênthiên nhiên phong phú, đất đai khí hậu thuận lợi Các nhà cầm quyền dựa vào sựủng hộ của Mỹ biến Brazil trở thành nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quânphiệt độc tài bao trùm cả nước
Có thời kỳ Brazil phát triển kinh tế chỉ dựa trên tài nguyên,vay nợ nướcngoài … mong muốn chạy thật nhanh mà không chú ý đầu tư cho việc phát triểnlâu dài mà brazil phải trả giá, đang phải đương đầu với nghèo đói , tỉ lệ tử vong củatrẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ cao Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnhdịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Dù là một nước lớn với nhữngnguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brazil vẫn có hơn 22triệu người sống dưới mức nghèo khổ Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp
Trang 36phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini Sự nghèo khổ tại Brazil được thể hiện bởi số lượng lớncác khu ổ chuột Trong những thập kỷ qua, tình trạng tội phạm trên khắp Brazil đãtrở thành một vấn nạn
Để xảy ra các tình trạng trên là do nạn tham nhũng tràn lan Nạn hối lộ,tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống , chính phủ không đầu
tư vào các chương trình cải thiện, giáo dục, y tế, và nhà ở , đa dạng hóa nôngnghiệp, sản xuất tốt hơn phân phối cao hơn và chia sẻ rộng hơn trong quá trình pháttriển Trình độ dân trí không cao chính là gốc rễ của các tệ nạn và rất nhiều vấn đềkhác
Trong vài năm gần đây,Chính phủ đã có những chính sách tích cực nhằm hạnchế những khuyết điểm mà mô hình “Tăng trưởng kinh tế” mang lại, góp phần tạonên đất nước Brazil như ngày hôm nay:“Tăng trưởng nhanh đồng thời thúc đẩycông bằng xã hội” Mấy năm trở lại đây, sự trỗi dậy của Brazil đã trở thành sự thậtkhông thể chối cãi, thực lực kinh tế và địa vị quốc tế của nước này được nâng cao rõrệt, tầm ảnh hưởng của Brazil cũng đã ra ngoài châu Mỹ Latin và đang vươn ra toàncầu Sự trỗi dậy của nước mới nổi Brazil đã trở thành tâm điểm chính cho sự thayđổi hệ thống quốc tế hiện nay
Những thập niên 1970 của thế kỷ trước, Brazil đã từng tạo nên kỳ tích về sựphát triển kinh tế, nhưng sau đó đã vấp phải một loạt cú sốc, rơi xuống bên lề củanền kinh tế thế giới Từ khi bước vào thế kỷ 21, kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng.Brazil có điều kiện để trỗi dậy thành một cường quốc Đất đai rộng lớn, nguồn tàinguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và vị trí chiến lược trọng yếu của Brazil
đã trở thành điều kiện khách quan của một cường quốc mang tầm cỡ quốc tế
Tuy nhiên, con đường để Brazil trỗi dậy trở thành cường quốc thế giới cònkhá dài Trước tiên, Brazil vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề trong nước khánghiêm trọng Cơ cấu kinh tế của nước này không hợp lý, tội phạm bạo lực diễn rathường xuyên, nạn quan liêu tham nhũng nghiêm trọng, sự phân hóa giàu nghèo…
đã ảnh hưởng nặng nề tới phát triển của Brazil Thứ hai, vị trí lãnh đạo trong khuvực của Brazil vẫn không ổn định Mexico, Argentina và Brazil cũng đang tranhgiành quyền lãnh đạo khu vực Mỹ Latin với Brazil Thứ ba, ở cấp độ toàn cầu, các
Trang 37sản phẩm chung mà Brazil cung cấp, trách nhiệm quốc tế mà nước này gánh váccũng khó mà so sánh được với các cường quốc xưa nay.
Hy vọng với những sự thay đổi Brazil sẽ vượt qua ngưỡng thu nhập trungbình để đạt mức thu nhập cao.Nếu Brazil đạt được điểu đó thì Việt Nam cần phảihọc tập những cố gắng của Brazil
Nói tóm lại ,các Nước Mỹ Latin giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng phần lớnngười dân của họ là người nghèo, bởi vì nền kinh tế của họ được đặt lệch; sự giàu
có chảy từ tài nguyên thiên nhiên của họ là chiếm dụng bởi các tập đoàn độc quyềncủa Mỹ , nền kinh tế chỉ tập trung chiết xuất nguyên liệu thu lợi nhuận ,chênh lệchgiàu nghèo ngày càng cao Theo Ngân hàng Thế giới (WB), 2010 sẽ là giai đoạnthịnh vượng của Mỹ Latinh nếu các nước trong khu vực đưa ra các chính sách cótầm nhìn xa và năng động Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo những tháchthức lớn của khu vực như tình trạng đói nghèo, năng suất lao động thấp so với cácnước phát triển, đầu tư cho giáo dục không cao, thiếu vốn và tín dụng cho các công
ty vừa và nhỏ Những hậu quả để lại do lựa chọn con đường phát triển của các nướcChâu Mỹ LaTinh sẽ là những bài học kinh nghiệm đắt giá cho Việt Nam , muốn điđược xa thì cần phải chọn con đường phát triển bền vững
Trang 382.2 Asean 4
“Bẫy” thu nhập trung bình là vấn đề mà nhiều nước hiện nay đang mắc phải,đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Malaysia, TháiLan Nguyên do là các nước này không nhận thức và tạo ra được thể chế khuyếnkhích vốn con người dẫn đến tăng trưởng sẽ chậm lại Những thách thức đối vớiViệt Nam trước vấn đề này là già hoá dân số trong bối cảnh thu nhập còn thấp.Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhậptrung bình nhưng có rất ít trong số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan vàHàn Quốc, còn lại một loạt nước như Asean 4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan,Philippines) loanh quanh không thể vượt lên được Khó khăn đến mức mà một nhàkinh tế người Nhật gọi bẫy thu nhập trung bình là cái trần thủy tinh của các nướcASEAN (Kenichi Ohno, 2010)
Hàng chục năm trước, Thái Lan, hay Malaysia cũng không nghĩ rằng họ sẽ bịmắc kẹt lâu như vậy Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫythu nhập trung bình đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000 đô la Mỹ trong nhiều thập
kỷ Indonesia cũng mất khoảng thời gian hơn một thập kỷ để từ trên 1.000 đô la Mỹvượt lên hơn 2.000 đô la Mỹ Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũngmất hơn hai thập kỷ mới vượt qua con số 3.000 đô la Mỹ nhưng vẫn chưa bước vàođược nhóm nước có mức thu nhập trung bình của trung bình
Malaysia và Thái Lan được cho là đã không nội địa hóa được giá trị gia tăng
và năng lực quản lý Nền kinh tế quá phụ thuộc vào các công ty nước ngoài, thiếucác thương hiệu nội địa và khu vực tư nhân vẫn yếu kém sau nhiều thập kỷ mở cửa Nguyên nhân của tình trạng vướng vào bẫy trung bình được mô tả như là (i) sựsuy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng; (ii) tiếp tục tìnhtrạng của một nền kinh tế gia công (nền kinh tế trong nước không đủ sức tạo ra giátrị gia tăng mới để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu; sự thống trị củacác hãng mang thương hiệu nước ngoài); (iii) sự phân hóa thu nhập dẫn đến phâncực và bất ổn
Quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình, bản thân nócũng ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình
Đó là sự hủy hoại môi trường sống phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục
Trang 39(có yếu tố vĩnh viễn không phục hồi được), sự thay đổi môi trường xã hội (kết cấuvăn hóa, kết cấu xã hội biến đổi trong thời gian quá ngắn) dễ tạo ra những xung đột;
sự tự tin thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thành công, tâm lý đòi tưởng thưởngcông trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm
Sau một thời gian tăng trưởng khá nhanh, hiện nay tốc độ tăng trưởng của cácnước Asean 4 đã chậm lại Ma-lay-xia đã tiến một bước dài từ 1969 cho tới 1995với tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm Trong giai đoạn này chỉ có một sự giánđoạn tăng trưởng nhỏ từ 1984 đến 1986 Tương tự như vậy, In-đô-nê-xia cũng tăngtrưởng nhanh trong giai đoạn 1967 - 96 Trong 3 thập kỷ này, tốc độ tăng trưởngtrung bình của In-đô-nê-xia là 6,8%/năm Tốc độ tăng trưởng của Thái-lan duy trì ởmức 7,6%/năm trong vòng gần 4 thập kỷ Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cácnước này đã giảm xuống, hiện chỉ còn ở mức 4 - 6% Vấn đề là sự suy giảm tốc độtăng trưởng ở các nước này xảy ra khi mức thu nhập trung bình của người dân còntương đối thấp, ở In-đô-nê-xia là $ 1.280, ở Thái-lan là $ 2.700, và ở Ma-lay-xia làdưới $ 5.000 Trong khu vực, chỉ có Hàn Quốc và Đài Loan (ngoại trừ Singapore
và Nhật Bản) là hai nước duy nhất đã thành công trong việc đưa mức thu nhập trungbình của người dân vượt ngưỡng 10.000 USD” Điều đáng suy nghĩ là, “sau thếchiến thứ II, các nước Đông Á và các nước thuộc Asean4 đều trở lại cùng một vạchxuất phát từ mức thu nhập và phát triển thấp Thế nhưng từ những năm 1960, cácnước Đông Á đã bước vào một giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử… Sovới Asean 4 thì các nền kinh tế Đông Á đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơntrong một thời gian dài hơn, và kết quả là các nước Đông Á (trừ Trung Quốc) đangnằm trong số những nước giàu nhất trên thế giới”
Ở Indonesia , Philipines và Thailand trong nhiều tình huống cần vận động sứcmạnh đồng thuận của toàn quốc gia, chính phủ ít khi thành công; thậm chí có lúccòn gây chia rẽ, làm hỗn loạn xã hội Ở Malaysia dưới thời Mahathir Mohamad,việc động viên ý chí của toàn xã hội được đánh giá là tốt hơn, nhưng gần đây lại bắtđầu có vấn đề , Các quyết định của nhà nước thường bị chi phối và thao túng bởicác nhóm lợi ích, “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” phổ biến trong nhiều nước ở đây Các nước Asean4 đã thành công trong việc huy động một tỷ lệ đầu tư rất caonhưng lại thất bại trong việc lặp lại kỳ tích tăng trưởng của các nước Đông Á, trong
đó nguyên nhân chủ yếu là suất sinh lợi của các khoản đầu tư ở các nước Asean 4thấp hơn nhiều Tham nhũng chắc chắn là một trong những thủ phạm
Trang 402.2.1 Malaysia
Từ độc lập vào những năm 1980, Malaysia tiến triển nhanh chóng Từ một xãhội nông nghiệp vào những năm 1950 đã trở thành một con hổ châu Á về kinh tếcủa những năm 1980, chủ yếu là thông qua công nghiệp nhiều lao động Tuy nhiên,
nỗ lực tiếp theo để tăng cường hơn nữa quá trình công nghiệp hóa đã cho những kếtquả khác nhau; và kinh tế của Malaysia cũng như đang được nói chung vẫn trì trệ,trong khi nhiều nước khác đi theo kịch bản đó thì nhanh chóng mở rộng GDP củaHàn Quốc bình quân đầu người là 16,450$, Singapore 34.346 $, Hong Kong 29.559
$, tronng khi Malaysia vẫn còn ở 7,469$ Phải nhớ rằng trong những năm 1970,Malaysia ở vị trí tương đương với các nước này Trong thời gian năm năm 'họ sẽhơn nữa ở phía trước” Các yếu kém đã làm cho Malaysia mãi chưa bước ra khỏi cáibẫy thu nhập trung bình Đó là một thách thức đối với Malaysia để đạt được mụctiêu năm 2020
Để đạt được các mục tiêu tầm nhìn 2020 , Malaysia sẽ cần phải tăng 8% / nămđến năm 2020 nhưng với nền kinh tế và môi trường kinh doanh hiện tại thì điềunày là một thách thức lớn
Vì vậy, mặc dù đã có sự chuyển đổi từ một nước có thu nhập thấp sang thunhập trung bình nhưng Malaysia đã không thể đẩy mình vào hàng ngũ của các quốcgia có thu nhập cao hơn Thay vào đó, các nước như Singapore, Nhật Bản và HànQuốc ngày càng mở rộng khoảng cách giữa mình và Malaysia khi mà nước này mắc
"cái bẫy thu nhập trung bình"
Yếu kém này do các nguyên nhân :
Giá điều khiển
Năm 1946, chính quyền thực dân thi hành kiểm soát giá cả ở Malaya để tránhnhững khó khăn kinh tế sau Thế chiến II, chính sách này giữ cho đến ngày nay Giá bao gồm kiểm soát các nhu cầu cơ bản như gạo, bột mì, đường, phân bón,sữa, thịt gà và thậm chí cả xe buýt và taxi Do điều khiển, các mặt hàng này rẻ hơnnhiều so với ở Malaysia bên ngoài Điều này trong thực tế là lý do chính tại sao từnhững năm 1980, tiền lương của Malaysia đã giảm đằng sau tiền lương của phầncòn lại của thế giới