Mảng chính sách của Việt Nam còn thiếu và yếu

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 100)

III. Nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam

3.Mảng chính sách của Việt Nam còn thiếu và yếu

Mặc dù Chính phủ không ngừng thực hiện cải cách, bổ sung chính sách phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nhưng thực trạng hiện nay cho thấy mảng chính

sách của Việt Nam còn rất thiếu và yếu. Chính sách luôn đi kèm với thực tế cuộc sống, tuy nhiên, ở Việt Nam sau khi các vấn đề bức xúc diễn ra thì chính sách điều chỉnh mới ra đời. Vì thế, khi xuất hiện vấn đề mới, các ban ngành hoàn toàn lúng túng không biết xử lý sự việc ra sao. Hơn thế nữa, một số chính sách đã ra đời nhưng cũng không hề được điều chỉnh sát với cuộc sống.

Đơn cử như trong hoạt động hoạch định chính sách công nghiệp, nội dung và cấu trúc chính sách thì lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của thị trường, không có tính tự chủ; quy trình và việc tổ chức hoạch định chính sách còn sơ khai; các cán bộ, công chức, chuyên viên Việt Nam còn trì trệ trong việc thực hiện cải cách hoạch định chính sách.

Điểm lại lịch sử phát triển công nghiệp Việt Nam, chính sách công nghiệp của Việt Nam đã giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thành trọng trách trong nền kinh tế theo từng thời điểm lịch sử. Từ chính sách xây dựng một nền công nghiệp tự lập tự cường dựa trên việc ưu tiên công nghiệp nặng một cách hợp lý trong thời kỳ đầu kiến thiết đất nước. Sau đó đến thúc đẩy công nghiệp nhẹ cho xuất khẩu ở giai đoạn từ cuối những năm 80 sang đầu những năm 90. Đặc biệt, từ giữa những năm 90 lại đây, các chính sách ngày càng thể hiện quyền tự chủ của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được thừa nhận bình đẳng, tự do kinh tế được mở rộng, mối quan hệ kinh tế đa phương được thiết lập. Những tiền đề này cho phép nền công nghiệp của Việt Nam phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp giai đoạn 1986 1990 là 6,07%, liên tục tăng và đến giai đoạn 2001 2005 đạt 15,7%năm). Việt Nam đã thuộc vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, trong đó công nghiệp là động lực tăng trưởng chính.

Xem xét lại hệ thống chính sách công nghiệp từ trước tới nay, có thể thấy rõ, cách thức xây dựng chính sách của Việt Nam qua nhiều năm vẫn còn mang nặng tính mệnh lệnh, tập trung từ trên xuống. Chu trình hoạch định chính sách gần như đặt hệ thống doanh nghiệp nằm ngoài các quyết định liên quan đến chính sách. Việc thay đổi, cập nhật, cải cách diễn ra chậm, chưa theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp và nhiều khi bỏ rơi các cơ hội. Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng, đã xuất hiện một khoảng cách rất lớn giữa phương pháp lập kế hoạch kế thừa trong quá khứ và thực tế cạnh tranh toàn cầu theo WTO, khu vực mậu dịch tự do và những thách thức từ Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Phương pháp lập kế hoạch cũ xác định các mục tiêu số lượng cho các ngành công

nghiệp và thậm chí là từng sản phẩm riêng biệt. Các mục tiêu đó thường là sản lượng, giá trị xuất khẩu, đầu tư mới,… Những mục tiêu này dựa chủ yếu vào mong muốn của các nhà lãnh đạo hơn là các phân tích có tính khoa học, nhưng các cơ quan thực hiện phải đạt được các mục tiêu đó bằng bất cứ giá nào. Tiến độ đạt được mục tiêu thường xuyên được giám sát, báo cáo và thảo luận. Phương pháp này có thể chấp nhận được khi Việt Nam còn là một nền kinh tế kế hoạch hóa tách biệt khỏi thế giới, còn hiện nay khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới thì điều này không thể chấp nhận được. Trừ phi khoảng cách này được xóa bỏ, chính sách công nghiệp Việt Nam vẫn sẽ không nhất quán và không thực tế.

CHƯƠNG IV:

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 100)