PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 115)

III. Nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam

PHẦN III: KẾT LUẬN

Nhìn lại chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm giai đoạn 2001 - 2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản như: tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, khoảng 7,2%/năm; GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2001 và quan trọng là Việt Nam đã bước đầu thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nước có thu nhập trung bình. Việc Việt Nam đã bước sang giai đoạn nước có thu nhập trung bình là một mốc rất quan trọng để thế giới bỏ đi một cách nhìn hạn hẹp đối với Việt Nam.

Tuy Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng tương đối ngoạn mục trong hai mươi năm qua nhưng tất cả vẫn chỉ là trong giai đoạn đầu. Việt Nam sẽ còn phải trải qua những chặng đường tương tự như các nước khác. Câu chuyện hiện nay của Việt Nam là làm sao thoát được bẫy thu nhập trung bình tránh “vết xe đổ “ của các nước đi trước. Có lẽ không nên nhập chung Thái Lan vào để so sánh với Việt Nam, so sánh chung với Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... vì xuất phát điểm của mỗi quốc gia không giống nhau, mặc dù đó không phải là một sự so sánh không công bằng, vì GDP tính trên đầu người của các nước đều xuất phát từ gần như một điểm chung là khoảng 1.700 USD. Trong thực tế, có những nước có tốc độ tăng rất nhanh, nhưng tiếc rằng Việt Nam vẫn nằm trong số tăng chưa cao. Trung Quốc đang có đà gần bằng các nước Đông Á, còn Việt Nam rất có thể trở thành Thái Lan hoặc Malaysia tiếp theo.

Không thể có một cái áo một cỡ mà vừa với tất cả mọi người, các nước không thể theo các chiến lược phát triển giống nhau vì mỗi nước có hoàn cảnh khác nhau. Nhưng có những điểm chung mà các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách vẫn nhất trí với nhau, ví dụ để tăng trưởng phát triển phải có một nền kinh tế vĩ mô ổn định, có nguồn nhân lực tốt, có các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và bộ máy nhà nước làm việc hiệu quả. Vì vậy Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước đã thành công nhưng phải phù hợp với điều kiện đất nước mình.

Việt Nam đã đạt đến điểm mà tại đó tiếp tục tiến trình hướng tới thu nhập cao hơn có thể được bảo đảm chỉ khi tăng cường được các giá trị nội tại. Điều này kêu gọi chính phủ hành động thích hợp, nâng cao chất lượng các chính sách, hướng dẫn và bổ sung cho khu vực tư nhân năng động và tránh những cái bẫy thu nhập trung bình. Để nâng cao chất lượng chính sách, Việt Nam cần phải thay đổi quá trình

hoạch định chính sách. Điều này sẽ đòi hỏi một thay đổi triệt để trong hệ thống hành chính công. Phạm vi và trình tự cải cách phải được lựa chọn cẩn thận để giảm thiểu những gì không cần thiết, tối đa hóa tác động tích cực của việc thay đổi .

Nhân dân và chính phủ Việt Nam sẽ không bằng lòng và tự thỏa mãn với việc chỉ đạt được hoặc dừng ở mức thu nhập trung bình. Từ những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong quá khứ có thể tin tưởng rằng chúng ta sẽ đi đến một cái gì đó cao hơn, và điều đó sẽ đạt được nếu chúng ta xác định rõ những thiếu sót hiện tại của mình và phải sẵn sàng đối mặt với những thách thức phía trước. Hãy tin tưởng vào tương lại của Việt Nam , tin tưởng vào “một cơ thể Việt Nam”đang dần dần trở nên cường tráng,vững vàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. http://vneconomy.vn 1. http://vneconomy.vn 2. http://www.taichinhdientu.vn/ 3. http://www.vnep.org.vn 4. http://www.tinkinhte.com 5. http://www.tapchicongsan.org.vn/ 6. http://www.undp.org.vn

7. Việt Nam đứng trước bẫy thu nhập trung bình.

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/12/3BA164CF

8. Tạp chí Thông tin khoa học số 12/2009 9. Tạp chí tài chính

10. Đông Á- con đường dẫn đến phục hồi- Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế, Ngân hàng Thế giới

11. Sự Thần kỳ Đông Á- Ngân hàng thế giới 1993

12. Harvard University. John F. Kennedy School of Gorvernment. Chương trình châu Á (2008). Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam

13. Tạp chí Tài chính Điện tử số 82 ngày 15/4/2010

14. Thông tin chuyên đề vượt qua bẫy thu nhập trung bình .Một số kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị về đối sách của Việt Nam .

15. Ohno, Kenichi (2009). Thoát khỏi bẫy “thu nhập trung bình”. Đổi mới việc hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam. Tham luận tại Hội thảo khoa học “Tránh bẫy thu nhập trung bình: Cải cách việc hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam”. Viện KHXH Việt Nam và UNDP phối hợp tổ chức.

16. Stiglitz, Joseph E. và Yusuf, Shahid (2001): Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, World Bank, Nxb. CTQG. Hà Nội.

17. Bản sắc Đài Loan.

ttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1053_vietaiwanpage/

18. Lý Quang Diệu. Cuộc chiến Việt Nam có lợi cho châu Á.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061013_lee_warcomment. shtml.

19. Trần Hữu Dũng. Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ. T/c “Thời đại mới”. Số 10. 3/2007.

http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai10/200710_THDung.htm#_ftn5

20. Harvard University. John F. Kennedy School of Gorvernment. Chương trình châu Á (2008). Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho

tương lai của Việt Nam.

ttp://www.undp.org.vn/undpLive/System/Publications/Publication Details?contentId=2648&languageId=4

21. Hồ Thiệu Hùng. Bài học hoá rồng của Ireland .

http://lamhong.sky.vn/archives/408. 10/03/2008

22. Vũ Minh Khương. Đẳng cấp phát triển: VN chọn Đông Á hay Đông

Nam Á? http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/0

23. Liên hợp quốc tại Việt Nam (2003), Các mục tiêu thiên niên kỷ. Xoá bỏ

khoảng cách thiên niên kỷ. Báo cáo tiến độ thực hiện các MDG. Hà Nội.

24. Phan Ngọc. Văn hóa Việt Nam thiết tha với cuộc sống con người. Văn

nghệ Trẻ, số 4, ngày 23.01.2005

25. Perkins, Dwight H. David Dapice, Jonathan H. Haughton (1994). Việt

Nam cải cách theo hướng rồng bay. Nxb. CTQG. Hà Nội.

26. Rama, Martin. Những quyết sách khó khăn: Việt Nam trong giai đoạn

chuyển đổi. (Commission on Growht and Development. Working paper No 40).

http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=8154

27. Thayer, Carl. Việt Nam trong quan hệ với ASEAN và Trung Quốc.

http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?

Columnid=23&newsid=46096&fld=HTMG/2009/0113/46096

28. Trần Văn Thọ (2008). Phát triển - Kinh nghiệm một số nước Á châu.

http://www.tuanvietnam.net/news/InTin.aspx?alias=nghexemdoc&msgid=4565. 20/8/2008.

29. UNDP, Human Development Report (2007/2008).

30. Vũ Minh Giang (2006). Đổi mới giáo dục đại học bắt đầu từ giảng viên. Được truy cập ngày 09/08/2006 tại

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w