Đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 108)

III. Nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam

5. Đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia

Quan điểm thứ năm: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu

quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm này xuất phát từ bài học kinh nghiệm qua 20 năm đổi mới, xác định đổi mới là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện và vì lợi ích của nhân dân. Do vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải huy động được sự tham gia của toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta.

5. Đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia quốc gia

Vấn đề làm thế nào để khoa học, công nghệ (kể cả giáo dục và đào tạo) thực sự trở thành nền tảng và động lực của CNH, HĐH đã được làm rõ dần với chủ trương của Chính phủ về "xã hội hóa", đổi mới quản lý công tác khoa học, công nghệ và đổi mới quản lý giáo dục đại học.Cơ chế quản lý khoa học, công nghệ những năm

qua thường không nối kết trực tiếp người nghiên cứu với người sử dụng kết quả nghiên cứu. Giữa 2 khâu cung và cầu đó thường phải qua khâu trung gian là Nhà nước, kinh phí nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhà nước) không bị ràng buộc (đúng ra là chưa có động lực) phải tìm đến tiến bộ khoa học. Các cơ quan khoa học, công nghệ lớn phần nhiều là thuộc sở hữu nhà nước, tình trạng bao cấp làm cho lao động của các nhà khoa học chưa được đánh giá đúng mức do hoạt động khoa học, công nghệ còn tập trung quá nhiều vào Nhà nước, phụ thuộc vào cơ chế hành chính quan liêu, phần lớn được ngân sách nhà nước bao cấp.

Để khắc phục những nhược điểm trên, Nhà nước nên tập trung chủ yếu vào việc ban hành các chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, xác định các hướng ưu tiên cho từng thời kỳ tương ứng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Về nhu cầu nghiên cứu, Nhà nước đặt hàng bằng phương thức giao thầu hoặc đấu thầu các đề tài về quản lý nhà nước và khoa học cơ bản, đồng thời lập các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và quỹ "mạo hiểm" để hỗ trợ một phần cho các đề tài về sản xuất, kinh doanh phục vụ các hướng ưu tiên quốc gia và bù đắp cho phần rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Có cơ chế khuyến khích và ràng buộc để các doanh nghiệp trực tiếp đặt hàng với các tổ chức nghiên cứu, được nhận sự hỗ trợ của các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ, được ưu đãi trong việc lập quỹ khoa học, công nghệ và trong khai thác, sử dụng các kết quả nghiên cứu công nghệ trong nước. Các tổ chức khoa học, công nghệ áp dụng cơ chế sự nghiệp mới, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch hoạt động, về tổ chức nhân sự và thu chi tài chính, không phân biệt thuộc trung ương hay địa phương, công lập hay dân lập, chỉ còn sự khác nhau về trình độ, năng lực chuyên môn, khoa học, nghĩa là năng lực cạnh tranh. Thu nhập của cán bộ khoa học phải dựa vào kết quả của lao động khoa học bỏ ra, có thể rất cao nếu đem ứng dụng vào thực tế có hiệu quả, nhưng cũng có thể chỉ đạt mức bình thường nếu chưa được ứng dụng, hoặc chưa có kết quả. Ngoài ra, cần có chế tài cụ thể trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w