Thách thức

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 91)

II. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình

4. Thách thức

Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trở thành nước thu nhập trung bình Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thị trường quốc tế, nhưng mặt khác, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng lại tạo ra thách thức to lớn cho nước ta cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Nó đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà lãnh đạo Việt Nam, làm thế nào để hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra quốc tế trước sự tràn vào mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài và các rào cản mà chúng ta phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa.

Vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh thu nhập còn thấp

Thông thường trên thế giới các quốc gia đã đạt được một trình độ phát triển bậc cao dân số thường có xu hướng bị già hóa. Tuy nhiên, mặc dù mới chỉ bước bước chân đầu tiên vào ngưỡng cửa thu nhập trung bình nhưng dân số Việt Nam đã có xu hướng già hóa. Đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trên con đường phát triển lên ngưỡng thu nhập cao. Bởi, hiện nay Việt Nam đang gặp phải

những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí chưa cao hơn nữa trình độ công nghệ kỹ thuật chỉ ở mức thấp. Vì thế để phát triển lâu dài và bền vững, chúng ta cần lực lượng lao động dồi dào, chất lượng. Dân số già hóa đồng nghĩa với việc dân số trong độ tuổi lao động giảm và số dân quá tuổi lao động tăng lên. Nếu như hiện tượng này không được khắc phục thì trong một khoảng thời gian nữa Việt Nam sẽ không đủ nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Mặt khác, dân số già tăng lên sẽ gây ra áp lực lớn cho quỹ bảo hiểm xã hội. Chi phí trung bình chăm sóc một người cao tuổi gấp 7-8 lần chi phí trung bình chăm sóc một trẻ em nên việc nghỉ hưu sớm trong điều kiện dân số già hóa với tuổi thọ ngày càng tăng cũng đang và sẽ là một gánh nặng lớn cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Vấn đề về môi trường

Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việt Nam hiện tại đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ việc biến đổi khí hậu và là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi các thiên tai như: bão lũ, sói mòn đất, nước biển dâng… Chặng đường đi lên nước thu nhập trung bình còn dài nhưng những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu gây ra cho không chỉ Việt Nam mà còn cho toàn thế giới đã rất nặng nề. Vấn đề này đặt ra cho Việt Nam cần có giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu một cách cấp bách.

Gia tăng bất bình đẳng xã hội

Xã hội cần có động lực để phát triển, khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển tất cả các nước không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam lại nảy sinh vấn đề này, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng xa đồng nghĩa với bất bình đẳng xã hội gia tăng. So sánh khoảng cách thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất của Việt Nam và một số nước Châu Á cũng cho thấy bất bình đẳng ở Việt Nam cao hơn nhiều nước, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc và Phillipin. Bất bình đẳng xã hội là mối nguy hại tiềm ẩn của một quốc gia. Muốn phát triển trưởng bền vững Việt Nam cần có biện pháp kết hợp giữa tăng trưởng nhanh và bền vững một cách hiệu quả, hợp lý.

Gặp khó khăn trong vay vốn ODA

Được coi là những nước thu nhập trung bình, chắc chắn chúng ta sẽ gặp một số “thiệt thòi” trong việc tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi, vốn viện trợ quốc tế. Về lâu dài, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cũng thấp đi, rồi vay vốn cũng ngày càng ngặt nghèo, khó khăn hơn. Sớm nhận ra điều này, chúng ta cần có biện pháp huy động vốn bằng đầu tư tài chính ở nước ngoài và từ bản thân nguồn tài chính tiết kiệm này. Do đó, chúng ta phải đánh giá đúng bước chuyển này, nếu không thấy hết nhược điểm, có thể chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ hoặc phát triển chậm và đã có rất nhiều dấu hiệu cho thấy sự phát triển dựa vào khai thác tài nguyên của chúng ta đến mức giới hạn. Chúng ta đang đứng giữa ngã ba đường, nếu không vượt qua được, sẽ mãi mãi trở thành một nước “làng nhàng” quanh quẩn ngưỡng 1000-2000$/người /năm.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w