III. Nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam
8. Đổi mới tầm nhìn và phương thức tư duy của Doanh nghiệp Việt Nam
Yêu cầu đối với doanh nhân trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
Để phát huy vai trò của doanh nhân Việt Nam,Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng 6 tiêu chí cho doanh nhân Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Thứ 1 là DN có tinh thần tự tôn dân tộc, luôn nung nấu quyết tâm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển
Thứ 2 là có khát vọng kinh doanh, làm giàu và có tầm nhìn xa Thứ 3 là có kỹ năng quản trị kinh doanh chuyên nghiệp
Thứ 4 là DN phải tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh
Thứ 5 là có trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường và tiêu chí
Thứ 6 là phải đoàn kết, hợp tác, liên kết chặt chẽ vì năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh những tiêu chí nêu trên, doanh nhân cần trang bị một cách hệ thống, mang tính kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, và thái độ để từ đó chuyển hoá thành khả năng tư duy và hành động hiệu quả, biểu hiện trên 5 đặc trưng năng lực như sau:
Khả năng hoạch định và tổ chức thức hiện: thể hiện thông qua việc chọn các
mục tiêu đúng đắn cho bản thân và tổ chức, đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả, phân công đúng người đúng việc và tiết kiệm các chi phí. Đây là năng lực căn bản nhất trong quản trị.
Khả năng tạo dựng các mối quan hệ và liên kết cả bên trong và bên ngoài tổ
chức. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cơ hội, giảm rủi ro, trong các hoạt động kinh doanh. Quan hệ được coi là nhân tố quan trọng nhất đối với doanh nhân Á Đông.
Khả năng truyền thông hiệu quả: truyền đạt rõ ràng các ý tưởng cho cấp
dưới, tạo dựng lòng tin với nhân viên và đối tác, dẫn dắt hành động của cả tổ chức.
Tính trách nhiệm: chủ động gánh vác trách nhiệm trong công việc, dám chấp
nhận rủi ro, không đổ lỗi cho cấp dưới hay hoàn cảnh, thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Tư duy hội nhập: nhận thức rõ bối cảnh kinh doanh trong xu thế toàn cầu hoá
để định vị phù hợp cho doanh nghiệp, biết sử dụng hiệu các nguồn lực, công nghệ, tài chính, con người, tài nguyên.cả bền trong và bên ngoài quốc gia. Tư duy về không gian hoạt động chính là biểu hiện của sự phát triển, vì rằng con người đã chuyển từ hang đá, dòng tộc, đến làng xã, quốc gia, rồi toàn cầu.
Từ quan điểm thống nhất về vai trò quan trọng của doanh nhân trong phát triển kinh tế đất nước, như một chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Như vậy lại đặt ra 1
yêu cầu cho chính phủ có vai trò quyết định trong sự phát triển của doanh nhân Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế:
Thứ nhất, thành lập hai cơ quan trực thuộc Chính phủ, dưới hình thức viện
nghiên cứu, (có thể đặt trong Đại học Kinh tế), một viện nhằm tư vấn cho Chính phủ trong việc tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; một viện chịu trách nhiệm về đầu tư và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam với ngân sách tương xứng với yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế của đất nước (có thể từ 1,5 dến 2 tỷ USD, trong 10 năm).
Thứ hai, xây dựng cơ quan đặc trách truyền thông về phát triển doanh nhân và
doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân và tạo sự đồng thuận xã hội. Thứ ba, đề cao vai trò của doanh nhân thành đạt nhằm tôn vinh và trao thêm trách nhiệm xã hội cho đội ngũ này để tạo động lực phát triển tinh thần doanh nhân và tôn vinh doanh nhân trong toàn xã hội.
Như vậy:
Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều thay đổi, nhiều cái mới thì chiến lược phát triển đất nước cũng phải đổi mới, gắn với điều kiện thực tế của Việt Nam và nhìn ra thế giới để ứng phó có hiệu quả. Việc đổi mới cơ cấu nền kinh tế phải tập trung đánh giá tác động của khủng hoảng và dự báo những biến đổi của kinh tế toàn cầu, mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường để qua đó xác định mô hình phát triển và các nội dung đổi mới cơ cấu nền kinh tế. Từ đó đưa ra các chính sách, cơ chế, giải pháp nhằm hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, cân đối, hiệu quả; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tiềm lực kinh tế của đất nước; bảo đảm nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế; gắn phát triển kinh tế với việc giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cũng phải gấp rút xử lý các ''điểm nghẽn'' phát triển, trước hết là hoàn thiện thể chế để giải phóng mạnh mẽ hơn nữa lực lượng sản xuất, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trên cả 4 lĩnh vực: cán bộ lãnh đạo và hoạch định chính sách, cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia khoa học công nghệ đầu đàn và công nhân lành nghề; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, hiệu lực và hiệu quả.