IV. Kinh nghiệmcủa một số nước
2. Xã hội Việt Nam
2.1 Dân số nguồn nhân lực của Việt Nam
2.1.1.Dân số
Chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam rất thấp. Có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1,5-3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, chưa được phát hiện và điều trị sớm. Số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước rất lớn, khoảng 5,3 triệu người (chiếm 6,3% dân số)… Trong khi đó, hàng năm vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng gia tăng số người mới bị tàn tật, khuyết tật do tai nạn giao thông, lao động…
Ngoài ra, tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế. Thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, bé, nhẹ cân mà còn yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền.
Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dân số được coi là mục tiêu số 1 của ngành dân số thời gian tới. Theo đó, mục tiêu cải thiện giống nòi, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh xuống còn dưới 1,5% vào năm 2020; giảm tỷ lệ số người mới bị tàn tật, tai nạn hàng ngày… Phấn đấu tăng tuổi thọ bình quân lên 75 tuổi vào năm 2020; giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống mức 0,001; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống mức 10% vào năm 2020.
- Tổng dân số: 85.789.573 người (0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009) - Số nữ giới: 43.307.024 người.
- Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ - Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)[1]
- Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước).
- Cơ cấu độ tuổi:
o 0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763) o 15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543)
o trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390) (2004 ước tính) - Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1.000 dân (2004 ước tính)
- Tỷ lệ tử: 6,14 tử/1.000 dân (2004 ước tính)
- Tỷ lệ di trú thực: -0,45 di dân/1.000 dân (2004 ước tính) - Tỷ lệ giới:
o khi sinh: 1,08 nam/nữ o dưới 15 tuổi: 1,06 nam/nữ o 15-64 tuổi: 0,97 nam/nữ o trên 65 tuổi: 0,71 nam/nữ
o tổng dân số: 0,98 nam/nữ (2004 ước tính) - Tỷ lệ tử vong trẻ em:
o tổng: 29,88 chết/1.000 sống o nam: 33,71 chết/1.000 sống
- Tuổi thọ triển vọng khi sinh: o tổng dân số: 70,35 tuổi o nam: 67,86 tuổi
o nữ: 73,02 tuổi (2004 ước tính)
- Tổng tỷ lệ sinh: 2,22 trẻ em/phụ nữ (2004 ước tính)
Biểu đồ 2.1.2.1:Dân số Việt Nam từ năm 1961 đến 2003
(Dữ liệu của FAO năm 2005; đơn vị: nghìn dân)
• Bất bình đẳng giới
Những đánh giá gần đây dựa vào các chỉ số quan trọng về giới thì xếp hạng của Việt Nam chỉ bằng với thứ hạng của các nước thu nhập thấp trong khu vực. Hằng ngày vẫn có không ít phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi về kinh tế, pháp lý hơn nam giới.
Tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ em chào đời. Tỷ lệ giới tính nam nữ khi sinh trên toàn quốc là 112 nam/100 nữ (vào năm 2008) .Nếu tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn tiếp diễn thì đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ thừa nam”. Điều này cho thấy ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các
bé gái đã chịu sự phân biệt đối xử trong việc lựa chọn để ra đời. Không những thế, một nghiên cứu trên quy mô nhỏ năm 2008 cũng cho thấy các bậc cha mẹ ít đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe cho con gái.
Việc tiếp cận với giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có cải thiện tích cực nhưng vẫn xu hướng thiên về nam giới. Chỉ có 20% em gái ở các hộ gia đình nghèo nhất Việt Nam được đến trường.
Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất cao, chiếm hơn 45% trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, phụ nữ chủ yếu làm các công việc không ổn định, chiếm đến gần 80%. Phụ nữ Việt Nam chưa có tiếng nói bình đẳng với nam giới trong việc ra quyết định trong gia đình. Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, bạo lực với phụ nữ vẫn là nhức nhối tại Việt Nam. Theo một điều tra do Tổng cục Thống kê phối hợp với quỹ Unicef thực hiện năm 2006 cho thấy, 64% phụ nữ nói khi lập gia đình họ chấp nhận và coi bạo lực là chuyện bình thường
2.1.2.Nguồn lực
Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khác nhau. Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnh của Việt Nam là nguồn nhân công rẻ mạt và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào Việt Nam. Tại sao lại nói như vậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam.
• Nguồn nhân lực từ nông dân:
Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người1, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Hiện nay, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong
tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức. Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.
Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại. Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng lao động thấp, nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tôi thấy vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.
• Nguồn nhân lực từ công nhân:
Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam.
Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề. Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
• Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:
Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002:
1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Số trường đại học tăng nhanh.
Nhưng hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận.
Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Trong những năm đổi mới, kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với kinh tế thế giới thì còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 nước được khảo sát.
2.1.3.Phát triển con người ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay
Bảng 2.1.2.2 : Chỉ số về thu nhập bình quân của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2007
Báo cáo GDP
Năm Tính cho năm GDP /người/năm(USD)theo PPP Chỉ số
1995 1993 1.010 0,38 1996 1994 1.040 0.39 1997 1995 1.208 0,42 1998 1996 1.236 0,42 1999 1997 1.630 0,47 2000 1998 1.689 0,47 2001 1999 1.860 0,49 2002 2000 1.996 0,50 2003 2001 2.070 0,51 2004 2002 2.300 0,52 2005 2003 2.490 0,54 2006 2004 2.745 0,55 2007 2005 3.071 0,572 2008 2006 2.363 0,528 2009 2007 2.600 0,544
(Nguồn: Báo cáo phát triển con người từ 1995 đến 2009 của UNDP)
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của cả nước trong giai đoạn 1993 – 2005 đã tăng liên tục. Cụ thể từ 1993 đến 2005 GDP bình quân đầu người đã tăng từ 1.010 USD năm lên 3.071 USD, như vậy đã tăng 2.061 USD trong vòng 12 năm, trung bình mỗi năm tăng 171,75 USD. Và năm 2005 cũng là năm GDP bình quân đầu người của nước ta đạt cao nhất là 3.071 USD, tương ứng với nó chỉ số thu nhập bình quân cũng cao nhất (0.527). Tuy nhiên đến năm 2006 thì con số này lại giảm xuống còn 2.363 USD và đến năm 2007 thì đã tăng trở lại, lên 2.600 USD, như vậy đã tăng 10.03% so với năm trước. Con số này cho biết Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo theo quy định của UNDP. Cùng với sự biến động của GDP bình quân đầu người thì chỉ số thu nhập bình quân của Việt Nam cũng thay đổi. Đó là tăng liên tục trong giai đoạn 1993 – 2005, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,016, sau đó có giảm xuống vào năm 2006 và tăng lại vào năm 2007.
Sự tăng lên của thu nhập bình quân cho thấy năng lực vật chất của Việt Nam ngày càng được nâng cao hay mức sống của người dân đã tăng lên. Kéo theo mức
tăng đó, người dân sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong chi tiêu, có thể mua được nhiều thứ phục vụ cho cuộc sống bản thân hơn. Thu nhập trung bình ngày càng tăng lên đã góp phần đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Điều này hàm ý lượng người dân có khả năng đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người ngày càng tăng lên. Hơn thế nữa không chỉ bảo đảm được mức vật chất đủ sống, người dân còn đang ngày càng nâng cao hơn nữa các nhu cầu cho bản thân, không chỉ là nhu cầu về đủ ăn, đủ mặc…mà đó còn là ăn, mặc…ra sao cho đẹp, cho phù hợp, tức là cuộc sống của mỗi người đang trở nên tốt hơn.
Mặc dù vậy chúng ta cần có những biện pháp nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa mức sống của người dân, đảm bảo cho sự gia tăng của thu nhập bình quân là ổn định, bền vững, sự gia tăng đó phải kéo theo mức sống của người dân tăng lên, cần kìm hãm sự tác động của các yếu tố làm cho thu nhập tăng nhưng mức sống không tăng như: lạm phát, sự phân hóa giàu nghèo…
• Năng lực thể lực
Bảng 2.1.2.3: Chỉ số tuổi thọ của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2007
Báo cáo Tuổi thọ
Năm Tính cho năm Tuổi thọ bình quân trung bình (năm)
Chỉ số 1995 1993 65,2 0,63 1996 1994 65,5 0,63 1997 1995 66,0 0,63 1998 1996 66,4 0,64 1999 1997 67,4 0,71 2000 1998 67,8 0,71 2001 1999 67,8 0,71 2002 2000 68,2 0,72 2003 2001 68,6 0,73 2004 2002 69,0 0,73 2005 2003 70,5 0,76 2006 2004 70,8 0,76 2007 2005 73,7 0,812 2008 2006 74,0 0,816 2009 2007 74,3 0,821
Bảng số liệu trên cho thấy trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ năm 1993 đến 2007 tuổi thọ bình quân trung bình của nước ta liên tục tăng. Năm 1993 tuổi thọ bình quân là 65,2 tuổi và đến năm 2007 đã tăng lên là 74,3 tuổi. Như vậy trong vòng 15 năm tuổi thọ trung bình đã tăng khoảng 9,1 năm, trung bình mỗi năm tăng 0.606 năm. Từ năm 2004 đến 2005 là năm tuổi thọ bình quân trung bình tăng nhanh nhất, từ 70,8 năm lên 73,7 năm, tăng 2,9 năm. Cùng với sự gia tăng liên tục của tuổi thọ bình quân trung bình thì chỉ số tuổi thọ cũng tăng lên. Tuy nhiên có một số năm tuy tuổi thọ bình quân trung bình có tăng lên nhưng chỉ số tuổi thọ lại chững lại. Hiện nay con số này đang dừng ở mức 0,821, xếp thứ 54 trên thế giới.
Có thể nói tuổi thọ trung bình tăng và đạt mức khá cao trong tương quan so sánh với nhiều nước khác là kết quả của việc tăng lên của GDP bình quân đầu người, của công tác y tế và chăm sóc sức khỏe được cải thiện, các thành tựu trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ…Có thể nhận thấy rằng năng lực thể lực của con người Việt Nam đang được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của người dân đang được nâng lên: số trẻ em sinh ra có tỉ lệ sống sót tăng lên, lượng calo/người/ngày tăng lên,…Có được điều này là do người dân được đảm bảo không những đầy đủ mà còn rất tốt các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Như vậy chất lượng sống của người dân Việt Nam đang ngày đự nâng cao. Điều này cũng có tác động lớn trong việc nâng cao năng lực tri thức và từ đó sẽ tác động ngược trở lại cho sự gia tăng của thu nhập bình quân.
• Năng lực trí lực