Đói nghèo và bất bình đẳng

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 79)

IV. Kinh nghiệmcủa một số nước

2. Xã hội Việt Nam

2.4. Đói nghèo và bất bình đẳng

Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế với một xuất phát điểm bất bình đẳng về thu nhập thấp, bởi vì trong thể chế kinh tế cũ, đại bộ phận dân chúng có mức sống đồng đều thấp. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống dân chúng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh, mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng tăng. Vì vậy, việc giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập đang được đặc biệt quan tâm. Không thể lựa chọn một xã hội không tăng trưởng cũng như không thể lựa chọn một xã hội bất bình đẳng cao. Cân bằng giữa hai yếu tố này phản ánh sự lựa chọn chính trị của người lãnh đạo cũng như yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong hiện tại, không khí tại Việt Nam rất lạc quan. Nếu như cách đây hơn mười năm chỉ thấy xe đạp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thì hiện nay hai thành phố lớn tràn ngập hàng triệu xe mô tô đủ loại. Cách đây 20 năm Việt Nam còn là một trong những nước nghèo nhất địa cầu. Còn hiện nay là « con cưng của

các nhà tài trợ », với 5 tỷ đô la hàng năm tiền tài trợ và cho vay ưu đãi, Việt Nam

đã trở thành một nước có thu nhập trung bình.

Nhờ tiêu thụ, xuất khẩu và đầu tư tăng lên, nền kinh tế Việt Nam đã kháng cự lại được cuộc khủng hoảng toàn cầu. Năm 2010 này, Việt Nam chắc chắn sẽ đứng ở vị trí hàng đầu trong nhóm các nước Đông Nam Á với 6,5% tăng trưởng..

Tuy nhiên, trong khi tầng lớp trung lưu đang nổi lên tại các thành phố, thì những người dân nông thôn càng ngày càng lâm vào cảnh khó khăn. Tỷ lệ nghèo đói trong vòng 20 năm qua giảm từ 70% dân số, xuống còn 11%, nhưng rất nhiều nông dân hiện nay lâm vào cảnh ruộng đất bị tước đoạt, trong khi lương công nhân rất thấp. Nạn tham nhũng, quan liêu và sự trễ nải của nhiều cơ sở chính quyền địa phương khiến cho người dân phẫn nộ và cũng là nguyên nhân làm tăng khoảng cách giàu nghèo.

So với nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng đã làm rất tốt việc phân phối lại nguồn lực giữa các vùng. Các chương trình đầu tư công cộng và xoá đói giảm nghèo dành ưu đãi cho các vùng nghèo và vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Cam kết chính trị của Chính phủ Việt Nam về việc hỗ trợ các địa phương nghèo góp phần ngăn chặn tình trạng nghèo về khía cạnh địa lý.

Mức độ bất bình đẳng về giới ở Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước đang phát triển khác.Song cần phải cố gắng hơn nữa để phá vỡ sự phân chia lao động theo giới khiến cho phụ nữ không thể có được những việc làm mang lại thu nhập cao hơn cũng như để xoá bỏ khoảng cách về mức lương giữa nam giới và phụ nữ.

Hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong cả nước và tại một số vùng, theo kết quả điều tra của TCTK, trong các năm 1996 và 1999 như sau:

Bảng 2.1.2.6: Hệ số chênh lệch thu nhập giữa các vùng

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w