Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn”, kết hợp với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 106)

III. Nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam

3.Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn”, kết hợp với phát triển kinh tế tri thức

phát triển kinh tế tri thức

Có nhiều lý do để tin tưởng rằng CNH của nước ta có nhiều khả năng để rút ngắn thời gian so với các nước CNH cổ điển châu Âu trước đây. Một mặt, việc gắn kết cả yêu cầu CNH và HĐH vào cùng trong một quá trình sẽ cho phép tránh được trùng lặp trong nhiều bước có tính chuyển tiếp và một số khâu cơ cấu lại hai ba lần. Mặt khác, tiến trình CNH của chúng ta không phải là một quá trình tự phát, tự điều chỉnh, mà là một tiến trình có điều khiển, chỉ đạo theo một đường lối và một chiến lược nhất quán với những bước đi có chọn lọc, có tính toán hợp lý. Ngoài ra, chúng ta cũng thừa hưởng được nhiều kinh nghiệm cả thành công và thất bại của các nước đi trước.

Với đà phát triển khá nhanh của nước ta như hiện nay, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người cũng mới đạt trên dưới 2.000 USD hay không? Với mức thu nhập ấy, các chỉ tiêu phát triển khác cũng khó có khả năng đạt mức cao, chất lượng của sự phát triển khó bảo đảm vững chắc. Bởi vậy, con đường an toàn cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và rút ngắn thời gian có thể dựa trên hai yếu tố. Một là,

nhanh chóng phát triển công nghệ mới, công nghệ cao để nâng cao và duy trì tốc độ phát triển. Hai là, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện tiền đề cho CNH, HĐH (giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, kết cấu hạ tầng, thể chế quản lý...) để nắm bắt và lợi dụng tối đa thời cơ thuận lợi khi nó xuất hiện để tạo ra những bước phát triển có tính nhảy vọt với tốc độ đột biến cao hơn. Vấn đề đuổi kịp các nước đi trước có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian hợp lý hay không cũng là một vấn đề cần được làm rõ. Nếu so sánh với một vài nước khu vực, thì thời gian đuổi kịp còn khá dài. Ví dụ, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của Thái Lan, Trung Quốc cao gấp 3- 4 lần so với Việt Nam, nhưng tốc độ tăng thu nhập cũng xấp xỉ hoặc cao hơn ta. Trong khi đó, nếu tốc độ phát triển của Việt Nam được giữ liên tục như hiện nay thì sau 30 năm nữa cũng vẫn chưa thể đuổi kịp họ về thu nhập. Như vậy, bài toán đuổi kịp tính với hai nước trên hầu như không khả thi trong trung hạn.

Tuy nhiên, nếu tính so sánh với bình quân của các nhóm nước, mà chúng ta cần đặt mục tiêu đuổi kịp, như nhóm các nước đang phát triển, nhóm nước châu Á, hay mức bình quân toàn cầu v.v., thì kết cục bài toán lại hoàn toàn khác. Ví dụ, so với nhóm các nước đang phát triển, thì sẽ cần 20 năm để đuổi kịp và bắt đầu vượt lên trước. So với bình quân toàn cầu sẽ cần khoảng 30 năm, và thậm chí so với mức khởi đầu của các nước đã phát triển.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH (Trang 106)